Giáo án mầm non lớp Lá - Chủ đề nhánh 2: Phương tiện giao thông đường thủy

Thể dục vận động

- Đội hình đội ngũ, đi, chạy kết hợp đi các kiểu chân.

- BTPTC: Tập các động tác tay, vai, bụng, chân, bật.

- VĐCB: Lăn bóng bằng hai tay đi theo đường dích dắc.

- TCVĐ: Đèn tín hiệu giao thông. Ô tô về bến; Ô tô và chim sẻ;

Dinh dưỡng

- Biết ăn đầy đủ các chất thì cơ thể mới khỏe mạnh.

 

doc43 trang | Chia sẻ: thuthuy20 | Lượt xem: 5790 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án mầm non lớp Lá - Chủ đề nhánh 2: Phương tiện giao thông đường thủy, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MẠNG HOẠT ĐỘNG
Chủ đề nhánh 2: Phương tiện giao thông đường thủy
(Thực hiện 1 tuần từ ngày 14/03/2016 đến ngày 18/03/2016)
Thể dục vận động 
- Đội hình đội ngũ, đi, chạy kết hợp đi các kiểu chân.
- BTPTC: Tập các động tác tay, vai, bụng, chân, bật.
- VĐCB: Lăn bóng bằng hai tay đi theo đường dích dắc.
- TCVĐ: Đèn tín hiệu giao thông. Ô tô về bến; Ô tô và chim sẻ; 
Dinh dưỡng
- Biết ăn đầy đủ các chất thì cơ thể mới khỏe mạnh.
PTTC
- Khi tham gia giao thông biết đội mũ bảo hiểm,đeo khẩu trang để bảo vệ sức khỏe.
Phương tiện giao thông đường thủy
Tạo hình
- Cho trẻ tô, vẽ nặn, cắt hình ảnh về các PTGT.
+ Vẽ thuyền
- Sưu tầm tranh ảnh, trang trí lớp học
 theo chủ đề giao thông.
- Gấp thuyền
- Sưu tầm nguyên vật liệu làm một số PTGT.
Âm nhạc
- Hát các bài hát về PTGT: Em đi chơi thuyền, Em đi qua ngã tư đường phố
PTTM
PTTCXH
PTNT
PTNN
KPKH:
- Trò chuyện, tìm hiểu về một số PTGT đường thủy 
LQVT: 
- Ôn hình, phía phải, phía trái, phía trên, phía dưới
- Biết đọc thơ, kể chuyện về các loại PTGT.
- Mô tả được nội dung chuyện tranh về PTGT.
- Biết diễn đạt ý nghĩ của mình với cô giáo và các bạn.
- Thơ: Cõng. Ngọn đèn mắt xanh, măt đỏ
- XD: Xây dựng ngã tư đường phố.
- PV: Bán hàng, nấu ăn, bác sỹ.
- Biết khi được tham gia giao thông thì phải đúng luật.
- Trẻ biết chuẩn bị trang phục và đồ dùng của mình khi tham gia GT.
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG TUẦN II
Chủ đề nhánh 2: PTGT thủy
(Thực hiện 1 tuần từ ngày 14/03/2016 đến ngày 18/03/ 2016)
Hoạt động
Thứ hai
Thứ ba
Thứ tư
Thứ năm
Thứ sáu
Đón trẻ
Thể dục sáng
- Hướng dẫn trẻ cất đồ dùng cá nhân và lựa chọn góc chơi, cắm ảnh của mình, vui chơi tự chọn.
- Thể dục sáng: 
+ Thứ 2 tập cùng cả trường theo đĩa bài tập tháng 03
+ Thứ 3 > 6 tập các động tác kết hợp nhạc bài “Em đi chơi thuyền”
TCDG
 Kéo co, Bịt mắt bắt dê, Rồng răn lên mây. kéo cưa lừa xẻ.
Hoạt động
 học
PTNT
KPKH
Trò chuyện về một số phương tiện giao thông đường thủy
PTTM
Âm nhạc
Em đi chơi thuyền
PTNN
Truyện
Xe lu và xe ca
PTTC
Thể duc
Ném trúng đích bằng một tay
PTTM
Tạo hình
Vẽ thuyền trên biển
Hoạt động ngoài
trời
- QS thời tiết trong ngày
- TCDG: Rồng rắn lên mây
- CTD
- QS tranh giao thông
- TCDG: Kéo co
- CTD
- QS bồn hoa
- TCVĐ: Ô tô và chim sẻ
- CTD
- QS vườn cổ tích
- TCDG: Rồng rắn lên mây
- CTD
- QS nhà để xe
- TCVĐ: Làm theo tín hiệu
- CTD
Hoạt động
Góc
- Góc xây dựng: Xây dựng ngã tư đường phố
- Góc phân vai: nấu ăn, bác sỹ , bán hàng.
- Góc nghệ thuật: Vẽ, nặn, xé, dán, làm abulm ảnh các PTGT.
- Góc học tập: Xem tranh ảnh, sách về PTGT.
- Góc TN: Chơi với nước, cát, tưới nước nhổ cỏ cho bồn cây
Hoạt động trưa
- Vệ sinh: Vệ sinh lớp, chuẩn bị chỗ cho trẻ ngủ. Rửa tay, rửa mặt trước khi ăn.
- Vệ sinh lớp, chuẩn bị chỗ cho trẻ ngủ.
- Ăn trưa: Tổ chức cho trẻ ăn ngon miệng, ăn hết xuất.
- Ngủ dậy: Vệ sinh - vận động nhẹ - ăn chiều.
Hoạt động chiều
Đọc thơ: Đèn xanh đèn đỏ
Học hát: Em đi qua ngã tư đường phố
Làm bài tập vở tạo hình
LĐVS
Nhặt lá rụng
Biểu diễn văn nghệ cuối tuần
Trả trẻ
- VS cá nhân trẻ sạch sẽ, nhắc trẻ chào cô, chào bố mẹ, lấy đúng đồ dùng
- Vệ sinh lớp học sạch sẽ
 Ngày tháng 03 năm 2016
 Duyệt thực hiện
Người thực hiện
 Triệu Thị Nguyệt
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG GÓC
Chủ đề nhánh 2: Phương tiện giao thông đường thủy
TT
Tên góc
Yêu cầu
Chuẩn bị
Tiến hành
1
Góc XD:
Xây ngã tư đường phố
- Biết cách chơi, bắt trước công việc của người lớn
- XD ngã tư đường phố theo sự tưởng tượng của trẻ, sáng tạo, đẹp.
- Giao tiếp tự nhiên trong khi chơi
- Đồ dùng đồ chơi phục vụ góc chơi thảm cỏ, cây cảnh, xe đạp, xe máy, đèn giao thông...
- Khu chơi rộng sạch xẽ	
- Trẻ vào góc chơi đã chọn
- Cô giúp trẻ tìm chủ công trình chơi
- Khuyến khích trẻ giao lưu trẻ chơi
2
Góc PV: 
Trẻ chơi bán hàng, bác sỹ, nấu ăn
- Trẻ chơi đóng vai bán hàng bác sỹ
- Phản ánh được công việc của từng vai chơi
- Có kỹ năng giao tiếp hợp tác chia sẻ
- Đồ dùng đồ chơi phục vụ góc chơi nấu ăn, bán hàng, bác sỹ
- Trẻ nhận vai chơi thoả thuận trong nhóm
- Cô quan sát làm cố vấn giúp trẻ giao lưu giữa các nhóm chơi.
3
Góc HT:
Trẻ xem tranh ảnh về các PTGT
- Xem truyện liên quan đến chủ đề kể truyện theo tranh
- Sách tranh truyện, lô tô liên quan đến chủ đề PTGT
- Trẻ vào góc chơi đã chọn
- Cô cùng trẻ thảo luận về tranh
4
Góc NT: 
Trẻ hát múa, xé, dán các loại PTGT
- Trẻ biết tô mầu tranh, trang trí PTGT
- Hát múa đọc thơ có liên quan đến chủ đề giao thông.
- Đồ dùng đồ chơi phục vụ góc chơi
- Giấy a4, bút sáp
- Giấy màu, kéo dán
- Sắc xô, dụng cụ âm nhạc
- Trẻ thoả thuận phân vai và chơi
- Cô quan sát làm cố vấn cho trẻ
5
Góc TN: 
Trẻ chăm sóc cây xanh
- Cho trẻ chơi với cây cảnh, tưới cây, lau lá ở góc thiên nhiên
- Xô, thùng tưới, khăn lau, nước
- Trẻ chơi cô nhắc trẻ giữ gìn vệ sinh
THỂ DỤC SÁNG
Tập kết hợp theo bài: “Em đi chơi thuyền”
1. Mục đích yêu cầu
- Trẻ biết xếp hàng theo hiệu lệnh của cô. Biết tập các động tác tay, chân, bụng bật theo cô.
- Biết tập các động tác theo nhịp, dứt khoát.
- Rèn cho trẻ tập luyện có nề nếp.
- Trẻ hứng thú tập và tích cực tham gia vào trò chơi. Trẻ có ý thức trong tập luyện, biết đoàn kết giúp đỡ bạn bè.
2. Chuẩn bị
- Sân tập, sắc xô
3. Tiến hành 
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
* Hoạt động 1:Khởi động
- Cô cho trẻ đi, chạy thành vòng tròn tập các động tác: đi thường, đi bằng mũi chân, kiễn gót, đi bằng má chân, chạy chậm...sau đó cho trẻ về đứng thành 3 hàng ngang theo tổ giãn cách đều tập.
* Hoạt động 2:BTPTC
+ Hô hấp: Thổi bóng 4 - 5 lần
+ ĐT tay: Nhịp 1: Từ “ Em đi... cầm viên” Hai tay đưa ngang vai, Nhịp 2: Đưa lên cao, Nhịp 3: Như nhịp 1, Nhịp 4: Hạ tay xuống
+ ĐT chân: Nhịp 1: Từ “ Chim kêu...xuân về” Hai tay đưa sang ngang, Nhịp 2: Đưa hai tay ra trước ngực, khụy gối. Nhịp 3: Như nhịp 1, Nhịp 4: Thu tay về TTCB
+ ĐT bụng: Nhịp 1: Thuyền em...bơi bơi” Hai tay đưa lên cao, Nhịp 2: Người cúi xuống 2 tay chạm gót, Nhịp 3: Như nhịp 1. Nhịp 4: Hạ tay xuống.
+ ĐT bật: Nhịp 1: Thuyền em... vui chơi” Hai tay đưa sang ngang, chân bật ra. Nhịp 2: Hai tay đưa lên cao, chân thu về. Nhịp 3: Như nhịp 1, Nhịp 4 về TTCB
- Động tác bật: Tập 2 lần x 8 nhịp
- Trò chơi dân gian: Kéo cưa lừa xẻ
* Hoạt động 3: Hồi tĩnh
- Cô cho trẻ đi nhẹ nhàng 2 vòng sân rồi về lớp.
- Trẻ lắng nghe và thực hiện theo hướng dẫn: 
x x x x x x x x
x x x x x x x x
- Trẻ thực hiện cùng cô. Các động tác tập 2 lần 8 nhịp.
- Trẻ lắng nghe và thực hiện theo cô
- Trẻ chơi trò chơi
- Trẻ đi nhẹ nhàng 
Tết nguyên đán
Thứ hai ngày 14/ 3/ 2016
I. Đón trẻ, điểm danh, thể duc sáng	
- Cô niềm nở đón trẻ vào lớp, nhắc trẻ chào cô giáo, chào bố mẹ, hướng dẫn trẻ cất đồ dùng cá nhân và lựa chọn góc chơi, cắm ảnh của mình, vui chơi tự chọn.
- Trò chuyện vào chủ đề nhánh “ PTGT đường thủy”
+ Tuần trước chúng mình học về chủ đề gì?
+ Con hãy kể tên những phương tiện giao thông đường bộ mà con biết?
+ Khi đi trên đường thì chúng mình phải như thế nào?
+ Tuần này lớp chúng mình sẽ học về chủ đề “ PTGT đường thủy ” nhé
- Điểm danh trẻ, báo xuất ăn với nhà bếp.
- TDS: Tập cùng cả trường đĩa thể dục bài tập tháng 3.
II. Hoạt động học
PTNT: Trò chuyện về một số PTGT đường thủy
 1. Mục đích yêu cầu
* Kiến thức
- Trẻ biết tên gọi, biết nơi hoạt động ,công dụng của một số phương tiện giao thông đường thủy (tàu thủy, thuyền buồm, ca nô)
- Trẻ biết một số đặc điểm nổi bật của thuyền buồm.
* Kỹ năng:
- Nói đúng tên các bộ phận như: Thân thuyền, cánh buồm...
- Kỹ năng trả lời câu hỏi của cô to rõ ràng, mạch lạc
*Thái độ:
- Trẻ biết ý nghĩa của chiếc thuyền buồm và một số phương tiện đường thủy khác đối với đời sống con người.
- Trẻ hứng thú tham gia trong giờ học
3. Tiến hành
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
* Hoạt động 1: Ôn định, gây hứng thú:
- Cô và trẻ hát bài “bạn ơi có biết”
- Cô hỏi trẻ: bài hát này nói về những PTGT nào?
- Có bạn nào nhìn thấy thuyền bè, tàu biển chưa?
- Các con ạ! Thuyền, bè, tàu biển là những PTGT đường thủy đấy. Hôm nay cô cùng các con trò chuyện về một số PTGT đường thủy nhé
* Hoạt động 2 : Tìm hiểu 
+ Cô cho trẻ xem đoạn phim cảnh tàu thuyền trên biển, trên sông
- Cô hỏi: Trong đoạn phim có những PTGT nào?
- Cô cho trẻ quan sát thuyền buồm và hỏi trẻ: cái gì đây?
- Cô cho trẻ phát âm từ “thuyền buồm”
- Thuyền chạy ở đâu?
- Thuyền buồm dùng để làm gì?
- Vì sao thuyền chạy được?
- Các con ạ! Có rất nhiều loại thuyền với nhiều hình dáng, kích thước khác nhau. Có thuyền dùng sức người để chèo thuyền đi, có thuyền gắn máy nổ để lái đi mà không cần đến sức người. Thuyền chở khách, chở hàng hóa, đi đánh cá đi khắp nơi trên sông biển
- Cô lần lượt cho trẻ quan sát các bộ phận của thuyền buồm( Thân thuyền, cánh buồm)
- Cô tóm tắt ý trẻ và bổ sung
*Giáo dục trẻ: 
- Khi đi thuyền phải ngồi cần thận, không thò đầu hay tay ra ngoài kẻo ngã
* Củng cố, ôn luyện .
- Lớp mình học rất giỏi, cô sẽ thưởng cho các con chơi trò chơi.
- Trò chơi 1: Ai nhanh nhất
- Cho mỗi trẻ mỗi rổ lô tô các PTGT đường thủy
- Cô yêu cầu trẻ lấy nhanh PTGT nào thì trẻ lấy phương tiện đó và giơ lên
- Trò chơi 2: "Thả thuyền giấy”
- Cách chơi: Cô chia lớp thành 2 đội đi theo đường hẹp lên thả thuyền giấy, trong một bản nhạc đội nào thả được nhiều thuyền hơn là đội đó chiến thắng.
Luật chơi: Đi không dẫm vào hàng rào
* Kết thúc.
- Cô nhận xét khen động viên trẻ
- Trẻ hát cùng cô
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ theo dõi hình ảnh
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ chơi trò chơi
- Trẻ chơi trò chơi
 III. Hoạt động ngoài trời: Quan sát thời tiết trong ngày
1. Mục đích yêu cầu
*. Kiến thức:
- Trẻ biết quan sát và nêu được nhận xét về thời tiết trong ngày
*.Kỹ năng:
- Phát triển khả năng quan sát, giúp trẻ phát triển ngôn ngữ qua trò chuyện
- Phát triển thể chất thông qua trò chơi 
*. Thái độ:	
- Giáo dục trẻ biết ăn mặc phù hợp với thời tiết.
2. Chuẩn bị:
- Đồ dùng của cô: Địa điểm quan sát, câu hỏi thảo luận, sắc xô
- Đồ dùng của trẻ: Trang phục cho trẻ, đồ chơi tự do.
3. Tiến hành
 Hoạt động của cô
 Hoạt động của trẻ
*Hoạt động 1: Quan sát có chủ đích:
- Cho trẻ hát: Khúc hát dạo chơi.
- Các con đang đứng ở đâu?
- Chúng mình thấy thời tiết hôm nay như thế nào? Ai cho cô nhận xét nào?
- Khi nhìn lên bầu trời thì chúng mình thấy như thế nào?
- Hôm nay thời tiết như thế nào?
- Buổi sáng sớm có khác gì so với bây giờ?
 ( gọi 2- 3 trẻ trả lời )
- Với thời tiết như thế này chúng mình phải mặc quần áo như thế nào cho phù hợp?
- Khi đi ra đường chúng mình phải làm gì để bảo vệ sức khỏe?
- Bây giờ đang là mùa gì?
- Chúng mình đoán thời tiết ngày hôm nay sẽ như thế nào?
* Hoạt động 2: TCDG: “Rồng rắn lên mây”
- Cô giới thiệu luật chơi, cách chơi
- Tổ chức cho trẻ chơi 2-3 lần
* Hoạt Động 3: Chơi tự do 
- Trẻ chơi với hột hạt, phấn, lá cây...
- Trẻ hát
- Trẻ trả lời
- Trẻ nêu nhận xét
- Trẻ trả lời
- Có mưa nhỏ, ...
- Buổi sáng nhiều sương
- Mặc quần áo dài.
- Phải đội mũ
- Mùa đông
- Trẻ dự đoán
- Cả lớp chơi.
- Trẻ chơi trò chơi.
IV. Hoạt động góc
- Góc xây dựng: Xây dựng ngã tư đường phố
- Góc phân vai: nấu ăn, bác sỹ , bán hàng.
- Góc nghệ thuật: Vẽ, nặn, xé, dán, làm abulm ảnh các PTGT.
- Góc học tập: Xem tranh ảnh, sách về PTGT.
- Góc TN: Chơi với nước, cát, tưới nước nhổ cỏ cho bồn cây
 V. Hoạt động trưa	
- Vệ sinh trẻ - lớp
- Chuẩn bị bàn ăn - khăn mặt - chỗ ngủ cho trẻ
- Tổ chức cho trẻ ngủ.
 VI. Hoạt động chiều
1. Vệ sinh - vận động nhẹ - ăn phụ
2. Đọc thơ: Đèn xanh đèn đỏ
* Mục đích yêu cầu
- Trẻ đọc thuộc thơ và đọc ngắt nghỉ đúng nhịp, trẻ hiểu nội dung bài thơ . 
- Giúp trẻ phat triển ngôn ngữ, mở rộng vốn từ cho trẻ
- Giáo dục trẻ biết tuân thủ luật giao thông
* Chuẩn bị:
- Tranh hình ảnh về bài thơ. 
* Tiến hành
 Hoạt động của cô
 Hoạt động của trẻ
* Hoạt động 1: Trò chuyện cùng trẻ về chủ đề 
* Hoạt động 2: Dạy trẻ đọc thơ
- Cô giới thiệu bài thơ, tác giả.
+ Cô đọc thơ “Đèn xanh đèn đỏ” ( cô đọc diễn cảm).
- Cô vừa đọc bài thơ gì? 
- Chúng mình thấy bài thơ như thế nào?
* Dạy trẻ đọc từng câu thơ theo hình thức truyền khẩu đến khi trẻ thuộc thơ
+ Trong bài thơ nói đến cái gì?
+ Khi đi ngoài đường phố nếu có đèn vàng thì sao?
+ Nếu đèn đỏ thì chúng ta phải làm gì?
+ Nếu báo hiệu đèn xanh thì sao?
=> Cô giáo dục trẻ biết tuân theo luật giao thông
*Hoạt động 3: Trẻ đọc thơ
- Đọc thơ theo yêu cầu của cô
- Đọc thơ theo nhóm
- Đọc thơ cá nhân
* Kết thúc: Nhận xét tuyên dương – Kết thúc.
- Trẻ trò chuyện
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ đọc thơ
- Trẻ đọc thơ
- Trẻ đọc thơ
 * Chơi trò chơi dân gian: Chi chi chành chành
 * Vệ sinh , nêu gương, trả trẻ.
Nhận xét cuối ngày
Tổng số trẻ: 35; Trẻ có mặt:............ Vắng;..............
Lý do:..................................................................................................................................................
Tình hình Sk của trẻ:......................................................................................................................
Những HĐ trẻ đã thực hiện tốt:................................................................................................
Những HĐ trẻ chưa HĐ tôt: ................................................................................................
Biện pháp khắc phục:.....................................................................................................................
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
**********************************************
	Tết nguyên đán
Thứ ba ngày 15/ 3/ 2016
I. Đón trẻ, điểm danh, thể duc sáng	
- Cô niềm nở đón trẻ vào lớp, nhắc trẻ chào cô giáo, chào bố mẹ, hướng dẫn trẻ cất đồ dùng cá nhân và lựa chọn góc chơi, cắm ảnh của mình, vui chơi tự chọn.
- Trò chuyện vào chủ đề nhánh “ PTGT đường thủy”
+ Tuần này chúng mình học về chủ đề gì?
+ Con hãy kể tên những phương tiện giao thông đường thủy mà con biết?
+ Nếu được ngồi trên thuyền thì chúng mình phải như thế nào?
- Điểm danh trẻ, báo xuất ăn với nhà bếp.
- TDS: Tập cùng cả trường đĩa thể dục bài tập tháng 3.
II. Hoạt động học
PTTM; Âm nhạc:Dạy hát “Em đi chơi thuyền”
1. Mục đích yêu cầu
* Kiến thức
- Trẻ thuộc lời bài hát, hát đúng giai điêu bài hát “Em đi chơi thuyền”, thể hiện niềm vui tươi phấn khởi qua bài hát .
- Trẻ cảm nhận tốt và biết hưởng ứng cảm xúc cùng cô trong quá trình nghe hát.
- Trẻ biết chơi trò chơi âm nhạc khi cô yêu cầu.
* Kỹ năng
 - Rèn luyện kỹ năng ca hát.
 - Rèn luyện tai nghe nhạc và khả năng cảm thụ âm nhạc cho trẻ.
 * Thái độ 
- Trẻ biết giữ an toàn khi ngòi trên các phương tiện giao thông.
2. Chuẩn bị
- Đĩa nhạc bài hát “Em đi chơi thuyền”, ti vi, máy tính.
3. Tiến hành
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
* Hoạt động 1: Trò chuyện
- Trò chuyện theo chủ đề
- Dẫn dắt giới thiệu bài hát: “Em đi chơi thuyền” – Tác giả Trần Kiết Tường 
* Hoạt động 2: Dạy hát “Em đi chơi thuyền”.
- Bây giờ cô mời chúng mình cùng lắng nghe cô hát bài hát “Em đi chơi thuyền” nhé!,. (Hát 2 lần)
- C/ m vừa nghe cô hát bài hát gì ? BH do nhạc sỹ nào sáng tác?
- C/m thấy bài hát này như thế nào?
- Bây giờ chúng mình sẽ hát theo cô nhé ( Cô dạy trẻ hát từng câu từ đầu đến hết bài hát theo hình thức truyền khẩu.
- Đàm thoại
+ Chúng mình vừa hát bài hát gì?
+ Bạn nhỏ được đi đâu?
+ Bạn nhỏ được chơi đồ chơi gì?
+ Mẹ của bạn nhỏ dặn khi ngồi trên thuyền phải như thế nào?
=> Giảng giải nội dung: Bài hát nói về chiếc thuyền để chơi trong công viên với nhiều hình dáng, qua bài hát tác giả nhắn nhủ chúng mình khi ngồi trên thuyền phải biết giữ an toàn ...
+ Vận động nhẹ: Làm động tác “Chèo thuyền”
- Cho cả lớp hát (3 lần).	
- Cho 3 tổ thi đua hát. (Cô sửa sai, trẻ nhận xét).
- Gọi nhóm, cá nhân lên hát . 
* Hoạt động 3: TCAN: Tiếng hát của ai
- Cô phổ biến cách chơi, luật chơi trò chơi
- Tổ chức cho trẻ chơi 2 – 3 lần
* Kết thúc: Cô và trẻ hát bài “Em đi chơi thuyền”
- Trẻ trò chuyện cùng cô
- Gọi 2 - 3 trẻ trả lời.
- Gọi 2 – 3 trẻ trả lời.
- Gọi 1 - 2 trẻ trả lời.
- Trẻ ngồi hát theo cô từng câu đến khi thuộc.
- Gọi 2 trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe.
- Cả lớp hát.
- Từng tổ hát.
- 3 trẻ, 2 trẻ, 1 trẻ.
- Trẻ lắng nhe.
- Trẻ chơi trò chơi
- Trẻ hát cùng cô.
 III. Hoạt động ngoài trời: Quan sát tranh giao thông
1. Mục đích yêu cầu.
* Kiến thức: Trẻ biết tên, đặc điểm của một số biển báo giao thông thường gặp trên đường phố.
* Kỹ năng: Rèn cho trẻ kỹ năng quan sát, phản xạ nhanh
* Thái độ: Giáo dục trẻ biết tuân theo luật giao thông
2. Chuẩn bị
- Tranh biển báo giao thông
 3. Tiến hành
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
* Hoạt động 1: Quan sát trò chuyện
- Cho trẻ đi ra sân để quan sát
+ Các con đang đứng ở đâu? 
+ Con đang quan sát tranh gì?
+ Ai biết biển báo này báo hiệu gì?
+ Khi tham gia giao thông chúng ta phải như thế nào?
+> Cô khái quát lại và giáo dục trẻ khi tham gia giao thông phải tuân theo luật giao thông để tránh tai nạn giao thông...
 * Hoạt động 2: TCVĐ: Kéo co
- Cô nói cách chơi và tổ chức cho trẻ chơi 2-3 lần.
* Hoạt động 3: Chơi tự do.
- Cô giới thiệu các đồ chơi và nhóm chơi: 
+ Chơi với sỏi.
+ Chơi với phấn.
+ Chơi với đồ chơi ngoài trời
- Cho trẻ chơi, cô bao quát, theo dõi trẻ chơi. 
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ chơi.
- Trẻ chơi theo các nhóm
 IV. Hoạt động góc
- Góc xây dựng: Xây dựng ngã tư đường phố
- Góc phân vai: nấu ăn, bác sỹ , bán hàng.
- Góc nghệ thuật: Vẽ, nặn, xé, dán, làm abulm ảnh các PTGT.
- Góc học tập: Xem tranh ảnh, sách về PTGT.
- Góc TN: Chơi với nước, cát, tưới nước nhổ cỏ cho bồn cây
 V. Hoạt động trưa	
- Vệ sinh trẻ - lớp
- Chuẩn bị bàn ăn - khăn mặt - chỗ ngủ cho trẻ
- Tổ chức cho trẻ ngủ.
 VI. Hoạt động chiều
1. Vệ sinh - vận động nhẹ - ăn phụ
2. Dạy hát: Em đi qua ngã tư đường phố
a. Mục đích yêu cầu	
- Trẻ thuộc lời bài hát, hiểu nội dung bài hát: Nói về trò chơi giao thông của các bạn, qua trò chơi các bạn nhỏ biết tuân theo tín hiệu đèn giao thông.
b. Chuẩn bị 
- Bài hát “E đi qua ngã tư đường phố”
c. Tiến hành
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
* Hoạt động 1: Trò chuyện
- Cô và trẻ trò chuyện về chủ đề ptgt
- Giới thiệu tên bài hát
* Hoạt động 2: Dạy trẻ hát
- Cô hát mẫu trẻ nghe 1 lần
- Cô vừa hát bài hát gì?
- Bây giờ cô sẽ dậy chúng mình hát bài hát này nhé (Cô dạy trẻ hát theo hình thức truyền khẩu)
- Trẻ hát theo tổ, nhóm, cá nhân
* Hoạt động 3: Kết thúc
- Cả lớp hát
- Cô nhận xét, tuyên dương trẻ.
- Trẻ trò chuyện cùng cô
- Trẻ nghe
- Trẻ hát
- Trẻ hát
- Trẻ hát
- Cả lớp hát.
* Chơi trò chơi: Tập tầm vông
* Vệ sinh, nêu gương, trả trẻ
Nhận xét cuối ngày
Tổng số trẻ: 35; Trẻ có mặt:............ Vắng;..............
Lý do:..................................................................................................................................................
Tình hình Sk của trẻ:......................................................................................................................
Những HĐ trẻ đã thực hiện tốt:................................................................................................
Những HĐ trẻ chưa HĐ tôt: ................................................................................................
Biện pháp khắc phục:.....................................................................................................................
.................................................................................................

File đính kèm:

  • docgiao_an_chu_de_PTGT.doc