Giáo án mầm non lớp lá - Chủ đề nhánh: Danh lam thắng cảnh, các di tích tại địa phương

- Đón trẻ vào lớp, trao đổi cùng phụ huynh, điểm danh,

- Họp mặt: Biết mạnh dạn tự tin khi giao tiếp với người xung quanh

- Trò chuyện về chủ đề

- Tập theo bài “Nắng sớm”

- PTTM:

 Dạy hát:Múa với bạn Tây Nguyên

Nghe hát: Lý cây bông.

 - PTNN:

Truyện “ sự thích Plâyku”.

( CS120, 83)

- PTNN:

Trò chơi chữ cái v, r.

(CS 89) - KPKH:

Trò chuyện về Quê hương em.( CS 75)

 - PTVĐ:

Ném và bắt bóng bằng 2 tay, bật tối thiểu 40 cm.

( CS 1, 3)

- PTTM:

Vẽ hoa văn trang trí trên quần áo người Jarai.

( CS 6)

 

doc25 trang | Chia sẻ: haiyen55 | Lượt xem: 4197 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án mầm non lớp lá - Chủ đề nhánh: Danh lam thắng cảnh, các di tích tại địa phương, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH GIÁO DỤC
Chủ đề nhánh: Danh lam thắng cảnh, các di tích 
tại địa phương
(Tuần 4: Từ ngày 4/5 đến 10/5/2016)
Hoạt động
Thứ năm
4/5
Thứ sáu
6/5
Thứ hai
8/5
Thứ ba
9/5
Thứ tư
10/5
Đón trẻ
HMĐT
TCĐG
TDBS
- Đón trẻ vào lớp, trao đổi cùng phụ huynh, điểm danh,
- Họp mặt: Biết mạnh dạn tự tin khi giao tiếp với người xung quanh
- Trò chuyện về chủ đề
- Tập theo bài “Nắng sớm”
Hoạt động học
- PTNT:
Đo các đối tượng có kích thước khác nhau bằng một đơn vị đo
- PTTM:
 Dạy hát:Múa với bạn Tây Nguyên
Nghe hát: Lý cây bông.
- PTNN:
Truyện “ sự thích Plâyku”.
( CS120, 83)
- PTNN:
Trò chơi chữ cái v, r.
(CS 89)
- KPKH:
Trò chuyện về Quê hương em.( CS 75)
- PTVĐ:
Ném và bắt bóng bằng 2 tay, bật tối thiểu 40 cm.
( CS 1, 3)
- PTTM:
Vẽ hoa văn trang trí trên quần áo người Jarai. 
( CS 6)
Hoạt động ngoài trời
- Chơi các thiết bị ngoài trời
- Chơi trò chơi: Thêm vật gì, bớt vật gì
Hoạt động góc
-Góc xây dựng: Xây dựng lăng Bác, Ao cá
-Góc phân vai: Bán hàng các loại sách báo về Bác Hồ
-Góc nghệ thuật: Cát dán tranh ảnh Bác Hồ .Hát ,đọc thơ ca ngợi về quê hương đất nước.
- Góc thiên nhiên: Chăm sóc trồng cây cảnh.
THỂ DỤC SÁNG
Tập theo bài “Quê hương tươi đẹp”
I. Mục đích yêu cầu:
	- Cháu tập đúng các động tác thể dục
- Qua bài tập giúp bé thêm linh hoạt, cơ thể khoẻ mạnh 
II. Chuẩn bị:
- Trống lắc, sân tập sạch sẽ 
III. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của cô
Dự kiến HĐ của trẻ
Hoạt động 1: Khởi động 
 Cho cháu xếp thành 3 hàng dọc theo 3 tổ. Chuyển đội hình đi theo vòng tròn kết hợp hát bài “Đoàn tàu nhỏ xíu” sau đó tập các kiểu đi khác nhau (đi bằng mũi bàn chân, đi bằng gót chân, đi khom người sau đó chạy về xếp hàng theo 3 tổ tập các động tác thể dục).
Hoạt động 2: Trọng động
*Động tác thở 2: Làm gà gáy ò ó o 
 - Tư thế chuẩn bị: Đứng thẳng khép chân, tay thả xuôi, đầu không cúi 
 - Thực hiện: Bước chân trái lên phía trước chân phải kiềng gót, 2 tay khum trước miệng vươn người về phía trái giả làm tiếng gà gáy ò ó o 
 - Cô động viên trẻ làm tiếng gà gáy càng to, ngân dài càng tốt, sau đó hạ tay xuống đưa chân trái về tư thế chuẩn bị. Tiếp tục đổi bên và thực hiện như trên.
 Tiếp theo cô cho cháu tập theo bài hát “Quê hương tươi đẹp”
 Lần 1:
*Động tác tay 3: 
 - Chân trái bước sang ngang, tay đưa cao hạ xuống 4 lần 
 Lần 2:
*Động tác chân 2: 
 - Ngồi khuỵu gối, tay đưa ra bên theo nhịp 4 lần .
 Lần 3:
*Động tác bụng 4: 
 - Bước chân trái sang ngang tay chống hông quay người sang trái, phải 900
 Lần 4:
 *Động tác bật 5:
 - Bật tiến về trước (Vừa bật vừa làm chim chích đi kiếm mồi)
Hoạt động 3: Hồi tĩnh 
 - Cho cháu chơi: “Gieo hạt”
- Trẻ thực hiện
- Trẻ chơi
****************************
HOẠT ĐỘNG GÓC 
I/ GÓC PHÂN VAI:
	Chơi bán hàng: Bán hàng thực phẩm.
	Đóng vai nhà hàng ăn uống.
1/ Yêu cầu:
- Trẻ tham gia chơi và thể hiện vai chơi.
- Trẻ tự phân công vai chơi trong các nhóm chơi.
- Biết liên kết, giao lưu phát triển ngôn ngữ giao tiếp ở các góc chơi.
2/ Chuẩn bị:
- Bàn, ghế, các loại thực phẩm và các loại nước giải khát
- Đồ dùng, đồ chơi để cháu nấu ăn. 
- Trang phục của người bán hàng và trang phục nội trợ. 
3/ Tổ chức hoạt động:
- Hướng các cháu về góc chơi, cho cháu tự thoả thuận vai chơi với nhau.
- Cô gợi ý cho trẻ về góc chơi của mình, cô gợi ý cho trẻ tự phân công vai chơi trong góc chơi.
- Cô bao quát, hướng dẫn trẻ. Trẻ thể hiện vai chơi của người bán hàng và người mua hàng, biết thể hiện vai chơi của các thành viên trong nhà hàng.
- Người bán hàng phải biết mời khách, niềm nở, vui tươi, hoà nhã với khách hàng.
- Người mua hàng phải biết tôn trọng, lịch sự, hoà nhã và phải biết cảm ơn.
- Các thành viên trong nhà hàng phải biết tôn trọng, yêu thương, chăm sóc, giúp đỡ nhau.
- Bố mẹ đi làm, nấu ăn, dọn nhà và chăm sóc các con và cùng đi nhà hàng ăn các món ăn đặc sản của quê hương mình.
- Các con phải biết yêu thương, tôn trọng và vâng lời bố mẹ.
- Các nhân viên trong nhà hàng phải biết nghe lời và tôn trọng chủ.
- Trẻ tham gia đóng các vai chơi.
- Cô tham gia chơi cùng trẻ dẫn dắt trẻ liên kết các góc chơi, sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp và sử dụng đúng ngôn từ.
II/ GÓC XÂY DỰNG - LẮP GHÉP:
	- Xếp hình hoa viên huyện buôn đôn.
	- Ghép hình cấu treo.
1/ Yêu cầu:
- Trẻ biết ích lợi của hoa viên huyện đối với đời sống của con người.
- Trẻ biết cùng bạn hợp tác trong khi chơi.
- Biết làm được chiếc cầu treo là danh lam thắng cảnh nổi tiếng của tây nguyên.
- Qua cầu treo cháu biết được ích lợi của chiếc cầu treo đối với đời sống con người và biết giữ gìn những danh lam thắng cảnh của quê hương.
- Qua góc chơi giáo dục trẻ biết bảo vệ sạch sẽ môi trường, biết giữ gìn vệ sinh chung, không vứt rác bừa bãi ở các khu du lịch và ở hoa viên và biết giữ gìn nguồn nước không bị ô nhiễm.
- Giáo dục cháu biết yêu quý sản phẩm mình làm ra.
2/ Chuẩn bị:
- Các nguyên vật liệu để làm chiếc cầu treo.
- Các loại hoa, cỏ, bể nước, đèn để làm hoa viên huyện Buôn Đôn.
3/ Tổ chức hoạt động:
- Hướng các cháu về góc chơi, cho cháu tự thoả thuận vai chơi với nhau.
- Cô gợi ý trẻ cách xây hoa viên huyện. 
- Bể nước ở giữa xung quanh có rất nhiều cây xanh, cỏ và hoa. Ngoài ra còn có rất nhiều ghế đá và điện.
- Trẻ biết sắp xếp, trang trí thật hợp lý.
- Cháu dùng các thanh tre để ghép lại thành hình chiếc cầu treo. 
- Giáo dục trẻ biết ích lợi của hoa viên huyện và du lịch cầu treo đối với đời sống của con người. 
- Trẻ biết bảo vệ, giữ gìn vệ sinh ở các nơi công cộng và các khu du lịch.
III/ GÓC HỌC TẬP:
	- Vẽ, xé dán, tô màu cảnh đẹp của quê em và các món ăn đặc sản của vùng Tây Nguyên.
	- Xem tranh, ảnh, sách, truyện về quê hương yêu dấu.
	- Vẽ, cắt dán, tô màu và làm trang phục Tây Nguyên.
1/ Yêu cầu:
- Trẻ làm được các bức tranh về cảnh đẹp của quê em (Cầu treo, Thác 7 Nhánh, Nghỉ dưỡng Sinh Thái Spa Bản Đôn).
- Biết được những đặc điểm nổi bật của danh lam thắng cảnh và các món ăn đặc sản của Tây Nguyên.
- Cháu làm được các trang phục của đồng bào Tây Nguyên.
- Trẻ nặn, vẽ, tô màu về các mõn ăn đặc sản.
- Thể hiện giọng điệu, ngữ điệu của từng nhân vật khi tham gia kể chuyện, đọc thơ.
- Biết yêu quý, giữ gìn các sản phẩm mình làm ra.
- Nhân biết và thao tác đúng với chữ cái và số đã học.
2/ Chuẩn bị:
- Giấy, bút chì, bút màu, kéo, hồ
- Nguyên vật liệu để cháu làm trang phục Tây Nguyên.
- Tranh, ảnh, truyệnvề chủ đề. 
3/ Tổ chức hoạt động:
- Hướng các cháu về góc chơi, cho cháu tự thoả thuận vai chơi với nhau.
- Cô gợi ý cho trẻ cách làm các trang phục Tây Nguyên.
- Hướng dẫn trẻ nặn, vẽ, tô màu, cắt, trang trí cảnh đẹp, các món ăn và trang phục của Tây Nguyên.
- Cô nhắc cháu viết đúng theo mẫu chữ cái và chữ số.
- Cho cháu xem tranh hiểu và nói đúng được các đặc điểm nổi bật của các danh lam thắng cảnh ở Buôn Đôn.
- Cho trẻ tham gia đóng kịch. Thể hiện giọng điêu, ngữ điệu của từng nhân vật khi tham gia kể chuyện.
- Rèn cho trẻ phát âm chính xác các chữ cái đã học, chữ số từ 1-10 và xác định phía phải, phía trái đối với đối tượng khác.
- Hướng dẫn trẻ tham gia đóng kịch và chơi trò chơi.
- Giáo dục trẻ biết yêu quý, bảo vệ và tự hào về quê hương nơi mình sinh ra.
IV/GÓC NGHỆ THUẬT:
	- Biểu diễn văn nghệ, cùng nhau hát, múa, vận động, đọc thơ, kể chuyệnvề chủ đề quê hương yêu dấu.
	- Trò chuyện, thảo luận, tìm hiểu về các danh lam thắng cảnh và những đặc điểm nổi bật của Tây Nguyên.
1/ Yêu cầu:
- Hát, múa, vận động nhịp nhàng theo nhạc các bài hát về chủ đề.
- Cháu hiểu được ý nghĩa quan trọng và đặc điểm nổi bật của các dân tộc Tây Nguyên.
- Biểu diễn văn nghệ để chào mừng các lễ hội truyền thống.
2/ Chuẩn bị:
- Dụng cụ âm nhạc: Xắc xô, phách tre, trống lắc, kèn.
- Tivi, đầu đĩa, đĩa
- Băng nhạc chủ đề “Quê hương, đất nước – Bác Hồ”.
3/ Tổ chức hoạt động:
- Hướng các cháu về góc chơi, cho cháu tự thoả thuận vai chơi với nhau.
- Cô động viên, hướng dẫn trẻ múa, hát, đọc thơ, ca dao, vân động nhịp nhàng theo nhạc về chủ đề.
- Trẻ mạnh dạng tham gia, cô chú ý rèn các động tác cho trẻ.
- Xem tivi về hình ảnh các lễ hội giúp trẻ hiểu được ý nghĩa và những đặc điểm nổi bật, trang phục, các món ăn của đồng bào Tây Nguyên.
- Cô là người dẫn chương trình và các cháu sẽ cùng nhau biểu diễn trang phục của đồng bào Tây Nguyên.
V/ GÓC THIÊN NHIÊN:
	- Thả vật nổi, vật chìm.
- Chăm sóc cây.
- Sắp xếp đồ dùng trong lớp cho gọn gàng, sạch sẽ, thoáng mát.
1/ Yêu cầu:
	- Cho cháu thả các vật vào nước và quan sát vật nào nổi, vật nào chìm và tìm hiểu vì sao?.
- Trẻ biết chăm sóc cây xanh ở góc thiên nhiên của lớp.
- Trẻ làm các công việc, rèn kỷ năng cho cháu khi về nhà biết giữ gìn ngôi nhà của mình luôn được tố, thoáng mát và hạnh phúc..
2/ Chuẩn bị:
- Cây xanh, dụng cụ tưới nước
- Nước và các vật nổi, vật chìm.
- Khăn lau, chổi, xô
3/ Tổ chức hoạt động:
- Cô hướng dẫn trẻ cách chăm sóc cây: tưới nước, nhổ cỏ, nhặt lá, bón phân
- Cô cho trẻ tham gia làm vệ sinh lớp, sắp xếp đồ dùng, đồ chơi gọn gàng, ngăn nắp.
- Cho cháu thả các vật vào nước và quan sát xem vật nào nổi, vật nào chìm và vì sao? Khi chơi với nước phải cẩn thận không được làm đổ ra ngoài, không được làm ướt áo. 
- Cô bao quát, hướng dẫn, động viên trẻ. Cô tổ chức cho trẻ đi thăm quan tất cả các góc và gợi ý cho trẻ nhận xét từng góc chơi và rút kinh nghiệm. 
********************************
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
- Dạo quanh sân trường, tham quan, quan sát, trò chuyện về thời tiết trong mùa xuân
- Trò chơi: “Thêm vật gì, bớt vật gì”
I .Mục đích yêu cầu:
- Luyện khả năng chú ý ghi nhớ phát hiện sớm sự thay đổi của đồ vật.
- Nói đúng tên đồ vật mà cô thêm hay bớt.
- Phát triển tư duy của trẻ.
- Giáo dục trẻ chú ý trong khi chơi.
II- Chuẩn bị:
- Một số đồ dùng đồ chơi trẻ thường thấy (miếng gỗ, vở, búp bê, bóng..)
IV- Luật chơi:
- Nói nhanh nói đúng đồ vật mà cô thêm hoặc bớt.
- Ai nói nhanh được khen.
- Khi cô thêm bớt phải nhắm mắt lại.
III- Cách tiến hành
1- Ổn định: 
- Cho trẻ đọc thơ "Đồ chơi"
- Giới thiệu đồ chơi:
- Các con ạ ! lớp chúng ta có rất nhiều đồ chơi đấy, bây giờ cô cháu ta dùng những đồ dùng, đồ chơi đó chơi trò "Thêm vật gì ? bớt vật gì ? xem bạn nào đoán giỏi nhé !
2- Cung cấp kiến thức;
- Cho trẻ ngồi hình vòng cung
 - Cô phổ biến luật chơi cho trẻ nắm được.
- Sau đó cô giới thiệu từng đồ vật mà cô đã chuẩn bị cho trẻ xem và gọi tên, sau đó cất vào túi.
+ Cho trẻ chơi:
- Cho trẻ nhắm mắt lại theo hiệu lệnh của cô.
- Đưa đồ vật ra để trên bàn cô dùng tín hiệu cho trẻ mở mắt và nói ngay tên đồ vật mà cô thêm hoặc bớt vào.
- Gọi vài cháu đoán.
- Cô cất bớt 1 hoặc 2 đồ chơi và yêu cầu trẻ đoán được vật mà cô cất bớt hay thêm vào.
- Cứ thế trò chơi tiếp tục.
3- Kết thúc tiết học
- Nhận xét, tuyên dương
- Lớp hát "Đi chơi"
*************************************
Thứ năm ngày 4 tháng 5 năm 2017
Đón trẻ, điểm danh
Trò chuyện đầu giờ: 
Cô cùng trẻ xem tranh ảnh, trò chuyện về các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử về địa phương
Giáo dục trẻ có lòng yêu quê hương, đất nước
Thể dục buổi sáng: Tập theo bài: “Quê hương tươi đẹp” 
Hoạt động học:
 Môn: PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
Đề tài: ĐO ĐỐI TƯỢNG CÓ KÍCH THƯỚC KHÁC NHAU BẰNG MỘT ĐƠN VỊ ĐO
I. Mục đích yêu cầu:
- Dạy trẻ thao tác đo một đối tượng.
- Trẻ biết tự làm đơn vị đo, biết đo chiều cao, chiều dài của các đồ vật có kích thước khác nhau.
- Củng cố kỹ năng viết và so sánh số lượng hơn kém.
- Phát triển tai nghe cho trẻ
- Giáo dục trẻ biết lắng nghe cô và trả lời rõ ràng và làm theo yêu cầu của cô.
II. Chuẩn bị:
- Giấy, bút, kéo.
- Một số tờ giấy có màu hồng, vàng, xanh
- Một vòng thể dục, biểu đồ cột
III. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
Hoạt động 1: Làm đơn vị đo
 - Cô giới thiệu: Đây là cái bàn. Muốn biết chiều dài và chiều rộng của cái bàn thì phải làm gì?
 - Đo bằng cách nào?
 - Cho trẻ trả lời tự do về đơn vị đo.
 - Muốn đo một vật nào đó ta có thể dùng thước, dây, câyhôm nay cô và các bạn sẽ làm cho mình một đơn vị đo.
 - Cô cho trẻ nói lên ý tưởng sẽ làm đơn vị đo như thế nào.
 - Cho trẻ làm đơn vị đo.
Hoạt động 2: Cùng nhau tập đo 
 - Mỗi bạn đã làm được cho mình một đơn vị đo. Đơn vị đo có thể là bàn chân, bàn tay, gang tay Trong lớp có rất nhiều đồ dùng, bây giờ các bạn hãy dùng đơn vị đo của mình đo các đồ dùng xung quanh lớp mình nhé! 
 Sau khi đo xong các bạn sẽ ghi số đo vào tờ giấy. Chúng ta cùng quy ước với nhau là chiều cao thì ta vẽ mũi tên đứng lên, chiều rộng hay chiều ngang thì vẽ mũi tên nằm ngang. Ví dụ: chiều cao của tủ lạnh là 5 bàn chân thì các con vẽ 5 mũi tên đứng lên hoặc vẽ 1 mũi tên đứng lên và viết chữ số 5 vào tờ giấy. Chiều ngang của cái bàn là 4 bàn tay thì ta vẽ 4 mũi tên nằm ngang hoặc 1 mũi tên nằm ngang và viết chữ số 4.
 Cô cho trẻ thực hiện
 Sau khi trẻ thực hiện xong cô hỏi trẻ cách đo và đo được bao nhiêu
Hoạt động 3: Ai cao hơn?
 - Cách chơi: Cho trẻ kết thành một nhóm 2 bạn, cô yêu cầu trẻ hãy đo chiều cao cho nhau. Sau khi đo xong trẻ sẽ ghi kết quả vào tờ giấy có màu quy định là màu hồng có số luợng là 10, màu xanh có số lượng là 9, màu vàng có số luợng là 8 Sau đó dán vào biểu đồ cột.
 - Cô và trẻ cùng thống kê có bao nhiêu trẻ có số đo giống nhau.
Hoạt động 4: Trò chơi Dừng lại
 - Cách chơi: Trẻ vừa đi vừa múa hát tự do theo nhạc, cô đưa đồ chơi cho trẻ nào thì trẻ đó sẽ nhảy vào ô và kêu đứng lại. Khi nghe bạn hô thì tất cả trẻ phải dừng lại. Trẻ nhảy vào ô sẽ chọn bất kỳ một trẻ và ước lượng bằng mắt từ chỗ của mình đến chỗ của bạn là bao nhiêu bước chân, chúng ta sẽ dùng đơn vị đo là bước chân. Nếu trẻ ước luợng chưa đúng thì cho trẻ thực hiện lại.
 - Cho trẻ thực hiện.
 - Kết thúc.
Trẻ lắng nghe và trả lời
- Trẻ nói lên ý tưởng của mình
- Trẻ thực hiện
- Trẻ chú ý
- Trẻ thực hiện
- Trẻ trả lời
- Trẻ thực hiện
- Trẻ cùng cô thống kê
- Trẻ chú ý lắng nghe
- Trẻ thực hiện
Chơi và hoạt động ngoài trời:
 Chơi và hoạt động góc: 
- Cô tổ chức cho trẻ chơi ở các góc, trong đó góc thư viện là góc chủ đạo.
Vệ sinh, trả trẻ
Đánh giá cuối buổi:
..
*****************************************
Thứ sáu ngày 5 tháng 5 năm 2017
Đón trẻ, điểm danh
Trò chuyện đầu giờ: 
 - Cô cùng trẻ xem tranh ảnh, trò chuyện về các danh lam thắng cảnh, di tích
lịch sử ở địa phương
 - Giáo dục trẻ có lòng yêu quê hương, đất nước
Thể dục buổi sáng: Tập theo bài: “Quê hương tươi đẹp” 
Hoạt động học:
 Môn: PHÁT TRIỂN THẨM MĨ
Đề tài: Dạy hát: MÚA VỚI BẠN TÂY NGUYÊN
Nghe hát: LÝ CÂY BÔNG.( CS 101)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
 - 3T trẻ nhớ tên bài hát , biết hát cùng anh chị
 - 4,5T - Trẻ nhớ được tên bài hát là: "Múa với bạn Tây Nguyên" của nhạc sĩ Mộng Lân, nhớ được vận động, hát thuộc chính xác bài hát, hát nhịp nhàng theo nhạc. Trẻ nhớ được tên bài hát đã nghe "Lý cây bông" của dân ca Nam Bộ.
 - Trẻ hứng thú chơi trò chơi, lắng nghe cô hát
2. Kỹ năng:
 -Trẻ biết cách chơi trò chơi, qua trò chơi rèn kỹ năng cho trẻ, biết mô phỏng tiếng kêu của các con mèo thông qua trò chơi.
3. Thái độ:
 - Trẻ có ý thức học tập, có hứng thú tham gia hoạt động
 - Giáo dục trẻ yêu thích âm nhạc, biết yêu quê hương đất nước, biết giữ gìn những cảnh đẹp của quê hương
II. Chuẩn bị
- Đàn máy băng casset.
- Các loại nhạc cụ: Phách tre, trống lắc....     
III.Tiến hành
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
Hoạt động 1:Gây hứng thú:
Xin chào các bạn từ mọi miền tổ quốc đã về đây tham dự lễ hội “Tiếng hát quê hương”.Cô giới thiệu 3 đội: + Đại diện cho miền Bắc đó là các bạn đến từ quê hương Ninh Bình.
+ Đại diện cho các bạn miền Nam đó là các bạn đến từ Nam Bộ.
+ Đại diện cho các bạn miền Trung đó là các bạn đến từ miền đất đỏ Tây Nguyên.
- Ai cũng có một quê hương ở nơi đó có rất nhiều kỷ niệm của tuổi thơ có con đê đầu làng có luỹ trẻ xanh và có cả lời ru ngọt ngào của mẹ. Sau đây cô xin mời các bạn hãy thưởng thức ca khúc “Gợi nhớ quê hương” do cô giáo Ngọc Lan biểu diễn.(cô hát)
Hoạt động 2: 
- Trong những ngày hội vui các bạn nhỏ gần xa cùng nhau về vui múa hát. Bây giờ các con hãy lắng nghe các bạn đã cùng ca múa với nhau ở đâu qua bài hát "Múa với bạn Tây Nguyên" của nhạc sĩ Mộng Lân.
- Cô đàn một đoạn của bài hát và cho trẻ đoán tên giai điệu của bài hát là gì?
- Hôm nay cô sẽ cùng các con sẽ học hát múa thật hay bài hát này nhé.
- Cô hát lần 1kết hợp đàn trẻ hưởng ứng cùng cô 
- Cô hát lần 2 kết hợp cử chỉ điệu bộ + đàn 
* Đàm thoại: 
+ Cô vừa hát cho các con nghe bài gì? Của nhạc sĩ nào?
 + Các con thấy bài hát này như thế nào? (về nhịp điệu, về nội dung).
+ Còn cô cô thấy nhịp điệu của bài hát này nhanh, vui tươi. Về nội dung thì nói về ngày hội của người Tây Nguyên. Các bạn nhỏ khắp nơi về cầm hoa, cầm cờ, múa hát bên cây đàn truyền thống đó là đàn Tơ rưng.
+ Vậy các bé lớp mình có muốn cùng với cô hát bài hát " Múa với bạn Tây Nguyên" không?
- Lần 3: Cô đánh nhịp cho trẻ hát.Lưu ý: Cô phải sửa sai cho trẻ về cao độ, trường độ và lời bài nhạc. 
 Hoạt động 3: 
VĐTN:
- Chia làm 3 đội. Theo các con thì để bài hát này hay hơn, các con sẽ làm gì?
 - À, để bài hát thêm sinh động, các con có thể vỗ tay, múa. Bây giờ mỗi đội các con tự nghĩ xem  múa như thế nào cho hay nhé, sau đó cô sẽ mời từng đội lên biểu diễn điệu múa của mình nhé.
- Cô sẽ múa cho chúng mình xem trước nhé.
     - ĐT1: Tay em... vàng -> 
           • Nam: Hai tay chống hông, bước 4 bước liền nhau sang trái kết hợp với nhún chân bắt đầu từ chân trái.
           • Nữ: Hai tay dang sang hai bên, bước 4 bước  liền nhau sang trái bắt đầu từ chân trái kết hợp nhún chân theo nhịp bài hát.
     - ĐT2: Múa hát... vang vang ->
           • Nam: chân trái chống gót trái lên phía trước, kết hợp vỗ tay theo nhịp rồi đổi bên, mỗi bên 2 lần.
           • Nữ: Tay trái cao, tay phải thấp cuộn cổ tay kết hợp nhún trên hai chân theo nhịp bài hát rồi đổi bên, mỗi bên 2 lần.
      - ĐT3: Vui bên ... lưu luyến ->
           • Nam + Nữ: Nắm tay nhau cùng đôi một, đổi chổ cho nhau. Đi kết hợp với nhún chân 2 vòng liền.
      - ĐT4: Hôm nay... ngoan -> Giống ĐT2.
     => Sau mỗi lần hát múa cô đều sửa sai cho trẻ về cao độ, trường độ cũng như các thế vận động của bài hát. 
- Lần 1: Cả lớp (2 - 3 lần) + Đàn.
- Lần 2: Nhóm bạn gái + VĐTN + Đàn.
- Lần 3: Nhóm bạn trai + VĐTN + Đàn.
- Lần 4: Từng đôi một hát múa + Đàn. 
Hoạt động 4: Nghe hát:
      - Cho trẻ kể một số loại hoa ở trong trường và giới thiệu: Cô cũng có một bài hát nói về một số loại hoa đó là bài "Lý cây bông" một trong những làn điệu dân ca Nam Bộ.
      - Lần 1: Cô hát + đàn.
      - Đàm thoại:
             • Các con thấy lời bài hát này thế nào (về nhịp điệu, về nội dung)
             • Bài hát vui tươi nhanh, bài hát như là lời đoán đố có bao nhiêu bông của các bạn ở Nam Bộ.
       - Lần 2: Cô hát kết hợp múa minh họa.Trẻ hưởng úng cùng cô.
 Hoạt động 5: Trò chơi Sol mi "Tiếng kêu của hai chú mèo".
- Và bây giờ cô mời các con cùng chơi với hai chú mèo nhé.
       - Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi, luật chơi, nhắc các bé chú ý lắng nghe và thực hiện theo yêu cầu.
+ Tiếng chú mèo trắng kêu “meo” giống với nốt (Son) trong đàn với cô đấy (cô gõ vào nốt son).
+ Còn tiếng chú mèo vàng kêu “mèo” giống với nốt mì trong đàn của cô này (Cô gõ).
- Bây giời chúng mình cùng nghe tiếng đàn cuỉa cô và làm theo tiếng kêu của các chú mèo sao cho giống với nốt nhạc của cô nháe.
+ Lần 1: cô cho cả lớp cùng làm tiếng kêu của 2 chú mèo nhé. (Cô đàn nốt sol, cô đàn nốt Mì).
+ Lần 2: chia trẻ thành 2 đội.
Đội mèo trắng kêu “meo” và làm động tác vẫy tai.
Đội mèo vàng kêu “mèo” và làm động tác vuốt râu.
+ Lần 3: Cô đàn trẻ xướng âm nốt (son, mi).
- Cho trẻ chơi 4-5 lần, sau mỗi lần chơi đều nhận xét, tuyên dương cháu nào làm đúng.
"Múa với bạn Tây Nguyên" của nhạc sĩ Mộng Lân.
Trẻ hát theo yêu cầu của cô (cả lớp, tổ, nhóm, cá nhân).
- Con sẽ vỗ tay theo tiết tấu chậm, theo nhịp, theo phách, theo tiết tấu phối hợp, múa...
- Từng tổ lên múa theo điệu múa của từng tổ.
- Trẻ chú ý nghe cô hát.
- Trẻ thực hiện cùng cô.
- Trẻ chú ý nghe hát.
- Bài hát vui có nhiều hoa lạ.
- Trẻ thích thú khi chơi.
Chơi và hoạt động ngoài trời:
 - Dạo quanh sân trường, tham quan, quan sát

File đính kèm:

  • docQue_huong.doc