Giáo án Mầm non Lớp Lá - Chủ đề nhánh: Phương tiện giao thông đường bộ. Hoạt động: Bật xa 50cm - Năm học 2020-2021

1. Kiến thức

- Trẻ biết nhún lấy đà và bật liên tục vào các vòng, không .Trẻ nhớ tên vận động và biết cách chơi trò chơi vận động.

2. Kĩ năng

 - Phát triển cơ chân, tố chất khéo léo nhanh nhẹn cho trẻ. Rèn khả năng định hướng trong không gian cho trẻ

3. Thái độ

- Trẻ tích cực, hứng thú tham gia vào hoạt động . Trẻ tập trung chú ý, có tinh thần đoàn kết, kỉ luật trong luyện tập.

II. CHUẨN BỊ

1. Đồ dùng của cô

- Nhạc bài hát “Lái ô tô”; “Em đi qua ngã tư đường phố” ; đồ dùng đồ chơi PTGT; xắc xô

2. Đồ dùng của trẻ.

- Trang phục gọn gàng, tâm thế thoải mái, tự tin.

III. TIẾN HÀNH

1. Ổn định tổ chức

Cho trẻ hát bài “ Lái ô tô”.Cô giới thiệu chương trình “Những tài xế nhí”.Các con có muốn tham dự không?Vậy chúng mình cùng nhau lên đường nhé.

2. Nội dung.

* Hoạt động 1: Khởi động

Cho à đi các kiểu: đi bằng mũi bàn chân, đi khom lưng, đi nhanh đi chậm. . . theo đội hình vòng tròn trên nền nhạc bài hát “Lái ô tô”

*Hoạt động 2: Trọng động

Cho trẻ tập BTPTC với các động tác.

-Tay: Hai tay đưa ra trước lên cao chân bước lên trên.

-Chân: Bước khụy một chân về trước, hai tay giang ngang

 

doc11 trang | Chia sẻ: hungbach2 | Ngày: 08/07/2023 | Lượt xem: 333 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mầm non Lớp Lá - Chủ đề nhánh: Phương tiện giao thông đường bộ. Hoạt động: Bật xa 50cm - Năm học 2020-2021, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VI. KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG HỌC CHI TIẾT NHÁNH : “ PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ ”
Thứ 2 ngày 07 tháng 3 năm 2022
 Tên hoạt động học: Bật xa 50cm
 Lĩnh vực phát triển: Thể chất
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
1. Kiến thức
- Trẻ biết nhún lấy đà và bật liên tục vào các vòng, không .Trẻ nhớ tên vận động và biết cách chơi trò chơi vận động.
2. Kĩ năng
 - Phát triển cơ chân, tố chất khéo léo nhanh nhẹn cho trẻ. Rèn khả năng định hướng trong không gian cho trẻ
3. Thái độ
- Trẻ tích cực, hứng thú tham gia vào hoạt động . Trẻ tập trung chú ý, có tinh thần đoàn kết, kỉ luật trong luyện tập.
II. CHUẨN BỊ
1. Đồ dùng của cô 
- Nhạc bài hát “Lái ô tô”; “Em đi qua ngã tư đường phố” ; đồ dùng đồ chơi PTGT; xắc xô
2. Đồ dùng của trẻ.
- Trang phục gọn gàng, tâm thế thoải mái, tự tin.
III. TIẾN HÀNH
1. Ổn định tổ chức
Cho trẻ hát bài “ Lái ô tô”.Cô giới thiệu chương trình “Những tài xế nhí”.Các con có muốn tham dự không?Vậy chúng mình cùng nhau lên đường nhé.
2. Nội dung.
* Hoạt động 1: Khởi động
Cho à đi các kiểu: đi bằng mũi bàn chân, đi khom lưng, đi nhanh đi chậm. . . theo đội hình vòng tròn trên nền nhạc bài hát “Lái ô tô” 
*Hoạt động 2: Trọng động
Cho trẻ tập BTPTC với các động tác.
-Tay: Hai tay đưa ra trước lên cao chân bước lên trên.
-Chân :Bước khụy một chân về trước, hai tay giang ngang
- Bụng: 2 tay sau gáy nghiêng người sang 2 bên
- Bật : Bật luân phiên chân trước, chân sau- Động tác nhận mạnh: Bật
- Cho trẻ chơi tự do với vòng thể dục
Cô giới thiệu: Bật xa 50cm
Cho trẻ về 2 đội. 
Cô làm mẫu lần 1 cho trẻ quan sát ;- Cô làm mẫu lần 2, vừa làm vừa phân tích: TTCB: Đứng sát vạch chuẩn
hai tay đưa ra trước. Khi có hiệu lệnh, hai tay từ trước đưa ra sau đồng thời hai đầu gối chân khuỵu nhún lấy đà và bật xa về phía trước. Tiếp đất bằng hai mũi bàn chân sau đó từ từ hạ bàn chân xuống, hai tay đưa ra phía trước giữ thăng
bằng.Khi tiếp đất chân không chạm vạch.
Cho lần lượt từng trẻ lên thực hiện (Cô quan sát và sửa sai cho trẻ).
Lần 2 cho 2 đội thi bật xa lấy Phương tiện giao thông và cài vào đúng nơi hoạt động.( Cô quan sát, kiểm tra kết quả và động viên trẻ)
Hỏi trẻ: Cô vừa dạy vận động gì?
TCVĐ: Trẻ chơi trò chơi vận động “Ô tô và chim sẻ”: Cô tổ chức cho trẻ chơi trò chơi: Ô tô và chim sẻ, động viên khuyến khích trẻ)
* Hoạt động 3: Hồi tĩnh
Cho trẻ đi nhẹ nhàng xung quanh lớp 1 – 2 vòng
3. Kết thúc tiết học
- Cô động viên, tuyên dương trẻ
Đánh giá trẻ hàng ngày:
1. Về tình trạng sức khỏe của trẻ
..............................................................................................................................................................................................................................................................
2. Về trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ
..............................................................................................................................................................................................................................................................
3. Về kiến thức, kỹ năng của trẻ	
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ 3 ngày 08 tháng 3 năm 2022
 Tên hoạt động học: Làm quen chữ cái p,q
 Lĩnh vực phát triển: Ngôn ngữ
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
1. Kiến thức:
- Trẻ nhận biết và phát âm chính xác chữ cái: p, q; Trẻ biết về cấu tạo của chữ p, q.
- Trẻ nhận biết được chữ cái: p,q qua tiếng và từ chọn vẹn, qua một số trò chơi luyện tập, củng cố.
2. Kỹ năng:
- Rèn cho trẻ cách phát âm, nói rõ ràng mạch lạc đủ câu khi trả lời các câu hỏi cô đặt ra.
- Phát triển tư duy, khả năng quan sát, so sánh, sự hợp tác theo nhóm cho trẻ.
3. Thái độ:
- Trẻ tích cực tham gia các hoạt động một cách hứng thú có hiệu quả.
II. CHUẨN BỊ
1. Đồ dùng của cô
 - Máy vi tính có hiệu ứng chữ cái p,q; Nhạc bài hát “Lái ô tô”, que chỉ
2. Đồ dùng của trẻ.
- Mỗi trẻ 1 rổ chữ p,q; Trang phục gọn gàng, ghế đủ cho trẻ
III. TIẾN HÀNH
1. Ổn định tổ chức
Cho trẻ hát bài «  lái ô tô »
Hỏi trẻ : Con vừa hát bài gì? Bài hát nhắc đến PTGT gì? Con biết những loại PTGT đường bộ nào ?
2. Nội dung
Hoạt động 1: Làm quen chữ cái p,q
- Cô cho trẻ quan sát tranh “Xe đạp”, sau đó ghép từ “ Xe đạp”. Cô đọc từ “Xe đạp”
- Trẻ đọc từ “ Xe đạp”. Cho trẻ tìm chữ cái đã học. Cô giới thiệu chữ “p” trong từ “ Xe đạp” . Cô phát âm mẫu 
Cô cho cả lớp đọc chữ. Tổ, nhóm, cá nhân trẻ phát âm.
- Cho trẻ nếu cấu tạo chữ cái p
- Cô giới thiệu cho trẻ các kiểu chữ p: in hoa, in thường, viết thường 
 * Làm quen với chữ q
Cho trẻ chơi trò chơi : Trốn cô- thấy cô
- Xuất hiện hình ảnh “ Qua đường”. Dưới hình ảnh có cụm từ ‘Qua đường”. Cô đọc từ “ Qua đường”. Trẻ đọc
- Cô giới thiệu chữ cái q.
- Cô phát âm mẫu cho trẻ nghe; Trẻ đọc theo tổ, cá nhân
- Trẻ nêu cấu tạo chữ q. Cô khái quát và nêu cấu tạo chữ q
- Cô giới thiệu các kiểu chữ q
* So sánh chữ p, q
Hoạt động 2: Luyện tập.
Cho trẻ chơi trò chơi: Ai nhanh nhất. Cô phát âm- trẻ giơ thẻ chữ và phát âm
-Cô nói cấu tạo- trẻ giơ chữ và phát âm
Hoạt động 3 : Củng cố
Cho trẻ chơi trò chơi : Về đúng bến
3. Kết thúc tiết học
- Cô động viên tuyên dương trẻ. Giới thiệu giờ hoạt động sau 
Đánh giá trẻ hàng ngày:
1. Về tình trạng sức khỏe của trẻ
..............................................................................................................................................................................................................................................................
2. Về trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ
..............................................................................................................................................................................................................................................................
3. Về kiến thức, kỹ năng của trẻ	
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ 4 ngày 09 tháng 3 năm 2022
 Tên hoạt động học: Đo độ dài 1 đối tượng bằng các đơn vị đo khác nhau và diễn đạt kết quả Lĩnh vực phát triển: Nhận thức
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
1. Kiến thức 
- Trẻ biết đo đối tượng bằng các đơn vị đo khác nhau, biết so sánh và diễn đạt kết quản đo
2. Kỹ năng 
- Rèn luyện kĩ năng đo cho trẻ, khả năng ghi nhớ cho trẻ 
3. Thái độ 
- Trẻ tích cực hứng thú tham gia vào giờ học. 
II. CHUẨN BỊ
1. Đồ dùng của cô
 - Rổ đồ dùng của cô: Bút, thước đo, tấm nhựa 
2. Đồ dùng của trẻ.
- Mỗi trẻ một rổ đồ dùng.Một số đồ dùng đồ chơi xung quanh lớp 
III. TIẾN HÀNH
1. Ổn định tổ chức
- Cô cho trẻ bật qua vạch kẻ sẵn trên sàn. 
Hỏi trẻ: Con có biết khoảng cách giữa hai vạch là bao nhiêu không?
- Cô giới thiệu : Đo độ dài một vật bằng các đơn vị đo khác nhau
2. Nội dung
Hoạt động 1: Bé học đo
- Cô đo băng giấy cho trẻ xem bằng các đơn vị đo khác nhau: thước 1, thước 2. 
- Cho trẻ nhận xét về cách đo của cô
- Cô hướng dẫn cách đo: Tay trái cô cầm thước, tay phải cầm bút. Cô đặt thước đo sao cho đầu bên trái của thước đo 
trùng với đầu bên trái của băng giấy. Lấy bút vạch lên băng giấy sát mép phải của thước đo để đánh dấu rồi nhấc thước ra. Tiếp tục cô đặt thước đo sao cho đầu bên trái của thước đo trùng với điểm vừa đánh dấu rồi dùng bút đánh dấu lên băng giấy vào đầu bên phải thước đo. Cứ như vậy cô dùng thước đo đo cho đến hết băng giấy
- Cho trẻ đếm xem cô đã vạch được bao nhiêu đoạn trên băng giấy.Cô kết luận
- Tương tự cô đo băng giấy bằng thước đo số 2
- Cho trẻ đo băng giấy bằng các đơn vị thước đo khác nhau và đọc kết quả. 
- Trẻ đo cô quan sát giúp đỡ trẻ
Hoạt động 2: Luyện tập.
Cho trẻ tìm đồ dùng đồ chơi xung quanh lớp để đo độ dài. Cô kiểm tra kết quả
Hoạt động 3 : Củng cố
Chia trẻ thành 3 nhóm , mỗi nhóm đo đường vào vườn cây bằng các đơn vị đo khác nhau ( Cô kiểm tra kết quả và động viên trẻ)
3. Kết thúc tiết học
- Cô động viên tuyên dương trẻ. Giới thiệu giờ hoạt động sau
Đánh giá trẻ hàng ngày:
1. Về tình trạng sức khỏe của trẻ
..............................................................................................................................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................................................................................................................
2. Về trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ
..............................................................................................................................................................................................................................................................
3. Về kiến thức, kỹ năng của trẻ	
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ 5 ngày 10 tháng 3 năm 2022
Tên hoạt động học: Vỗ đệm theo TTC“ Em đi qua ngã tư đường phố”
Thuộc lĩnh vực: Phát triển thẩm mỹ
I . MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
1. Kiến thức 
- Trẻ thuộc lời bài hát, hát to rõ ràng lời bài hát. Vỗ đệm nhịp nhàng theo tiết tấu chậm của bài hát
 2. Kỹ năng 
- Rèn kĩ năng vỗ đệm nhịp nhàng theo tiết tấu của bài hát. Rèn kĩ năng mạnh dạn tự tin khi biểu 
3. Thái độ 
- Trẻ vui vẻ, tự tin khi biểu diễn và chú ý lắng nghe cô hát. 
II . CHUẨN BỊ :
1. Đồ dùng của cô
Nhạc bài hát: “Em đi qua ngã tư đường phố; Lái ô tô; Cô dạy bé”
- 1 số dụng cụ âm nhạc
- Hình ảnh con vật sống trong rừng
2. Đồ dùng của trẻ.
- Trang phục gọn gàng, ghế đủ cho trẻ
- Mỗi trẻ 1 dụng cụ âm nhạc
 III. CÁCH TIẾN HÀNH 
1. Ổn định tổ chức
- Cho trẻ xem hình ảnh ngã tư đường phố. Trò chuyện với trẻ về hình ảnh.Con biết bài hát nào nói về ngã tư đường phố?
2. Nội dung
Hoạt động 1: Bé vui vận động
Cho trẻ hát lại bài hát 2-3 lần cùng cô.-Trẻ lựa chọn vận động minh họa cho bài hát.
- Cô giới thiệu vận động: Vỗ đệm theo tiết tấu chậm.
- Cô hát và vỗ đệm cho trẻ quan sát. Cô vỗ đệm lần 2 kết hợp phân tích  
- Cô hát và vỗ đệm kết hợp với nhạc.
- Cho trẻ vỗ đệm cùng cô 2 - 3 lần, cô sửa sai cho trẻ. 
- Cho trẻ thi đua theo tổ, nhóm.Cá nhân ( trẻ hát và vỗ đệm, cô quan sát và sửa sai cho trẻ)
- đàm thoại tên bài hát, tên vận động.
* Hoạt động 2 : Trò chơi âm nhạc.
Cô tổ chức cho trẻ chơi «  ô tô về bến »
Cách chơi : Trẻ đi thành vòng tròn, vừa đi vừa hát bài «  Lái ô tô ».Khi có hiệu lệnh của cô, trẻ phải lái ô tô về bến, tài xế nào không tìm được bến đỗ phải nhảy lò cò
Sau mỗi lần chơi, cô động viên khuyến khích trẻ.
*Hoạt động 3: Quà tặng âm nhạc
Cô giới thiệu bài hát « Cô dạy bé ». Cô hát cho trẻ nghe 2 lần. Đàm thoại với trẻ về tên bài hát
3. Kết thúc tiết học
- Cô động viên tuyên dương trẻ.
Đánh giá trẻ hàng ngày:
1. Về tình trạng sức khỏe của trẻ
..............................................................................................................................................................................................................................................................
2. Về trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ
..............................................................................................................................................................................................................................................................
3. Về kiến thức, kỹ năng của trẻ	
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ 6 ngày 11 tháng 3 năm 2022
Tên hoạt động học: Dạy trẻ kĩ năng đội mũ bảo hiểm đúng cách
Lĩnh vực phát triển: TCKNXH
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
1. Kiến thức.
- Trẻ biết được đặc điểm, tác dụng của mũ bảo hiểm, biết được khi đi xe máy phải đội mũ bảo hiểm.
2. Kĩ năng
- Có kỹ năng đội mũ bảo hiểm đúng cách.
3. Thái độ.
- Trẻ tích cực tham gia các hoạt đồn
- Giáo dục trẻ đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe mô tô, xe máy, xe đạp điện
II. CHUẨN BỊ
1. Đồ dùng của cô:
- Nhạc bài hát: Lái ô tô; Em đi qua ngã tư đường phố; Mũ bảo hiểm của cô. 
2. Đồ dùng của trẻ:
- Mũ bảo hiểm; Trang phục gọn gàng.
III. TIẾN HÀNH
1. Ổn định tổ chức: 
- Cho trẻ hát bài “ Lái ô tô”.Cô giới thiệu chương trình “ Bé với an toàn giao thông”
Gồm 2 phần: Phần 1: Hiểu biết; Phần 2: Tài năng.
2. Nội dung
* Hoạt động 1: Trò chuyện về luật lệ ATGT
- Phần thi “Hiểu biết”: Khi ngồi xe máy chúng mình phải làm gì để đảm bảo ATGT?
- Cho trẻ xem clip đi xe máy không đội mũ bảo hiểm, đội mũ bảo hiểm không cài quai, cô hỏi: Những người đi xe máy đã thực hiện đúng luật lệ an toàn GT chưa? Vì sao? Vì sao đội mũ bảo hiểm rồi mà vẫn còn nguy hiểm? Đội mũ bảo hiểm không cài quai khi đi xe máy thì điều gì sẽ xảy ra?
* Hoạt động 2: Làm quen với mũ bảo hiểm
- Cô tặng mỗi trẻ 1 mũ bào hiểm và trò chuyện với trẻ: Đây là mũ gì? Mũ để làm gì? Con có nhận xét gì về mũ bảo hiểm? Vì sao gọi là mũ bảo hiểm? Chúng mình cần đội mũ bảo hiểm khi nào? Ngồi trên ô tô, xích lô có cần đội mũ bảo hiểm không? Nếu không đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy thì điều gì sẽ xảy ra?
- Cô nói cho trẻ hiểu không đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy là vi phạm luật lệ GT. Ngoài ra mũ bảo hiểm còn bảo vệ đầu khi bị ngã.
* Hoạt động 3: Dạy trẻ đội mũ bảo hiểm
* Phần thi kỹ năng
- Cô làm mẫu, phân tích cách đội mũ bảo hiểm. Cho lần lượt từng tổ lên đội mũ vào, tháo mũ ra ( cô sửa sai cho trẻ)
- Cho một vài trẻ lần lượt lên thực hiện. ( Cô sửa sai cho trẻ). Cho trẻ trình diễn thời trang mũ bảo hiểm.
3. Kết thúc:
- Cô nhận xét, tuyên dương trẻ. Trẻ cùng cô cất dọn đồ dùng. Chuyển hoạt động 
Đánh giá trẻ hàng ngày:
CHUYÊN MÔN DUYỆT
..........................................................................................................................
...........................................................................................................................
.............................................................................................................................
.........................................................................................................................
...............................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................................................................................................
....
..
1. Về tình trạng sức khỏe của trẻ
..............................................................................................................................................................................................................................................................
2. Về trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ
..............................................................................................................................................................................................................................................................
3. Về kiến thức, kỹ năng của trẻ	
.....................................................................................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docgiao_an_mam_non_lop_la_chu_de_nhanh_phuong_tien_giao_thong_d.doc
Giáo Án Liên Quan