Giáo án Mầm non Lớp Lá - Chủ đề nhánh: Phương tiện giao thông đường thủy. Hoạt động: Bật nhảy từ trên cao xuống - Năm học 2020-2021

1. Kiến thức

- Trẻ biết nhún bật bằng 2 chân, phối hợp với lăng tay để lấy đà nhảy, chạm đất nhẹ bằng hai bàn chân

 - Trẻ nhớ tên vận động và biết cách chơi trò chơi vận động.

2. Kĩ năng

 - Rèn luyện tính mạnh dạn cho trẻ. Trẻ thực hiện động tác rõ ràng, thành thạo, chính xác theo lệnh của cô.

- Rèn khả năng định hướng trong không gian cho trẻ

3. Thái độ

- Trẻ tích cực, hứng thú tham gia vào hoạt động

- Trẻ tập trung chú ý, có tinh thần đoàn kết, kỉ luật trong luyện tập.

II. CHUẨN BỊ

1. Đồ dùng của cô

- Nhạc bài hát “Em đi chơ thuyền”; “Lá thuyền ước mơ” ; đồ dùng đồ chơi PTGT; xắc xô

2. Đồ dùng của trẻ.

- Trang phục gọn gàng, tâm thế thoải mái, tự tin.

III. TIẾN HÀNH

1. Ổn định tổ chức

Cho trẻ hát bài “ Em đi chơi thuyền”. Tạo tình huống cho trẻ đi thăm bến cảng Hải Phòng.

2. Nội dung.

* Hoạt động 1: Khởi động

Cho trẻ đi các kiểu: đi bằng mũi bàn chân, đi khom lưng, đi nhanh đi chậm. . . theo đội hình vòng tròn trên nền nhạc

bài hát “Lá thuyền ước mơ”

 

doc10 trang | Chia sẻ: hungbach2 | Ngày: 08/07/2023 | Lượt xem: 364 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mầm non Lớp Lá - Chủ đề nhánh: Phương tiện giao thông đường thủy. Hoạt động: Bật nhảy từ trên cao xuống - Năm học 2020-2021, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VI. KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG HỌC CHI TIẾT NHÁNH:“PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG THỦY”
 Thứ 2 ngày 14 tháng 3 năm 2022
 Tên hoạt động học: Bật nhảy từ trên cao xuống
 Lĩnh vực phát triển: Thể chất
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
1. Kiến thức
- Trẻ biết nhún bật bằng 2 chân, phối hợp với lăng tay để lấy đà nhảy, chạm đất nhẹ bằng hai bàn chân 
 - Trẻ nhớ tên vận động và biết cách chơi trò chơi vận động.
2. Kĩ năng
 - Rèn luyện tính mạnh dạn cho trẻ. Trẻ thực hiện động tác rõ ràng, thành thạo, chính xác theo lệnh của cô.
- Rèn khả năng định hướng trong không gian cho trẻ
3. Thái độ
- Trẻ tích cực, hứng thú tham gia vào hoạt động 
- Trẻ tập trung chú ý, có tinh thần đoàn kết, kỉ luật trong luyện tập.
II. CHUẨN BỊ
1. Đồ dùng của cô 
- Nhạc bài hát “Em đi chơ thuyền”; “Lá thuyền ước mơ” ; đồ dùng đồ chơi PTGT; xắc xô
2. Đồ dùng của trẻ.
- Trang phục gọn gàng, tâm thế thoải mái, tự tin.
III. TIẾN HÀNH
1. Ổn định tổ chức
Cho trẻ hát bài “ Em đi chơi thuyền”. Tạo tình huống cho trẻ đi thăm bến cảng Hải Phòng.
2. Nội dung.
* Hoạt động 1: Khởi động
Cho trẻ đi các kiểu: đi bằng mũi bàn chân, đi khom lưng, đi nhanh đi chậm. . . theo đội hình vòng tròn trên nền nhạc 
bài hát “Lá thuyền ước mơ” 
*Hoạt động 2: Trọng động
Cho trẻ tập BTPTC với các động tác:Tay: Hai tay đưa ra trước lên cao chân bước lên trên.
-Chân :Bước khụy một chân về trước, hai tay giang ngang
- Bụng: 2 tay sau gáy nghiêng người sang 2 bên
- Bật : Bật luân phiên chân trước, chân sau. Động tác nhận mạnh: Bật
- Cô giới thiệu vận động : Bật nhảy từ trên cao xuống
- Cho trẻ về 2 đội. Cô làm mẫu lần 1 cho trẻ quan sát. Cô làm mẫu lần 2, vừa làm vừa phân tích vận động: TTCB: bước chân lên bục, 2 chân đứng thẳng, hai tay đưa ra phía trước. Khi có hiệu lệnh, hai tay lăng nhẹ xuống dưới, ra sau lấy đà, đồng thời gối hơi khuỵu, dùng sức mạnh hai chân để bật xuống tiếp đất bằng hai nửa bàn chân trên, đầu gối hơi khuỵu, hai tay đưa ra phía trước. Chú ý khi bật không lao người về trước.
Cho lần lượt từng trẻ lên thực hiện (Cô quan sát và sửa sai cho trẻ).
Lần 2 cho 2 đội thi bật sâu, bạn nào bật đúng kĩ thuật sẽ được tặng 1 PTGT. TRong thời gian là 2 lần bài hát “Lá thuyền ước mơ” đội nào có nhiều PTGT hơn thì đội đó chiến thắng. Quá trình trẻ chơi, cô quan sát, kiểm tra kết quả và động viên trẻ)
Hỏi trẻ: Cô vừa dạy vận động gì?
TCVĐ: Trẻ chơi trò chơi vận động “Đua thuyền”: Cô hướng dẫn cách chơi và tổ chức cho trẻ chơi trò chơi ( Trẻ chơi, cô động viên khuyến khích trẻ)
* Hoạt động 3: Hồi tĩnh
Cho trẻ đi nhẹ nhàng xung quanh lớp 1 – 2 vòng
3. Kết thúc tiết học
- Cô động viên, tuyên dương trẻ
Đánh giá trẻ hàng ngày:
1. Về tình trạng sức khỏe của trẻ
..............................................................................................................................................................................................................................................................
2. Về trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ
..............................................................................................................................................................................................................................................................
3. Về kiến thức, kỹ năng của trẻ	
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ 3 ngày 15 tháng 3 năm 2022
 Tên hoạt động học: Khám phá 1 số PTGT đường thủy
 Lĩnh vực phát triển: Nhận thức
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
1. Kiến thức:
- Trẻ biết tên gọi, đặc điểm cấu tạo, cách hoạt động của một số phương tiện giao thông đường thủy. 
2. Kỹ năng:
- Rèn cho trẻ khả năng quan sát, ghi nhớ có chủ đích cho trẻ. Rèn kĩ năng trả lời câu hỏi to, rõ rang.
3. Thái độ:
- Trẻ tích cực tham gia hoạt động. Giáo dục trẻ tham gia giao thông đường thủy đúng luật
 II. CHUẨN BỊ
1. Đồ dùng của cô
- Hình ảnh, 1 số PTGT đường thủy, Nhạc bài hát “ Em đi chơi thuyền; Lá thuyền ước mơ; Bạn ơi có biết.
2. Đồ dùng của trẻ.
- Tranh lô tô các PTGT; Trang phục gọn gàng, ghế đủ cho trẻ
III. TIẾN HÀNH
1. Ổn định tổ chức
- Hát “Bạn ơi có biết”. Cô gợi hỏi trẻ về các loại phương tiện giao thông có trong bài hát? Phương tiện nào là phương tiện giao thông đường thủy?
- Cô giới thiệu: Khám phá PTGT đường thủy.
2. Nội dung
Hoạt động 1: Bé khám phá PTGT đường thủy.
* Quan sát tàu thủy
Cho trẻ quan sát hình ảnh tàu thủy và trò chuyện cùng trẻ: Đây là PTGT nào? Tàu thủy chạy ở đâu? Con có nhận xét gì về tàu thủy? ( Đặc điểm cấu tạo, nguyên liệu làm tàu thủy) Khi ngồi trên tàu thủy chúng mình phải làm gì? Cô khái quát 
lại: Ngồi ngay ngắn, mặc áo phao.
*Quan sát thuyền buồm: Cho trẻ giải câu đố về thuyền buồm: Làm bằng gỗ-Nổi trên sông-Có buồm giong
Nhanh tới bến. Là cái gì?Cho trẻ quan sát hình ảnh: Thuyền buồm và hỏi trẻ: Con có nhận xét gì về thuyền buồm? Thuyền buồm là PTGT đường gì? Vì sao Thuyền buồm lại chạy được trên mặt nước? Để an toàn khi ngồi trên thuyền buồm chúng mình cần làm gì? (Ngồi ngay ngắn, không được đưa tay, đầy ra ngoài, mặc áo phao..)
- Cho trẻ quan sát hình ảnh tàu thủy – Thuyền buồm và hỏi trẻ: Tàu thủy và thuyền buồm có điểm gì giống nhau, điểm gì khác nhau? Cô khái quát lại: Điểm giống nhau: Đều là phương tiện giao thông đường thủy , để chở người hàng hóa từ nơi nay sang nơi khác; Điểm khác nhau: Tàu thủy chạy bằng động cơ, chở được nhiều hàng hóa- Thuyền chạy bằng sức gió, sức người, chở được ít hàng hóa hơn 
Cô giới thiệu 1 số PTGT chạy bằng động cơ khác như : tàu thủy , ca nô , tàu đánh cá , phà 
Phương tiện đường thủy chạy bằng sức người : Bè mảng, thuyền thúng , thuyền có mui , thuyền không mui 
- Cô giáo dục trẻ khi đi tàu,thuyền phải có người lớn đi cùng , mặc áo phao, ngồi ngay trên tàu thuyền.
Hoạt động 2: Luyện tập.
Chia lớp thành 2 đội, thi phân loại PTGT ( Chạy bằng cơ- chạy bằng gió, sức người) Trong thời gian là 1 lần bài hát “Lá thuyền ước mơ”đội nào cài được nhiều hình ảnh đúng thì đội đó chiến thắng.
Cô tổ chức cho trẻ chơi, kiểm tra kết quả, động viên khuyến khích trẻ.
Hoạt động 3: Bé khéo tay
Cô tặng mỗi trẻ 1 tờ giấy, trẻ gấp thuyền- Quá trình trẻ thực hiện, cô qua sát giúp đỡ trẻ
Cho trẻ thả thuyền. Cô nhận xét, động viên khuyến khích trẻ.
3. Kết thúc tiết học
- Cô động viên tuyên dương trẻ. Giới thiệu giờ hoạt động sau 
Đánh giá trẻ hàng ngày:
1. Về tình trạng sức khỏe của trẻ
..............................................................................................................................................................................................................................................................
2. Về trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ
..............................................................................................................................................................................................................................................................
3. Về kiến thức, kỹ năng của trẻ	
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ 4 ngày 16 tháng 3 năm 2022
Tên hoạt động học: Trò chơi chữ cái p,q
Lĩnh vực phát triển: Ngôn ngữ.
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
1. Kiến thức 
- Trẻ nhận biết nhanh và chọn đúng chữ cái p,q theo yêu cầu của cô
2. Kỹ năng 
- Rèn khả năng ghi nhớ, phát âm chuẩn, lấy , cất đồ chơi và phân biệt được chữ p,q
3. Thái độ 
- Trẻ hứng thú, tích cực tham gia 
II. CHUẨN BỊ
1. Đồ dùng của cô
 - Tranh thơ chữ to, bút dạ đen , các thẻ chữ rời, sỏi,nút nhựa, nút chai 
- Nhạc các bài hát “ Lái ô tô”, “ Em đi qua ngã tư đường phố”
2. Đồ dùng của trẻ.
- Mỗi trẻ 1 rổ chữ p,q. Trang phục gọn gàng, ghế đủ cho trẻ
III. TIẾN HÀNH
1. Ổn định tổ chức
- Cô giới thiệu chương trình: Sân chơi chữ cái p,q
2. Nội dung
* Hoạt động 1: Bé nhanh tay
- Cô giới thiệu trò chơi và hướng dẫn trẻ cách chơi. 
- Cách chơi: Cho trẻ chia làm 2 đội. Lần lượt trẻ ở 2 đội lên dùng bút dạ gạch chân chữ p,q trong bài thơ chữ to. 
- Thời gian chơi: là 1 lần bài hát “ Lái ô tô”
- Luật chơi: Đội nào gạch đúng và nhiều hơn đội đó giành chiến thắng. Cô kiểm tra nhận xét, động viên trẻ.
 * Hoạt động 2: “Xếp chữ bằng sỏi, nút chai”
- Cô giới thiệu trò chơi và hướng dẫn trẻ chơi. Cách chơi: Cho trẻ ngồi thành 3 vòng tròn. 
- Mỗi đội sẽ xếp 2 chữ cái: p,q. Thời gian chơi: là 1 bản nhạc, đội nào xếp nhanh hơn đội đó giành chiến thắng
- Cô tổ chức cho trẻ chơi, quá trình trẻ chơi cô quan sát, giúp đỡ trẻ. Cô nhận xét, động viên trẻ.
* Hoạt động 3: Thuyền về bến
- Cách chơi: Mỗi trẻ cầm một chữ “p” hoặc “q” vừa đi vừa hát bài “Em đi chơi thuyền”. 
- Khi nào có hiệu lệnh “Về bến” thì trẻ nào cầm chữ gì về đúng bến có chữ đó. 
- Cô nhận xét, động viên trẻ
3. Kết thúc tiết học
- Cô động viên tuyên dương trẻ. 
- Giới thiệu giờ hoạt động sau 
Đánh giá trẻ hàng ngày:
1. Về tình trạng sức khỏe của trẻ
...................................................................................................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................................................................................................2. Về trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ
................................................................................................................................................................................................................................................... 
................................................................................................................................................................................................................................................... 3. Về kiến thức, kỹ năng của trẻ	
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ 5 ngày 17 tháng 2 năm 2022
Tên hoạt động học: Xé dán thuyền trên biển
Lĩnh vực phát triển: Thẩm mỹ
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
1. Kiến thức 
- Trẻ biết xé dải, xé bấm, xé lượn tròn cong, biết sắp xếp tạo thành bức tranh
2. Kỹ năng 
- Rèn kỹ năng xé dải, xé bấm, xé lượn tròn bằng các ngón tay
3. Thái độ 
- Tích cực tham gia vào các hoạt động. Giáo dục trẻ yêu quý sản phẩm của mình và của bạn
II. CHUẨN BỊ
1. Đồ dùng của cô
Nhạc bài hát “Em đi chơi thuyền”; Mẫu gợi ý. Giá trưng bày sản phẩm.
2. Đồ dùng của trẻ.
- Giấy A4; Giấy màu, Hồ dán, khăn lau
III. TIẾN HÀNH
1. Ổn định tổ chức
- Cho trẻ hát bài: Em đi chơi thuyền. Hỏi trẻ : Con vừa hát bài gì?Thuyền chạy được ở đâu?
 - Giới thiệu: Xé dán thuyền trên biển
2. Nội dung
*HĐ 1: Trò chuyện cùng bé.
 - Cho trẻ quan sát tranh mẫu và nhận xét 
- Tranh 1: Xé dán thuyềnp buồm
Đàm thoại: Con có nhận xét gì về bức tranh? Thân thuyền và cánh buồm có dạng hình gì? Những chiếc thuyền này đang chạy ở đâu? Ngoài thuyền ra cô còn xé thêm gì nữa?
- Cô khái quát lại tranh 1
- Tranh 2: Xé dán thuyền thúng
Hỏi trẻ: Thân chiếc thuyền thúng có dạng hình gì?(tròn) Mái chèo được xé như thế nào? Cô khái quát lại tranh 2
*Đàm thoại: Muốn xé được một bức tranh thuyền trên biển thì phải xé từ mấy chiếc trở lên?
+ Muốn xé được thuyền buồm phải xé như thế nào? Xé thuyền thúng thì phải làm gì? Khi xé xong sẽ làm như thế nào ?
 Khi xếp xong con làm gì?
- Cô hỏi ý định của trẻ
HĐ 2: Bé khéo tay
- Trẻ về chỗ thực hiện. => Cô đi từng nhóm quan sát cô gợi ý, hướng dẫn trẻ, rèn tư thế ngồi, cách phết hồ và dán.
HĐ 3: Trưng bày sản phẩm
- Trẻ mang bài lên trưng bày. Cho trẻ nhận xét bài của nhau => Cô nhận xét chung động viên khuyến khích trẻ.
3. Kết thúc tiết học
- VĐ: Em đi chơi thuyền. Cô động viên tuyên dương trẻ.
1. Về tình trạng sức khỏe của trẻ
..............................................................................................................................................................................................................................................................
2. Về trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ
..............................................................................................................................................................................................................................................................
3. Về kiến thức, kỹ năng của trẻ	
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ 6 ngày 18 tháng 3 năm 2022
Tên hoạt động: Đo độ dài của các vật bằng một đơn vị đo, so sánh và diễn đạt kết quả đo 
Lĩnh vực phát triển: Nhận thức
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
1. Kiến thức 
- Trẻ biết đo các đối tượng khác nhau bằng một đơn vị đo. Biết băng giấy nào dài hơn thì đo được nhiều lần hơn, băng giấy ngắn hơn đo được ít lần hơn.
2. Kĩ năng 
- Rèn luyện cho trẻ kĩ năng đo các đối tượng khác nhau bằng 1 thước đo. Phát triển kĩ năng so sánh,quan sát và diễn đạt kết quả sau khi thực hiện quá trình đo.
3. Thái độ 
- Trẻ tham gia giờ học tích cực hứng thú. Trẻ biết phối hợp với các bạn trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng của cô: 
- Một rổ đựng các băng giấy màu xanh, nâu, vàng, có độ dài khác nhau,bút, Một băng giấy màu đỏ làm thước đo. 
- 3 sợi dây có độ dài khác nhau. Đồ dùng phục vụ trò chơi
2. Đồ dùng của trẻ : 
- Mỗi trẻ một rổ đựng gồm: 3 băng giấy màu xanh, nâu, vàng có độ dài khác nhau. Một thước đo màu đỏ,bút 
III. TIẾN HÀNH
1. Ổn định tổ chức
 Cô giới thiệu chương trình “ Ai nhảy xa nhất”. Lớp cử 2 bạn đại diện lên bật xa
 Hỏi trẻ: Theo con bạn nào bật xa hơn. Cho 1 trẻ đại diện lên đo và nói kết quả.
2. Nội dung
*HĐ 1: Dạy trẻ kĩ năng đo các đối tượng khác nhau bằng 1 thước đo
- Trẻ lấy rổ đồ dùng về chỗ ngồi.
Hỏi trẻ: Chúng mình nhìn xem trong rổ có gì? Cô đo mẫu và hướng dẫn kĩ năng đo.
- Cô đo mẫu cho trẻ quan sát vừa đo cô vừa hỏi lại trẻ kĩ năng đo?
- Cho trẻ đo lần lượt các băng giấy và đặt thẻ số tương ứng bên cạnh băng giấy đó.
- Trong quá trình trẻ đo cô quan sát kĩ năng đo của trẻ nếu trẻ gặp khó khăn cô hướng dẫn lại cách đo cho trẻ
Hỏi trẻ: Con có nhận xét về chiều dài giữa các băng giấy? Băng giấy nào dài hơn ? vì sao?
+ Băng giấy nào ngắn hơn,vì sao? Băng giấy nào ngắn nhất,vì sao? Cô cho trẻ tự đưa ra kết luận
- Cô kết luận chung : Khi đo các đối tượng khác nhau bằng một thước đo đối tượng nào dài hơn sẽ đo được nhiều lần hơn, đối tượng nào ngắn hơn sẽ đo được ít lần hơn.
*HĐ 2: Luyện tập
Cô cho trẻ đo các vật có chiều dài khác nhau xung quanh lớp. Trẻ báo kết quả đo.
- Cô quan sát trẻ đo và động viên khuyến khích trẻ kịp thời. 
*HĐ 3: Củng cố
 - Cô chia lớp thành 3 nhóm. Mỗi nhóm sẽ có một sợi dây và một thước đo nhiệm vụ của các thành viên trong nhóm là phải phối hợp với nhau để đo chiều dài của sợi dây bằng thước đo đã cho sẵn sau đó xác định kết quả đo.
- Cô chính xác hóa lại kết quả cho trẻ và cho trẻ nhận xét về kết quả vừa đo được. Cho trẻ nhắc lại kết quả
3. Kết thúc tiết học
- Cô động viên tuyên dương trẻ.
Đánh giá trẻ hàng ngày:
CHUYÊN MÔN DUYỆT
..........................................................................................................................
...........................................................................................................................
.............................................................................................................................
.........................................................................................................................
...............................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
.....................................................................................................................................................................................................................................................
....
..
1. Về tình trạng sức khỏe của trẻ
..............................................................................................................................................................................................................................................................
2. Về trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ
.................................................................................................................

File đính kèm:

  • docgiao_an_mam_non_lop_la_chu_de_nhanh_phuong_tien_giao_thong_d.doc
Giáo Án Liên Quan