Giáo án mầm non lớp lá - Chủ đề nhánh V: Cháu yêu chú bộ đội

Phát triển vận động

- TDS: Tập các động tác về hô hấp, Tay, lưng, bụng, lườn, chân.

Sức khỏe & dinh dưỡng:

+ HĐVS cá nhân hàng ngày:

-Tự rửa tay bằng xà phòng, lau mặt. Đi vệ sinh đúng nơi quy định, sử dụng đồ dùng vệ sinh đúng cách.

+ HĐ ăn:

- Ăn trưa

- Ăn xế

+ Hoạt động lồng ghép các hoạt động và mọi lúc mọi nơi.

 

docx25 trang | Chia sẻ: haiyen55 | Lượt xem: 2099 | Lượt tải: 6Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án mầm non lớp lá - Chủ đề nhánh V: Cháu yêu chú bộ đội, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ NHÁNH V : CHÁU YÊU CHÚ BỘ ĐỘI
Thực hiện từ ngày: 4-12-2017 đến ngày: 8-12-2017
Nội dung giáo dục
Hoạt động giáo dục
Phát triển về thể chất.
 - Trẻ biết tập các ĐT phát triển các nhóm cơ và hô hấp: Tay, lưng, bụng, lườn, chân
-Tự đánh răng lau mặt, rửa tay bằng xà phòng.
- Mời cô, mời bạn khi ăn và ăn từ tốn.
- Không đùa nghịch, không làm đổ vãi thức ăn.
- Không nghịch, chơi một số đồ dùng nguy hiểm.
- Nói người lớn một số trường hợp khẩn cấp: bị đau, chảy máu,sốt 
Phát triển vận động
- TDS: Tập các động tác về hô hấp, Tay, lưng, bụng, lườn, chân. 
Sức khỏe & dinh dưỡng:
+ HĐVS cá nhân hàng ngày:
-Tự rửa tay bằng xà phòng, lau mặt. Đi vệ sinh đúng nơi quy định, sử dụng đồ dùng vệ sinh đúng cách.
+ HĐ ăn: 
- Ăn trưa
- Ăn xế
+ Hoạt động lồng ghép các hoạt động và mọi lúc mọi nơi.
Phát triển về nhận thức
- Trẻ biết và nói đúng tên, công cụ, sản phẩm,các hoạt động và ý nghĩa của nghề quân đội khi được hỏi, trò chuyện.
 -Thực hiện một số công việc theo cách riêng của mình
- Thể hiện ý tưởng của bản thân thông qua các hoạt động khác nhau
- Nhận xét, thảo luận về đặc điểm, sự khác nhau, giống nhau của các đối tượng được quan sát.
- Trẻ biết đo các đối tượng khác nhau bằng một đơn vị đo, so sánh và nói kết quả đo
- HĐ đón trẻ
- HĐ học: 
KPKH:
- Trò chuyện chú bộ đội
LQVT:
HĐH: Ôn nhận biết số lượng và số 7
Tách 1 nhóm thành 2 nhóm nhỏ.
HĐ chơi: 
Phát triển về thẩm mỹ
- Phối hợp các kỹ năng vẽ,nặn,cắt,xé dán,xếp hình để tạo ra sản phẩm có màu sắc,kích thước , hình dáng,đường nét,bố cục.Nhận xét sản phẩm khi hoàn thành
- Hát đúng giai điệu lời ca, hát diễn cảm phù hợp với sắc thái tình cảm của bài hát, qua giọng hát nét mặt điệu bộ cử chỉ..... 
Tạo Hình:
Vẽ tranh chú bộ đội bảo vệ biển đảo(Đt)
HĐ chơi góc âm nhạc, tạo hình: 
Nghe và hát các bài hát về chủ điểm nghề nghiệp.
Phát triển về ngôn ngữ
- Nhận dạng được các chữ cái trong bảng tiếng việt
- Trẻ nói rõ ràng nói rõ câu khi trả lời câu hỏi, khi giao tiếp, Nhận ra các nét chữ đơn giản, tô đồ các nét chữ...
- Trẻ ngoan ngoãn lễ phép không nói tục, chửi bậy.
- Trẻ biết sử dụng các từ cảm ơn, xin lỗi, xin phép, thưa, dạ, vâng khi giao tiếp phù hợp với tình huống.
- Không nói leo, không ngắt lời người khác khi trò chuyện.
LQCC: 
-Ôn chữ cái I,t,c
- HĐ Chơi: Nhận biết các chữ cái các ký hiệu chữ viết qua các từ, tên của góc chơi.
- Hoạt động trong ngày
- Hoạt động trong ngày.
- Trong giờ học
Phát triển về tình cảm xã hội
- Trẻ tự đánh răng, rửa mặt cất dọn đồ dùng đúng nơi quy định.
- Tự làm một số việc đơn giản hàng ngày( vệ sinh cá nhân, trực nhật, chơi...)
- Trong giờ chơi biết chơi cùng nhau. 
- Biết hòa đồng với bạn bè trong nhóm chơi 
- Biết chia sẽ đồ chơi với bạn không đánh bạn
- Biết biểu lộ cảm xúc: vui, buồn, sỡ hãi, tức giận, ngạc nhiên, xấu hổ.
- HĐVS hàng ngày.
HĐC 
- Chơi đóng vai “Cô giáo” “Lớp học” “Bác sĩ, cấp dưỡng” “Cửa hàng sách”
- Chơi trò chơi “Xây dựng doanh trại bộ đội” .
- Cất gọn đồ chơi sau khi chơi.
HĐC: 
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG TUẦN 3
Tên hoạt động
Thứ hai
04/12
Thứ ba
05/12
Thứ tư
06/12
Thứ năm
07/12
Thứ sáu
08/12
Đón trẻ, trò chuyện, điểm danh.
+Đón trẻ: Cô niềm nở, ân cần.
- Trẻ tự cất đồ dùng cá nhân,trẻ chơi nhẹ nhàng 
- Cô trò chuyện để giúp trẻ phân biệt được nghề nhà giáo qua một số đặc điểm của nghề: tên nghề, tính chất,đặc điểm của nghề. 
Giáo dục trẻ có thói quen chào hỏi, cảm ơn, xin lỗi, xưng hô lễ phép với người lớn,cô giáo.
- Cho trẻ nghe nhạc, xem tranh ảnh về chủ điểm nghề nghiệp
*Thể dục buổi sáng: Tập theo nhạc, tập các nhóm cơ và hô hấp, tay, bụng, lườn, chân.
* Điểm danh.
HĐCCĐ
KPKH
Cháu yêu chú bộ đội
PTNN
Thơ: Chú bộ đội hành quân trong mưa”
LQVT
Ôn nhận biết số lượng và số 7
Tách 1 nhóm thành 2 nhóm nhỏ.
LQCC
Ôn chữ cái I, t,c
TH
Vẽ tranh chú bộ đội bảo vệ biển đảo(Đt)
HĐNT
- Dạo chơi quanh sân trường, quan sát bầu trời thời tiết.
- Trò chuyện về bé.
 - Đọc thơ “Chú bộ đội đi xa”.
- C - TCVĐ: Tiếng của ai
- TCDG: Bịt mắt bắt dê
- Chơi tự do: chơi với nước cát, vẽ trên sân.
- Chơi với đồ chơi ngoài trời.
Hoạt động góc
- Góc phân vai: Chơi đóng vai “Bác sĩ”, “mẹ con”, “phòng khám” “Chú bộ đội”
- Góc Xây dựng : Xây doanh trại quân đội
 - Góc tạo hình: Vẽ, tô màu, xé dán, làm album về chủ đề nghề nghiệp.
- Góc học tập: Chọn và phân loại tranh lô tô bạn trai, bạn gái. Tô các nét thẳng, nét ngang, xiên, móc, khuyết, chữa cái.
- Góc Sách: Ôn nhận biết số 7,tách 1 nhóm thành 2 nhóm
- Góc thiên nhiên: Tưới cây, chăm sóc cây cảnh, chậu hoa.
Vệ sinh ăn trưa, ngủ trưa.
HĐVS:
- Tự rửa tay bằng xà phòng, trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Đi vệ sinh đúng nơi quy định, sử dụng đồ dùng vệ sinh đúng cách.
HĐ ăn:
- Mời cô, mời bạn khi ăn và ăn từ tốn.
- Không đùa nghịch, không làm đổ vãi thức ăn. 
- Biết cùng cô thu dọn bàn ghế.
- Cho trẻ ngủ đúng giờ đảm bảo giấc ngủ cho trẻ.
- Vệ sinh đầu tóc gọn gàng ăn chiều.
Hoạt động chiều
- HĐ chơi TC:Thi đội nào nhanh
- Nêu gương, bình cờ.
- Vệ sinh,Trả trẻ.
 HĐ chơi TC:Dung dăng, dung dẻ
- Nêu gương cuối ngày.
- Vệ sinh,trả trẻ.
- HĐ Chơi: TC:Gắn cho đủ số lượng 7
- Nêu gương cuối ngày
- Vệ sinh,
trả trẻ.
- HĐC: TC: Chồng nụ chồng hoa
- Nêu gương cuối ngày.
- Vệ sinh,
trả trẻ.
- Biểu diễn văn nghệ cuối tuần Trò chơi “ Ô số bí mật”
- Nêu gương cuối ngày.
- Vệ sinh trả trẻ.
NỘI DUNG
CHUẨN BỊ
YÊU CẦU
THỰC HIỆN
Hoạt động có chủ đích: 
Trò chuyện chú bộ đội
Ôn cũ: 
Các bài thơ ,bài hát trẻ đã học ,các môn học khác.
Cung cấp kiến thức mới:
Nghề nghiệp
Đọc Thơ: Chú bộ đội đi xa
Trò chơi vận động:
“Kéo co”
Trò chơi dân gian:
 Bịt mắt bắt dê
Trò chơi tự do : Chơi với trò chơi ngoài trời, nhặt lá hoa về làm đồ chơi, chơi với cát. nước, vẽ hình trên cát, vật nổi vật chìm, tưới cây.
Một số tranh ảnh về chú bộ đội
Sân trường bằng phẳng, sạch sẽ , an toàn cho trẻ.
- Trò chơi.
- Hệ thống câu hỏi.
Các bài hát bài thơ đã học. Tranh ảnh về bài thơ bài hát.
Tranh ảnh mô hình về nghề nghiệp.
Sân chơi sạch sẽ.
Lá cây, cát ,nước, phấn, tưới cây.
-Tạo điều kiện cho trẻ được tiếp xúc với thiên nhiên, giúp trẻ cảm nhận được vẻ đẹp cuả thiên nhiên
-Qua trò chơi trẻ yêu quý kính trọng chú bộ đội.
- Rèn luyện trí nhớ .
- Hình thành khả năng phối hợp cùng nhau thực hiên nhiệm vụ.
- Thể hiện sản phẩm theo ý thích của mình.
- Cô giới thiệu buổi dạo chơi cho trẻ. Cô cùng trẻ trao đổi về nội dung buổi dạo chơi.Trò chuyện về nghề chú bộ đội
- Cô cho trẻ chơi đá bóng ; đuổi bắt; làm chú bộ đội; tập tầm vông;bịt mắt tìm bạn. Qua trò chơi cô hỏi trẻ về các ý nghĩa của nghề giáo viên
- Giáo dục trẻ.
- Cô giúp trẻ thuộc, nhớ lại những bài hát, thơ, truyện đã được học.
- Cô cung cấp bài mới về “nghề nghiệp”.
- Cho trẻ hát, đọc thơ về các bài hát đã học.
- Cho trẻ đọc bài thơ: Chú bộ đội đi xa
- Cô giới thiệu tên trò chơi vận động ,trò chơi dân gian: “Tiếng của ai”, “Bịt mắt bắt dê”. Cô hướng dẫn cách chơi luật chơi, sau đó cho trẻ nhắc lại cách chơi.
- Tổ chức cho trẻ chơi.
- Cô bao quát lớp chơi.
- Cô hỏi trẻ cách chơi luật chơi.
- Cô khái quát lại các trò chơi.
- Tổ chức cho trẻ chơi. 
- Cô khái quát lại, kết hợp giáo dục.
- Cho trẻ tự lựa chọn đồ chơi, trò chơi, chơi theo nhóm.
- Cô bao quát trẻ chơi. Cho trẻ chơi 1-2 lần. Cho trẻ về nhóm chơi tự do. Cô cùng trẻ nhận xét.
HOẠT ĐỘNG DẠO CHƠI
HOẠT ĐỘNG Ở CÁC GÓC
Góc chơi 
Tên trò chơi 
Chuẩn bị 
Yêu cầu 
 Thực hiện 
Góc chơi đóng vai 
- Mẹ con” “Phòng khám bệnh” “Cửa hàng” 
Chọn vai “Mẹ con” Dụng cụ y tế: Thuốc, ống tiêm, ống nghe, sổ khám, áo quần bác sĩ, y tá, Đồ dùng cá nhân.
- Trẻ tự chọn nhóm chơi, vai chơi.
- Biết thể hiện một vài hành động chơi phù hợp với vai mình đóng. Khi chơi trẻ biết giao tiếp với nhau, hoà thuận trong khi chơi. Thể hiện sự hiểu biết của trẻ về vai Chú bộ đội
- Sau khi ổn định xong cô cho trẻ tự nói lên các góc chơi ở trong lớp, có bao nhiêu góc.
- Cô giáo giới thiệu trò chơi mới, tổ chức thảo luận chung cả lớp, cô đưa ra câu hỏi gợi ý. 
- Khuyến khích trẻ cùng bàn bạc. Chọn trò chơi, chỗ chơi, nhóm chơi và cùng nhau xây dựng ý tưởng chơi của cả nhóm khi trẻ đã về các nhóm chơi cô giáo gợi ý để trẻ trong nhóm tự phân vai chơi, phân công các công việc trong nhóm, bàn bạc cách thức và trình tự thực hiện các công việc chung của cả nhóm chơi. 
- Trong quá trình chơi cô đến quan sát từng nhóm chơi, luôn tạo cho trẻ cơ hội sáng tạo. Cô đến nhóm nấu ăn: Các bác ơi hôm nay các bác định cho chúng tôi ăn món gì thế? Vậy các bác cần phải chọn mua thức ăn thật tươi, đảm bảo vệ sinh nhé.
- Cô thường xuyên chú ý tới mối quan hệ của trẻ trong các vai chơi, để hình thành tính tự lập tự tin ở trẻ, theo dõi quan sát để có kế hoạch gợi ý thay đổi vai chơi.
- Kết thúc buổi chơi cô giáo tập trung cả lớp
nhận xét sau khi chơi. Cho trẻ tự nhận xét nhóm chơi của mình, xem đã đạt theo yêu cầu và nhiệm của trò chơi chưa? 
Góc chơi xây dựng 
Xây doanh trại bộ đội
- Gạch gỗ, cây cảnh, ngôi nhà.
- Trẻ biết sử dụng các loại khối gỗ, cây xanh, hoa để xây doanh trại bộ đội, có đường đi, cổng ra vào, sắp xếp theo bố cục mà trẻ nghĩ ra từ những miếng xốp trẻ xếp được doanh trại cho các chú bộ đội
Nghệ thuật
 Tô, vẽ, xé, dán chú bộ đội,hoa tặng các chú bộ đội
 Hát múa. 
- Tranh ảnh về các chú bộ đội,hoa.
- Giấy, hồ, bút màu. Phách gỗ, lắc nhạc, máy tính. 
- Hứng thú tham gia các hoạt động, bước đầu có một số kỹ năng vẽ, nặn đơn giản, tạo ra sản phẩm. 
- Trẻ biểu diễn với nhau; trẻ biểu diển các bài hát trong chủ điểm nghề nghiệp
Góc thư viện 
 Xem tranh ảnh, sách về chủ đề nghề nghiệp, chơi lôtô. 
- 1 số tranh ảnh về nghề nghiệp
- Trẻ biết lật từng trang đề xem và không làm rách.
 Góc khoa học 
Chăm sóc cây cảnh ở lớp.
- Vườn, nước tưới, cát, hòn sỏi.
- Trẻ thích lao động, tưới cây, xới đất, chơi với cát, làm nhẹ nhàng
VỆ SINH:
NÊU GƯƠNG 
TRẢ TRẺ
Trẻ biết cách rửa tay, chân sạch sẽ bằng xà phòng trước và sau khi ăn, khi đi tiêu tiểu.
Biết giữ gìn vệ sinh trường lớp.
Trẻ thuộc các tiêu chuẩn cắm cờ, biết cách nhận lỗi khi mình mắc lỗi, biết nhận xét cho nhau 
*Chuẩn bị: Bảng bé ngoan, phiếu bé ngoan, một số bài hát, bài thơ của chủ đề có nội dung giáo dục.
*Thực hiện: Cô cho trẻ hát “Cả tuần đều ngoan”, cô trò chuyện sơ lược về nội dung bài hát cùng trẻ, rồi cho trẻ nhắc lại các tiêu chuẩn bé ngoan trong tuần. Cô theo dõi bổ sung thêm ý. Xong cho trẻ tự nhận xét theo tổ, cá nhân. Cho trẻ cắm cờ theo tổ, lồng bài hát, bài thơ có nội dung giáo dục trẻ. Cho trẻ kiểm tra, so sánh số cờ của mình, của bạn. Những trẻ có từ 3 cờ trở lên thì được cô tặng phiếu bé ngoan. 
- Trả trẻ đúng thời gian quy định, trả trẻ tận tay phụ huynh, nhắc nhở trẻ chào cô khi ra về.
********************************
 Thứ 2 ngày 04 tháng 12 năm 2016
Hoạt động có chủ đích: KPKH
Đề tài : Cháu yêu chú bộ đội
I/ MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU
1.Kiến thức
- Trẻ nhận biết được đặc điểm về trang phục, công việc của chú bộ đội bộ binh, bộ đội hải quân, bộ đội đặc công.
- Biết được trang phục và một số đồ dùng để làm việc của chú bộ đội.
2.Kĩ năng:
- Biết phân biệt, so sánh được đặc điểm đặc trưng của các chú bộ đội.
- Rèn kĩ năng quan sát và ghi nhớ.
3. Thái độ:
- Trẻ biết yêu thương kính trọng chú bộ đội.Hứng thú tham gia vào các hoạt động trong giờ học.
II. CHUẨN BỊ 
- Cho cô: Đĩa có hình ảnh hoạt động của chú bộ đội bộ binh, bộ đội hải quân, bộ đội đặc công.
- Tranh vẽ hình ảnh chú bộ đội dán xung quanh lớp, một số trang phục như: quần áo, mũ của chú bộ đội bộ binh, hải quân, đặc công.
- Đĩa nhạc bài: Làm chú bộ đội, cháu thương chú bộ đội.
- Cho trẻ: Lô tô có hình chú bộ đội hải quân, đặc công, bộ binh.
III/ CÁCH TIẾN HÀNH
*HĐ1:Ôn định tổ chức,vào bài:
- Cô cùng trẻ trò chuyện về ngày 22/12.
- Cô đố các con 22/12 là ngày gì?
- Đó là ngày lễ kỉ niệm của các chú bộ đội đã vì đất nước, vì nhân dân giữ gìn đất nước, bảo vệ hòa binh. Vì thế ai cũng yêu thương và kính trọng các chú bộ đội.
- Vậy khi lớn lên có bạn nào thích làm chú bộ đội không?
- Làm chú bộ đội là làm những gì?
- Các con cùng tập làm chú bộ đội nhé!Cho trẻ tập đi đều 1-2, tập làm chú bộ đội đứng ngắm bắn súng, chú bộ đội đứng chào cờ.
- Các con đã tập làm chú bộ đội, vậy chú bộ đội làm công việc gì?
- Có rất nhiều chú bộ đội đóng quân ở các doanh trại bộ đội, các chú bộ đội làm rất nhiều công việc khác nhau và rất vất vả. Để hiểu rõ hơn về các chú bộ đội và công việc của các chú làm như thế nào? Các con cùng xem qua màn hình nhé!
* HĐ2:Bé khám phá
* Quan sát chú bộ đội bộ binh 
- Trên màn hình có hình ảnh ai đây?
- Chú bộ đội mặc trang phục như thế nào?
- Các chú đang làm gì?
- Các chú bộ đội đang đi đâu đây?
- Trên lưng chú đeo cái gì?
- Các con hãy cùng đứng dậy làm chú bộ đội đi duyệt binh( kết hợp mở nhạc bài làm chú bộ đội).
- Cô khái quát: Vừa rồi các con được quan sát và trò chuyện về chú bộ đội bộ binh. Các chú mặc trang phục màu xanh lá cây, mũ có ngôi sao vàng, vai đeo súng. Hằng ngày các chú thường tập luyện: bắn súng, diễn tập, duyệt binh. Ngoài ra các chú còn tăng gia sản xuất trồng rau, nuôi lợn để tăng khẩu phần ăn hằng ngày, các chú bộ đội làm rất nhiều công việc, ngày đêm canh gác để bảo vệ tổ quốc.
*Quan sát chú bộ đội hải quân: 
- Cô đọc câu đố:
“Mặc quần áo trắng, đứng gác ngoài đảo” 
 ( đó là chú bộ đội gì?)
- Muốn biết được có phải chú bộ đội hải quân không, các con nhìn lên màn hình.
- Chú bộ đội hải quân đang làm việc ở đâu?
- Chú bộ đội hải quân mặc quần áo màu gì?
- Các chú bộ đội hải quân đang làm gì?
- Cô khái quát: Đây là hình ảnh chú hải quân mặc trang phục quần áo màu trắng có viền màu xanh nước biển, mũ có màu trắng, trên vai cũng có quân hàm. Chú bộ đội hải quân làm việc ở ngoài hải đảo xa xôi và canh giữ vùng biển cho tổ quốc.
* Tương tự bộ đội đặc công.
*HĐ3:Trò chơi củng cố:
+Trò chơi 1: “ Thi xem ai nhanh”
- Các con hãy kể xem các con được làm quen với những chú bộ đội nào?
- Các con đã biết được công việc và trang phục của các chú bộ đội bộ binh, bộ đội hải quân, bộ đội đặc công, bây giờ các con hãy cùng chơi trò chơi thi xem ai nhanh( Cô nói tên trẻ giơ hình ảnh và nói tên, sau đó cô miêu tả trang phục trẻ giơ hình ảnh và nói tên).
- Sau mỗi lần chơi cô nhận xét khen trẻ.
+Trò chơi 2: “Hãy tìm cho đúng”
- Các con đã vượt qua được trò chơi thi xem ai nhanh, trò chơi tiếp theo là hãy tìm cho đúng.
- Cách chơi: cô đã chuẩn bị trên bàn có rất nhiều trang phục:quần áo, mũ dày, dép, ba lô của các chú bộ đội. Ở xung quanh lớp cô có ba bức tranh vẽ chú bộ đội bộ binh, hải quân, đặc chủng.
- Các con hãy tìm đúng trang phục về chỗ có hình ảnh chú bộ đội tương ứng đúng với tranh vẽ.
- Cho trẻ chơi 2 - 3 lần( trong quá trình chơi mở nhạc bài cháu thương chú bộ đội).
- Cô nhận xét trẻ chơi, tuyên dương và động viên trẻ.
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
HĐCCĐ: Trò chơi :“Thi đội nào nhanh”
I/ MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU
1/ Kiến thức
- Trẻ biết được một số công việc, nhiệm vụ và nơi làm việc của chú bộ đội. 
- Biết được trang phục và một số đồ dùng để làm việc của chú bộ đội.
- Trẻ tham gia trò chơi một cách thành thạo.
2/ Kĩ năng
- Rèn sự chú ý, ghi nhớ có chủ định, rèn kĩ năng so sánh, nhận biết.
- Rèn kĩ năng nhanh nhẹn khi tham gia chơi.Phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
3/ Thái độ
- Giáo dục trẻ biết đoàn kết, phối hợp với các bạn khi chơi.
- Trẻ biết kính trọng và yêu quý các chú bộ đội.
II/ CHUẨN BỊ
- Tranh, một số hình ảnh: nơi làm việc, công việc, trang phục, đồ dùng của chú bộ đội.
- Tranh lô tô đồ dùng, trang phục của chú bộ đội.
III/ CÁCH TIẾN HÀNH
Ôn định tổ chức,vào bài:
- Cho trẻ hát bài " Làm chú bộ đội"
- Các con vừa hát bài gì?
- Trong bài hát nói về điều gì?
- Thế chú bộ đội làm những công việc gì?
- Lớn lên con có muốn làm chú bộ đội không?
- Cô dẫn dắt vào bài
- Cô đặt các câu hỏi để trẻ cũng cố lại các kiến thức đã học
- Cô giới thiệu trò chơi
*Trò chơi: “Thi đội nào nhanh”
- Cô giới thiệu cách chơi, luật chơi. 
+ Cách chơi: Chia trẻ về theo nhóm và cùng nhau thảo luận sau đó khoanh tròn vào các đồ dùng trang phục của chú bộ đội. 
+ Luật chơi: Đội nào khoanh được nhiều và đúng đội đó chiến thắng.
- Cô tổ chức cho trẻ chơi.
- Cô bao quát, khuyến khích trẻ chơi.
- Cô nhận xét tuyên dương.
*Kết thúc : Hồi tĩnh
- Cho trẻ đi vòng tròn nhẹ nhàng 1-2 vòng, vừa đi vừa hít thở sâu.
ĐÁNH GIÁ TRONG NGÀY:
 - Tình trạng sức khỏe trẻ:	.
 - Trạng thái, cảm xúc, thái độ, hành vi của trẻ:	.
- Kiến thức và kỹ năng của trẻ:	.
Thứ 3 ngày 05 tháng 12 năm 2016
Hoạt động có chủ đích: LQVH
Đề tài : Thơ “Chú bộ đội hành quân trong mưa ”
I/ MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU
1/ Kiến thức:
- Trẻ thuộc bài thơ , hiểu nội dung bài thơ, biết đọc diễn cảm bài thơ qua đó trẻ bộc lộ cảm xúc của mình qua bài thơ (giọng điệu, nhịp điệu, cử chỉ, nét mặt, điệu bộ).
- Giúp trẻ biết được công việc hành quân của các chú bộ đội.
2/ Kĩ năng:
- Kỹ năng nghe hiểu bài thơ.
- Rèn kỹ năng trả lời câu hỏi mạch lạc.
- Phát triển ngôn ngữ mạch lạc.
3/Thái độ:
- Trẻ biết yêu thương kính trọng chú bộ đội
- Biết yêu quý, trân trọng một số nghề trong xã hội
- Giáo dục trẻ tinh thần đoàn kết, biết yêu thương giúp đỡ bạn
II/ CHUẨN BỊ 
- Tranh vẽ chú bộ đội và một số tranh minh họa về nội dung bài thơ.
- Máy casset.
- Bảng ghi nội dung bài thơ.
- Lô tô.
III/ CÁCH TIẾN HÀNH
*HĐ1:Ôn định tổ chức ,vào bài:
- Cô cho trẻ hát và vận động bài hát: “Cháu yêu chú Bộ Đội”.
- Các con vừa hát và vận động bài hát nào?
- Trong bài hát nói về ai?
- Chú Bộ Đội làm nhiệm vụ gì?
- Thế các con có thương yêu chú bộ đội như em bé trong bài hát này không?
- Vì sao các con thương yêu chú bộ đội?
- Đúng rồi các con phải thương yêu chú bộ đội vì chú bộ đội phải ngày đêm vất vả canh giữ nơi biên giới, ở ngoài đảo xa, để cho các con được đến trường đấy.
- Hôm nay cô có một bài thơ cũng nói về công việc của chú bộ đội, các con có thích cô đọc không nào?
- Bây giờ các con lắng nghe cô đọc nhé!
* HĐ2:Bé tìm hiểu
- Cô đọc diễn cảm lần 1: Không giải thích.
- Cô đọc diễn cảm bài thơ lầ 2 : Kết hợp tranh minh họa.
* Giảng nội dung bài thơ: Bài thơ nói về sự vất quả của chú bộ đội các chú phải hành quân trong mưa, cho dù áo ướt, cho dù đêm tối, đường xa đi chăng nữa nhưng chú vẫn cứ đi cứ đi. Chú ra mặt trận để chiến đấu với kẻ thù, giữ lấy hòa bình cho đất nước, cho các con được ăn ngon mặc đẹp và cả được đến trường đấy.
*Đàm thoại - Giảng từ khó: 
- Cô vừa đọc xong bài thơ rồi đấy, bạn nào cho cô biết bài thơ có tên là gì? 
- Bài thơ do ai sáng tác?
- Đúng rồi, bài thơ “ Chú bộ đội hành quân trong mưa” do cô Vũ Thúy Hường sáng tác.
- Vậy bài thơ nói về ai các con?
- À, bài thơ nói về chú bộ đội đang hành quân. Thế hành quân là như thế nào?
- Hành quân là nói về công việc của chú bộ đội phải bước đi nhanh và đều để đi đến một nơi nào đó.
- Chú bộ đội đang hành quân trong điều kiện như thế nào? Vì sao con biết?
- Vì có câu thơ: 
“ Mưa rơi mưa rơi
 Lộp bộp lộp bộp” Đúng không nào?
- Chú bộ đội hành quân vào ban ngày hay ban đêm các con? Vì sao các con biết?
- Chú bộ đội phải hành quân trong điều kiện thật vất vả,chú phải đi trong mưa, trong đêm tối.
- Vậy chú bộ đội đi đâu vậy? 
- À, chú bộ đội hành đang hành quân ra mặt trận, thế ra mặt trận là đi đâu?
 - Ra mặt trận tức là các chú phải ra một nơi mà ở đó diễn ra đánh nhau đấy các con.
 - Thế bước đi của chú thì như thế nào?
 - À, bước đi dồn dập. Vậy bước đi dồn dập là bước đi như thế nào?
 - Bước đi dồn dập là bước đi nhanh và đều.
- Vậy các con có thương yêu chú bộ đội không nào?
 - Có

File đính kèm:

  • docxkham pha khoa hoc 5 tuoi nghe nghiep tuan 5_12245113.docx
Giáo Án Liên Quan