Giáo án Mầm non Lớp Lá - Chủ đề: Nước và các hiện tượng thiên nhiên - Năm học 2021-2022

I. CHUẨN BỊ:

- Tranh ảnh về lợi ích của nước đối với cuộc sống, các nguồn nước.

- Tranh sưu tầm, nguyên vật liệu,tạo sản phẩm.

- Trò chuyện với trẻ về luật giao thông thông quen thuộc mà trẻ biết vào chiều thứ sáu tuần trước.

- Cho trẻ tự sưu tầm một số tranh ảnh về nước và các hiện tượng tự nhiên từ sách báo.

II. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:

 Hoạt động 1: Tạo hứng thú:

- Cô đưa ra câu hỏi:

- Cho trẻ hát những bài hát có liên quan đến chủ đến nước và các hiện tượng tự nhiên.

- Cho trẻ xem tranh về nước và các hiện tượng tư nhiên.

- Các con biết nước có những lợi ích gì cho chúng ta?

- Các con có biết nước có những tính chất gì, nước có những trạng thái nào?

 Hoạt động 2: Tìm hiểu hứng thú và những điều trẻ chưa biết:

- Cô trò chuyện cùng trẻ giúp trẻ biêt được một số kiến thức co bản về nước

- Biết một số ích lợi, tác dụng của nước đối với cuộc sống, con người, cây cối, loài vật và sự cần thiết của nước.

 - Nhận biết một số nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước và vì sao cần phải giữ gìn nguồn nước sạch, không làm bẩn nguồn nước sạch và tiết kiệm nước.

- Các nguồn nước trong môi trường sống: nước máy, nước giếng, nước mưa

 Hoạt động 3: Tạo môi trường chủ đề

- Cô chia trẻ ra làm 4 nhóm và phân công:

- Nhóm 1: Làm đồ chơi bằng hộp thuốc, mo dừa.

- Nhóm 2: trẻ vẻ tranh, tô màu về các mùa trong năm

- Nhóm 3: làm ubum các hiện tượng thiên nhiên, biến đổi khí hậu

- Nhóm 4: Sắp xếp trang trí vòng tuần hoàn của nước

- Cô giao nhiệm vụ cho trẻ sưu tầm hình ảnh, tranh ảnh, truyện, sách về hiện tượng thiên nhiên.

 

doc23 trang | Chia sẻ: hungbach2 | Ngày: 08/07/2023 | Lượt xem: 207 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Mầm non Lớp Lá - Chủ đề: Nước và các hiện tượng thiên nhiên - Năm học 2021-2022, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ CHỦ ĐỀ
BÉ TÌM HIỂU VỀ NƯỚC
TỪ NGÀY 12/04 ĐẾN NGÀY 18/04/2022
I. CHUẨN BỊ:
I.CHUẨN BỊ:
Tranh ảnh về lợi ích của nước đối với cuộc sống, các nguồn nước.
Tranh sưu tầm, nguyên vật liệu,tạo sản phẩm.
Trò chuyện với trẻ về luật giao thông thông quen thuộc mà trẻ biết vào chiều thứ sáu tuần trước.
Cho trẻ tự sưu tầm một số tranh ảnh về nước và các hiện tượng tự nhiên từ sách báo.
II. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
 Hoạt động 1: Tạo hứng thú:	
Cô đưa ra câu hỏi:
Cho trẻ hát những bài hát có liên quan đến chủ đến nước và các hiện tượng tự nhiên.
Cho trẻ xem tranh về nước và các hiện tượng tư nhiên.
Các con biết nước có những lợi ích gì cho chúng ta?
Các con có biết nước có những tính chất gì, nước có những trạng thái nào?
 Hoạt động 2: Tìm hiểu hứng thú và những điều trẻ chưa biết:
Cô trò chuyện cùng trẻ giúp trẻ biêt được một số kiến thức co bản về nước
 Biết một số ích lợi, tác dụng của nước đối với cuộc sống, con người, cây cối, loài vật và sự cần thiết của nước.
- Nhận biết một số nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước và vì sao cần phải giữ gìn nguồn nước sạch, không làm bẩn nguồn nước sạch và tiết kiệm nước.
 Các nguồn nước trong môi trường sống: nước máy, nước giếng, nước mưa
 Hoạt động 3: Tạo môi trường chủ đề
Cô chia trẻ ra làm 4 nhóm và phân công:
Nhóm 1: Làm đồ chơi bằng hộp thuốc, mo dừa.
Nhóm 2: trẻ vẻ tranh, tô màu về các mùa trong năm
Nhóm 3: làm ubum các hiện tượng thiên nhiên, biến đổi khí hậu
Nhóm 4: Sắp xếp trang trí vòng tuần hoàn của nước
Cô giao nhiệm vụ cho trẻ sưu tầm hình ảnh, tranh ảnh, truyện, sách về hiện tượng thiên nhiên.
Duyệt của BGH
Duyệt của tổ khối
Ngô Thị Thảo
Giáo viên
Đặng Thị Ngọc Hải
ĐÓNG CHỦ ĐỀ
BÉ TÌM HIỂU VỀ NƯỚC
TỪ NGÀY 12/04 ĐẾN NGÀY 18/04/2022
I. CHUẨN BỊ:
I.CHUẨN BỊ:
Tranh ảnh về lợi ích của nước đối với cuộc sống, các nguồn nước.
Tranh sưu tầm, nguyên vật liệu,tạo sản phẩm.
Trò chuyện với trẻ về các hiện tượng thiên nhiên quen thuộc mà trẻ đã học trong tuần vào chiều thứ sáu.
Cho trẻ tự sưu tầm một số tranh ảnh về nước và các hiện tượng tự nhiên từ sách báo.
Tạp chí, giấy màu, đất nặn, keo, hồ dán.
II. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
 Hoạt động 1: Tạo hứng thú:	
Cô đưa ra câu hỏi:
Cho trẻ hát những bài hát có liên quan đến chủ đến nước và các hiện tượng tự nhiên.
Cho trẻ xem tranh về nước và các hiện tượng tư nhiên.
Các con biết nước có những lợi ích gì cho chúng ta?
Các con có biết nước có những tính chất gì, nước có những trạng thái nào?
Nước thì có ở đâu?
 Hoạt động 2: ôn lại những kiến thức mà cháu được tìm hiểu trong tuần qua:
Cô trò chuyện cùng trẻ giúp trẻ biêt được một số kiến thức co bản về nước
 Biết một số ích lợi, tác dụng của nước đối với cuộc sống, con người, cây cối, loài vật và sự cần thiết của nước.
Nhận biết một số nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước và vì sao cần phải giữ gìn nguồn nước sạch, không làm bẩn nguồn nước sạch và tiết kiệm nước.
 Các nguồn nước trong môi trường sống: nước máy, nước giếng, nước mưa, nước hồ, ao, sông, biển
 Hoạt động 3: trò chơi
Tổ chức cho trẻ ca hát, đố vui về chủ đề trong tuần. Chơi lại các trò chơi của chủ đề.
Cô giao nhiệm vụ cho trẻ sưu tầm hình ảnh, tranh ảnh, truyện, sách về hiện tượng thiên nhiên.
Duyệt của BGH
Duyệt của tổ khối
Giáo viên
MẠNG HOẠT ĐỘNG
Chủ đề: HIỆN TƯỢNG TỰ NHIÊN
CHỦ ĐỀ NHÁNH 1 : BÉ TÌM HIỂU VỀ NƯỚC
TỪ NGÀY 12/04 ĐẾN NGÀY 18/04/2022
 PTTM-NK
 Vẽ :Mưa rơi
KPKH
Bé khám phá sự kỳ diệu của nước.
 Trẻ biết các vẽ mưa, màu sắc của nước
Trẻ biết được trạng thái tính chất của nước
BÉ TÌM HIỂU VỀ NƯỚC
 PTNT
Đo dung tích bằng một các đơn vị đo.
 PTTC 
 Đi bước dồn ngang trên ghế thể dục
Trẻ biết cách đi dồn ngang trên ghế thể dục
Trẻ biết cách đo dung tích bằng các đơn vị đo khác nhau
 PTNN – BLNT
Kể chuyện “Giọt nước tí xíu”.
Tại sao răng quan trọng
Trẻ chú ý lắng nghe cô kể chuyện, nhớ được tên truyên
Duyệt của tổ khối
 Ngô Thị Thảo
Giáo viên
Đặng Thị Ngọc Hải
KẾ HOẠCH TUẦN
Chủ đề: HIỆN TƯỢNG TỰ NHIÊN
CHỦ ĐỀ NHÁNH 1 : BÉ TÌM HIỂU VỀ NƯỚC
TỪ NGÀY 12/04 ĐẾN NGÀY 18/04/2022
Thời điểm
Tuần 24: PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
Thứ 3
12/04
Thứ 4
13/04
Thứ 5
14/04
Thứ 6
15/04
Thứ 2
18/04
ĐÓN TRẺ 
Ñoùn treû vaøo lôùp, nhắc nhỡ trẻ cất đồ dùng cá nhân và ổn định lớp.
- Trò chuyện các nguồn nước trong môi trường sống và lợi ích, tác dụng của nước đối với cuộc sống, con người, cây cối, loài vật và sự cần thiết của nước.( cs 57)
- Trẻ yêu thích thiên nhiên, có ý thức giữ gìn và bảo vệ nguồn nước.
THỂ DỤC SÁNG
- Thể dục sáng: 
 - HH: Hít vào, thở ra ( 2 lần x 8 nhịp)
 - Tay: Đưa 2 tay dang ngang gặp trước ngực (3 lần x 8 nhịp)
 - Chân: Ngồi khuỵu gối ( 3 lần x 8 nhịp)
 - Bụng: đứng cúi người về trước ngã người ra sau ( 2 lần x 8 nhịp)
 - Bật: bật luân phiên chân trước chân sao (3 lần x 8 nhịp)
ĐIỂM DANH
Điểm danh bạn vắng,nêu lý do kiểm tra vệ sinh 
Biết quá khứ, tương lai, hiện tại, biết các ngày thứ trong tuần
Biết quan sát thời tiết, gắn biểu tượng
Biết chia sẽ thông tin cùng bạn
Chia sẽ tâm trạng của mình với cô với bạn
 - Trò chuyện về chủ đề.
HOẠT ĐỘNG CHUNG
KPKH
Bé khám phá sự kỳ diệu của nước.
PTNN
Kể chuyện “Giọt nước tí xíu”.
Tại sao răng quan trọng
PTTM
Vẽ :Mưa rơi
PTNT
Đo dung bằng một đơn vị đo.
PTTC
 Đi bước dồn ngang trên ghế thể dục
BTLNT 
Pha nước cam
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
* Quan sát: bầu trời, cây cối, hoa lá.
 -Thích khám phá các sự vật, hiện tượng xung quanh.
* Ôn thơ : gió, sắp mưa, .
* Trò chơi vận động: sắp mưa
* Trò chơi dân gian: thả đỉa ba ba
* Chơi tự do: chơi với các đồ chơi ngoài trời, xếp xe bằng que.
HOẠT ĐỘNG GÓC
* PV: Phòng bán vé
* XD: - Xây công viên nước, khu du lịch.
* NT: - Vẽ, nặn, xé dán, tô màu các hiện tương tự nhiên
 - Nghe và hát theo đĩa bài “cho tôi đi làm mưa với”. Sử dụng nhạc cụ gõ đệm
* HT: - Chơi tạo nhóm, Đếm đến 10.Nhận biết số lượng trong phạm vi 10
 - Chơi ngôi nhà toán học của Milie
*TN: - Chăm sóc cây, theo dõi quá trình phát triển của cây
Hoạt Động chiều
Ôn lại kiến thức,kỹ năng
Cho cháu vào góc thực hiện các bài tập đã học
TRẢ TRẺ
Chơi tự do với các đồ chơi ở trong góc.
Trao đổi tình hình học tập của trẻ trong ngày
Duyệt của BGH
Duyệt của tổ khối
Ngô Thị Thảo
Giáo viên
Đặng Thị Ngọc Hải
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG
Thứ ba, ngày 12 tháng 04 năm 2022
Chủ đề: HIỆN TƯỢNG TỰ NHIÊN
CHỦ ĐỀ NHÁNH 1 : BÉ TÌM HIỂU VỀ NƯỚC
 PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
 KPKH: BÉ KHAM PHA SỰ KỲ DIỆU CỦA NƯỚC
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
Trẻ 3 tuổi
 - Trẻ biết được một số tính chất của nước 
- Quan thí nghiệm để tìm ra, phân biệt  một số tính chất của nước.
-Giáo dục trẻ biết sử dụng tiết kiệm các nguồn nước sạch và phải biết bảo vệ chúng.
Trẻ 4 tuổi
 - Nêu nói tên được một số tính chất của 
- Quan sát và làm thí nghiệm để tìm ra, phân biệt  một số tính chất của nước.
-Giáo dục trẻ biết sử dụng tiết kiệm các nguồn nước sạch và phải biết bảo vệ chúng.
Trẻ 5 tuổi
  - Nêu được một số tính chất của nước và ứng dụng của các tính chất đó vào trong cuộc sống.
- Quan sát và làm thí nghiệm để tìm ra, phân biệt  một số tính chất của nước.
-Giáo dục trẻ biết sử dụng tiết kiệm các nguồn nước sạch và phải biết bảo vệ chúng.
II. CHUẨN BỊ:
 - Bình nước, khay đựng nước.
- Muối, đường, cát,...
- Ly nhựa, thìa nhựa, bọc nilon, bông y tế.
- Tranh ảnh phục vụ cho bài học.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
 * Hoạt động 1: Ổn định
- Cô cùng trẻ chơi tập tầm vông
- Đưa bức tranh trong tay cô (mưa) cho trẻ quan sát.
- Trò chuyện về nội dung bức tranh, về chủ đề.
* Hoạt động 2: Trò chuyện đàm thoại về nước và một số tính chất của nước
+ Nhận biết màu, mùi, vị của nước:
- Cô cho trẻ quan sát bình nước.
- Nước là chất lỏng hay chất rắn?
- Khi quan sát nước em thấy nước như thế nào?
- Nước có mùi gì?
- Cô cho trẻ ngửi thử.
- Hỏi: nước có vị gì?
- Cô cho trẻ uống nước
- Hỏi trẻ: Vậy tính chất đầu tiên của nước là gì? (nước là chất lỏng trong suốt, không màu, không mùi, không vị)
+ Nhận biết hình dạng của nước.
- Cô rót nước vào chai - Nước có hình gì?
- Cô đổ nước ra ly - Nước có hình gì?
- Cô đổ nước ra bọc nilon - Nước có hình gì?
- Cô đổ một ít nước ra khay - Nước có hình gì?
=> Kết luận: Nước không có hình dạng nhất định, nước có hình dạng của vật chứa nó, Khi ở trong chai, nước có hình chai, trong ly có hình ly, trong bọc có hình bọc
+ Tìm hiểu tính thấm hoặc không thấm qua một số vật.
- Cô đưa 1 ít bông y tế ra
- Đổ một ít nước vào bông cho trẻ quan sát. Hỏi trẻ:
- Nước có thấm vào bông không?
- Ngoài bông ra còn có cái gì thấm nước nữa không? (vải, chiếu, giấy báo..)
- Nước không thấm qua vật nào? (- Nilon, nhựa, thủy tinh, sắt)
- Vậy nước có thêm tính chất gì nữa?
=> Nước thấm qua một số chất, và một số chất thì không thấm nước.
+ Tìm hiểu sự hòa tan hoặc không hòa tan một số chất.
- Cô rót nước ra ly, đổ các chất (Đường, muối, cát, sỏi....) vào nước, dùng thìa khuấy đều, hỏi trẻ:
- Nước có hòa tan chất cô vừa cho vào không?
- Vậy, chất nào tan trong nước, chất nào không tan trong nước?
- Cho trẻ rút ra tính chất của nước?
- Cho trẻ phát biểu lại khái niệm và tính chất của nước
* Hoạt động 3: Vẽ “mưa”
- Cô phát cho mỗi trẻ 1 tờ giấy A4 và bút chì.
- Hướng dẫn trẻ vẽ mưa rơi.
- Cô bao quát, gợi ý cho trẻ vẽ mưa
*  Kết thúc:
- Cô nhận xét, tuyên dương trẻ
- Trẻ vui hát bài “Cho tôi đi làm mưa với” và ra sân chơi.
Nhận xét:
.....................
........................
Duyệt của tổ khối
Ngô Thị Thảo
Giáo viên
Đặng Thị Ngọc Hải
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG
Thứ tư , ngày 13 tháng 04 năm 2022
Chủ đề: HIỆN TƯỢNG TỰ NHIÊN
CHỦ ĐỀ NHÁNH 1 : BÉ TÌM HIỂU VỀ NƯỚC
NHA HỌC ĐƯỜNG:
TẠI SAO RĂNG QUAN TRỌNG
 I Mục đích, yêu cầu
 Trẻ 3 tuổi 
Trẻ thích nghe cô kể chuyện,trả lời được các câu hỏi cuả cô.Nhớ được trình tự câu chuyện.Thuộc những ghi nhớ trong câu chuyện.
 Rèn kỹ năng nghe,quan sát,sự chú ý, ghi nhớ có chủ định ở định ở trẻ .
 Giáo dục trẻ giữ gìn vệ sinh răng miệng , không ăn kẹo vào buổi tối,sau khi ăn phải chải răng miệng g sạch sẽ.
Trẻ 4 tuổi 
Trẻ hiểu nội dung câu truyện, thích nghe cô kể chuyện,trả lời được các câu hỏi cuả cô.
 Rèn kỹ năng nghe,quan sát,sự chú ý, ghi nhớ có chủ định ở định ở trẻ .
Giáo dục trẻ giữ gìn vệ sinh răng miệng, không ăn kẹo vào buổi tối,sau khi ăn phải chải răng miệng g sạch sẽ.
.
Trẻ 5 tuổi
Trẻ hiểu nội dung câu truyện, thích nghe cô kể chuyện,trả lời được các câu hỏi cuả cô.Nhớ được trình tự câu chuyện.Thuộc những ghi nhớ trong câu chuyện.
Rèn kỹ năng nghe,quan sát,sự chú ý, ghi nhớ có chủ định ở định ở trẻ .
Giáo dục trẻ giữ gìn vệ sinh răng miệng, không ăn kẹo vào buổi tối,sau khi ăn phải chải răng miệng g sạch sẽ.
II. Chuẩn bị:
Đồ dùng: Tranh truyện “Hội thi răng đẹp”
Đội hình: 	Ngồi chữ U 
III. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CÔ
 HOẠT ĐỘNG TRẺ 
*Hoạt động 1: ổn định:
 + Vận động: “Cái mũi”. Đàm thoại chủ đề 
+ Giới thiệu hình ảnh bạn có hàm răng đẹp và răng không đẹp. Cho trẻ nhận xét từng tranh.
 + Giới thiệu và kể chuyện." Một cô công chúa".
*Hoạt động 2: kể chuyện:" Một cô công chúa" 
+ Cô kể lần 1 diễn cảm .
- Trò chuyện nội dung cậu chuyện một cô công chúa.
- Đọc thơ: "Bé ngoan".
 + Đàm thoại: 
 - Công chúa đã bị đau gì? Tại sao? Nếu cháu có thói quen giống công chúa cháu sẽ thế nào ? Răng cần cho chúng ta không? Răng dùng để làm gì? Nếu không có răng chúng ta thế nào? Bác sỹ chỉ dẫn công chúa chăm sóc răng thế nào? Giáo dục
* Cho trẻ đọc ghi nhớ : Răng có 3 nhiệm vụ quan trọng: 
1/ Giúp cháu ăn ngon miệng, nhai nhuyễn thức ăn, ăn mau tiêu chóng lớn.
2/Giúp các cháu phát âm đúng:Nói rõ, đọc đúng, hát hay.
3/ Răng giúp các cháu cười đẹp,gương mặt dễ thương.
*Hoạt động 3: Trò chơi: 
- Khám răng cho nhau- Bé tập làm bác sỹ- Từng đôi bạn nhìn nhau cười, đếm răng cho nhau có mấy cái răng đẹp không sâu... 
+ Vận động theo nhạc “ Thằng tý sún.”
Nhận xét :
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... 
Duyệt của tổ khối 	 GVCN
 Ngô Thị Thảo 	 Đặng Thị Ngọc Hải
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG
Thứ năm, ngày 14 tháng 04 năm 2022
Chủ đề: HIỆN TƯỢNG TỰ NHIÊN
CHỦ ĐỀ NHÁNH 1 : BÉ TÌM HIỂU VỀ NƯỚC
PHÁT TRIỂN THẨM MỸ
VẼ MƯA RƠI
I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
Trẻ 3 tuổi
Trẻ biết cách cầm bút vẽ những nét đứt 
Luyện kỹ năng cầm bút, ngồi đúng tư thế khi vẽ
Trẻ biết giữ gìn sản phẩm của mình làm ra.
Trẻ 4 tuổi
Trẻ biết cách cầm bút vẽ những nét đứt thẳng xiên dài, xiên ngắn từ trên xuống dưới tạo thành những hạt mưa rơi.
Luyện kỹ năng cầm bút, ngồi đúng tư thế khi vẽ
Trẻ biết mặc áo mưa, che ô khi gặp trời mưa.Trẻ biết giữ gìn sản phẩm của mình làm ra.
Trẻ 5 tuổi
Trẻ biết cách cầm bút vẽ những nét đứt thẳng xiên dài, xiên ngắn từ trên xuống dưới tạo thành những hạt mưa rơi.
Luyện kỹ năng cầm bút, ngồi đúng tư thế khi vẽ
Trẻ biết mặc áo mưa, che ô khi gặp trời mưa.Trẻ biết giữ gìn sản phẩm của mình làm ra.
II.CHUẨN BỊ:
Bàn ghế, bút màu, giấy A4
Tranh mẫu vẽ cảnh trời mưa.
Bảng, phấn, giá treo tranh, que chỉ.
III.Tổ chức hoạt động
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
 Trò chuyện gây hứng thú
- Cho trẻ đọc bài thơ: “ mưa”
- Trò chuyện với trẻ về nội dung bài thơ
* Họat động 1: Quan sát tranh.
- Cô đưa tranh vẽ cảnh trời mưa ra cho trẻ quan sát, hỏi trẻ:
- Cô có tranh vẽ gì đây?(Vẽ cảnh trời mưa)
- Cảnh mưa thì như thế nào?(Cô vẽ nét xiên dài/xiên ngắn)
- Bầu trời khi có mưa thì có màu gì?
- Cô cho trẻ cùng cô miêu tả những hạt mưa và dùng ngón tay kéo dài từ trên xuống dưới.
* Hoạt động 2: Cô làm mẫu
- Cô làm mẫu cho trẻ quan sát, hướng dẫn trẻ cách cầm bút bằng 3 ngón tay, tư thế ngồi ngay ngắn.
- Vẽ mưa chúng ta vẽ những nét xiên từ trên xuống dưới.
- Ngoài ra, để cho bức tranh đẹp hơn, sinh động hơn, các con có thể vẽ thêm cỏ cây, hoa lá, mây vào cho tranh đẹp hơn nhé.
* Hoạt động 3: Trẻ thực hiện
- Cô phát bút màu, giấy A4 cho trẻ
- Cô hướng dẫn và hỏi trẻ về tư thế ngồi và cách cầm bút
- Trẻ cầm bút và giơ lên theo sự hướng dẫn của cô
- Cho trẻ làm động tác vẽ mưa trên không.
- Cô bao quát trẻ thực hiện, gợi ý, hướng dẫn thêm cho những trẻ còn yếu
- Cô nhận xét, tuyên dương trẻ
* Hoạt động 4: Trưng bày sản phẩm
- Cho trẻ lên treo tranh trên giá,
- Trẻ quan sát tranh của mình, của bạn
- Hỏi trẻ: thích nhất bức tranh nào? Vì sao?
- Cô nhận xét chung, sửa sai...
* Kết thúc: Cho trẻ vận động bài hát trời nắng trời mưa và ra sân chơi.
Nhậnxét...................................
Duyệt của tổ khối
Ngô Thị Thảo
Giáo viên
Đặng Thị Ngọc Hải
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG
Thứ hai , ngày 18 tháng 04 năm 2022
Chủ đề: HIỆN TƯỢNG TỰ NHIÊN
CHỦ ĐỀ NHÁNH 1 : BÉ TÌM HIỂU VỀ NƯỚC
PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT
BƯỚC DỒN NGANG TRÊN GHẾ THỂ DỤC
I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
Trẻ 3 tuổi
- Trẻ biết đi bước dồn ngang trên ghế thể dục 
- Cháu thực hiện cùng cô.
- Cháu hứng thú tham gia hoạt động
Trẻ 4 tuổi.
- Trẻ biết đi bước dồn ngang trên ghế thể dục 
- Trẻ biết cách đi: Chân phải bước sang ngang trước rồi thu chân trái đặt sát cạnh chân phải, tiếp tục chân phải bước sang ngang trước
 - Cháu tích cực tham gia hoạt động.
Trẻ 5 tuổi
- Trẻ biết đi bước dồn ngang trên ghế thể dục 
- Trẻ đi đúng kĩ năng: Chân phải bước sang ngang trước rồi thu chân trái đặt sát cạnh chân phải, tiếp tục chân phải bước sang ngang trước, cứ như thế đến đầu ghế thì dừng lai 5 -7 giây rồi, bước don ngang trở lại (chân trái bước trước)
-Khi tập luyện không tranh giành và xô lấn bạn.
II. CHUẨN BỊ: Sân tập rộng rãi, sạch sẽ.
Ghế thể dục dài 2- 3m
- Bóng cho trẻ chơi
III.TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
Hoạt động 1: ổn định
Cô tạo tình huống xuất hiện tranh “bé chơi với biển ”
Trò chuyện với trẻ về những hoạt động trong tranh . 
Cô chốt lại, để vui chơi các con phải cần có sức khỏe tốt, để nô đùa cùng bạn, muốn có sức khỏe tốt, ta nên thường xuyên tập thể dục. Bây gời các con cùng cô tập thể dục nha! 
Khởi động: Cô cho trẻ đi các kiểu chân “đi bằng mũi chân – đi bình thường, đi bằng gót chân – đi bình thường, đi bằng má chân, chạy chậm, chạy nhanh,...”
Hoạt động 2: Trọng động 
BTPTC: 
Động tác 1: Tay “Hai tay ra phía trước – sau và vỗ vào nhau” (2 lần – 8 nhịp)
Động tác 2: Bụng “Quay người sang bên” (2lần – 8 nhịp)
Động tác 3: Chân “Đứng 1 chân nâng cao, gập gối” (4 lần – 8 nhịp)
Động tác 4: Bật “ Bật chụm - tách chân” (4 lần – 8 nhịp
VĐCB :Đi bước dồn ngang trên ghế thể dục
Cô làm mẫu lần 1 không giải thích
Lần 2 cô vừa thực hiện vừa giải thích: Cô đứng quay người, bàn chân đặt ngang ghế (ở phía bên phải), khi có hiệu lệnh đi, cô bước chân phải sang ngang trước rồi thu chân trái đặt sát cạnh chân phải, tiếp tục chân phải lại bước sang ngang trước, cứ như thế đến đầu ghế thì dừng, nghỉ khoảng 5 – 7 giây rồi bước dồn ngang trở lại, chân trái bước sang ngang trước
Cô thực hiện lần 3: CB – Đi 
Cô mời 2 bạn lên làm thử theo hiệu lệnh của cô chuẩn bị đi.
lần lượt cho 2 cháu ở hai hàng ngang thực hiện
Cho các cháu thi đua giữa các đội: Thi xem đội nào thực hiện đúng động tác nhanh là thắng.
Quan sát sửa sai cho cháu
Mời cháu yếu thực hiện lại, mời cháu khá giỏi thực hiện lại.
Hoạt động 3: TCVĐ: Trò chơi : “chuyền bóng qua đầu” 
Cách chơi. Cô chia lớp ra 2 đội, phát cho mỗi đội 1 quả bóng cùng thi đua với nhau chơi “ chuyền bóng qua đầu”, đội nào chuyền nhanh và đúng theo yêu cầu của cô, đội đó thắng cuộc, đội còn lại sẽ bị cô và cả lớp phạt.
Hồi tĩnh: Cô cho lóp đi hít thở nhẹ nhàng quanh lớp.
Nhận xét
....................
..........................
Duyệt của tổ khối
Giáo viên
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG
Thứ sáu, ngày 15 tháng 04 năm 2022
Chủ đề: HIỆN TƯỢNG TỰ NHIÊN
CHỦ ĐỀ NHÁNH 1 : BÉ TÌM HIỂU VỀ NƯỚC
PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
ĐO DUNG TÍCH MỘT VẬT BẰNG MỘT ĐƠN VỊ ĐO
Mục đích yêu cầu:
Trẻ 3 tuổi
- Trẻ biết đo dung tích các vật bằng một đơn vị đo.
- Rèn kỹ năng đếm và sử dụng đơn vị đo cho trẻ.
- Trẻ, hứng thú, tham gia tích cực vào  các hoạt động.
Trẻ 4 tuổi
- Trẻ biết đo dung tích các vật bằng một đơn vị đo.Trẻ biết cách đo đúng thao tác
- Rèn kỹ năng đong, đếm và sử dụng đơn vị đo thành  thạo cho trẻ.
- Trẻ, hứng thú, tham gia tích cực vào  các hoạt động.
Trẻ 5 tuổi
- Trẻ biết đo dung tích các vật bằng một đơn vị đo. Trẻ biết cách đo đúng thao tác, biết so sánh và diễn đạt kết quả đo, biết đặt đúng thẻ số tương ứng.
- Rèn kỹ năng đong, đếm và sử dụng đơn vị đo thành  thạo cho trẻ. Rèn kỷ năng trả lời câu hỏi rõ ràng, mạch lạc.Phát triển kỹ năng so sánh, ghi nhớ, khả năng diễn đạt bằng lời nói khi trả lời câu hỏi.
-Trẻ, hứng thú, tham gia tích cực vào  các hoạt động.
 II. Chuẩn bị:
- Khay, hộp số 1,2,3 có kích thước khác nhau, cốc,  gạo, đậu, ngô. Thẻ số 1-7, que tính đủ cho cô và trẻ.
- Chậu, rổ, chai nước, lọ để cắm hoa cho trẻ chơi trò chơi.
III Tổ chức hoạt động
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
 Hoạt động 1: Ổn định tổ chức
 Chào mừng các con đến với chương trình “Bé học toán” ngày hôm nay.
Thành phần không thể thiếu được đó là sự có mặt của 3 đội chơi : Đội hoa tím Đội hoa vàng và Đội hoa đỏ.
 - Đến với chương trình bé vui học toán ngày hôm nay chúng ta trải qua 3 phần chơi:
Phần chơi thứ nhất: Thử  tài bé yêu
Phần chơi thứ hai: Nhanh và khéo
Phần chơi thứ ba: Vui cùng bé yêu.
* Hoạt động 2: Hoạt động trọng tâm.
Phần chơi thứ nhất "Thử tài bé yêu": Ôn đo dung tích của 1 vật bằng 1 đơn vị đo
- Cho trẻ tạo thành 3 nhóm  các nhóm cử đại diện của đội mình lên lấy đồ dùng và về  chỗ ngồi.
- Cô hỏi: cô đã chuẩn bị cho các con những đồ dùng gì?
- Cô giao nhiệm vụ cho trẻ: đo dung tích chiếc hộp bằng mấy lần bát ngô.
- Cô đến kiểm tra và hỏi từng nhóm: các con đong được mấy bát ngô vào hộp? Vậy dung tích của

File đính kèm:

  • docgiao_an_mam_non_lop_la_chu_de_nuoc_va_cac_hien_tuong_thien_n.doc
Giáo Án Liên Quan