Giáo án Mầm non Lớp Lá - Chủ đề: Nước và hiện tượng thiên nhiên - Phạm Thị Hà

3. CHUẨN BỊ:

- Trang trí lớp theo chủ đề

- Một số tranh ảnh về nguồn nước và ích lợi của nước, vòng tuần hoàn của nước, các nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước.

- Tranh minh hoạ về các hiện tượng thời tiết và mùa, ảnh hưởng của thời tiết đến sinh hoạt của con người, động vật, thực vật.

- Một số phương tiện phục vụ cho thử nghiệm khám phá đặc tính của nước và các hiện tượng tự nhiên: lọ trong suốt, một số chất tan và không tan trong nước, đường, bột mì, gạo., vật nổi, vật chìm.

- Giấy khổ to, kéo bút chì bút màu, đất nặn giấy A4, giấy màu hồ dán.

- Một số trò chơi, bài hát, thơ truyện.liên quan đến chủ đề.

 

docx19 trang | Chia sẻ: tranhang91 | Ngày: 25/01/2022 | Lượt xem: 588 | Lượt tải: 3Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mầm non Lớp Lá - Chủ đề: Nước và hiện tượng thiên nhiên - Phạm Thị Hà, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH GIÁO DỤC CHỦ ĐỀ
NƯỚC VÀ HIỆN TƯỢNG THIÊN NHIÊN
Thời gian thực hiện: 03 tuần,
từ ngày 12/4 đến ngày 30/4 năm 2021
1. MỤC TIÊU, NỘI DUNG, HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC 
 CHỦ ĐỀ NƯỚC VÀ HIỆN TƯỢNG THIÊN NHIÊN
LV PT
Số TT MT
Mục tiêu GD
Nội dung GD
Hoạt động GD
P
T
T
C
2.8
- Trẻ thực hiện đúng, thuần thục các động tác của bài TDS theo hiệu lệnh hoặc theo nhịp bài hát. Bắt đầu và kết thúc động tác đúng nhịp.
- Tập các vận động phát triển các nhóm cơ,...(TDS)
- TDS Trẻ tập theo nhạc bài hát: “ Vườn Trường Mùa Thu”
9
 - Trẻ thực hiện được vận động ném một cách nhịp nhàng
- Trẻ biết ném bóng bằng 1 tay, 2 tay, không làm rơi bóng, không ôm bóng vào người
- Trẻ biết ném đúng động tác và đúng hướng
- Dạy trẻ: Ném trúng đích nằm ngang
12
- Trẻ biết đập và bắt bóng theo yêu cầu
- Trẻ biết đập bóng bằng hai tay, đập theo hướng thẳng đứng, bắt bóng bằng hai tay không ôm bóng vào người
- Dạy trẻ: 
- Đập và bắt bóng tại chỗ bằng hai tay;
- Đi và đập bắt bóng
14
- Trẻ biết tham gia hoạt động học tập liên tục và không có biểu hiện mệt mỏi trong khoảng 30 phút.
- Tập trung chú ý.
- Tham gia hoạt động tích cực.
- Không có biểu hiện mệt mỏi như ngáp, ngủ gật
- Trong các hoạt động học tập cô chú ý đến biểu hiện của trẻ để kịp thời uốn nắn.
18
- Trẻ biết che miệng khi ho, hắt hơi, ngáp.
- Lấy tay che miệng khi ho, hắc hơi, ngáp.
- Dạy trẻ kĩ năng che miệng khi ho, hắt hơi, ngáp
P
T
N
T
30. 8
- Trẻ nhận ra sự thay đổi trong quá trình phát triển của một số hiện tượng tự nhiên. 
- Gọi tên từng giai đoạn của một số hiện tượng tự nhiên thể hiện trên tranh ảnh 
- Sắp xếp những tranh ảnh đó theo trình tự từ bắt đầu đến kết thúc
- KPKH: 
+ Tại Sao lại có mưa;
+ Sự kì diệu của gió;
+ Các mùa trong năm 
31
 Trẻ nói được một số đặc điểm nổi bật của các mùa trong năm nơi trẻ sống.
- Gọi tên và nêu được đặc điểm đặc trưng của các mùa trong năm.
- Nêu được khác biệt cơ bản giữa hai mùa (hè với đông).
- Trò chuyện về các mùa trong năm nơi trẻ sống
32
 Trẻ biết dự đoán một số hiện tượng tự nhiên đơn giản sắp xảy ra.
- Nêu hiện tượng có thể xảy
ra tiếp theo. Giải thích dự đoán của mình.
- Trò chuyện với trẻ về các hiện tượng trước khi xảy ra: Mưa, gió, lốc xoáy
50
 Trẻ nhận xét được mối quan hệ đơn giản của sự vật, hiện tượng.
- Biết nhận xét được mqh đơn giản của sự vật hiện tượng.
- Qua các bài dạy về hiện tượng dạy trẻ biết mqh của các svht: mưa- lũ, gió- bão, giông- lốc- sét
53
Trẻ nói được ngày trên lốc lịch và giờ trên đồng hồ 
- Nói được đồng hồ dùng để làm gì?
- Nói được giờ chẵn trên đồng hồ.
- Dạy trẻ xem giờ trên đồng hồ
P
T
N
N
63.8
- Trẻ nghe hiểu nội dung câu chuyện, thơ, đồng dao, ca dao dành cho lứa tuổi của trẻ.
- Thể hiện mình hiểu ý chính của câu chuyện, thơ, đồng dao:
+ Tên truyện/ bài thơ/ đồng dao
+ Các nhân vật 
+ Tình huống trong câu chuyện
- Nghe và hiểu được nội dung câu chuyện, thơphù hợp với độ tuổi.
- Giọt nước ti xíu (truyện kể); 
- Mưa rơi (thơ) 
- Bình minh trong vườn (thơ) 
69
 - Trẻ kể lại được nội dung chuyện đã nghe theo trình tự nhất định
- Thường xuyên tự kể được nội dung câu chuyện( trẻ đã được nghe kể) một cách rõ ràng, theo trình tự nhất định
- Dạy trẻ kể lại câu chuyện: Giọt nước ti xíu
74
- Trẻ biết hỏi lại hoặc có những biểu hiện qua cử chỉ, điệu bộ, nét mặt khi không hiểu người khác nói
- Chủ động hỏi lại khi không hiểu người khác nói
- Dạy trẻ biết hỏi lại khi không hiểu lời nói của người khác
81
 - Trẻ có một số hành vi như người đọc sách
- Cầm cuốn sách và giả vờ đọc cho bản thân hay cho người khác nghe. Cầm sách đúng chiều, giở trang sách từ phải sang trái, từng trang một.
- Đọc từ trái qua phải, từ trên xuống dưới
- Nhặt sách dưới sàn và đặt lên giá đúng chiều
- HĐG: Góc thư viện
86.8
- Biết “viết” chữ theo thứ tự từ trái qua phải, từ trên xuống dưới
- Trẻ thực hiện viết theo đúng qui tắc của tiếng Việt: viết từ trái sang phải, từ trên xuống dưới.
- Tập tô chữ p, q, g, y
87.8
- Trẻ nhận dạng được chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt.
- Nhận biết và phát âm đúng các chữ cái p,q;
nhận biết chữ cái p,q trong các từ, bài thơ, xung quanh trẻ
- Làm quen chữ cái: p,q, g, y
P
T
T
M
118.8
- Trẻ biết tô màu kín, không chờm ra ngoài đường viền các hình vẽ.
- Thường xuyên cầm bút đúng: bằng ngón trỏ và ngón cái, đỡ bằng ngón giữa.
- Tô màu đều không chờm ra ngoài nét vẽ.
- Tô màu cảnh biển
- Tô màu trang phục theo ý thích
124 
- Trẻ nói được ý tưởng thể hiện trong sản phẩm tạo hình của mình.
- Bày tỏ ý tưởng của mình khi làm sản phẩm, cách làm sản phẩm dựa trên ý tưởng của bản thân.
- Đặt tên cho sản phẩm đã hoàn thành, giữ gìn sản phẩm.
- Biết đưa sản phẩm làm ra vào trong các hoạt động chơi.
- HĐH và HĐG
127
 - Trẻ thích nghe và đọc thơ, đồng dao, ca dao, tục ngữ; thích nghe và kể câu chuyện.”
- Thể hiện thái độ, tình cảm khi nghe cô đọc thơ, đồng dao, ca dao, tục ngữ và thích nghe cô kể chuyện biết kể lại câu chuyện đã nghe.
- Cô đọc thơ, ca dao đồng dao, kể chuyện cho trẻ nghe. Trò chuyện với trẻ về các bài thơ, ca dao đó
122.8
 - Trẻ biết hát đúng giai điệu bài hát trẻ em
- Thuộc lời bài hát
- Hát đúng lời, giai điệu của một số bài hát 
- Hát đúng giai điệu, lời ca và thể hiện sắc thái, tình cảm của bài hát
- Dạy trẻ hát các bài trong chủ đề: Cho tôi đi làm mưa với; trời nắng trời mưa; Vườn Trường Mùa Thu 
PT
TC- XH
114
- Nhận xét được một số hành vi đúng hoặc sai của con người đối với môi trường
- Nhận ra các hành vi đúng / sai của mọi người trong ứng xử với môi trường xung quanh
- Cho trẻ xem một số hình ảnh về hành vi đúng /sai của con người đối với môi trường.
115
 - Trẻ có một số hành vi bảo vệ môi trường trong sinh hoạt hàng ngày
Thể hiện các hành vi đúng đối với MTXQ trong sinh hoạt hàng ngày như:
+ Giữ gìn vệ sinh trong lớp, ngoài đường. 
+ Tắt điện khi ra khỏi phòng.
+ Biết sử dụng tiết kiệm nước trong sinh hoạt hàng ngày ở nhà và ở trường.
+ Bỏ rác đúng nơi quy định.
- Hàng ngày cô dạy trẻ giữ gìn vs lớp học, nơi công cộng: không vứt rác bừa bãi Biết sd điện hiệu qủa, bỏ rác đúng nơi quy định
109
 - Trẻ biết chấp nhận sự phân công của nhóm bạn và người lớn
- Biết đồng tình và chấp nhận công việc phân công.
- Tham gia vào việc tổ chức các sự kiện của nhóm.
- Nhận và thực hiện vai của mình trong trò chơi cùng nhóm
- Cho trẻ tham gia hoạt động ở các góc
2. MẠNG CHỦ ĐỀ: 
NƯỚC VÀ MỘT SỐ HIỆN TƯỢNG TỰ NHIÊN
SỰ KÌ DIỆU CỦA NƯỚCNƯỚC
 CÁC HIỆN TƯỢNG TỰ NHIÊN
CÁC MÙA TRONG NĂM
3. CHUẨN BỊ:
- Trang trí lớp theo chủ đề
- Một số tranh ảnh về nguồn nước và ích lợi của nước, vòng tuần hoàn của nước, các nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước.
- Tranh minh hoạ về các hiện tượng thời tiết và mùa, ảnh hưởng của thời tiết đến sinh hoạt của con người, động vật, thực vật.
- Một số phương tiện phục vụ cho thử nghiệm khám phá đặc tính của nước và các hiện tượng tự nhiên: lọ trong suốt, một số chất tan và không tan trong nước, đường, bột mì, gạo..., vật nổi, vật chìm....
- Giấy khổ to, kéo bút chì bút màu, đất nặn giấy A4, giấy màu hồ dán...
- Một số trò chơi, bài hát, thơ truyện...liên quan đến chủ đề.
CHỦ ĐỀ NHÁNH
Chủ đề nhánh: “Sự kỳ diệu của nước”
Thời gian thực hiện: 1tuần, từ ngày 12-16/4/2021
LV GD
Mục tiêu
Nội dung
Hoạt động
P
T
T
C
- Trẻ thực hiện đúng, thuần thục các động tác của bài TDS theo hiệu lệnh hoặc theo nhịp bài hát. Bắt đầu và kết thúc động tác đúng nhịp.
- Tập các vận động phát triển các nhóm cơ,...(TDS)
- TDS Trẻ tập theo nhạc bài hát: “ Vườn Trường Mùa Thu”
- Trẻ biết đập và bắt bóng theo yêu cầu
- Trẻ biết đập bóng bằng hai tay, đập theo hướng thẳng đứng, bắt bóng bằng hai tay không ôm bóng vào người
- Đập và bắt bóng tại chỗ bằng hai tay
- Trẻ biết tham gia hoạt động học tập liên tục và không có biểu hiện mệt mỏi trong khoảng 30 phút.
- Tập trung chú ý.
- Tham gia hoạt động tích cực.
- Không có biểu hiện mệt mỏi như ngáp, ngủ gật
- Trong các hoạt động học tập cô chú ý đến biểu hiện của trẻ để kịp thời uốn nắn.
P
T
N
T
- Trẻ nhận ra sự thay đổi trong quá trình phát triển của một số hiện tượng tự nhiên. 
- Gọi tên từng giai đoạn của một số hiện tượng tự nhiên thể hiện trên tranh ảnh 
- Sắp xếp những tranh ảnh đó theo trình tự từ bắt đầu đến kết thúc
+ Tại Sao lại có mưa
P
T
N
N
- Trẻ nghe hiểu nội dung câu chuyện, thơ, đồng dao, ca dao dành cho lứa tuổi của trẻ.
- Thể hiện mình hiểu ý chính của câu chuyện
+ Tên truyện
+ Các nhân vật 
+ Tình huống trong câu chuyện
- Nghe và hiểu được nội dung câu chuyện.
- Giọt nước ti xíu (truyện kể) 
 - Trẻ kể lại được nội dung chuyện đã nghe theo trình tự nhất định; 
- Thường xuyên tự kể được nội dung câu chuyện( trẻ đã được nghe kể) một cách rõ ràng, theo trình tự nhất định
- Dạy trẻ kể lại câu chuyện: Giọt nước ti xíu 
- Trẻ nhận dạng được chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt.
- Nhận biết và phát âm đúng các chữ cái p,q;
nhận biết chữ cái p,q trong các từ, bài thơ, xung quanh trẻ
- Làm quen chữ cái: p,q
P
T
T
M
- Trẻ biết tô màu kín, không chờm ra ngoài đường viền các hình vẽ.
- Thường xuyên cầm bút đúng: bằng ngón trỏ và ngón cái, đỡ bằng ngón giữa.
- Tô màu đều không chờm ra ngoài nét vẽ.
- Tô màu cảnh biển
- Trẻ nói được ý tưởng thể hiện trong sản phẩm tạo hình của mình.
- Bày tỏ ý tưởng của mình khi làm sản phẩm, cách làm sản phẩm dựa trên ý tưởng của bản thân.
- Đặt tên cho sản phẩm đã hoàn thành, giữ gìn sản phẩm.
- Biết đưa sản phẩm làm ra vào trong các hoạt động chơi.
- HĐH và HĐG
 - Trẻ thích nghe và đọc thơ, đồng dao, ca dao, tục ngữ; thích nghe và kể câu chuyện.”
- Thể hiện thái độ, tình cảm khi nghe cô đọc thơ, đồng dao, ca dao, tục ngữ và thích nghe cô kể chuyện biết kể lại câu chuyện đã nghe.
- Cô đọc thơ, ca dao đồng dao, kể chuyện cho trẻ nghe. Trò chuyện với trẻ về các bài thơ, ca dao đó
 - Trẻ biết hát đúng giai điệu bài hát trẻ em
- Thuộc lời bài hát
- Hát đúng lời, giai điệu của một số bài hát 
- Hát đúng giai điệu, lời ca và thể hiện sắc thái, tình cảm của bài hát
- Dạy trẻ hát: Cho tôi đi làm mưa với
PT
TC- XH
- Nhận xét được một số hành vi đúng hoặc sai của con người đối với môi trường
- Nhận ra các hành vi đúng / sai của mọi người trong ứng xử với môi trường xung quanh
- Cho trẻ xem một số hình ảnh về hành vi đúng /sai của con người đối với môi trường.
KẾ HOẠCH TUẦN
Chủ đề nhánh: Sự kỳ diệu của nước (01 tuần)
Tuần thứ: 28; Thực hiện từ ngày: 12-16/4/2021
 Nội dung
Thứ hai
Thứ ba
Thứ tư
Thứ năm
Thứ sáu
- Đón trẻ
- Đón trẻ vào, cho trẻ cất đồ dùng đúng nơi qui định
- Cho trẻ xem tranh chủ đề nước.
-TDS
Tập với bài hát: “ Vườn Trường Mùa Thu”
Hoạt 
động
 học
* Phát triển thể chất:
 - TD : Đập và bắt bóng tại chỗ bằng hai tay
* Phát triển nhận thức:
- KPKH:
“Tại sao lại có mưa”
* Phát triển nhận thức: LQVT:
“Đo lượng nước bằng 1 đơn vị đo lường”
* Phát triển ngôn ngữ:
 - LQCC: 
Làm quen chữ p, q
* Phát triển thẩm mỹ:
ÂN:“Cho tôi đi làm mưa với”
Hoạt động góc
- Góc phân vai: Gia đình (nấu ăn, uống, tắm rửa, giặt) 
- Góc xây dựng: Xây bể bơi
- Góc tạo hình: Vẽ, xé dán, cắt dán theo ý thích
- Góc thiên nhiên: (Trẻ biết pha các loại màu vào nước và nói được vì sao nước lại đổi màu), tưới cây, thí nghiệm vật chìm vật nổi
- Góc thư viện: Xem tranh, truyện tranh về chủ đề
Hoạt động ngoài trời
* Quan sát nước sạch
- TCVĐ: Đổ nước chai
- Cho trẻ chơi tự do
* Quan sát nước bẩn
- TCVĐ: Lộn cầu vồng
- LĐ- CSTN: Nhặt lá vàng cho hoa
* Trải nghiệm: Phân biệt nước sạch, nước bẩn
- TCVĐ: Chuyển nước bằng tay
- Cho trẻ chơi tự do
* Quan sát nước ở thể rắn
- TCVĐ: Lò cò
- LĐ- CSTN: Nhổ cỏ vườn hoa
* Quan sát nước bốc hơi
- TCVĐ: Thi đổ nước chai
- Cho trẻ chơi tự do
vs, ăn ngủ
- Rửa tay đúng cách trước và sau khi ăn, lau miệng sau khi ăn.
- Ngủ trưa
Hoạt động chiều
- Đọc đồng dao, ca dao về sự kỳ diệu của nước
- TH: “Vẽ cảnh biển”
- Thực hành vở toán qua hình vẽ
- Kể chuyện “Giọt nước tí xíu”
- Trò chuyện cuối tuần. Biểu diễn văn nghệ
Trả trẻ
- Vệ sinh trả trẻ 
- Trao đổi với phụ huynh về việc học của trẻ trong ngày
KẾ HOẠCH NGÀY
Thứ hai ngày 12 tháng 04 năm 2021
 A. HOẠT ĐỘNG HỌC:
 Phát triển thể chất: Đập và bắt bóng bằng 2 tay
I. Mục đích yêu cầu:
- Dạy trẻ biết đập bóng và bắt bong bằng hai tay.
- Trẻ thực hiện đúng tư thế, phối hợp tay chân nhịp nhàng, khéo léo, phát triển cơ tay, cơ vai,phat triển khả năng định hướng tốt cho trẻ.
- Giáo dục trẻ thường xuyên tập thể dục để cơ thể khỏe mạnh, có tính kỷ luật trật tự trong giờ học.
II. Chuẩn bị
Cô:
 Lớp học sạch sẽ , thoáng mát
+ Quần áo gọn gàng
+ Nhạc bài hát “Thể dục buổi sáng”
Trẻ:
+ Bóng, rổ đựng bóng.
III. Tiến hành hoạt động
1. Hoạt động 1: Khởi động
- Hỏi thăm sức khỏe trẻ.
- Cho trẻ vừa đi vòng tròn , kết hợp đi các kiểu chân.
- Sau đó về 3 hàng ngang tập thể dục.
2. Hoạt động 2: Trọng động
- Tập bài tập phát triển chung ( tập theo nhạc bài hát “Thể dục buổi sáng”). 
- Tay : Giơ hai tay sang ngang và lên cao ,4L x 8N
- Chân: Ngồi xổm, đứng lên liên tục, 2L x 8N
- Bụng lườn : Hai tay chống hông, nghiêng người sang trái,sang phải , 2L x 8N
- Bật : Hai tay chống hông, hai chân bật tách khép chân, 2L x 8N .
 Vận động cơ bản :
- Cô giới thiệu tên vận động: Đập và bắt bóng bằng 2 tay
- Cô làm mẫu :
- Lần 1 : Cô làm mẫu lần 1 không giải thích.
- Lần 2: Cô vừa làm vừa phân thích và đàm thoại cùng trẻ.
- Tư thế chuẩn bị : Chân rộng bằng vai, hai tay cầm bóng, đập bóng xuống sàn, khi bóng nẩy lên dùng hai tay bắt bóng.
Trẻ thực hiện:
- Mời 1-2 trẻ làm mẫu
- Lớp thực hiện 2 lần
- Cho hai tổ thi đua.
- Mời 2 trẻ thực hiện lại.
- Cô chú ý sửa sai cho trẻ.
Trò chơi vận động “Bật qua mương nhặt bóng”.
- Cô giới thiệu tên trò chơi....
- Cách chơi: Chia trẻ thành hai đội,nghe tín hiệu của Cô trẻ đứng ở bên này mương sẽ bật qua bên kia mương nhặt 1 quả bóng bỏ vào rổ của đội mình và chạy nhanh về đội của mình chạm vào tay bạn tiếp theo và xuống đứng cuối hàng.
- Luật chơi: Trong thời gian một bản nhạc đội nào có nhiều bóng hơn sẽ chiến thắng.
- Cho trẻ chơi.
- Cô kiểm tra kết quả của 2 đội.
3. Hoạt động 3: Hồi tĩnh
 - Cho trẻ đi và hít thở nhẹ nhàng
KẾ HOẠCH NGÀY
Thứ ba ngày 13 tháng 04 năm 2021
A. HOẠT ĐỘNG HỌC
Phát triển nhận chất: Khám phá khoa học
 TẠI SAO LẠI CÓ MƯA
I. Mục đích yêu cầu:
- Trẻ nhận biết một số hiện tượng tự nhiên như: Gió mây, mưa nhỏ, mưa to, sấm chớp, sét.....Và sự thay đổi cảnh vật sau mưa. Trẻ biết được lợi ích và tác hại của mưa.
- Trẻ biết quan sát, phán đoán và suy luận
- Giáo trẻ biết giữ gìn sức khỏe: Không chơi ngoài mưa, nếu cần ra ngoài mưa thì phải mặc áo mưa và có ý thức bảo vệ môi trường nguồn nước.
II. Chuẩn bị:
Cô: 
-. Bài hát “Cho tôi đi làm mưa với”.
- Tranh vòng tuần hoàn mưa
 2. Trẻ:
- Tranh lô tô về mưa
III. Tổ chức thực hiện:
 1. Hoạt động 1: 
- Cô và trẻ cùng hát bài: “Cho tôi đi làm mưa với”
+ Bài hát nói về gì nào?
+ Lúc trời chuẩn bị mưa thì bầu trời như thế nào?
- Để biết tại sao có mưa thì hôm nay cô cháu mình cùng tìm hiểu về mưa nhé!
2. Hoạt động 2: Bé tìm hiểu về mưa:
a. Cô gắn tranh mặt trời tỏa ánh nắng và bốc hơi nước lên và hỏi:
- Cô có tranh gì nào?
- Khi mặt trời chiếu ánh nắng xuống ao, hồ, sông, suốithì có hiện tượng gì xảy ra?
- Nước bốc hơi đi đâu?
- Cô chốt lại: Mặt trời chiếu ánh nắng xuống ao, hồ, sông, suốilàm nước nóng lên, hơi nước bốc lên trời gặp điều kiện lạnh sẽ ngưng tụ lại thành đám mây.
b. Tranh mây đen kéo đến:
- Các con nhìn xem bầu trời lúc này như thế nào?
- Có hiện tượng gì xảy ra?
- Tại sao cây cối lại nghiêng ngã?( gió)
c. Cô gắn tranh sấm chớp:
- Khi trời sắp mưa thì có hiện tượng gì?
- Sấp sét có ảnh hưởng như thế nào?
* Giáo dục trẻ khi có sấm sét không được ra ngoài trời rất nguy hiểm.
d. Tranh trời mưa:
- Các con xem cô có tranh gì?
- Khi trời mưa thì các con nghe có tiếng âm thanh gì?
- Hạt mưa từ đâu rơi xuống?
- Tại sao đi trên đường mọi người phải che ô?
*Giáo dục trẻ trời mưa không được ra khỏi nhà. Nếu phải ra khỏi nhà thì mặc áo mưa, đội mũ, che ô
e. Cho trẻ xem tranh ao, hồ, sông, suối.
- Nước mưa rơi xuống sẽ đi đâu?
- Trời mưa cảnh vật cây cối như thế nào?
*Giáo dục trẻ có ý thức bảo vệ nguồn nước, vì nước ô nhiễm sẽ tạo ra những cơn mưa ô nhiễm rất có hại cho môi trường và chúng ta.
3. Hoạt động 3: Trò chơi: 
- Trò chơi 1: Hãy chọn đúng
+ Cách chơi: Cô nói đặc điểm của từng tranh, trẻ tìm và giơ lên
+ Luật chơi: Trẻ phải tìm đúng tranh mà có đặc điểm cô vừa yêu cầu
+ Cho trẻ chơi 3-4 lần
- Trò chơi 2: Thi xem đội nào nhanh
+ Cách chơi: Chia trẻ làm 2 đội, khi nghe hiệu lệnh của cô ( nhạc bật lên) thì trẻ ở 2 đầu hàng lần lượt chạy lên lấy 1 tranh và dán vào bảng sau đó chạy xuống đập vào vai bạn, sau đó chạy về đứng ở cuối hàng. Khi nhạc dừng thì trò chơi kết thúc.
+ Luật chơi: Đội nào dán đúng vòng tuần hoàn mưa thì đội đó thắng
+ Cho trẻ chơi
( Trong quá trình trẻ chơi cô quan sát theo dõi)
KẾ HOẠCH NGÀY
 Thứ tư ngày 14 tháng 04 năm 2021
A. HOẠT ĐỘNG HỌC:
 Phát triển nhận thức: Làm quen với toán
ĐO LƯỢNG NƯỚC BẰNG MỘT ĐƠN VỊ ĐO LƯỜNG
I. Mục đích- yêu cầu: 
- Trẻ biết cách đo một lượng nước bằng một đơn vị đo như: Cốc, thìa..
- Phát triển khả năng đếm, so sánh, quan sát, ghi nhớ có chủ định.
- Giáo dục trẻ có ý thức tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước sạch.
II. Chuẩn bị
1. Cô:
- 1 chai đựng đầy nước, 1 cái cốc nhựa, 1 cái xô.
- Chữ số từ 1- 10
2. Trẻ:
- Mỗi trẻ một chai nhựa 0,5ml chứa đầy nước, một chiếc cốc nhựa, xô để chứa nước.
III. Tổ chức hoạt động:
1. Hoạt động 1: Ổn định .
- Trò chuyện về chủ đề...................
- Giáo dục trẻ có ý thức tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước sạch.
2. Hoạt động 2: Dạy trẻ đo lượng nước bằng một đơn vị đo lường
- Hôm nay cô sẽ dạy các con đo lượng nước bằng một đơn vị đo lường.
- Cô thực hiện đo mẫu lượng nước trong chai đã chuẩn bị, sau mỗi lần đo lường cho trẻ đếm kết quả đo lượng nước trong chai bằng mấy lần cốc nhựa vừa lường được.
- Cô hỏi một chai nước cô vừa đo cho ta bao nhiêu cốc nước?....vậy tương ứng với số mấy?
- Cô lần lượt cho trẻ thực hiện đo và đếm số lượng vừa đo được, sau đó cho trẻ đặt số tương ứng
- Cho trẻ thực hiện theo nhóm
- Cô quan sát nhắc nhở trẻ cẩn thận khi đo lường.
3. Hoạt động 3: Trò chơi “Ai nhanh hơn”
- Cô giới thiệu trò chơi “Ai nhanh hơn”
- Cô hướng dẫn cách chơi: Chia lớp thành 2 đội khi có hiệu lệnh chơi thì mỗi đội thi nhau đo lường nước vào trong chai, vừa đo và vừa đếm kết quả đo được.
- Luật chơi: Đội nào đo đầy chai nước và có kết quả đo nhiều hơn là đội đó thắng.
- Cho trẻ chơi
- Sau đó cô nhận xét kết quả chơi và tuyên dương đội thắng cuộc.
KẾ HOẠCH NGÀY
 Thứ năm ngày 15 tháng 04 năm 2021
A. HOẠT ĐỘNG HỌC
Phát triển ngôn ngữ: Làm quen chữ cái:
 LÀM QUEN CHỮ CÁI p, q
I. Mục đích – yêu cầu:
- Trẻ nhận biết và phát âm đúng chữ cái p, q .
- Phát triển khả năng ghi nhớ có chủ định. Phát triển vốn từ, phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ.
- Giáo dục trẻ có ý thức tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước sạch và môi trường xanh sạch đẹp.
II. Chuẩn bị: 
1. Cô :
- Tranh có chứa từ : Mưa rơi lộp độp, sông quê.
- Thẻ chữ cái rời ghép tạo thành các từ: Mưa rơi lộp độp, sông quê.
- 2 ngôi nhà có gắn chữ p, q
2. Trẻ :
- Thẻ chữ cái rời : p, q.
- Mỗi trẻ 1 thẻ có chứa chữ cái p, q.
III. Tổ chức hoạt động:
1. Hoạt động 1: Gây hứng thú:
- Cô trò chuyện với trẻ về các nguồn nước.
 - Giáo dục trẻ có ý thức tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước sạch.
2. Hoạt động 2: Làm quen chữ cái p, q
a. Làm quen chữ P:
 + Cô giới thiệu tranh Mưa rơi lộp độp.
 + Cô trò chuyện qua nội dung tranh vẽ .
 + Cho trẻ đọc từ trong tranh
 + Gắn chữ cái rời (Cho trẻ so sánh từ trong tranh với từ vừa gắn)
 + Cô cất tranh
 + Cô cho trẻ đọc từ rời.
 + Cô cho trẻ tìm chữ cái đã học: m, ư, a.
 + Cô cho trẻ tìm 2 chữ cái giống nhau trong từ.(p)
 + Cô giới thiệu chữ cái mới: p
 + Cô phát âm chữ “p” (3 lần) 
 + Cho cá nhân phát âm, cả lớp phát âm, tổ, nhóm phát âm
 + Cô phân tích cấu tạo chữ (Chữ “p” gồm có 1 nét sổ thẳng bên trái và 1 nét cong phía trên, bên phải nét sổ thẳng)
 + Cô mời 2, 3 trẻ nhắc lại cấu tạo chữ a.
 + Cô giới thiệu chữ p in thườn

File đính kèm:

  • docxkham pha khoa hoc 5 tuoi_13048175.docx
Giáo Án Liên Quan