Giáo án mầm non lớp lá - Chủ đề: Nước và Hiện tượng tự nhiên - Chủ đề nhánh: Sự kỳ diệu của nước - Đề tài: Truyện “Giọt nước Tí Xíu”
I. Mục đích yêu cầu:
1. Kiến thức:
- Trẻ hiểu nội dung truyện, nhớ được trong câu chuyện có những nhân vật nào.
- Trẻ hiểu được tầm quan trong của nước đối với đời sống con người, biết bảo vệ nguồn nước và cách sử dụng tiết kiệm nước.
- Trả lời được câu hỏi đàm thoại của cô.
- Biết chơi trò chơi cũng cố theo yêu cầu của cô.
2. Kĩ năng:
- Giúp phát triển vốn từ cho trẻ và rèn luyện kĩ năng quan sát và phân tích tổng hợp để trả lời các câu hỏi của cô.
- Giúp trẻ cách diễn đạt mạch lạc, nói đủ câu, linh hoạt trong các hoạt động.
3. Thái độ:
- Giáo dục trẻ có ý thức tiết kiệm nước, bảo vệ nguồn nước bảo vệ môi trường.
- Trẻ biết thực hiện theo yêu cầu cô đưa ra một cách tích cực như biết đoàn kết với bạn. Biết chờ đến lượt trong khi học, khi chơi.
GIÁO ÁN THI GIÁO VIÊN DẠY GIỎI CẤP HUYỆN NĂM HỌC: 2015-2016 LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ Chủ đề: Nước và Hiện tượng tự nhiên Chủ đề nhánh: Sự kỳ diệu của nước Đề tài: Truyện “ Giọt nước Tí Xíu” Thời gian: 30 - 35 phút Giáo viên: Nguyễn Thị Hương Trang Lớp: Lá 2 I. Mục đích yêu cầu: 1. Kiến thức: - Trẻ hiểu nội dung truyện, nhớ được trong câu chuyện có những nhân vật nào. - Trẻ hiểu được tầm quan trong của nước đối với đời sống con người, biết bảo vệ nguồn nước và cách sử dụng tiết kiệm nước. - Trả lời được câu hỏi đàm thoại của cô. - Biết chơi trò chơi cũng cố theo yêu cầu của cô. 2. Kĩ năng: - Giúp phát triển vốn từ cho trẻ và rèn luyện kĩ năng quan sát và phân tích tổng hợp để trả lời các câu hỏi của cô. - Giúp trẻ cách diễn đạt mạch lạc, nói đủ câu, linh hoạt trong các hoạt động. 3. Thái độ: - Giáo dục trẻ có ý thức tiết kiệm nước, bảo vệ nguồn nước bảo vệ môi trường. - Trẻ biết thực hiện theo yêu cầu cô đưa ra một cách tích cực như biết đoàn kết với bạn. Biết chờ đến lượt trong khi học, khi chơi. II. Chuẩn bị môi trường hoạt động: * Không gian tổ chức: Trong lớp * Đồ dùng phương tiện: - Máy phát nhạc, máy chiếu có hình nội dung truyện. - Mô hình về biển. - Mũ đội cho trẻ, 3 tranh trò chơi, 40 hạt mưa. * Tích hợp. - Âm nhạc: Trời nắng trời mưa - Văn học: Bài thơ Nướv - Phát triển vận động: Chạy xe đạp - Ứng phó với biến đổi khí hậu: GD trẻ đội nón dưới trời nắng - MTXQ: Trò chuyện, đàm thoại - Dinh dưỡng: Ăn nhiều cá, tôm, cua .. có nhiều chất đạm và canxi - ATGT: Đi bên phải.. III. Phương pháp + Quan sát : Mô hình, trình chiếu tranh + Dùng lời: Đàm thoại, trò chuyện về nội dung bài dạy. + Thực hành: Chơi trò chơi dán hạt mưa vào khu vườn cô Mây. IV.Tiến hành hoạt động Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ *Hoạt động 1: Ổn định - gây hứng thú - Ông mặt trời chào các bạn, hôm nay ông mặt trời cảm thấy rất nóng nực, các bạn có cảm thấy nóng nực không ? Nếu cảm thấy nóng nực thì các bạn cùng ông mặt trời đi tắm biển nhé. - Vây chúng mình cùng đi nhé!Thế các bạn thích đi bằng phương tiện gì? - Khi đi thí các bạn đi bên tay nào? - Khi đi các bạn phải chú ý an toàn giao thông và giữ trật tự không được đùa nghịch tránh gây thương tích và nhớ đội mũ khi đi dưới trời nắng nhé. - Cô và trẻ cùng đi và đọc bài thơ “ Nước” - Các bạn ơi đến nơi rồi. Các bạn biết đây là đâu không? - Thế các bạn có thấy biển, có đẹp có sạch không? - Dưới biển có gì nữa? Tôm cua cá ăn vào cung cấp gì cho cơ thể chúng ta? - Vậy các bạn còn thấy gì nữa? - Các bạn có biết tí xíu là ai không ? - Vậy hôm nay ông mặt trời sẽ kể các bạn nghe câu chuyện nói về bạn Tí Xíu các bạn muốn nghe không? * Hoạt động 2: Bài dạy + Cô kể câu chuyện lần 1 trọn vẹn - Cô kể chuyện có hay không? Vậy bây giờ bạn nào đặt tên câu chuyện cô vừa kể nè? -Trẻ đặt tên truyện - Câu chuyện cô có tên là “ Giọt nước Tí Xíu” tác giả Nguyễn Linh. - Cô giới thiệu cụm từ “ Giọt nước Tí Xíu” - Các bạn ơi bây giờ các bạn muốn nghe cô kể lần nữa không nè? - Bây giờ chúng ta hãy hóa thân thành những cô mây và những bạn Tí xíu bay về nhà nhé. + Cô kể lần 2: Trình chiếu - Cô vừa kể vừa trích dẫn câu truyện. +Đoạn 1: “Tí xíu là 1 giọt nước ở biển cả.Chào mẹ con đi rồi con sẽ trở về “. - Đoạn này muốn nói về tí xíu có từ đâu.Và có cụm từ “ Biến thành hơi’’ nghĩa là tia nắng của ông mặt trời chiếu xuống mặt nước, làm cho mặt nước nóng lên và hơi nước bốc lên nên gọi là biến thành hơi. - Vậy các bạn đoán xem Tí Xíu đi vào đất liền bằng cách nào? - Vậy các bạn nghe cô kể tiếp Tí Xíu đi vào đất liền bằng cách nào nhe. + Đoạn 2: “ Tí xíu từ từ bay lênChúng xà xuống thấp dần thấp dần” - Là quá trình bốc hơi và tạo thành những đám mây. - Vậy trước khi Tí Xíu rơi xuống mặt đất thì có hiện tượng gì xảy ra các con? - Vậy chúng ta xem cô kể tiếp nhe có hiện tượng gì xảy ra nè. + Đoạn 3: “ Một tia sáng.Cơn giông bắt đầu” - Tí Xíu đã biến thành hạt mưa và rơi xuống mặt đất. * Đàm thoại: +Câu truyện có tên là gì? + Câu truyện có những nhân vật nào? + Ai rủ tí xíu đi chơi? + Tí xíu trả lời như thế nào? + Làm thế nào xíu bay lên được? + Tí Xíu cùng các bạn của mình đi đâu? + Tí Xíu làm công việc gì giúp cho mọi người? - Qua câu truyện này chúng mình học được điều gì? Giáo dục: Qua câu truyện này giúp chúng mình hiểu được tầm quan trọng của nước, chúng ta phải biết tiết kiệm nước nhất là vào mùa khô hạn, không vứt rác xuống sông ngòi, ao hồ, biển như vậy làm nhiễm nguồn nước. * Hoạt động 3: Trò chơi - Các bạn có thích bạn tí xíu không? - Vậy các bạn có muốn giúp cây cỏ và những con vật của khu vườn nhà cô Mây không? Vì khu vườn của cô Mây đã từ lâu không có mưa, cây cỏ hoa lá nơi đây khô héo vì không có nước. - Vậy chúng mình sẽ đi tìm hạt mưa về để làm cho khu vườn cô Mây tươi tốt nhé. Trò chơi : Hạt mưa và em bé - Cách chơi: Chia lớp 3 đội, lấy những hạt mưa bật qua mương và dán hạt mưa vào khu vườn nhà cô Mây nhé, dán xong về đập tay bạn tiếp theo và đi về cuối hàng đứng. - Luật chơi: Mỗi lần đi 1 bạn chỉ lấy 1 hạt mưa và phải nhảy được qua mương và dán vào khu vườn cô Mây. Nếu sai luật chơi thì không tính điểm. Kết thúc cuộc chơi đội nào lấy nhiều hạt mưa và chơi đúng luật thì đội thắng. - Trẻ thực hiện chơi, dưới hình thức thi đua. - Kết thúc trò chơi cô nhận xét tuyên dương. Kết thúc: Nhận xét - Tuyên dương - Dạ muốn - Xe đạp - Bên phải - Trẻ lắng nghe - Trẻ làm động tác chạy xe đạp và đọc thơ theo cô. - Thưa cô đi là biển - Dạ đẹp, sạch - Tôm cua, cá - Chất đạm, canxi, chóng lớn.. - Ông mặt trời, những bạn tí xíu và những đám mây. - Là những giọt nước - Dạ muốn - Trẻ lắng nghe cô kể chuyện. - Dạ hay - Tùy trẻ. - Trẻ đọc theo cô - Dạ muốn - Quan sát lắng nghe - Tí Xíu từ từ bay lên - Gió thổi mạnh, tia chóp và sấm sét. - Giọt nước tí xíu - Ông mặt trời, Tí xíu, các bạn của tí xíu - Ông mặt trời - Đi làm gì ạ - Ông mặt trời giúp tí xíu - Đi vào đất liền - Đem hạt mưa cho cây cỏ hoa lá. - Các con hiểu được tầm quan trọng của nước.... - Dạ thích - Dạ muốn - Dạ - Quan sát lắng nghe cô giải thích, cách chơi, luật chơi. - Trẻ thực hiện chơi theo hiệu lệnh của cô.
File đính kèm:
- truyen_Giot_nuoc_ti_xiu.doc