Giáo án Mầm non Lớp Lá - Chủ đề: Phương tiện giao thông đường bộ - Năm học 2022-2023

Tay : Đưa 2 tay lên cao, ra phía trước, sang 2 bên ( kết hợp với vẫy bàn tay, quay cổ tay, kiễng chân).Co và duỗi từng tay, kết hợp kiễng chân. Hai tay đánh xoay tròn trước ngực, đưa lên cao.

Lưng bụng, lườn: Ngửa người sau kết hợp tay giơ lên cao, chân

- Chạy thay đổi tốc độ, hướng, dích dắc theo hiệu lệnh.

- Đeo khẩu trang khi ra ngoài

- Khám phá về đặc điểm, hình dáng, công dụng, cách di chuyển của các sự vật hiện tượng xung quanh như:

+ Tìm hiểu một số phương tiện giao thông đường bộ và đường sắt

+ Phân loại các phương tiện giao thông

- Trẻ biết phân loại các đối tượng theo các dấu hiệu khác nhau:

+ Phân nhóm phương tiện giao thông. Đoán câu đố về PTGT

+ Phân loại phương tiện giao thông.

- Hoạt động khác:

+ Làm sưu tập tranh về nhóm PTGT, tìm hiểu tiện ích theo sơ đồ mạng

+ Chọn PTGT để đi du lịch, đi học đi làm.

- Nhận biết điểm khác biệt cơ bản nhất của 1 đối tượng so với nhóm.

- Nhận biết chữ số tương ứng với số lượng trong phạm vi 10.

- Chọn đúng chữ số tương ứng nhóm số lượng trong phạm vi 10

- Nhận biết các con số gần gũi trong cuộc sống hàng ngày: số xe, số nhà, số điện thoại.

- Đọc và xếp số, ghi chép lại đúng thứ tự các con số.

 

doc19 trang | Chia sẻ: hungbach2 | Ngày: 08/07/2023 | Lượt xem: 335 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mầm non Lớp Lá - Chủ đề: Phương tiện giao thông đường bộ - Năm học 2022-2023, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chủ đề: PTGT ĐƯỜNG BỘ
Thời gian thực hiện: 1 tuần (03/10/2022 -07/10/2022)
LV phát triển
Stt mục tiêu
Mục tiêu
Nội dung giáo dục
Hoạt động giáo dục
Phát triển thể chất
2
7
35
Trẻ thực hiện đúng, thuần thục các động tác của bài thể dục theo hiệu lệnh hoặc theo nhịp bản nhạc/bài hát. Bắt đầu và kết thúc động tác bài tập thể dục buổi sáng đúng nhịp. 
Trẻ kiểm soát được vận động khi đi thay đổi hướng vận động theo đúng hiệu lệnh (đổi hướng ít nhất 3 lần)
Trẻ có một số hành vi, thói quen tốt trong phòng bệnh 
Tay :Đưa 2 tay lên cao, ra phía trước, sang 2 bên ( kết hợp với vẫy bàn tay, quay cổ tay, kiễng chân).Co và duỗi từng tay, kết hợp kiễng chân. Hai tay đánh xoay tròn trước ngực, đưa lên cao.
Lưng bụng, lườn: Ngửa người sau kết hợp tay giơ lên cao, chân
- Chạy thay đổi tốc độ, hướng, dích dắc theo hiệu lệnh.
- Đeo khẩu trang khi ra ngoài 
- Thể dục sáng và hoạt động học có chủ đích
- HĐCĐ: Chạy theo hiệu lệnh
TC: 
+ Lái xe.
+ Bé chơi giao thông.
+ Thi tài xế giỏi
HĐNT: + Bé tập lái xe
+ Ai nhanh hơn
- Giờ đón trả trẻ, HĐC: Giáo dục trẻ đeo khẩu trang khi ra ngoài. 
+ Hướng dẫn trẻ cách đeo khẩu trang đúng cách.
Phát triển nhận thức
47
51
63
66
Trẻ thích khám phá các sự vật, hiện tượng xung quanh và biết đặt câu hỏi.
Trẻ biết phân loại các đối tượng theo các dấu hiệu khác nhau
Trẻ biết đếm trên đối tượng trong phạm vi 10 và đếm theo khả năng. Nhận biết con số phù hợp với số lượng trong phạm vi 10.
Trẻ nhận biết các con số được sử dụng trong cuộc sống hằng ngày.
- Khám phá về đặc điểm, hình dáng, công dụng, cách di chuyển của các sự vật hiện tượng xung quanh như: 
+Tìm hiểu một số phương tiện giao thông đường bộ và đường sắt
 +Phân loại các phương tiện giao thông
- Trẻ biết phân loại các đối tượng theo các dấu hiệu khác nhau:
+ Phân nhóm phương tiện giao thông. Đoán câu đố về PTGT
+ Phân loại phương tiện giao thông.
- Hoạt động khác:
+ Làm sưu tập tranh về nhóm PTGT, tìm hiểu tiện ích theo sơ đồ mạng
+ Chọn PTGT để đi du lịch, đi học đi làm.
- Nhận biết điểm khác biệt cơ bản nhất của 1 đối tượng so với nhóm.
- Nhận biết chữ số tương ứng với số lượng trong phạm vi 10.
- Chọn đúng chữ số tương ứng nhóm số lượng trong phạm vi 10
- Nhận biết các con số gần gũi trong cuộc sống hàng ngày: số xe, số nhà, số điện thoại.
- Đọc và xếp số, ghi chép lại đúng thứ tự các con số.
- HĐNT: Đếm xe trong nhà xe, đọc biển số xe.
- HĐH: Đếm đến 6 và nhận biết các nhóm có 6 đối tượng. Chữ số 6
+ Trò chơi: Hãy vỗ tay cho đủ số lượng 6.
+ Bé khéo tay.
- HĐG: Gắn tương ứng với số lượng, đếm số lượng trong phạm vi 6. thêm bớt trong phạm vi 6
- HĐNT: Đọc các con số trên biển số xe của cô ở nhà xe.
- HĐG: Sao chép biển số xe
Phát triển ngôn ngữ
86
94
Trẻ hiểu nghĩa một số từ khái quát chỉ sự vật, hiện tượng đơn giản, gần gũi.
Trẻ đọc biểu cảm các bài thơ, đồng dao, ca dao..
Hiểu các từ chỉ đặc điểm, tính chất, công dụng của một số đồ dùng: Phương tiện giao thông: xe máy, xe tải ,
- Đọc thuộc thơ, ca dao, đồng dao, tục ngữ, hò vè.
HĐCĐ: + PTGT đường bộ
Trò chuyện về một số phương tiện giao thong, nơi hoạt động, 
TC: + Tìm đúng nơi hoạt động
+ Về đúng bến
+ Tiếng kêu các phương tiện giao thông.....
- HĐC: Thơ Cô dạy con
- MLMN cho trẻ tìm hiểu
 làm quen các bài thơ, câu chuyện, 
câu đố có trong chủ đề: Xe đạp con trên đường phố, Cô dạy con, ...
- HĐG: Cho trẻ xem tranh, truyện, ablum về các PTGT
+ Đọc truyện về cách hướng dẫn bé đi đường.
Phát triển thẩm mỹ
151
152
Trẻ vận động nhịp nhàng theo giai điệu của bài hát, bản nhạc với các hình thức ( vỗ tay theo nhịp, tiết tấu, múa)
Trẻ biết phối hợp và lựa chọn các nguyên vật liệu tạo hình, vật liệu thiên nhiên để tạo ra sản phẩm
- Vận động nhịp nhàng theo giai điệu của bài hát, bản nhạc. 
- Vận động vỗ tay, dậm chân, lắc lư, nhún nhảy, múa và sử dụng các dụng cụ gõ, đệm đa dạng
- Lựa chọn, phối hợp các nguyên vật liệu tạo hình, vật liệu trong thiên nhiên, phế liệu để tạo ra sản phẩm.
- HĐH: Vận động bạn ơi có biết
- MLMN + HĐC: làm quen, dạy hát, vận động hoặc nghe hát các bài hát: Anh phi công ơi, đường em đi
Cho trẻ nghe nhạc, đoán tên bài hát, hát theo nhạc.
+ Trò chơi: Chiếc ghế âm nhạc.
- HĐG: Tạo hình các PTGT từ các nvl, xếp các hình học để tạo các PTGT, gép tranh ptgt. Nặn, cắt dán ptgt. Album các loại ptgt
- HĐCĐ: Chế tạo xe ô tô tải.
Phát triển tình cảm-kỹ năng xã hội
129
142
Trẻ sẵn sàng giúp đỡ khi người khác gặp khó khăn.
Trẻ biết quan tâm đến sự công bằng trong nhóm bạn, đề nghị sự can thiệp của người khác khi cần thiết.
- Chủ động giúp đỡ khi thấy bạn, người khác gặp khó khăn.
- Quan tâm, chia sẻ giúp đỡ bạn.
- Chơi với bạn vui vẻ, không đánh bạn, biết giúp đỡ bạn.
- Mạnh dạn nói lên sự khó khăn của bản thân và đề nghị được giúp đỡ trong các hoạt động và mọi nơi.
- MLMN: Giúp đỡ, hỗ trợ khi thấy bạn gặp khó khăn.
- HĐH + HĐG: Trẻ tham gia hoạt động nhóm, hđg hỗ trợ nhau, chia sẻ đồ chơi với bạn.
- MLMN + HĐH + HĐG: Trẻ mạnh dạn nhờ cô, bạn giúp đỡ khi cần thiết.
Chuẩn bị:
Cô:
- Phần mềm powerpoint. Giáo án điện tử, đàn, casset.
 - Các đồ dùng đồ chơi.
 - Vật liệu mở: Hộp sữa, nắp chai ,thùng giấy cactong .
- Ca dao đồng dao, các bài thơ, bài hát về chủ đề Bé và giao thông
 - Các trò chơi dân gian.
- Tranh chuû ñeà, tranh aûnh về các phương tiện giao thông
- Caùc troø chôi veà giao thông, Caùc troø chôi khaùm phaù.
- Sắp xếp các góc chơi gọn, đẹp, vừa tầm cháu chơi.
- Trang phục biểu diễn thời trang, mũ.
- Máy tính, máy chiếu.
- Nhạc bài hát: Bạn ơi có biết, Anh phi công ơi.
- Nhạc trình diễn thời trang.
- Đạo cụ âm nhạc: Xắc xô, Phách tre, trống,đàn.
 - 6 xe máy, 6 nón bảo hiểm, thẻ số từ 1- 6 của cô (lớn hơn của trẻ).
 - Mỗi trẻ một rổ đựng: xe máy, 6 nón bảo hiểm, thẻ số từ 1-6.
 - Quầy hàng có các PTGT có số lượng là 5.
 - Thẻ hình các ptgt.
- 4 Tranh có viết số 9 in rỗng để gắn xe máy, xe máy để trẻ gắn vào tranh.
 Trẻ: 
 - Các dụng cụ tập thể dục: Vòng.
- Các đồ dùng cá nhân trẻ: khăn, ca,  
- Vật liệu mở: Hộp sữa, nắp chai ,thùng giấy cacton .
- Giấy, bút màu, đất nặn, bàn ghế, keo, kéo, hồ, giấy màu
KẾ HOẠCH TUẦN
Chủ đề: Phương tiện giao thông đường bộ
Thời gian thực hiện: 1 tuần (03/10/2022 - 07/10/2022)
Hoạt động
Thứ 2
Thứ 3
Thứ 4
Thứ 5
Thứ 6
Đón trẻ
- Giáo viên mở cửa, thông thoáng phòng
-Đón trẻ vào lớp, nhắc trẻ chào ba mẹ, cất đồ dùng,
-Trao đổi với phụ huynh, ký tên vào sổ uống thuốc.
Trò chuyện- điểm danh
-Trò chuyện:
 + Kể tên một số ptgt mà trẻ biết, về đặc điểm một số phương tiện, ích lợi của phương tiện giao thông.
+ Cho trẻ cảm nhận giai điệu bài hát “Bạn ơi có biết”
+ Ôn các kỹ năng vẽ, tô màu
+ Tìm hiểu nội dung bài thơ “Cô dạy con”
 + Giáo dục trẻ biết giữ gìn sức khỏe khi tham gia giao thông. 
 - Điểm danh.
-Giáo viên điểm danh trẻ vắng và ghi vào sổ điểm danh
Thể dục sáng
- Hướng dẫn trẻ tập kết hợp vòng với nhạc nền chủ đề giao thông
- Hô hấp: ngửi hoa
-Tay- vai: tay ra trước, lên cao
 +Nhịp1: chân dang ngang, tay ra trước
 +Nhịp2: tay lên cao
 +Nhip3: tay ra trước
 +Nhip4: về TTCB
 +Nhịp 5, 6, 7, 8: giống nhịp 1,2,3,4
-Chân: đứng lên, ngồi xuống
 +Nhịp1: tay chống hông, ngồi xuống
 +Nhịp2: đứng lên
 +Nhip3: ngồi xuống
 +Nhip4: về TTCB
 +Nhịp 5, 6, 7, 8: giống nhịp 1,2,3,4
-Bụng- lườn: xoay người
 +Nhịp1: chân dang ngag, tay đưa ra trước
 +Nhịp2: xoay người sang trái (phải)
 +Nhip3: tay ra trước	
 +Nhip4: về TTCB
 +Nhịp 5, 6, 7, 8: giống nhịp 1,2,3,4
-Bật: tách khép chân
Hoạt động học có chủ đích
Một số ptgt đường bộ
Vận động bạn ơi có biết
Chạy theo hiệu lệnh
Chế tạo xe ô tô tải
Đếm đến 6 và nhận biết các nhóm có 6 đối tượng. Chữ số 6
Hoạt động ngoài trời
- Bé tập lái xe
- Trò chơi : 
“ Tài xế giỏi”
- Chơi tự do’’
- Nêu một số loại xe trẻ biết 
- Chơi động : “ Về đúng bến”
- Hát các bài hát về giao thông 
- Đếm xe trong nhà xe, đọc biển số xe
- Ai nhanh hơn
- Cho trẻ xem tranh, truyện, ablum về các PTGT
- Chơi tự do
Hoạt động góc
- GÓC XÂY DỰNG: xây bến xe. 
- GÓC PHÂN VAI: Cửa hàng bán xe.
- GÓC TẠO HÌNH: Tô màu, vẽ, cắt dán làm album các ptgt.
- GÓC HỌC TẬP: Chơi ghép hình các ptgt; nối, viết, gắn tương ứng với số lượng, - Tìm chữ o, ô ơ trong bài thơ. 
- GÓC XÂY DỰNG: xây bến xe. Xây khuôn viên.
- GÓC PHÂN VAI: Cửa hàng bán xe, bán vé xe
- GÓC TẠO HÌNH: Tô màu, vẽ, cắt dán làm album các ptgt.
- GÓC HỌC TẬP: Chơi ghép hình các ptgt; nối, viết, gắn tương ứng với số lượng, - Tìm hình cho bóng. Sao chép biển số xe
- GÓC KỸ NĂNG: cài nút, mở áo, kéo, phecmotya, cài quai nón.
- GÓC XÂY DỰNG: xây bến xe. Xây khuôn viên, phòng bán vé.
- GÓC PHÂN VAI: Cửa hàng bán xe, bán vé xe. Chơi đóng vai tài xế lái xe và hành khách.
- GÓC TẠO HÌNH: Tô màu, vẽ, cắt dán làm album các ptgt.. Nặn các ptgt.
- GÓC HỌC TẬP: Chơi ghép hình các ptgt; nối, viết, gắn tương ứng với số lượng, - Tìm hình cho bóng. Sao chép chữ cái. Sao chép biển số xe
- GÓC KỸ NĂNG: cài nút, mở áo, kéo, phecmotya, cài quai nón.
- GÓC THIÊN NHIÊN: chăm sóc cây xanh, tưới cây, cắt tỉa lá úa, lau lá cây.
- GÓC XÂY DỰNG: xây bến xe. Xây khuôn viên, phòng bán vé.
- GÓC PHÂN VAI: Cửa hàng bán xe, bán vé xe. Chơi đóng vai tài xế lái xe và hành khách. Cửa hàng nước giải khát.
- GÓC TẠO HÌNH: Tô màu, vẽ, cắt dán làm album các ptgt. Tạo hình các ptgt bằng nvl.
- GÓC HỌC TẬP: Chơi ghép hình các ptgt; nối, viết, gắn tương ứng với số lượng, - Tìm hình cho bóng. Sao chép chữ cái. Sao chép biển số xe
- GÓC KỸ NĂNG: cài nút, mở áo, kéo, phecmotya, cài quai nón.
- GÓC THIÊN NHIÊN: chăm sóc cây xanh, tưới cây, cắt tỉa lá úa, lau lá cây.
- GÓC SÁCH: xem sách báo về các ptgt, truyện.
- GÓC XÂY DỰNG: xây bến xe. Xây khuôn viên, phòng bán vé.
- GÓC PHÂN VAI: Cửa hàng bán xe, bán vé xe. Chơi đóng vai tài xế lái xe và hành khách. Cửa hàng nước giải khát.
- GÓC TẠO HÌNH: Tô màu, vẽ, cắt dán làm album các ptgt. Tạo hình các ptgt bằng nvl.
- GÓC HỌC TẬP: Chơi ghép hình các ptgt; nối, viết. Gắn tương ứng với số lượng, đếm số lượng trong phạm vi 6. thêm bớt trong phạm vi 6. - Tìm hình cho bóng. Sao chép chữ cái.Sao chép biển số xe
- GÓC KỸ NĂNG: cài nút, mở áo, kéo, phecmotya, cài quai nón. Xếp quần áo, cột dây giày, đan dây,
- GÓC THIÊN NHIÊN: chăm sóc cây xanh, tưới cây, cắt tỉa lá úa, lau lá cây. Gieo hạt.
- GÓC SÁCH: xem sách báo về các ptgt, truyện. Kể chuyện bằng con rối.
- GÓC VẬN ĐỘNG + DÂN GIAN: cò chập, ném bóng vào rổ. Bowling, ném cầu, bún thun,
Hoạt động chiều
-Kể tên các loại PTGT mà trẻ biết
- Tìm hiểu nội dung bài thơ: Cô dạy con
- Hướng dẫn trẻ cách đeo khẩu trang đúng cách.
- Ai nhanh hơn
- Tô màu chữ a
- Chơi ở các góc
- Hát các bài hát về ptgt
- Chơi lắp ráp
- Làm tập toán
- Chơi tự do
Vệ sinh trả trẻ nêu gương
-Kiểm tra vệ sinh quần áo , đầu tóc
-Trao đổi với phụ huynh
-Trả trẻ ra về
-NXCH:
+Cho trẻ chuẩn bị quần áo, đầu tóc gọn gàng.
+Trao đổi với phụ huynh về tình hình của trẻ trong ngày.
+Trẻ: không nói chuyện trong giờ học, biết giữ vệ sinh lớp.
Đánh giá cuối ngày
-Tình trạng sức khỏe
-Thái độ, trạng thái và hành vi cảm xúc của trẻ
-Kiến thức, kỹ năng của trẻ
Thứ 2: 03/10/2022
MỘT SỐ PTGT ĐƯỜNG BỘ
1. Mục tiêu:
- Trẻ biết tên gọi, đặc điểm 1 số PTGT đường bộ. Ích lợi, nơi hoạt động của chúng.
- Trẻ có khả năng phân biệt các loại phương tiện giao thông theo đặc điểm, nơi hoạt động, tạo hình PTGT từ các nguyên vật liệu.
- Trẻ tích cực tham gia các hoạt động họp tác cùng bạn, GD trẻ cẩn thận khi tham gia giao thông.
2. Chuẩn bị:
- Nhạc bài hát “Bạn ơi có biết”.
- PP ptgt
- Các mảnh ghép tạo thành hình ptgt.
- Que hình các ptgt.
3. Tiến hành:
* HOẠT ĐỘNG 1: Bé biết ptgt nào?
- Lớp hát bài: "Bạn ơi có biết"
 + Trong bài hát nhắc đến các phương tiện giao thông nào?
 + Vậy ô tô và xe máy là phương tiện giao thông đường gì?
 + Ngoài ô tô và xe máy là phương tiện giao thông đường bộ ra các con còn biết phương tiện nào thuộc phương tiện giao thông đường bộ nữa?
- Cô gợi ý tìm hiểu về các loại phương tiện giao thông đường bộ.  
* HOẠT ĐỘNG 2: Cùng so sánh
- Cô đọc câu đố (Cô đố, cô đố):
	“Xe gì hai bánh
	Đạp chạy bon bon
	Chuông kêu kính coong
	Đứng yên thì đổ”
 Đó là xe gì?
- Đàm thoại :
 + Nhìn xem cô có hình ảnh gì đây?
 + Xe đạp gồm có những bộ phận nào?
 + Dùng để làm gì?
 + Xe đạp chạy nhanh hay chạy chậm?
 + Tại sao xe đạp lại chạy chậm?
- Trẻ xem hình ảnh mở rộng về các loại xe đạp.
- Xe đạp thuộc phương tiện giao thông đường nào?
- Cô đọc câu đố : xe máy
 “Xe gì hai bánh
                 Tiếng kêu bình bịch
                 Chạy bon bon
 Đố là xe gì’’
 + Nhìn xem cô có hình ảnh gì?
 + Xe máy có những phần nào?
 + Xe máy thuộc phương tiện giao thông đường nào?
 + Các con ơi, vậy xe máy dùng để làm gì?
 + Xe máy chở được mấy người?
 + Khi ngồi trên xe máy thì mọi người phải thực hiện những qui định gì?
 + Nó nhờ vào cái gì để chạy?
- Tiếng còi của xe máy kêu như thế nào?
- Cho trẻ xem thêm 1 số hình ảnh các loại xe máy khác.
- So sánh xe đạp, xe máy
- Cô tóm ý
- Cô điều khiển ô tô đồ chơi chạy từ trong ra, hỏi trẻ cô có gì đây?
- Cho trẻ xem hình ảnh xe ô tô con
 + Ô tô con có đặc điểm như thế nào?
 + Thuộc phương tiện giao thông đường nào?
 + Ô tô con dùng để làm gì?
 + Ô tô con nhờ vào cái gì để chạy?
- Cho trẻ xem hình ảnh ô tô tải
 + Xe ô tô tải có đặc điểm gì bạn nào biết?
 + Ô tô chạy nhanh hay chạy chậm?
 + Người lái ô tô gọi là gì?
 + Thế bác tài xế khi lái xe phải thực hiện qui định gì?
- Cho trẻ so sánh ô tô con và ô tô tải
- Cô tóm ý
- Cho trẻ xem các ptgt đường bộ khác (tàu hỏa, tàu điện)
 + Vậy khi đi các ptgt này con phải như thế nào ?
- Giáo dục trẻ: Do xe cộ trên đường rất đông nên khi đi đường, qua đường, ngồi xe nếu không chấp hành tốt luật giao thông sẽ rất nguy hiểm. Vì vậy, khi đi xe phải đội mũ bảo hiểm, không đùa giỡn, khi đi qua đường phải có người lớn dắt.
* HOẠT ĐỘNG 3: Trò chơi “Ghép tranh”
- Cô giới thiệu trò chơi “Ghép tranh”.
- Cách chơi: Chia lớp thành 4 đội thi đua ghép hình các phương tiện giao thông. Bạn thứ nhất của mỗi đội lên đặt một mảnh ghép vào phần bảng của đội mình, sau đó chạy về đập nhẹ vào tay bạn kế tiếp của đội mình. Bạn kế tiếp chạy lên ghép mảnh tiếp theo. Bạn thứ hai chạy về đập nhẹ vào tay bạn thứ ba. Bạn thứ ba chạy lên ghép tiếp. Cứ như vậy để tạo thành hình ptgt. 
- Luật chơi: Đội nào ráp đúng và nhanh nhất sẽ là đội chiến thắng.
- Tổ chức cho trẻ chơi
- Nhận xét – tuyên dương. 
* HOẠT ĐỘNG 4: Trò chơi “Đúng hay sai”
- Cách chơi: Cô giơ tranh về các ptgt hoặc mô hình và nói cho trẻ nghe ví dụ: Xe đạp kêu kính con, máy bay đi trên đường, máy bay có bốn cánh, tàu hỏa có nhiều toa, tàu hỏa chạy trên đường nhựa, ô tô dừng lại khi có đèn xanh, thuyền đi dưới nước, thuyền có cánh để bay. Trẻ sẽ khẳng định đúng hoặc sai. Chơi với tốc độ tăng dần.
- Luật chơi: Khi nhìn tranh hoặc mô hình cô giơ lên và nghe cô nói.. trẻ phải trả lời nhanh đúng hay sai, sau đó nói đáp án đúng.
- Tiến hành chơi.
- Nhận xét – Tuyên dương trẻ.
4. Đánh giá cuối ngày:
Thứ 3: 04/10/2022
VẬN ĐỘNG BẠN ƠI CÓ BIẾT
1. Mục tiêu:
- Trẻ biết tên bài hát, thuộc lời ca và hiểu nội dung bài hát “ Bạn ơi có biết”. Trẻ biết hát kết hợp vận động theo nhạc bài “Bạn ơi có biết”.
- Trẻ vận động theo nhạc bài hát “Bạn ơi có biết” một cách hồn nhiên, vui vẻ theo ý thích. Rèn kỹ năng sử dụng các đạo cụ âm nhạc. Phát triển khả năng nghe nhạc cho trẻ.
- Giúp trẻ yêu thích hoạt động âm nhạc, thích tham gia và háo hức múa vận động cùng cô, cùng bạn. Trẻ biết tham gia giao thông một cách an toàn.
2. Chuẩn bị:
- Trang phục biểu diễn thời trang, mũ.
- Máy tính, máy chiếu.
- Nhạc bài hát: Bạn ơi có biết, Anh phi công ơi.
- Nhạc trình diễn thời trang.
- Đạo cụ âm nhạc: Xắc xô, Phách tre, trống,đàn.
3. Tiến hành:
*Hoạt động 1: Giới thiệu chương trình âm nhạc
- Chào mừng tất cả các bé đến với “ Chương trình âm nhạc 2022”
- Đến với chương trình âm nhạc ngày hôm nay, các con sẽ được trải qua 3 phần chơi vô cùng sôi động và hấp dẫn.
- Phần chơi thứ 1: Tài năng tỏa sáng.
- Phần chơi thứ 2: Lắng nghe tiếng hát.
- Phần chơi thứ 3: Chiếc ghế âm nhạc.
- Mở đầu chương trình, xin mời các bé cùng đón xem “Show Trình diễn thời trang” do các siêu mẫu nhí ban nhạc “ Giao thông” trình diễn.
*Hoạt động 2: : Hát và vận động “ Bạn ơi có biết”
- Các bạn ơi, khi xem ban nhạc “ Giao thông” chúng mình có liên tưởng đến bài hát gì?
Cô mời tất cả các bạn cùng với ban nhạc cùng thể hiện bài hát này nào.
- Bài hát chúng mình vừa hát có giai điệu rất vui tươi, rộn ràng.Vì vậy khi hát bài hát này, chúng mình sẽ thể hiện nét mặt vui tươi, hồn nhiên các con nhé.
- Bây giờ cô mời chúng mình hãy cùng về các góc lấy chiếc mũ phương tiện giao thông mà mình yêu thích nào.
- Cô thấy là với nhịp điệu và tiết tấu bài hát như thế này thì cô nghĩ là vỗ đệm theo nhịp sẽ rất hay đấy.(Trẻ ngồi xuống hát và vỗ tay)
- Cô quan sát và sửa sai cho trẻ. ( nếu có trẻ sai)
- Các bạn ơi. Khi hát chúng mình vỗ bên phải 1 cái này, vỗ bên trái 1 cái này, đều đặn, nhịp nhàng 1 – 2- 3-4. Bạn ơi có biết không, những phương tiện giao thôngChúng mình thực hiện lại nào.
- Các bạn hát rất hay rồi này. Và nếu chúng mình kết hợp thêm các nhạc cụ thì sẽ thế nào nhỉ?
Vậy các bạn có muốn sử dụng kết hợp các nhạc cụ để thể hiện tài năng của mình không?
- Bạn nào muốn lên thể hiện nào?
- Các con hãy đi lấy những nhạc cụ mà chúng mình thích ở các góc và lên sân khấu thể hiện nào.
- Mời một vài trẻ lên thể hiện bài hát kết hợp với nhạc cụ mà trẻ thích
- Bây giờ, bạn nào giỏi nhất có thể lên biểu diễn cho cô và các ban cùng thưởng thức nào? ( mời 1-2 trẻ)
- Cô thấy các bạn hát và sử dụng nhạc cụ rất giỏi đấy. Nếu bây giờ tất cả các con cùng hát kết hợp các loại nhạc cụ thì sẽ thành một ban nhạc lớn đấy. Nào, xin mời ban nhạc của chúng ta lên sân khấu biểu diễn để cho các cô và các bạn nghe nhé..
- Các con ơi, nếu chúng mình hát kết hợp với động tác minh họa thì sẽ như thế nào nhỉ?
- Bạn nào có ý tưởng gì vận động cho bài hát này không?( Trẻ nêu ý tưởng)
- Bây giờ, cô và chúng mình sẽ cùng hát và kết hợp động tác minh họa nhé.
- Các bạn ơi, chúng mình vừa được hát và vận động bài hát gì?
- Ngoài những phương tiện giao thông có trong bài hát, bạn nào có thể kể tên cho cô những phương tiện giao thông khác nào?
- Giáo dục: Các bạn ơi, có rất nhiều loại phương tiện giao thông đấy. Các phương tiện đó giúp ích cho con người rất là nhiều. Ngoài ra, khi tham gia giao thông, chúng mình cần tuân thủ đúng luật giao thông để đảm bảo an toàn nhé.
*Hoạt động 3: Nghe hát “ Anh phi công ơi”
- Đến với chương trình âm nhạc hôm nay, cô có một tiết mục muốn tham gia giao lưu cùng các bạn đấy.Cô mời chúng mình cùng lắng nghe cô hát và đoán xem đó là bài hát gì nhé!
- Cô hát cho trẻ nghe lần 1
+Cô vừa hát cho chúng mình nghe bài hát gì?
+ Bài hát do ai sáng tác?
+ Bài hát nói về điều gì?
- Cô biết có một ca sỹ nhí hát bài hát này rất là hay đấy. Chúng mình hãy cùng lắng nghe và hưởng ứng theo bạn ca sĩ nhí nhé.
- Cô hát lần 2: Cho trẻ Hưởng ứng nhịp nhàng theo bài hát.
+ Khi nghe bài hát này, con có cảm nhận như thế nào?
*Hoạt động 4: Trò chơi “Chiếc ghế âm nhạc”
- Cách chơi: Xung quanh lớp có rất nhiều chiếc ghế. Các con sẽ vừa đi vừa hát xung quanh những chiếc ghế đó. Khi có hiệu lệnh sắc xô, các con hãy nhanh chân tìm cho mình 1 chiếc ghế và ngồi xuống ghế đó nhé.
- Luật chơi: Mỗi chiếc ghế chỉ chứa được 1 bạn. Bạn nào không tìm được ghế cho mình sẽ phải nhảy lò cò.
- Tổ chức cho trẻ chơi 2-3 lần
* Kết thúc: Động viên khen trẻ, chuyển hoạt động.
4. Hoạt động góc:
Bổ sung thêm đồ dùng ở góc nghệ thuật: nắp chai, chai nhựa, hộp giấy, cho trẻ tạo hình ptgt
5. Đánh giá cuối ngày:
..
Thứ 4: 05/10/2022
CHẠY THEO HIỆU LỆNH
I. MỤC TIÊU: 
- Trẻ biết di chuyển đội hình khởi động đi các kiểu chân, tập các động tác bài tập “Chạy theo hiệu lệnh”. Trẻ biết một số phương tiện giao thông. Biết chơi đúng luật các trò chơi.
- Thực hiện kĩ năng “Chạy thay đổi tốc độ theo hiệu lệnh của cô”, nêu được đặc điểm một số phương tiện giao thông.
- Trẻ hứng thú tham gia các hoạt động. Góp phần giáo dục trẻ tuân theo luật giao thông
II

File đính kèm:

  • docgiao_an_mam_non_lop_la_chu_de_phuong_tien_giao_thong_duong_b.doc