Giáo án Mầm non Lớp Lá - Chủ đề: Phương tiện giao thông - Năm học 2019-2020 - Phạm Thị Cẩm Tuyên

- Nghe truyện ,thơ về các loại phương tiện giao thông.

- Cho trẻ đọc thơ, xem truyện tranh ảnh về PTGT, hoạt động theo nhóm, tổ, cá nhân

- Hướng dẫn bạn bè trong trò chơi, trong hoạt động học.

- Dạy trẻ ghép các từ: Giao thông đường bộ, giao thông đường thuỷ, giao thông đường sắt, giao thông đường hàng không.

- Đọc thơ: “Cô dạy con” cho trẻ nghe.

- Phát âm , tìm chữ cái trong từ tiếng, so sánh chữ cái, trò chơi với chữ cái: p, q.

- Các chữ cái đã học có trong phương tiện giao thông.

- Cho trẻ thảo luận và kể về những sự kiện có liên quan đến giao thông, các phương tiện giao thông.

 

docx9 trang | Chia sẻ: hungbach2 | Ngày: 08/07/2023 | Lượt xem: 181 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mầm non Lớp Lá - Chủ đề: Phương tiện giao thông - Năm học 2019-2020 - Phạm Thị Cẩm Tuyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG MẪU GIÁO QUẾ LONG
LỚP MẪU GIÁO LỚN 2
Chủ đề:
PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG
Thời gian: 02 tuần
Tháng:05 năm 2020 + 06 năm 2020
 Tuần 1: Bé với luật giao thông
 Từ ngày 25/05 đến ngày 29/ 05/ 2020
 Tuần 2: Bé vui ngày 1/6
 Từ ngày 01/06 đến ngày 05/ 06/ 2020
 GIÁO VIÊN: PHẠM THỊ CẨM TUYÊN
 LỚP: MG LỚN 2
KẾ HOẠCH GIÁO DỤC 
CHỦ ĐỀ: PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG
LỚP MẪU GIÁO LỚN 2 
Thời gian thực hiện (từ 25/05 đến 05/06/2020)
I. Mục tiêu, nội dung và hoạt động giáo dục của chủ đề:
CĐ nhánh
Mục tiêu
Nội dung
giáo dục
Hoạt động giáo dục
Bé với luật giao thông (Từ ngày 25/05 đến ngày 29/05/2020)
Bé vui ngày 1/6( Từ ngày 1/6 đến ngày 5/06/2020)
1.Phát triển thể chất:
- Thùc hiÖn ®ñ c¸c ®éng t¸c trong bµi tËp thÓ dôc theo sù h­íng dÉn cña c«, phát triển nhóm cơ và hô hấp.
-Trẻ biết thực hiện liên tục 2 vận động bật tách và khép chân-Đập bắt bóng 
-Trẻ biết thực hiện liên tục 2 vận động: Bật liên tục vào các vòng- Ném trúng đích nằm ngang
- Trẻ tham gia hoạt động học tập liên tục và không  có biểu hiện mệt mỏi trong khoảng 30 phút.(CS 14)
- Trẻ biết phát triển sự phối hợp giữa 
tay và mắt, sự phối hợp vận động giữa các bộ phận cơ thể, biết
 điều chỉnh hoạt 
động theo tín hiệu.
 Phát triển các giác
 quan thông qua việc tìm hiểu các phương tiện
 giao thông.
2.Phát triển nhận thức:
- Trẻ biết so sánh những đặc điểm giống và khác nhau của các phương tiện giao thông qua tên gọi, ích lợi nơi hoạt động. Trẻ biết phân nhóm PTGT và tìm dấu hiệu chung.
- Trẻ biết về ngày 1-6
-Nhận ra quy tắc sắp xếp đơn giản và tiếp tục thực hiện theo quy tắc( CS 116)
- Trẻ nhận biết được chữ số 9, 10
- Tách 10 đối tượng thành 2 nhóm bằng ít nhất 2 cách và so sánh số lượng của các nhóm
- Trẻ biết một số qui định thông thường của luật giao thông đường bộ của địa phương.
- Trẻ nhận biết được một số biển hiệu giao thông đường bộ đơn giản .
3.Phát triển ngôn ngữ:
- Trẻ biết mô tả và đặt câu hỏi về các loại PTGT.
- Trẻ biết đọc thơ và kể chuyện sáng tạo, mạch lạc, diễn cảm về PTGT.
- Sử dụng lời nói để trao đổi và chỉ dẫn bạn bè trong hoạt động (69)
- Trẻ biết được các từ: Giao thông đường bộ, giao thông đường thuỷ, giao thông đường sắt, giao thông đường hàng không.
- Trẻ đọc diễn cảm bài thơ: “Cô dạy con”
- Nhận biết và phát âm chính xác chữ cái: p, q.
- Trẻ biết được các chữ cái đã học có trong các PTGT.
- Trẻ biết đặt và trả lời được các câu hỏi về các phương tiện giao thông như: Tại sao? Có gì giống nhau? Có gì khác nhau?
- Kể lại được câu chuyện: “Qua đường”; “Tàu thủy tí hon”...
- Ôn tập nhận biết và phát âm chính xác chữ cái: p, q; h, k.
- Thích đọc những chữ đã biết trong môi trường xung quanh(79)
-Biết cách khởi xướng cuộc trò chuyện (72)
- “Đọc” theo truyện tranh đã biết (84)
4.Phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội:
- Thay đổi hành vi và thể hiện cảm xúc phù hợp với hoàn cảnh(40)
- Sẵn sàng giúp đỡ khi người khác gặp khó khăn(45)
- Trẻ nhận thấy được những công việc ,việc làm, cử chỉ tốt đẹp của các bác, các chú điều khiển và giữ trật tự an toàn giao thông, kính trọng người lái xe và người điều khiển.
- Trẻ biết chào hỏi, thưa gởi, kính trọng người lái xe và người điều khiển.
- Thích chia sẻ cảm xúc, kinh nghiệm, đồ dùng đồ chơi với những người gần gũi (44)
-Đề nghị sự giúp đỡ của người khác khi cần thiết (55)
- Trẻ biết được một số qui định dành cho người đi bộ và chấp hành những qui định dành cho người đi bộ, đi theo tín hiệu của đèn giao thông.
 -Trẻ biết một số hành vi văn minh khi đi trên xe, đi ngoài đường. 
- Biết giữ gìn an toàn cho bản thân.
-Nói được khả năng và sở thích của bạn và người thân(CS 58)
-Quan tâm đến sự công bằng trong nhóm bạn( CS 60)
5.Phát triển thẩm mĩ:
- Đặt tên mới cho đồ vật, câu chuyện, đặt lời mới cho bài hát (117)
- Vận động nhịp nhàng phù hợp với sắc thái, nhịp điệu bài hát, bản nhạc.
 - Trẻ thích thú thực hiện hoạt động tạo hình và âm nhạc
- Nói được ý tưởng thể hiện trong hoạt động tạo hình
- Trẻ vẽ được chú công an ,các cột đèn.
- Trẻ thuộc bài hát: Đi đường em nhớ”.
-Trẻ thực hiện một số công việc theo cách riêng của mình (CS 118) 
1.Phát triển thể chất:
- Thực hiện đúng, nhịp nhàng các động tác theo bài hát
- Thực hiện đúng kĩ thuật vận động: Bật tách khép chân- đập bắt bóng đúng kĩ thuật
- Tham gia hoạt động học tập liên tục và không  có biểu hiện mệt mỏi trong khoảng 30 phút
- Cho trẻ thực hành một số kĩ năng sống: hành vi, thái độ đúng đắn khi tham gia giao thông.Cho trẻ thực hành vận động khéo léo của bàn tay, ngón tay: xé dán , cắt dán, vẽ, nặn, tô màu về giao thông. Cho trẻ chơi trò chơi vận động: về đúng bến, người tài xế giỏi. Trò chuyện về đảm bảo an toàn giao thông khi tham gia giao thông. Giáo dục trẻ ở mọi lúc mọi nơi về kỹ năng sống, tự phục vụ bản thân.... 
2.Phát triển nhận thức:
- Đường bộ: Xe đạp, ô tô, xe máy...Đặc điểm, cấu tạo, màu sắc, kích thước, âm thanh, người điều khiển PTGT . Cấu tạo, màu sắc, âm thanh, tốc độ, nhiên liệu, nơi hoạt động. Người điều khiển (Tài xế). Công dụng: Chở người, chở hàng, thăm dò nghiên cứu.
-Biết được ngày 1/6 là ngày quốc tế thiếu nhi
-Nhận ra quy luật sắp xếp (hình ảnh, âm thanh)
-Nói tại sao lại sắp xếp như vậy.
- Tách 10 đối tượng thành 2 nhóm bằng ít nhất 2 cách và so sánh số lượng của các nhóm.
- Cho trẻ thực hành luật lệ giao thông đường bộ.
- Cho trẻ khám phá một số phương tiện giao thông phổ biến ở Quế Sơn, một số biển báo giao thông đường bộ đơn giản. Các tín hiệu đèn màu
3.Phát triển ngôn ngữ:
- Nghe truyện ,thơ về các loại phương tiện giao thông.
- Cho trẻ đọc thơ, xem truyện tranh ảnh về PTGT, hoạt động theo nhóm, tổ, cá nhân
- Hướng dẫn bạn bè trong trò chơi, trong hoạt động học.
- Dạy trẻ ghép các từ: Giao thông đường bộ, giao thông đường thuỷ, giao thông đường sắt, giao thông đường hàng không.
- Đọc thơ: “Cô dạy con” cho trẻ nghe.
- Phát âm , tìm chữ cái trong từ tiếng, so sánh chữ cái, trò chơi với chữ cái: p, q.
- Các chữ cái đã học có trong phương tiện giao thông.
- Cho trẻ thảo luận và kể về những sự kiện có liên quan đến giao thông, các phương tiện giao thông.
- Kể câu chuyện: “Qua đường”; “Tàu thủy tí hon”... cho trẻ nghe.
- Phát âm, tìm chữ cái trong từ tiếng, so sánh chữ cái, trò chơi với chữ cái: p, q; h, k 
- Hay hỏi về chữ viết, thường xuyên chơi ở góc học tập, chú ý đến hành động viết của người lớn.
-Mạnh dạn chủ động giao tiếp với bạn bè, với cô giáo.
- Có hành vi tự kể chuyện theo sách truyện đã được nghe đọc; – Trẻ đọc sách theo sáng kiến của mình và có được các ý tưởng từ truyện tranh hay các từ ngữ. Nói được nghĩa của một số từ quen thuộc và có thể trả lời được câu hỏi: theo cháu, cái gì xảy ra tiếp theo? Cố gắng đoán nghĩa của từ và nội dung truyện dựa vào tranh minh họa, chữ cái và kinh nghiệm của bản thân trong các hoạt động đọc, kể chuyện
4.Phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội:
-Biết đi nhẹ, nói khẽ khi người khác đang nghỉ hoặc ốm. Giữ thái độ chú ý trong lớp học; – Vui vẻ, hào hứng với các sự kiện tổ chức ở nhà, trường: sinh nhật, ngày hội; Buồn khi phải chia tay với bạn bè, cô giáo khi ra trường
- Chủ động giúp bạn khi nhìn thấy bạn cần sự giúp đỡ. Giúp đỡ ngay khi bạn hoặc người lớn yêu cầu
- Cho trẻ chơi trò chơi xây dựng: ngã tư đường phố, sân bay, bến xe. Giáo dục trẻ yêu quý bác giao thông..
- GD trẻ biết chào hỏi, thưa gởi, kính trọng người lái xe và người điều khiển . 
- Trong các trường hợp đông người, trẻ biết xếp hàng, vui vẻ, kiên nhẫn chờ đến lượt; Không chen ngang, không xô đẩy người khác; Không tranh giành suất của bạn khác; Không tranh nói trước khi trò chuyện trong nhóm
-Vui vẻ chia đồ chơi cho bạn, sẵn sàng trao đổi, hướng dẫn bạn trong quá trình hoạt động
-Kể cho bạn nghe về những chuyện buồn, chuyện vui của bản thân
- Tự đề nghị người lớn hoặc bạn giúp đỡ khi gặp khó khăn
- Dạy trẻ đi sát lề đường khi đi bộ, đi bên phải, đèn đỏ phải dừng, đèn vàng chuẩn bị, đèn xanh mới đi. Không nói leo, không nên ngắt lời người khác khi người khác đang nói, xếp hàng chờ đến lượt tham gia vào hoạt động. Cho trẻ đóng vai thể hiện mối quan hệ của những người điều khiển PTGT, người phục cụ, hành kháchCho trẻ luyện tập và thực hành những qui định của luật lê giao thông dành cho người đi bộ.
- GD trẻ biết hành vi văn minh như: đi trên xe không thò đầu cửa sổ, không chở 3 người, phải đội mũ bảo hiểm khi đi xe, không nói chuyện, đi đúng làn đường... 
- GD trẻ biết giữ an toàn cho bản thân.
-Nói đúng khả năng của một số người gần gũi: Bạn A vẽ đẹp, bạn A chạy nhanh, mẹ nấu ăn ngon.
-Nêu được cách tạo lại sự công bằng
-Có mong muốn lập lại sự công bằng.
5.Phát triển thẩm mĩ:
- Hiểu nội dung bài hát, hát thuộc, đúng giai điệu, lời ca và thể hiện được sắc thái của bài hát qua giọng hát, nét mặt, điệu bộ bài hát "Gà trống thổi kèn",
- Cảm thụ được giai điệu và lời của bài hát trong chủ đề.
- Biết cách làm và tạo ra con trâu từ lá cây, nặn được một số con vật gần gũi
- Biết bày tỏ ý tưởng của mình khi làm ra sản phẩm
- Biết kết hợp các nét vẽ đã học để vẽ.
-Trẻ nói được ý tưởng thể hiện trong sản phẩm tạo hình của mình
-Hát to rõ, lời bài hát
-Giáo dục trẻ có một trong các biểu hiện: Không bắt chược và có những khác biệt trong khi thực hiện nhiệm vụ; làm ra sản phẩm tạo hình không giống các bạn khác; thực hiện cùng nhiệm vụ như các bạn theo cách khác
1.Lĩnh vực phát triển thể chất:
*TD:
-Bật liên tục vào 5 vòng
- Bật liên tục qua các vòng-Ném trúng đích nằm
2.Lĩnh vực phát triển nhận thức:
* KPKH:
- Tìm hiểu về một số qui định giao thông đường bộ
*LQVT:
- Đếm nhận biết nhóm số lượng 10
- Ôn số lượng 10
3. Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ:
* LQVH: 
- Chuyện “Qua đường”
- Thơ “Hôm nay ngày tết thiếu nhi”
4.Lĩnh vực phát triển tình cảm XH:
-Hoạt động góc, hoạt động chiều, kỹ năng sống,...
5.Lĩnh vực phát triển thẩm mĩ:
* ÂN:
- Dạy vận động “Em qua ngã tư đường phố” 
-Trái Đất này là của chúng mình
* TH: 
-Bé tập làm bánh
II. Môi trường giáo dục:	
- Trang trí tranh ảnh theo chủ đề phương tiện giao thông .
- Làm đồ dùng đồ chơi cho từng chủ đề nhánh : bền , kích thước phù hợp , màu sắc hấp dẫn .
- Sản phẩm của trẻ được trưng bày trên góc “ngộ nghĩnh trẻ thơ”
- Các góc hoạt động (góc chơi) trong lớp được lựa chọn, bố trí phù hợp với diện tích lớp học, số lượng trẻ trong lớp và đồ dùng, đồ chơi, vật liệu chơi sẵn có. 
- Đồ dùng , đồ chơi ở các góc đảm bảo thẩm mỹ và an toàn cho trẻ , để đồ chơi vừa tầm với trẻ .
- Duy trì một số góc chơi mà trẻ thích đến chơi như: góc phân vai, góc xây dựng, góc học tập, ...
- Tận dụng nguyên vật liệu sẵn có của địa phương, (xây dựng góc chơi phản ánh văn hóa địa phương).
- Giáo viên trò chuyện và chơi với trẻ, kích thích tư duy của trẻ.
- Trẻ có thể chủ động, tích cực: Vui chơi, tìm tòi khám phá, trải nghiệm, thực hành, sáng tạo, hợp tác, trò chuyện và chia sẻ ý tưởng .
HIỆU TRƯỞNG GIÁO VIÊN LẬP KẾ HOẠCH
 PHẠM THỊ CẨM TUYÊN 

File đính kèm:

  • docxgiao_an_mam_non_lop_la_chu_de_phuong_tien_giao_thong_nam_hoc.docx
Giáo Án Liên Quan