Giáo án mầm non lớp lá - Chủ đề “Quê hương tươi đẹp”
Thời gian thực hiện: Từ ngày 1/5 đến ngày 5/5 năm 2017
I. Chuẩn bị
1. Đồ dùng của cô
a. Trong lớp học
- Trang trí lớp phù hợp với chủ đề “ Quê hương, đất nước, Bác Hồ”
- Chuẩn bị tranh, ảnh , truyện, sách về chủ đề “ Quê hương, đất nước, Bác Hồ”
- Sắp xếp các góc chơi, đồ dùng đồ chơi phù hợp với chủ đề “ Quê hương, đất nước, Bác Hồ”.
- Nội dung tranh minh họa bài thơ: Giếng làng em
- Nội dung bài hát: Quê hương tươi đẹp, yêu Hà Nội, em đi giữa biển vàng
- Mẫu cảm xúc: Tranh vẽ đồng lúa
b. Ngoài lớp học
- Có góc thiên nhiên, cây xanh
- Góc tuyên truyền có bài tuyên truyền về phòng 1 số bệnh khi thời tiết giao mùa, kết quả cân đo của trẻ quý 3
- Đồ dùng đồ chơi ngoài trời
- Sân chơi sạch sẽ, thoáng mát
2. Đồ dùng của trẻ
- Chuẩn bị bút màu, giấy vẽ, giấy báo để trẻ vẽ, xé dán, dụng cụ âm nhạc, các hình, số
- Đồ dùng đồ chơi lắp ghép, xây dựng.
- Đồ dùng đồ chơi đóng vai bác sỹ,
- Nước, cây, đá sỏi, sân chơi, chai, phễu, cát, khuôn.
- Đất nặn, bảng đen, khăn lau, đĩa đựng sản phẩm.
KẾ HOẠCH TUẦN 1 Chủ đề “Quê hương tươi đẹp” Thời gian thực hiện: Từ ngày 1/5 đến ngày 5/5 năm 2017 I. Chuẩn bị 1. Đồ dùng của cô a. Trong lớp học - Trang trí lớp phù hợp với chủ đề “ Quê hương, đất nước, Bác Hồ” - Chuẩn bị tranh, ảnh , truyện, sách về chủ đề “ Quê hương, đất nước, Bác Hồ” - Sắp xếp các góc chơi, đồ dùng đồ chơi phù hợp với chủ đề “ Quê hương, đất nước, Bác Hồ”. - Nội dung tranh minh họa bài thơ: Giếng làng em - Nội dung bài hát: Quê hương tươi đẹp, yêu Hà Nội, em đi giữa biển vàng - Mẫu cảm xúc: Tranh vẽ đồng lúa b. Ngoài lớp học - Có góc thiên nhiên, cây xanh - Góc tuyên truyền có bài tuyên truyền về phòng 1 số bệnh khi thời tiết giao mùa, kết quả cân đo của trẻ quý 3 - Đồ dùng đồ chơi ngoài trời - Sân chơi sạch sẽ, thoáng mát 2. Đồ dùng của trẻ - Chuẩn bị bút màu, giấy vẽ, giấy báođể trẻ vẽ, xé dán, dụng cụ âm nhạc, các hình, số - Đồ dùng đồ chơi lắp ghép, xây dựng. - Đồ dùng đồ chơi đóng vai bác sỹ, - Nước, cây, đá sỏi, sân chơi, chai, phễu, cát, khuôn. - Đất nặn, bảng đen, khăn lau, đĩa đựng sản phẩm. II Các hoạt động giáo dục Thứ Thứ hai Thứ ba Thứ tư Thứ năm Thứ sáu Tên lĩnh vực PTTM PTTC PTNN PTNT PTTM Đón trẻ - Đón trẻ vào lớp nhẹ nhàng, thân mật, dạy trẻ chào bố mẹ hướng dẫn trẻ cất đồ dùng cá nhân vào đúng nơi quy định. - Điểm danh, chấm ăn Thể dục sáng Tập các động tác hô hấp, tay, chân, bụng, bật kết hợp với bài “ Quê hương tươi đẹp” 1. Mục đích: a. Kiến thức: Trẻ biết tập các động tác cùng cô kết hợp với lời ca (mt1) b. Kỹ năng: Trẻ phối hợp tay chân nhịp nhàng, động tác dứt khoát c. Thái độ: Trẻ chú ý tập thể dục qua đó trẻ cảm nhận được ý nghĩa của việc tập thể dục giúp cơ thể khỏe mạnh, thân hình phát triển cân đối 2. Chuẩn bị : a. Chuẩn bị của cô: Nhạc bài hát: Em đi giữa biển vàng, quê hương tươi đẹp, Yêu Hà Nội Địa điểm tập : Rộng, thoáng, mát b. Chuẩn bị của trẻ 3. Tiến hành hoạt động a. Khởi động: Trẻ đi các kiểu kết nhạc bài hát “ Yêu Hà Nội” b. Trọng động: Trẻ các động tác cùng cô kết hợp với nhạc bài hát “Quê hương tươi đẹp” - Hô hấp: Hai tay đưa lên cao, xoay cổ tay “ Quê hương em quê hương” CB 1 2 - Tay: Hai tay dang ngang, đưa lên cao “ Quê hương em quê hương” CB 1 2 3 - Chân: Đứng khụy gối “ Quê hương em quê hương” CB 1 2 3 - Bụng: Nghiêng người sang 2 bên “ Quê hương em quê hương” CB 1 2 3 - B1: Bật cao tại chỗ. Hai tay chống hông bật lên cao hạ xuống “ Quê hương em quê hương” CB TH c.Chơi trò chơi: Lộn cầu vồng . d. Hồi tĩnh: Cô cùng trẻ đi nhẹ nhàng thả lỏng 1- 2 vòng kết hợp với lời bài hát “Em đi giữa biển vàng” Hoạt Động Học Tạo hình Vẽ ruộng lúa. TDKN - BTPTC: T2, C1*, B3, B2.kết hợp với bài ‘‘Quê hương tươi đẹp’’ -VĐCB: Tự đập bắt bóng - TCVĐ : Kéo co. LQVH Bài thơ : Giếng làng em. KPXH Tìm hiểu về đặc điểm nổi bật (di tích, sự kiện văn hoá ) của địa phương Âm nhạc - Nghe hát : Yêu Hà Nội . + Dạy hát : Quê hương tươi đẹp . - Trò chơi: Năm con vịt. Hoạt động ngoài trời - Quan sát: Bầu trời thời tiết, cây phượng vĩ, cây bằng lăng, cây Osaca, ........ - Trò chơi vận động: Bịt mắt bắt dê, rồng rắn, cáo và thỏ, kéo co, cướp cờ - Chơi tự do: Giấy, phấn, sỏi, lá cây Hoạt động góc - Góc phân vai : Cửa hàng nấu ăn, bác sĩ. - Góc xây dựng : Làng quê. - Góc nghệ thuật : Hát, đọc thơ, tô, vẽ tranh. - Góc học tập : Xếp, so sánh ngôi nhà. - Góc sách : Xem tranh, ảnh về làng quê. - Góc thiên nhiên : Chăm sóc cây xanh. 1/ Mục đích: a. Kiến thức: Trẻ biết vai chơi của mình, biết chơi cùng nhau. - Quá trình chơi thể hiện mối quan hệ chơi, giao tiếp giữa các vai chơi, nhóm chơi - Biết sử dụng các nguyên vật liệu, các đồ dùng, đồ chơi xây dựng, học tập, nấu ăn, bác sỹ để thực hiện ý định chơi. - Biết công việc của bác xây dựng, của bác sĩ, chủ cửa hàng nước, biết xây khuôn viên làng quê(mt27) b. Kỹ năng: Rèn kĩ năng chơi ở từng góc chơi. Rèn mối quan hệ chơi giữa các nhóm chơi và phát triển khả năng giao tiếp trong khi chơi cho những trẻ còn nhút nhát (mt43) c. Thái độ: - Thông qua chủ đề chơi, vai chơi, góc chơi giáo dục trẻ biết đoàn kết, chia sẻ giúp đỡ nhau trong khi chơi.(mt64) - Giáo dục trẻ không chơi gần ao, hồ, sông.kẻo bị đuối nước 2/ Chuẩn bị: - Dụng cụ bác sỹ, nấu ăn - Bộ lắp ráp, gạch gỗ, cây hoa, nút hàng rào, cây xanh, cây hoa, - Sáp màu, tranh vẽ cảnh làng quê - Tranh ảnh về làng quê - Góc cây xanh, khăn lauDụng cụ chăm sóc cây - Hình tam giác, hình vuông. 3/ Dự kiến chơi: *Hoạt động 1 : Gây hứng thú- giới thiệu góc chơi -Hát bài : « Quê hương tươi đẹp » + Hỏi trẻ: Kể về tên làng, xã, có các lễ hội, có các trò chơi gì? - Cô giới thiệu các góc chơi, đồ chơi ở các góc chơi trong lớp. - Hỏi trẻ : + Con nào thích chơi ở góc xây dựng? Các con định xây gì? Xây như thế nào? Ai làm chủ công trình? Bác chủ công trình làm gì? Các bác thợ làm gì? + Con nào thích chơi ở góc đóng vai? Con sẽ đóng vai là ai? + Hôm nay ai sẽ chơi ở góc nghệ thuật? Con sẽ chơi gì ở góc nghệ thuật? + Góc sách hôm nay có rất nhiều tranh ảnh về làng quê con nào muốn xem? + Góc học tập có gì ? (hình vuông, hình tam giác) với các hình đó con làm gì ?( Xếp nhà....) + Góc thiên nhiên của lớp mình có gì? Con sẽ làm gì để cây tươi tốt...? * Hoạt động 2: Quá trình chơi - mở rộng nội dung chơi - Trẻ về góc chơi, phân công bạn cùng chơi ở trong góc chơi, lấy đồ chơi ra chơi - Trẻ chơi: Cô đến từng góc chơi, cô chơi cùng trẻ cô tạo tình huống để mở rộng nội dung chơi và giao tiếp với nhau, có hành vi ứng xử đẹp với bạn * Hoạt động 3: Nhận xét góc chơi - Cô đến từng góc nhận xét cùng trẻ - Sau đó cho tất cả trẻ về góc xây dựng nhận xét. Giáo dục trẻ không chơi gần ao, hồ, sông... kẻo bị đuối nước - Cho từng nhóm cất đồ chơi vào nơi qui định. Hoạt động chiều Lao động tập thể : +Lau đồ chơi. +Nhặt cỏ vườn cây Trò chơi: “Bức tranh của chúng mình”. Ôn bài thơ : “ Giếng làng em”. Toán : Xác định vị trí của đồ vật so với bản thân. - Đọc các bài ca dao, đồng dao, giải câu đố về quê hương. KẾ HOẠCH GIÁO DỤC NGÀY Thứ hai ngày 1 tháng 5 năm 2017 I. Đón trẻ, điểm danh, thể dục, trò chuyện 1. Thể dục sáng( Theo kế hoạch tuần) 2. Trò chuyện: - Nội dung trò chuyện : + Hôm nay ai đưa con đi học? + Con ở thôn nào? + Xã nào? ( Nam Thái) + Xã mình có nghề gì phổ biến? ( Nghề trồng lúa) II. Hoạt động học: Lĩnh vực phát triển thẩm mỹ Bài: Vẽ ruộng lúa. 1. Mục đích: a. Kiến thức: Trẻ biết vẽ những nét thẳng, nét xiên, nét cong để tạo thành cây lúa non (mt74). b. Kỹ năng: Luyện kỹ năng cầm bút, vẽ cho trẻ c.Thái độ: Giáo dục trẻ yêu quê hương mình.. 2/ Chuẩn bị: - Của cô: Hình ảnh cánh đồng lúa, hình ảnh về thành thị, hình ảnh về miền núi tranh mẫu, giấy a3, bảng từ, sáp màu - Của trẻ: Sáp màu, giấy A4. 3/Tiến hành hoạt động Hoạt động của cô Dự kiến hoạt động của trẻ *Hoạt động 1: Gây hứng thú - Giới thiệu bài - Chào mừng các con đến với chương trình du lịch qua màn ảnh nhỏ - Cô cho trẻ xem các hình ảnh kèm lời giới thiệu. - Hình ảnh trước mắt các con là bức tranh phong cảnh miền núi có ruộng bậc thangCòn đây là bức tranh vẽ cảnh thành thị có nhiều nhà cao tầng, nhà máy, xí nghiệpĐây là bức tranh vẽ gì? (Cánh đồng lúa) Cánh đồng lúa có ở đâu? ( Nông thôn) - Giáo dục trẻ mỗi chúng ta sinh ra và lớn lên ai cũng có quê hương của mình. Ở đó lưu giữ lại những kỷ niệm thời thơ ấu vì vậy khi đi xa ai cũng nhớ và muốn về thăm quê hương - Quê hương chúng mình có nghề gì phổ biến? ( trồng lúa) *Hoạt động 2: Quan sát- nhận xét: - Cho trẻ quan sát tranh mẫu. - Hỏi trẻ: Bức tranh vẽ gì? ( Ruộng lúa) - Những khóm lúa màu gì? ( màu xanh) - Lá lúa như thế nào? Dài hay ngắn?( lá lúa dài) - Ruộng lúa có số lượng khóm lúa như thế nào?( nhiều khóm lúa) *Hoạt động 3: Cô vẽ mẫu: - Cô vẽ mẫu kết hợp hướng dẫn trẻ vẽ: Cô cầm bút bằng tay phải, bằng 3 đầu ngón tay ngón cái, ngón trỏ, ngón giữa, khi vẽ cây lúa cô vẽ nét thẳng, nét xiên phải, trái, nét cong để tạo thành khóm lúa. Cô vẽ nhiều khóm lúa thẳng hàng tạo thành ruộng lúa. *Hoạt động 4: Trẻ thực hiện. - Cho trẻ vẽ miêu tả nét thẳng, nét xiên, nét cong trên không. - Hội thi: “ Bé khéo tay” + Cho trẻ nhắc lại tư thế ngồi, cách cầm bút. - Trẻ vẽ vào giấy A4, cô quan sát, đàm thoại, khuyến khích trẻ thực hiện. - Cô đệm đàn bài: “Chỉ có một trên đời, em đi giữa biển vàng” *Hoạt động 4: Trưng bày- nhận xét sản phẩm. - Hội thi sắp kết thúc các con mang sản phẩm lên trưng bày xem bạn nào vẽ bức tranh đẹp nào? - Trẻ mang sản phẩm lên trưng bày và nhận xét bài đẹp, bài chưa đạt? vì sao? - Cô nhận xét. - Trẻ lắng nghe, chú ý quan sát - Trẻ trả lời. - Trẻ trả lời. - Trẻ quan sát tranh - Trẻ trả lời - Trẻ xem cô vẽ mẫu. -Trẻ vẽ trên không. - Trẻ thực hiện. - Trẻ mang sản phẩm lên trưng bày và nhận xét. - Nghe cô nhận xét III. Hoạt động ngoài trời: - Quan sát: Cây cẩm tú cầu - Trò chơi vận động: Cò bắt ếch - Chơi tự do:Giấy, phấn, sỏi, lá cây 1. Mục đích a. Kiến thức: Trẻ biết bây giờ đang là mùa hè, biết thời tiết nắng, mưa, nóng bức, mát mẻ. Biết tên cây, đặc điểm của cây cẩm tú cầu, biết chơi trò chơi( mt21,mt22) b. Kỹ năng: Luyện cho trẻ có kỹ năng quan sát khả năng nhận xét,chú ý phán đoán của trẻ c. Thái độ: Trẻ yêu quý cây, chăm tưới nước cho cây, không bẻ cành bứt lá của cây(mt65) 2. Chuẩn bị : - Của cô: Địa điểm quan sát rộng, thoáng, sạch sẽ, an toàn, cây cẩm tú cầu - Của trẻ : Giấy, phấn, sỏi, lá cây 3. Tiến hành hoạt động * Hoạt động 1: Ổn định tổ chức - Xúm xít - Cô hỏi trẻ bây giờ là mùa gì? ( Mùa hè) - Thời tiết hôm nay thế nào? Có con nào khó chịu, đau ở đâu không? - Cô con mình cùng hít thở thật sâu! Các con thấy thế nào? ( Dễ chịu, khoan khoái..) * Hoạt động 2: Quan sát: Cây cẩm tú cầu - Lớp mình mới được các bác phụ huynh tặng cây hoa rất đẹp. Các con cùng cô đến đó quan sát nào! - Đây là cây gì? ( Cây cẩm tú cầu) - Cây có gì? ( Lá cây, thân cây, gốc cây,) - Lá cây màu gì? ( màu xanh) - Cây được trồng để làm gì? ( Làm đẹp trường lớp, xanh – sạch – đẹp môi trường, cho không khí trong lành) - Cây sống nhờ đâu? ( Nhờ đất, nước, ánh sáng của ông mặt trời) - Muốn cây luôn xanh tốt cho hoa đẹp các con sẽ làm gì?( Tưới nước, không bẻ cành bứt lá) * Hoạt động 3: Chơi trò chơi “Cò bắt ếch” - Cô giới thiệu tên trò chơi - Cách chơi:. Chọn một trẻ làm cò, các trẻ khác làm ếch. Cho cò ngồi vào ghế ở góc lớp. Các con ếch bơi trong hồ, vừa khóat hai tay sang ngang, người vươn về phía trước làm ếch đang bơi, vừa kêu “ộp ộp” Sau đó các con ếch lên bờ tìm thức ăn. Giáo viên hướng dẫn làm loa lưu ý cho trẻ: “Loa, loa, loa! Các chú ếch con chú ý, ở cánh đồng này có nhiều con cò hay bắt ếch, vì vậy phải lắng nghe, khi nào nghe thấy tiếng “quạc, quạc” thì phải nhảy nhanh về hồ của mình. Con ếch nào không kịp nhảy về hồ của mình thì sẽ bị cò bắt.Loa, loa, loa!” “Kìa chú ếch con Có hai mắt tròn Chú kêu ộp ộp Chú nhảy chồm chộp Chú hụp dưới ao.” - Luật chơi: Cò chỉ được bắt các con ếch ở ngoài vòng tròn và cò phải nhảy để bắt ếch. Những con ếch bị bắt phải đổi làm cò. Sau đó cô cho trẻ chơi cô quan sát động viên trẻ chơi * Hoạt động 4: Chơi tự do với giấy, phấn, sỏi, lá cây - Cô giới thiệu cô có giấy, phấn, sỏi, lá cây con nào thích chơi với gì thì đến đó chơi cô quan sát gợi trẻ chơi sáng tạo - Cô nhận xét, cho trẻ vệ sinh sân trường nơi trẻ vừa chơi IV. Hoạt động góc: - Góc phân vai: Cửa hàng nấu ăn, bác sĩ. - Góc xây dựng: Làng quê. - Góc nghệ thuật: Hát ;Vẽ, tô màu cánh đồng lúa. V. Hoạt động chiều: - Lao động tập thể: Lau đồ chơi, nhặt cỏ vườn cây. 1. Mục đích: Trẻ biết tự giác lao động, có trách nhiệm với công việc của tổ mình, có tinh thần đoàn kết giúp đỡ nhau. 2. Chuẩn bị: Dẻ lau, chậu nước, thùng đựng rác. 3. Tiến hành hoạt động: - Cô chia trẻ thành 2 tổ để lao động. - Trẻ thực hiện: Cô quan sát, gợi mở để trẻ hoàn thành nhiệm vụ công việc được giao. - Cho trẻ để đồ dùng đúng nơi qui định. VI. Nhật ký ngày - Tình trạng sức khỏe của trẻ: .. - Số trẻ chưa đạt trong ngày: .. - Lý do trẻ chưa đạt: - Biện pháp khắc phục: .. - Trẻ cần quan tâm đặc biệt: Thứ ba ngày 2 tháng 5 năm 2017 I. Đón trẻ, điểm danh, thể dục, trò chuyện 1. Thể dục sáng( Theo kế hoạch tuần) 2. Trò chuyện: - Nội dung trò chuyện : + Hôm nay ai đưa con đi học? + Con ở thôn nào? + Xã nào? ( Nam Thái) II. Hoạt động học: Lĩnh vực phát triển thể chất - Bài tập phát triển chung: T2*, C1, B3, B2 Tập kết hợp với bài “Quê hương tươi đẹp” - Vận động cơ bản: Tự đập bắt bóng - Trò chơi vận động: Kéo co. 1. Mục đích: a. Kiến thức: Trẻ tập chính xác các động tác, vận động đúng, chơi tốt trò chơi.( mt6) b. Kỹ năng: Trẻ biết sử dụng đúng kỹ thuật để không bị rơi bóng, chơi trò chơi đúng luật. c. Thái độ: Trẻ hứng thú hoạt động. Qua đó trẻ nhanh nhẹn, linh hoạt, phát triển cơ thể khoẻ mạnh. 2/ Chuẩn bị: - Của cô: Sân tập rộng, thoáng, sạch sẽ - Của trẻ: Bóng, dây thừng. 3/ Tiến hành hoạt động: Hoạt động của cô Dự kiến hoạt động của trẻ *Hoạt động 1: Ổn định tổ chức - Xúm xít - Cô hỏi trẻ bây giờ là mùa gì? Thời tiết thế nào? Có con nào khó chịu, đau ở đâu không? - Cô con mình cùng hít thở thật sâu! Các con thấy thế nào? ( Dễ chịu, khoan khoái..) *Hoạt động 2: Khởi động - Bây giờ cô con mình cùng làm đoàn tàu đi các kiểu: đi thường, đi nhanh, đi chậm kết hợp với bài hát“Yêu Hà Nội” - Cô cho trẻ về tổ xếp thành 4 hàng *Hoạt động 3: Trọng động - Bài tập phát triển chung T2*, C1, B3, B2 + Trên đường đi đã mệt cô con mình cùng tập thể dục. + Cô cùng trẻ tập lần lượt các động tác kết hợp bài hát “Quê hương tươi đẹp” + T2* “Quê hương .quê hương, nhạc dạo” + C1 “Quê hương.quê hương” + B3 “ Quê hương.quê hương” + B2 “ Quê hương.quê hương” - Vận động cơ bản + Cho trẻ đứng thành 2 hàng dọc. + Cô giới thiệu vận động: Cô có gì đây?( Quả bóng). Với những quả bóng này các con đoán xem hôm nay chúng mình sẽ học gì? + Cô làm mẫu cho trẻ xem kết hợp phân tích: Hai tay cô cầm bóng đập bóng xuống sân bóng nảy lên cô bắt bóng bằng 2 tay, sau đó về cuối hàng đứng. + Cô gọi 1 số trẻ lên vận động. + Sau đó cô cho trẻ lần lượt lên thực hiện. Cô quan sát, sửa sai cho trẻ - Trò chơi vận động: Kéo co + Cô giới thiệu trò chơi + Cách chơi: Cô chia lớp thành 4 đội đều số trẻ và tương đối đồng đều về thể lực. Kẻ một vạch làm mốc, hai đội đứng đối diện nhau cách vạch khoảng 50cm và cùng nắm vào dây để kéo. Khi có hiệu lệnh của người điều khiển, hai đội bắt đầu dồn sức kéo. Đội nào kéo được đối phương qua khỏi vạch ranh giới là đội đó thắng. Các bạn còn lại đứng cổ vũ cho 2 đội + Luật chơi: Khi kéo người chơi không được thả tay hay bỏ vị trí. Trong khi kéo nếu đội nào bị ngã thì bị thua cuộc Cô cho trẻ chơi cô bao quát trẻ chơi *Hoạt động 4: Hồi tĩnh - Cho trẻ đi nhẹ nhàng kết hợp bài hát “ Em đi giữa biển vàng” kết thúc hoạt động. - Bên cô - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ đi các kiểu theo cô - Về hàng theo tổ - Trẻ tập các động tác - Trẻ xếp thành hàng dọc. - Xem cô vận động -Trẻ lên vận động - Trẻ chơi trò chơi. - Trẻ đi nhẹ nhàng, ra chơi. III. Hoạt động ngoài trời: - Quan sát: Ruộng lúa - Trò chơi vận động: Mèo đuổi Chuột. - Chơi tự do: Giấy, phấn, sỏi, lá cây. 1. Mục đích: a. Kiến thức: Trẻ biết 1 số đặc điểm của ruộng lúa, biết chơi trò chơi(mt21) b. Kỹ năng: Luyện cho trẻ có kỹ năng quan sát khả năng nhận xét,chú ý phán đoán của trẻ c. Thái độ: Giáo dục trẻ biết ơn bác nông dân như ăn hết xuất không để cơm rơi vãi 2. Chuẩn bị: - Của cô: Địa điểm quan sát rộng thoáng, sạch sẽ - Của trẻ: Giấy, phấn, sỏi, lá cây. 3. Tiến hành hoạt động * Hoạt động 1: Gây hứng thú - Xúm xít - Cô hỏi trẻ bây giờ là mùa gì? ( Mùa hè) - Thời tiết hôm nay thế nào? Có con nào khó chịu, đau ở đâu không? - Cô con mình cùng hít thở thật sâu! Các con thấy thế nào? ( Dễ chịu, khoan khoái..) * Hoạt động 2: Quan sát ruộng lúa - Cô cùng trẻ đến địa điểm quan sát - Phía trước cô con mình là gì? ( Ruộng lúa) - Ruộng lúa có gì? ( nhiều khóm lúa). Màu gì?(màu xanh) - Ai trồng lúa? ( Bác nông dân) - Trồng lúa để làm gì? ( Lấy thóc) - Để thu được hạt thóc bác nông dân phải trải qua bao nhiêu vất vả mới có được. Để tỏ lòng biết ơn bác nông dân các con làm gì? ( Ăn hết xuất, không để cơm rơi vãi) * Hoạt động 3: Chơi trò chơi: Mèo đuổi chuột - Cô giới thiệu tên trò chơi - Cách chơi: Trẻ cầm tay nhau giơ cao đứng thành vòng tròn. 1 trẻ làm mèo, 1 trẻ làm chuột, mèo đuổi chuột các bạn đọc bài đồng dao cho đến hết thì ngồi thụp xuống. - Luật chơi: Chuột luồn vào ô nào thì mèo phải chạy vào ô đó nếu mèo bắt được chuột thì là người thắng cuộc - Cô cho trẻ chơi - Cô quan sát trẻ chơi * Hoạt động 4: Chơi tự do - Cô giới thiệu cô có giấy, phấn, sỏi, lá cây con nào thích chơi với gì thì đến đó chơi cô quan sát gợi trẻ chơi - Cô nhận xét, cho trẻ vệ sinh sân trường nơi trẻ vừa chơi, rửa tay vào lớp IV. Hoạt động góc: - Góc phân vai: Nấu ăn, bác sĩ. - Góc xây dựng: Xây làng quê. - Góc học tập: Xếp, đếm so sánh ngôi nhà. V. Hoạt động chiều: Trò chơi : “Bức tranh của chúng mình” 1. Mục đích: Trẻ biết hợp tác, chia sẻ và làm việc theo nhóm nhỏ. 2. Chuẩn bị: Giấy màu, sáp màu, keo, giấy A4. 3. Tiến hành hoạt động - Chia trẻ thành 3 nhóm, các nhóm thảo luận định làm tranh gì? ( cánh đồng lúa, cảnh làng quê..). - Phân công bạn cùng làm ( xé- dán- vẽ ) ghép các hình ảnh, các hoạ tiết thành bức tranh đẹp - Các nhóm trưng bày và giới thiệu bức tranh, đặt tên sản phẩm. VI. Nhật ký ngày - Tình trạng sức khỏe của trẻ: .. - Số trẻ chưa đạt trong ngày: .. - Lý do trẻ chưa đạt: - Biện pháp khắc phục: .. - Trẻ cần quan tâm đặc biệt: - Đề xuất: *********************************************************************** Thứ tư ngày 3 tháng 5 năm 2017 I. Đón trẻ, điểm danh, thể dục, trò chuyện 1. Thể dục sáng( Theo kế hoạch tuần) 2. Trò chuyện: - Nội dung trò chuyện : + Hôm nay ai đưa con đi học? + Con ở thôn nào? + Xã nào? ( Nam Thái) II. Hoạt động học: Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ Bài thơ: “Giếng làng em”. Tác giả: Kim Tuyến 1. Mục đích: a. Kiến thức: Trẻ biết tên bài thơ thuộc bài thơ, hiểu nội dung bài thơ.(mt48) b. Kỹ năng: Trẻ biết đọc diễn cảm bài thơ, đọc chính xác câu, từ trong bài thơ. c.Thái độ: Giáo dục trẻ không chơi gần ao, hồ, sông, bể nước .để phòng tránh đuối nước, không vứt rác xuống nguồn nước.(mt19) 2. Chuẩn bị: - Của cô: Tranh thơ. 3. Tiến hành hoạt động Hoạt động của cô Dự kiến hoạt động của trẻ * Hoạt động 1: Gây hứng thú - giới thiệu bài - Cô cho trẻ xem hình ảnh giếng làng và hỏi trẻ bức tranh vẽ cái gì?( Giếng làng) - Giếng làng như thế nào?( To, rộng, sâu) - Giáo dục trẻ không chơi gần ao, hồ, giếng kẻo bị đuối nước - Có bài thơ gì nói về giếng làng? ( Giếng làng em) * Hoạt động 2: Cô đọc - đàm thoại. - Cô đọc diễn cảm bài thơ cho trẻ nghe, kết hợp tranh minh hoạ - Cô đàm thoại với trẻ về nội dung bài thơ. + Tên bài thơ là gì ? ( giếng làng em) + Giếng làng em như thế nào? ( mát) + Ai đã đào chiếc giếng? ( cô bác cùng đào) + Em đã góp công gì ? ( Giữ gìn sạch sẽ) Giáo dục : Ở quê hương mình xưa kia mọi người thường đào giếng khơi để lấy nước sinh hoạt, nhưng ngày nay không dùng loại giếng đó nữa mà dùng nước máy, giếng khoan. Để giữ vệ sinh nguồn các con phải làm gì? ( Không vứt rác xuống ao, hồ..nguồn nước).., * Hoạt động 3 : Trẻ đọc. - Cô cho lớp đọc (Đọc nối, đọc to nhỏ, đọc theo các hình thức khác nhau - Cho tổ, nhóm, cá nhân đọc ( sửa sai cho trẻ). * Hoạt động 4 : Trò chơi. - Trò chơi : « kéo co » cho trẻ chơi thành 2 tổ. - Nhận xét trẻ chơi. - Trẻ hát cùng cô. - Trẻ trả lời - Nghe cô đọc thơ - Trẻ cùng cô đàm thoại về bài thơ. - Trẻ trả lời. - Nghe cô giáo dục. - Trẻ đọc thơ - Trẻ chơi trò chơi.. - Nhận xét bạn chơi. III. Hoạt động ngoài trời: - Quan sát: Cây bằng lăn
File đính kèm:
- chu_de_que_huong_dat_nuoc_Bac_Ho.doc