Giáo án mầm non lớp Lá - Chủ đề: Thế giới thực vật - Bài hát: Bầu và bí (Nhạc và lời: Phạm Tuyên)

Mục đích - yêu cầu

1. Kiến thức.

- Trẻ nhớ tên bài hát, tên tác giả.

- Trẻ hát và biết kết hợp vận động vỗ đệm theo tiết tấu phối hợp bài: bầu và bí

- Trẻ biết sử dụng một số dụng cụ âm nhạc để gõ đệm

2. Kỹ năng.

- Trẻ hát đúng nhạc bài hát: Bầu và bí

- Trẻ vỗ đệm đúng theo tiết tấu phối hợp (kết hợp dụng cụ âm nhạc)

- Phát triển tai nghe nhạc cho trẻ.

3. Thái độ.

- Chú ý lắng nghe cô hát

- Trẻ hứng thú tham gia hoạt động cùng cô

*Tích hợp: Giáo dục dinh dưỡng sức khỏe

 

doc4 trang | Chia sẻ: thienanh95 | Lượt xem: 758 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án mầm non lớp Lá - Chủ đề: Thế giới thực vật - Bài hát: Bầu và bí (Nhạc và lời: Phạm Tuyên), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Giáo án giáo dục âm nhạc
 Chủ đề : Thế giới thực vật
 Bài hát: Bầu và bí (Nhạc và lời: Phạm Tuyên)
 NDTT: Dạy vận động vỗ đệm theo tiết tấu phối hợp
 NDKH: Nghe hát: Bèo dạt mây trôi (dân ca quan họ Bắc Ninh)
 Lứa tuổi: Mẫu giáo lớn
 Giáo viên: Trần Thị Hậu - Đỗ Thị Phượng
I. Mục đích - yêu cầu
1. Kiến thức.
- Trẻ nhớ tên bài hát, tên tác giả.
- Trẻ hát và biết kết hợp vận động vỗ đệm theo tiết tấu phối hợp bài: bầu và bí
- Trẻ biết sử dụng một số dụng cụ âm nhạc để gõ đệm
2. Kỹ năng.
- Trẻ hát đúng nhạc bài hát: Bầu và bí
- Trẻ vỗ đệm đúng theo tiết tấu phối hợp (kết hợp dụng cụ âm nhạc)
- Phát triển tai nghe nhạc cho trẻ.
3. Thái độ.
- Chú ý lắng nghe cô hát
- Trẻ hứng thú tham gia hoạt động cùng cô
*Tích hợp: Giáo dục dinh dưỡng sức khỏe
II. Chuẩn bị.
*Đồ dùng của cô:
- Đàn oocgan, vô tuyến, máy tính
- Trang phục biểu diễn
*Đồ dùng của trẻ:
 - Các loại dụng cụ âm nhạc. ( Phách tre, xắc xô, song loan, Bộ gõ.)
- Đồ dùng phụ họa: Khăn bóng bay, đàn, trống.
III. Cách tiến hành
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1. ổn định tổ chức, gây hứng thú
- Cô và trẻ đọc bài thơ : “rau ngót, rau đay”
- Các con vừa đọc bài thơ nói về loại rau nào ? thuộc nhóm rau ăn gì?
- Các con cùng nhìn lên màn hình xem cô còn có loại rau gì nữa? chúng thuộc rau ăn gì? 
*Giáo dục: Có rất nhiều loại rau khác nhau, rau nào cũng quí, vậy rau có ích lợi gì đối với con người? 
Các con rất giỏi, hôm nay cô sẽ tổ chức cho các con một chương trình văn nghệ chào mừng ngày mùng 8-3. Người dẫn chương trình văn nghệ hôm nay là cô T. Hậu.
Mở đầu chương trình văn nghệ hôm nay các con cùng nghe nhạc và đoán xem đó là bài hát gì?
2.Hoạt động 2: Nội dung chính
a. Dạy VĐ vỗ đệm theo tiết tấu phối hợp: Bầu và bí
- Các con vừa nghe giai điệu bài hát gì?
Đúng rồi, đó là giai điệu bài hát “Bầu và bí” bây giờ cả lớp cùng hát lại bài hát này nhé.
- Các con vừa hát bài gì? Do ai sáng tác?
- Cho cả lớp hát lại 1 – 2 lần 
- Bài hát : “ Bầu và bí” sẽ hay và vui hơn khi được kết hợp vỗ đệm đấy! Hôm nay cô sẽ dạy các con hát và vỗ đệm theo tiết tấu phối hợp.
- Con nào còn nhớ cách vỗ đệm theo tiết tấu phối hợp?
- Cho trẻ nhắc lại cách vỗ, cô khái quát lại: Vỗ tay theo tiết tấu phối hợp có 4 tiếng, tiếng thứ nhất vỗ chậm, tiếng thứ 2, 3, 4 vỗ liền nhau và nhanh hơn. 
- Các con chú ý nhìn cô vỗ mẫu
- Cả lớp vỗ cùng cô
- Các con đã vỗ tay theo tiết tấu phối hợp đúng rồi đấy. Nhưng khi vừa vỗ đệm theo tiết tấu phối hợp vừa hát sẽ còn khó hơn đấy, cô mời các con cùng chú ý xem cô hát và vỗ nhé!
- Cô vừa hát vừa vỗ mẫu: 1-2 lần
- Cho cả lớp hát vỗ cùng cô 3 đến 4 lần. 
 Cô chú ý sửa sai cho trẻ. 
- Cô giới thiệu với các con trên đây có rất nhiều nhạc cụ âm nhạc. 
- Bây giờ sẽ thi đua giữa các tổ, xem tổ nào hát hay và vỗ đệm đúng.
- Cô thấy một số bạn hát hay và vỗ đệm đúng cô sẽ mời những bạn đó lên biểu diễn nhé!
- Vừa rồi cô thấy các con đã vỗ đúng theo tiết phối hợp rồi. Nhưng bây giờ khó hơn cô muốn các con suy nghĩ và tìm ra những hình thức vận động theo tiết tấu phối hợp bằng chính các bộ phận trên cơ thể.( Cô gọi một số trẻ lên thể hiện vận động) 
- Các con đã vận động theo tiết tấu phối hợp bằng các bộ phận trên cơ thể rất hay và phù hợp với bài hát. Bây giờ cả lớp cùng hát lại bài “Bầu và bí” và mỗi bạn hãy suy nghĩ và vận động bằng các bộ phận trên cơ thể theo cách mà mình thích nhé!
b. Nghe hát: Bèo dạt mây trôi
Tiếp theo là giọng ca của cô Bích Phượng sẽ gửi tặng chương trình một làn điệu dân ca mượt mà, sâu lắng, đó là bài hát : Bèo dạt mây trôi - dân ca quan họ quan họ Bắc Ninh.
- Cô hát cho trẻ nghe lần 1
Và sau đây, mời các con cùng nghe lại bài hát: “Bèo dạt mây trôi ” qua sự thể hiện của cô T. Hậu và cô B. Phượng.
- Cô hát lần 2 kết hợp động tác minh họa
- Cô hát lần 3, khuyến khích trẻ hát múa cùng cô
3. Hoạt động 3 : Kết thúc
Kết thúc chương trình văn nghệ hôm nay tập thể lớp mẫu giáo lớn sẽ hát và vận động vỗ đệm theo tiết tấu phối hợp bài hát: “Bầu và bí”.
- Trẻ đọc
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Bài bầu và bí
- Phạm Tuyên
- Trẻ hát
 - Trẻ vỗ đệm
- Các tổ thi đua
- Nhóm, cá nhân thi đua
- Trẻ vận động
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ hát múa cùng cô

File đính kèm:

  • docam_nhac_bau_bi2_3011202021.doc
Giáo Án Liên Quan