Giáo án Mầm non Lớp Lá - Chủ đề: Thế giới thực vật - Bùi Ngọc Diễm

I/ MỤC TIÊU:

1. Phát triển thể chất:

-Nhảy lò cò được ít nhất được 5 bước liên tục, đổi chân theo yêu cầu.

-Chạy liên tục 150m không hạn chế thời gian.

- Tự rửa mặt chải răng hằng ngày.

-Che miệng khi ho, hắt hơi, ngáp.

2. Phát triển nhận thức:

-Trẻ nhận ra sự thay đổi trong quá trình phát triển của cây, con vật và một số hiện tượng tự nhiên.

-Nói được những đặc điểm nổi bật của các mùa trong năm nơi trẻ sống.

-Nhận ra quy tắc sắp xếp đơn giản và tiếp tục thực hiện theo qui tắc.

 

doc37 trang | Chia sẻ: tranhang91 | Ngày: 24/01/2022 | Lượt xem: 579 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Mầm non Lớp Lá - Chủ đề: Thế giới thực vật - Bùi Ngọc Diễm, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chủ đề:
 THẾ GIỚI THỰC VẬT
 TẾT NGUYÊN ĐÁN
I/ MỤC TIÊU:
1. Phát triển thể chất:
-Nhảy lò cò được ít nhất được 5 bước liên tục, đổi chân theo yêu cầu.
-Chạy liên tục 150m không hạn chế thời gian.
- Tự rửa mặt chải răng hằng ngày.
-Che miệng khi ho, hắt hơi, ngáp.
2. Phát triển nhận thức:
-Trẻ nhận ra sự thay đổi trong quá trình phát triển của cây, con vật và một số hiện tượng tự nhiên.
-Nói được những đặc điểm nổi bật của các mùa trong năm nơi trẻ sống.
-Nhận ra quy tắc sắp xếp đơn giản và tiếp tục thực hiện theo qui tắc.
3.Phát triển ngôn ngữ:
-Nghe hiểu nội dung câu chuyện, thơ, đồng dao, ca dao dành cho lứa tuổi của trẻ.
-Sử dụng các loại câu khác nhau trong giao tiếp.
-Chăm chú lắng nghe người khác và đáp lại bằng cử chỉ, nét mặt ánh mắt, phù hợp.
-Biết kể chuyện theo tranh.
4. Phát triển thẩm mỹ:
-Không đi theo, không nhận quà của người lạ khi chưa được người thân cho phép.
-Đặt tên mới cho đồ vật, câu chuyện, đặt lời mới cho bài hát
5. Phát triển tình cảm- xã hội:
-Có thói quen chào hỏi, cảm ơn, xin lỗi và xưng hô lễ phép với người lớn.
THẾ GIỚI LOÀI HOA
II/ MẠNG CHỦ ĐỀ
MÙA XUÂN 
CUA BÉ
THẾ GIỚI 
THỰC VẬT
TẾT VÀ MÙA XUÂN
CÂY XANH VÀ MÔI TRƯỜNG SỐNG
MỘT SỐ LOẠI RAU
III. CHUẨN BỊ CHO CHỦ ĐỀ THỰC VẬT – TẾT MÙA XUÂN
PHÍA CÔ:
-Tranh, ảnh phục vụ cho chủ đề.
-Băng đĩa nhạc về chủ đề, sưu tầm một số bài thơ, truyện, câu đố về chủ đề.
-Đồ dùng, đồ chơi các góc phù hợp với chủ đề.
-Xây dựng mục tiêu, mạng nội dung, mạng hoạt động cho chủ đề.
-Xây dựng kế hoạch hoạt động cho từng chủ đề nhánh.
-Sưu tầm một số trò chơi phù hợp với chủ đề để thực hiện tích hợp.
-Chuẩn bị một số câu hỏi có tính cách gợi mở để giúp trẻ tư duy, trải nghiệm tìm hiểu chủ đề.
PHÍA TRẺ:
-Tranh lô tô về 1 số loại hoa, rau, quả, cây
-Kéo, hồ, đất nặn.
-Khối gỗ.
-Giấy vẽ, bút chì đen, bút chì màu.
IV. KẾT QUẢ MONG ĐỢI:
PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
*Làm quen văn học 
-Trẻ biết đọc thơ, kể chuyện có nội dung về các loại rau, hoa, quả, cây.
*Làm quen chữ viết
-Trẻ biết tô, đồ các nét chữ l, m, n,h,k. -Nhận biết và phân biệt được các chữ cái h,k.
PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT
* Dinh dưỡng:
-Trẻ biết ăn các loại thức ăn khác nhau
-Biết giữ gìn sức khỏe của bản thân, tránh xa nơi nguy hiểm.
-Biết tự rửa mặt chải răng hằng ngày
-Biết che miệng khi ho, hắt hơi, ngáp
-An toàn ở trường học
* Vận động:
Trẻ mạnh dạn, tự tin thể hiện các vận động cơ bản.
THẾ GIỚI 
THỰC VẬT
TẾT MÙA XUÂN
PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
* Khám phá khoa học:
Phân biệt được 1 số đặc điểm giống nhau và khác nhau của 1 sô loại rau, hoa, quả, cây.
Trẻ biết Tết nguyên đán là Tết cổ truyền của nhân dân Việt Nam.
* Làm quen với toán:
-Trẻ biết đo độ dài của 1 đối tượng.-Biết đếm đến 9, nhận biết các nhóm có 9 đối tượng , nhận biết chữ số 9. Nhận biết mối quan hệ hơn kém về số lượng trong phạm vi 9. thêm, bớt, chia nhóm đồ vật có số lượng 9 thành 2 phần.
PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM XÃ HỘI
-Trẻ biết thể hiện tình cảm với ông bà, cha mẹ qua việc chúc Tết, mừng tuổi.
-Mời khách uống nước và dùng mứt.
-Biết chăm sóc cây và bảo vệ cây xanh.
-Có thói quen chào hỏi, cảm ơn, xin lỗi và xưng hô lễ phép với người lớn
PHÁT TRIỂN THẨM MỸ
* Tạo hình:
Trẻ biết sử dụng đất nặn, chì màu, kéo, hồ dán để nặn, tô, vẽ, cắt dán theo hướng dẫn của cô.
*Âm nhạc:
-Trẻ hát thuộc bài hát và nhún nhảy tự nhiên theo nhạc, vận động được theo bài hát.
-Trẻ biết thể hiện cảm xúc khi nghe hát, nghe nhạc.
Chủ đề nhánh 1:
THẾ GIỚI LOÀI HOA
I.YÊU CẦU:
- Biết tên gọi, ích lợi và nói được đặc điểm nổi bật, mùi hương của một số loài hoa gần gũi thuộc với trẻ
- Biết phân biệt , tìm ra những điểm giống và khác nhau giữa các loài hoa
- Rèn kỹ ngăng quan sát, ghi nhớ có chủ định
- Phát triển óc quan sát, tính ham hiểu biết
- Trẻ biết đếm đến 9. Nhận biết các nhóm có 9 đối tượng. Nhận biết số 9
- Yêu thích hoa, chăm sóc hoa, không hái hoa ở nơi công cộng.
-Sử dụng các loại câu khác nhau trong giao tiếp 
-Nhận ra quy tắc sắp xếp đơn giản và tiếp tục thực hiện theo qui tắc
II.MẠNG NỘI DUNG:
Tên gọi
Tên gọi của 1 số loại hoa quen thuộc với trẻ
THẾ GIỚI LOÀI HOA
Ích lợi
Ích lợi và cách chăm sóc, bảo quản, sử dụng hoa
Đặc điểm
Đặc điểm nổi bật của 1 số loại hoa, các bộ phận chính (màu sắc, hình dáng, cấu tạo, mùi).
III. MẠNG HOẠT ĐỘNG:
PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
*Khám phá khoa học:
 Bé tìm hiểu 1 số loài hoa.
*Làm quen với toán: Thao tác đo độ dài 1 đối tượng.
PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
Thơ: Hoa cúc vàng.
*Làm quen chữ viết:
Tô chữ l, m, n.
THẾ GIỚI LOÀI HOA
PHÁT TRIỂN THẨM MỸ
*Tạo hình: 
Xé dán các loại hoa.
*Âm nhạc:
-Dạy hát: “Ra chơi vườn hoa”
 -Nghe hát: Lý cây bông
-Trò chơi: Nghe tiết tấu tìm đồ vật.
PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT
*Vận động:
-Các bài tập phát triển chung: hít thở nhẹ nhàng :gà gáy, luân phiên từng tay đưa lên cao, quay người sang bên, bước khụy chân trái sang bên, chân phải thẳng, bật về các phía.
VĐCB:Ném trúng đích nằm ngang
*Giáo dục dinh dưỡng:
-Gíao dục cháu biết trong các loại rau củ, quả có chứa nhiều Viatamin.
PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM XÃ HỘI
-Trò chơi đóng vai: Gia đình, Cửa hàng hoa tươi.
-Trò chơi xây dựng:Xây vườn hoa của bé.
-Trò chơi học tập: Xem sách truyện về Chủ đề thế giới thực vật. Tô màu tranh hình vẽ về các loài hoa. Làm sách tranh về các loài hoa. 
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG 
Từ ngày 21/01/2013 đến ngày 25/01/2013
HOẠT ĐỘNG
THỨ HAI
THỨ BA
THỨ TƯ
THỨ NĂM
THỨ SÁU
ĐÓN TRẺ
Đón trẻ, hướng trẻ đến các đồ dùng, đồ chơi trong lớp và chọn góc chơi thích hợp. Cho trẻ quan sát góc nổi bật của chủ đề “ một số loài hoa”. Trò chuyện với trẻ về các loài hoa và xem trẻ đã biết gì về chúng. Trong các ngày nghỉ gia đình thường đi đâu? Làm gì? 
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
-Quan sát 
Hoa hồng.
-Trò chơi: Tìm lá cho hoa
-Chơi tự do.
-Quan sát Hoa cúc .
-Trò chơi: Kéo co.
-Chơi tự do.
-Quan sát
Hoa lan
-Trò chơi : Bỏ giẻ
-Chơi tự do.
-Quan sát hoa ở trong sân trường.
-Trò chơi : Rồng rắn lên mây.
-Chơi tự do.
HOẠT ĐỘNG HỌC
Phát triển
thể chất
- Ném trúng đích nằm ngang
Phát triển
 thẩm mỹ
-Xé dán các loại hoa.
Phát triển ngôn ngữ
-Tô chữ l, n, m.
Phát triển thẩm mỹ
-Hát: Ra chơi vườn hoa.
-Nghe hát: Lý cây bông.
-Trò chơi: Nghe tiết tấu tìm đồ vật.
Phát triển ngôn ngữ
-Thơ: Hoa cúc vàng.
Phát triển 
nhận thức
-Thao tác đo độ dài 1 đối tượng.
Khám phá 
khoa học:
-Bé tìm hiểu một số loài hoa
HOẠT ĐỘNG GÓC
-Góc phân vai: chơi Gia đình, Cửa hàng hoa tươi, Bé tập làm nội trợ: Thực hành pha quả ướp đường.
-Góc xây dựng: xây dựng vườn hoa của bé
-Góc học tập -sách: Xem sách truyện về Chủ đề thế giới thực vật. Tô màu tranh hình vẽ về các loài hoa. Làm sách tranh về các loài hoa. Tô chữ l,n,m 
-Góc nghệ thuật: Vẽ, xé dán, tô màu các loài hoa. Biểu diễn văn nghệ: hát và múa những bài có nội dung về chủ đề thế giới thực vật.
-Góc thiên nhiên: Gieo hạt, quan sát quá trình phát triển của cây, làm thí nghiệm theo dõi các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của cây.
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
-Giáo dục bảo vệ môi trường
-Hoàn thành tiếp sản phẩm tạo hình.
-Chơi tự do ở các góc
-Vệ sinh-Nêu gương
-Hoàn thành vỡ tập tô
-Chơi ở các góc.
-Vệ sinh-Nêu gương
-VĐ: Ra chơi vườn hoa
Làm quen bài thơ “Hoa cúc vàng”.
-Chơi ở các góc.
-Vệ sinh-Nêu gương
-Em không sợ hãi khi đi chữa răng.
-Chơi ở các góc.
-Vệ sinh-Nêu gương.
-Thực hiện quyển “Làm quen với toán”.
-Chơi ở các góc.
-Vệ sinh-Nêu gương.
HOẠT ĐỘNG GÓC
NỘI DUNG GIÁO DỤC
YÊU CẦU
CHUẨN BỊ
HÌNH THỨC TỔ CHỨC
Góc phân vai:
- Gia đình
-Cửa hàng hoa tươi
- Bé tập làm nội trợ
-Trẻ biết chơi theo nhóm và biết phối hợp các hành động chơi trong nhóm 1 cách nhịp nhàng.
-Biết cùng nhau bàn bạc, thỏa thuận chủ đề chơi, phân vai chơi, nội dung chơi, tìm được đồ dùng thay thế để thực hiện ý tưởng chơi.
-Biết liên kết các nhóm chơi khi chơi, biết thể hiện vai chơi của mình.
-Sử dụng các loại câu khác nhau trong giao tiếp 
-Bộ đồ dùng để nấu ăn: bếp, nồi, chảo, bát, đĩa, thìa, đũa,
-Sưu tầm các loại nguyên liệu , hoa tươi, hoa ướp khô, tranh ảnh về các loài hoa. 
- Thực phẩm để bé tập làm nội trợ
-Trẻ chơi đóng vai:
+Gia đình: Trẻ thể hiện vai các thành viên trong gia đình: Trẻ đóng vai bố, mẹ chăm sóc con, cho con đi chơi, đi chợ, làm món ăn, dọn bàn ăn.
- Chơi bán hàng : trẻ thể hiện vai chơi người bán hàng và người mua. Người bán thì chào mời khách, người mua hàng thì hỏi giá cả và trả tiền khi nhận hàng. Biết cám ơn khi nhận và trao hàng. Bán rau, quả, thực phẩm, đồ dùng trong ngày Tết.
-Bé tập làm nội trợ: Thực hành pha quả ướp đường. Trong quá trình pha quả trẻ phải biết đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Góc xây dựng
Xây vườn hoacủa bé 
-Cháu biết bố trí công trình xây dựng hợp lý, biết sử dụng các vật liệu khác nhau 1 cách phong phú để xây dựng vườn hoa của bé.
-Biết nhận xét ý tưởng, sản phẩm của mình khi xây dựng.
-Cháu chơi trật tự
-Vật liệu xây dựng: Gạch (to, nhỏ), vỏ sò, các cây hoa, cỏ và hàng rào, băng ghế,
-Cháu thỏa thuận vai chơi.
Cháu chơi xây vườn hoa-công viên: cháu biết bố trí cây xanh, băng ghế, vườn hoa, cỏ,. hợp lý. Cháu đoàn kết trong khi xây. Xây xong biết bảo quản công trình của mình
Góc học tập – sách
-Xem sách truyện, tranh ảnh về chủ đề thế giới thực vật.
-Tô màu tranh hình vẽ về các loài hoa
-Làm sách tranh về các loài hoa. 
-Tô chữ l,n,m
-Biết cách xem sách truyện, tranh ảnh. Biết giữ sách và trò chuyện cùng bạn.
-Phát triển óc quan sát.Cháu biết tô màu tranh đều đẹp.
-Trẻ biết làm sách về các loài hoa.
-Trẻ biết tô chữ trùng khít và tô đúng qui trình.
- Sách truyện, tranh ảnh về chủ đề thực vật.
-Hình vẽ về các loài hoa.
-Hình vẽ photo về các loài hoa, sách tranh.
-Chữ in mờ chữ l,n,m
-Xem sách truyện, tranh ảnh về chủ đề thế giới thực vật.
-Cháu tô màu tranh đều, đẹp và không lem ra ngoài.
-Trẻ biết cắt hình vẽ photo đã tô màu ra dán làm sách tranh.
-Trẻ tô theo sự hướng dẫn của cô.
Góc nghệ thuật
-Vẽ, xé dán, tô màu các loài hoa. 
-Biểu diễn văn nghệ: đọc thơ, hát và múa những bài có nội dung về chủ đề thế giới thực vật.
-Biết xé giấy và dán thành bông hoa, biết đặt tên hoa.
-Trẻ hát đúng lời, đúng nhạc, thuộc và biết biểu diễn các bài hát trong chủ điểm. Trẻ đọc diễn cảm bài thơ “Hoa cúc vàng”
-Giấy màu, giấy A4, keo, khăn lau, tranh ảnh về các loài hoa
-Mũ hoa, nhạc cụ, máy hát đĩa.
- Cháu chơi vẽ, xé dán, tô màu các loài hoa. Khi thực hiện trẻ phải cẩn thận và tạo ra được sản phẩm đẹp.
- Cháu chơi đọc thơ, hát và biểu diễn với nhạc cụ các bài hát đã thuộc trong chủ đề thế giới thực vật.
Góc thiên nhiên
-Gieo hạt
-Quan sát quá trình phát triển của cây
-Làm thí nghiệm theo dõi các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của cây.
-Trẻ biết cách gieo hạt.
-Trẻ biết quá trình phát triển của cây.
-Trẻ biết làm thí nghiệm, biết 1 số yếu tố ảnh hưởng. Phát triển tính ham hiểu biết, thích ngiên cứu, khám phá.
-Một số hạt giống, khai nhựa, xẻng.
-Những cây giống đang phát triển.
-Một số dụng cụ thí nghiệm.
-Trẻ gieo hạt theo sự hướng dẫn của cô.
-Trẻ quan sát quá trình phát triển của cây và nêu ra nhận xét của bản thân.
-Trẻ làm thí nghiệm theo sự hướng dẫn của cô.
THỂ DỤC SÁNG
Nội dung giáo dục
Yêu cầu
Chuẩn bị
Hình thức tổ chức
Tập các bài tập theo nhịp bài hát
Trẻ biết chuyển đội hình theo nhạc.
Trẻ tích cực tập theo động tác mẫu của cô.
Sân rộng, sạch.
Quần áo trẻ gọn gàng.
1.Khởi động: cháu đi vòng tròn kết hợp các kiểu chân: vỗ tay, vẫy tay, đi bằng mũi chân, đi bằng gót chân, chạy nhanh, chạy chậm, đi chậm dần, sau đó chuyển thành 3 hàng ngang.
2.Trọng động: Thực hiện mỗi động tác 2 lần 8 nhịp.
Hô hấp 1: gà gáy ò ó,o
Tay vai 5: luân phiên từng tay đưa lên cao.
 Lưng bụng 5: Quay người về sang bên.
Chân 5: Bước khụy chân trái sang bên, chân phải thẳng.
Bật 5: bật về các phía.
3.Hồi tỉnh: Cháu đi vòng tròn hít thở nhẹ nhàng.
HOẠT ĐỘNG NGÀY
THỨ HAI :
NỘI DUNG
GIÁO DỤC
YÊU CẦU
CHUẨN BỊ
HÌNH THỨC TỔ CHỨC
A.HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI:
1.Quan sát có mục đích
QUAN SÁT CÂY HOA HỒNG
-Biết tên gọi, đặc điểm từng bộ 
phận của cây hoa, biết ích lợi của hoa.
-Trẻ được quan sát trực tiếp và mở rộng kiến thức về hoa và biết tên các loại hoa.
-Giáo dục trẻ yêu vẻ đẹp thiên nhiên, biết bảo vệ và chăm sóc hoa.
-Hoa hồng.
Hoạt động 1: mình cùng tìm hiểu
Cô cho trẻ xem hoa hồng và ngửi hoa. Cô hỏi trẻ:
-Ai có nhận xét gì về hoa hồng? (trẻ nêu nhận xét của mình).
-Các con thấy thân cây thế nào? (có gai).
-Lá hoa hồng thế nào? (chung quanh có hình răng cưa, mặt trái lá có gai ở sống lá, có nhiều gân lá).
-Hoa hồng thơm được dùng làm gì? (nước hoa).
-Hoa hồng có những màu gì? (trắng, đỏ, vàng, hồng,).
-Cánh hoa như thế nào? (mềm mịn).
-Muốn có nhiều hoa đẹp chúng ta phải làm gì?
-Hoa hồng rất đẹp dùng chưng trong phòng khách, dùng tặng cho người mình yêu thương. Người ta có thể chiết xuất chất thơm từ hoa để làm dầu thơm.
2.TCDG: 
TÌM LÁ CHO HOA
-Trẻ chơi đúng luật và hứng thú trong khi chơi.
-Trang phục: cô và trẻ gọn gàng dễ vận động.
- Chậu hoa hồng, hoa cúc, hoa lan.
- Lá hoa hồng, hoa cúc, hoa lan đủ cho trẻ.
Hoạt động 2: Trò chơi
Cô hỏi trẻ: Các con đã được chơi trò chơi “Tìm lá cho hoa “ chưa?
Cô nói cách chơi và luật chơi:
-Cách chơi: mỗi bạn có 1 chiếc lá của hoa hồng, hoa cúc, hoa lan. Các con vừa đi, vừa hát khi nào có hiệu lệnh “Tìm cây” thì ai có lá của cây hoa nào thì tìm về đúng cây hoa đó.
-Luật chơi: Ai tìm sai phải nhảy lò cò.
Cô phát cho mỗi trẻ 1 lá cây.
Trẻ chơi 3 – 4 lần. Sau mỗi lần chơi, cô cho trẻ đổi lá cây cho nhau. Sau mỗi lần chơi cô nhận xét.
-Các con vừa chơi trò chơi “Tìm lá cho cây” có vui không?
3.Chơi tự do
Vẽ theo ý thích
Chơi tự do
-Cháu thích vẽ
-Cháu chơi trật tự.
-Phấn
-Đồ chơi trên sân.
Hoạt động 3: Chơi tự do
-Cháu vẽ, cô gợi ý cháu vẽ đề tài phong phú.
-Cháu chơi trên sân. Cô bao quát đảm bảo an toàn cháu.
- Kết thúc: Cô tập trung trẻ lại và cho trẻ tự nhận xét buổi hoạt động ngoài trời của mình .Cô nhận xét khen ngợi những trẻ hoạt động tích cực, nhắc nhở những trẻ hoạt động chưa tích cực .
-Cho về lớp vệ sinh sạch sẽ.
B.HOẠT ĐỘNG HỌC:
Phát triển thể chất
NÉM TRÚNG ĐÍCH NẰM NGANG
TCVĐ “Kéo co”
Phát triển
 thẩm mỹ
XÉ DÁN CÁC LOẠI HOA
-Trẻ ném đúng động tác động tác, đúng hướng và trúng vào đích.
-Rèn luyện sự linh hoạt, khéo léo.
-Giáo dục trẻ tính đoàn kết khi chơi
- Trẻ chơi đúng luật
- Trẻ hứng thú tham gia trò chơi.
- GD tính đoàn kết
-Trẻ nhận biết 1 số loài hoa thường được trang trí.
-Trẻ biết sử dụng các kỹ năng xé, dán đã học: xé nét thẳng, nét cong, xé vụn, dán theo vết chấm hồ, bôi hồ vào mặt sau để dán.
-Biết sử dụng màu sắc hài hòa giữa giấy nền và giấy màu xé, dán hình cây hoa, tạo nên bức tranh tươi sáng.
-Phát huy tính tích cực, khả năng sáng tạo của trẻ.
-Giáo dục tình cảm yêu thích hoa, cảm nhận được vẻ đẹp của hoa.
-Vẽ đích xa 1,4m-1,6m, đường kính vòng tròn 0,4m.
-6 túi cát.
-Dây thừng.
-Sân rộng sạch thoáng mát.
- Tranh mẫu.
-Giấy màu, hồ cho trẻ.
-Khăn lau tay.
-Tranh xé dán hoa đồng tiền.
Hoạt động 1: Bé cùng vận động
- Bé cùng vận động bài hát: “Màu hoa”
- Cô hỏi trẻ con vừa hát bài hát nói về gì?( các loại hoa).
- Con biết những loại hoa nào hãy kể cho cô và các bạn cùng nghe nào?( Trẻ kể)
- Trồng hoa mang lại cho chúng ta những lợi ích gì?( Trang trí, làm đẹp môi trường...)
- Muốn hoa tươi tốt chúng ta phải làm gì?( tưới hoa, chăm sóc hoa, bẻ những lá úa...).
- Để làm những việc đó thì các con phải có một sức khỏe như thế nào? ( Khỏe mạnh) 
- À! Đúng rồi để làm được việc gì thì chúng ta cần phải thật khoẻ mạnh, muốn vậy các con phải ăn uống đủ chất, siêng năng luyện tập thể dục thể thao. Vậy bậy giờ cô và con cùng tập thể dục nhé!
-Cô và trẻ cùng khởi động:
Chơi trò chơi gieo hạt (đứng thành vòng tròn): trẻ làm động tác gieo hạtgió thổi quả rơi. Cô cho trẻ đi, chạy 1 - 2 vòng : đi nhanh, đi chậm, đi bằng gót chân, đi khom nhặt quả(kết hợp nhạc không lời). Sau đó, trẻ đứng thành hàng dọc theo tổ, giãn cách đều.
Hoạt động 2: Bé thật hay
*.Bài tập phát triển chung
Hô hấp 1: gà gáy ò ó o (3-4 lần).
Tay vai 1: tay đưa ra phía trước, sau. (4 lần x 8 nhịp).
Lưng bụng 1: Đứng cúi người về phía trước (2 lần x 8 nhịp).
Chân 5: bước khụy chân trái sang bên chân phải thẳng (4 lần x 8 nhịp).
Bật 5: bật về các phía. (2 lần x 8 nhịp).
Hoạt động 3: Xem ai khéo
-Cô làm mẫu lần 1, 
-Cô làm mẫu lần 2 giải thích:
*TTCB: cho trẻ đứng chân trước, chân sau, tay (cùng phía với chân sau) cầm túi cát đưa cao ngang tầm mắt.
* TH: nhằm vào đích và ném.
-Cô cho trẻ đứng thành 2 hàng ngang đối diện, cách khoảng 4m. Đích là những vòng tròn (vẽ) ở giữa 2 hàng. Lần lượt cô cho 2 trẻ ném liên tiếp 2, 3 túi cát liền sau đó nhặt túi cát đem cho bạn khác ném.
-Cô chú ý sửa sai cho trẻ.
Hoạt động 4 : Hội thi bé khỏe.
-Các bạn vừa tham gia phần thi tài năng rất xuất sắc. Bây giờ mời các bạn tham dự trò chơi có tên “Đồng đội” qua trò chơi có tên: “Kéo co”.
-Ai có thể nhắc lại cách chơi và luật chơi của trò chơi này.
Cô giải thích lại:
Luật chơi: bên nào dẫm vào vạch chuẩn trước là thua cuộc.
Cách chơi: trò chơi cần 2 đội chơi bằng nhau, tương sức, xếp thành 2 hàng đối diện nhau. Mỗi đội chọn 1 bạn khỏe đứng ở đầu hàng ngay vạch chuẩn cầm dây thừng, các bạn khác trong nhóm cũng cầm vào dây, khi có hiệu lệnh của cô thì tất cả kéo mạnh dây về phía mình, nếu người đứng đầu hàng của đội dẫm vào vạch trước là thua cuộc.
Cho trẻ vào chơi 3 lần.
Trong quá trình chơi, cô bao quát, động viên trẻ, nhắc nhở trẻ chơi đúng luật.
Sai mỗi lần chơi, cô nhận xét rút kinh nghiệm.
Hoạt động 5: Bé cùng hồi tĩnh
Trẻ đi hít thở nhẹ nhàng.
Hoạt động 1: Bé cùng vận động
Cho trẻ hát bài hát “Mùa xuân”.
-Trong bài hát mùa xuân ở đất trời phương Nam hoa mai vàng nở rực rỡ, phương Bắc tràn ngập hoa đào hồng tươi. Hoa xuân khoe sắc màu, hương thơm ngát đất trời, mọi người đều vui khi mùa xuân đến.
Cô hỏi trẻ:
-Các con đã nhìn thấy những bông hoa mùa xuân chưa? Thấy ở đâu?
-Hoa có đẹp không?
-Nhà các con có trang trí hoa trong ngày tết không?
-Đó là những hoa gì?
Hoạt động 2: Bé cùng xem hoa
* Cô cho trẻ xem tranh hoa mai và phân tích:
-Cây hoa mai có cành to, màu nâu, hoa mai vàng nhiều cánh tròn, khi nở hoa cây thường ít lá. Khi nhìn, ta thấy cây mai ở gần thì lớn hơn cây ở xa, mai vàng nổi bật trên nền xanh ngắt. Miền Nam thường có mai vàng nở vào mùa xuân.
* Cô giới thiệu tranh xé dán hoa đào:
-Tranh xé, dán loài hoa gì?
-Cành đào như thế nào?
-Đây là cành hoa đào ngày xuân, hoa đào nở nhiều ở miền Bắc. Cành đào thẳng nhọn dần ở đầu cánh, thân có màu nâu. Những bông hoa đào màu hồng thắm, cánh nhỏ, nở đều trên những nhánh đào, trông thật đẹp mắt. Chậu hoa đào được đặt trong nhà, bên bư

File đính kèm:

  • docChu de thuc vat nhanh hoa_12941308.doc
Giáo Án Liên Quan