Giáo án Mầm non Lớp Lá - Chủ đề: Thế giới thực vật tết và mùa xuân - Đề tài: Chia 8 đối tượng thành 2 phần bằng nhiều cách khác nhau - Nguyễn Thị Hoa

I. Mục đích – yêu cầu

1. Kiến thức:

- Trẻ biết chia nhóm có 8 đối tượng thành 2 phần theo các cách khác nhau.

- Trẻ biết đếm đúng và gắn đúng các số tương ứng

- Nhận biết các số từ 1 đến 8

2. Kỹ năng:

- Rèn cho trẻ khả năng quan sát, ghi nhớ có chủ định, rèn ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ

- Củng cố kỹ năng thêm bớt trong phạm vi 8

3. Thái độ:

- Trẻ tích cực tham gia hoạt động, biết làm theo yêu cầu của cô.

- Trẻ hào hứng khi tham gia trò chơi, biết lấy cất đồ dùng.

II. Chuẩn bị

1. Đồ dùng của cô:

- Giáo án, giáo án điện tử

- 1 bảng gài chia làm 2 vườn, 1 vườn chữ i, 1 vườn chữ c ,8 bông hoa hồng, thẻ số từ 1 đến 8, que chỉ.

- Mô hình: Khu vườn có cà rốt, rau bắp cải, củ cải, cây xúp lơ, các thẻ số từ 1 - 8

 

doc10 trang | Chia sẻ: bachha2 | Ngày: 10/01/2025 | Lượt xem: 56 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mầm non Lớp Lá - Chủ đề: Thế giới thực vật tết và mùa xuân - Đề tài: Chia 8 đối tượng thành 2 phần bằng nhiều cách khác nhau - Nguyễn Thị Hoa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN 1: LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
 Hoạt động: Làm quen với toán
 Đề tài : Chia 8 đối tượng thành 2 phần 
 bằng nhiều cách khác nhau
 Chủ đề: Thế giới thực vật tết và mùa xuân
 Đối tượng : 5 - 6 tuổi 
 Số lượng học: 28 - 30 trẻ
 Thời gian : 35 - 40'
 Ngày dạy: 
 Người soạn/người dạy: Nguyễn Thị Hoa
 Đơn vị : Trường mầm non Kinh Bắc – TP. Bắc Ninh
I. Mục đích – yêu cầu
1. Kiến thức:
- Trẻ biết chia nhóm có 8 đối tượng thành 2 phần theo các cách khác nhau.
- Trẻ biết đếm đúng và gắn đúng các số tương ứng
- Nhận biết các số từ 1 đến 8
2. Kỹ năng:
- Rèn cho trẻ khả năng quan sát, ghi nhớ có chủ định, rèn ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ 
- Củng cố kỹ năng thêm bớt trong phạm vi 8
3. Thái độ:
- Trẻ tích cực tham gia hoạt động, biết làm theo yêu cầu của cô.
- Trẻ hào hứng khi tham gia trò chơi, biết lấy cất đồ dùng.
II. Chuẩn bị
1. Đồ dùng của cô:
- Giáo án, giáo án điện tử
- 1 bảng gài chia làm 2 vườn, 1 vườn chữ i, 1 vườn chữ c ,8 bông hoa hồng, thẻ số từ 1 đến 8, que chỉ.
- Mô hình: Khu vườn có cà rốt, rau bắp cải, củ cải, cây xúp lơ, các thẻ số từ 1 - 8
- 2 bảng gài quả táo,quả cam và thẻ số, 8 giỏ, 8 làn, 16 đĩa, bàn bày rau củ.
1. Đồ dùng của trẻ:
- Thẻ số từ 1 đến 4 cho các nhóm. Mỗi trẻ 1 cái bảng chia làm 2 vườn, 1 vườn chữ i, 1 vườn chữ c, 8 bông hoa hồng, thẻ số từ 1 đến 8.
III. Tiến hành
 Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Ổn định, gây hứng thú (2 – 3 phút)
- Giới thiệu đại biểu đến dự.
- Các con ơi! Hôm nay cô Thảo mời các con đến thăm vườn nhà cô Thảo chơi đấy. Để đi được an toàn và tham gia các trò chơi thì cô chia lớp mình thành 4 nhóm: Nhóm 1, nhóm 2, nhóm 3, nhóm 4. Nào chúng ta cùng hát vang bài “hoa trong vườn” và bắt đầu đi nhé. 
2. Bài mới: ( 28 -30phút)
a.Ôn nhận biết số lượng và thêm bớt trong phạm vi 8: 
- Các con ơi đã đến vườn nhà cô Thảo rồi các con khoanh tay chào cô nào.
- Các con ơi, trong vườn cô Thảo trồng được rau gì đây?
- Các con cùng đếm xem trong vườn có bao nhiêu cây xúp lơ.
- 8 cây tương ứng với số mấy. Cô mời 1 bạn tìm và gắn số tương ứng giúp cô nào.
- Bạn nào giỏi đếm giúp cô có bao nhiêu củ cà rốt .
- Mời các con tìm số và đọc.
- Bây giờ cô muốn bớt 1 củ cà rốt vậy 8 bớt 1 còn mấy các con?
- Trẻ đếm lại tìm số tương ứng và đọc số.
- Muốn có 8 củ cà rốt thì ta phải làm gì?
- Mời các con lấy thêm 1 củ cà rốt nào. 
- 7 thêm 1 là mấy?
- Các con đếm giúp cô xem luống bắp cải có mấy cây?
- Cho trẻ lấy số tương ứng và đọc số.
- Bây giờ bớt đi 2 cây bắp cải thì còn mấy cây ?
- Trẻ đếm gắn số tương ứng?
- Cô lại muốn số bắp cải có số lượng là 8 thì phải làm gì nhỉ?
- Cô nhờ 1 bạn lấy giúp cô thêm 2 cây bắp cải nữa nào. 6 thêm 2 là mấy?
- Các con cùng đếm xem trong vườn có bao nhiêu củ cải trắng?
- Mời trẻ gắn số và đọc.
- Có 5 củ cải trắng giờ cô muốn có 8 củ thì phải làm thế nào?
- Trẻ đếm và gắn số tương ứng.
- Bạn nào có nhận xét gì về số rau củ trong vườn của cô Thảo?
b. Chia nhóm có 8 đối tượng thành 2 phần theo các cách khác nhau.
* Chia theo ý thích của trẻ:
- Bây giờ các con giúp cô thu hoạch rau quả về nhóm mỗi nhóm chỉ lấy 1 loại rau củ, sau đó chia vào 2 làn theo ý thích của mình và gắn số tương ứng với số lượng ở mỗi làn nhé.
- Cô mời lần lượt các nhóm lên trình bày kết quả chia. Cô kiểm tra cách chia của nhóm 1 và ghi kết quả chia của các bạn lên bảng. 
* Chia theo yêu cầu của cô:
-Cô cảm ơn các con đã giúp cô thu hoạch rau quả. Bây giờ các con muốn giúp cô trồng hoa nữa không ? Các con đi lấy đồ giúp cô trồng hoa nhé.
- Cô muốn chúng mình giúp cô trồng hoa hồng vào 2 vườn đấy. 
-Chúng mình cùng xem có bao nhiêu bông hoa nhé. Cô và trẻ cùng xếp 8 bông hoa hồng từ trái sang phải.
-Đếm xem cô có bao nhiêu bông hoa hồng nào.
- Các con đếm xem mình có bao nhiêu bông hoa hồng ?
-8 bông hoa hồng tương ứng với số mấy? 
-Cô và trẻ tìm số 8 đặt cạnh 8 bông hoa.
- Phía dưới cô có 2 vườn chữ i và chữ c, các con xem các con cũng có 2 vườn chữ i, chữ c giống của cô không.
- Các con trồng 8 bông hoa hồng vào 2 vườn, vườn chữ i có 7 bông hoa vậy vườn chữ c có bao nhiêu bông hoa.
-Mời các con cùng đếm với cô xem vườn chữ i có bao nhiêu bông hoa hồng, vườn chữ c có bao nhiêu bông.
-Mời trẻ đếm của trẻ.(Cả lớp đếm, cá nhân đếm).
- Cô kết luận vậy cô có cách chia đầu tiên 8 bông hoa thành 2 phần: 1 phần có 7 – 1 phần có 1. Cô ghi lại cách chia của cô trên màn hình. Cô so sánh kết quả chia của trẻ trên bảng và của cô trên màn hình.
-Cả 2 vườn có mấy bông hoa hồng.
-Mời các con cùng thu số hoa hồng lại và đếm với cô xem khi gộp lại 2 vườn có đúng 8 bông hoa hồng không nhé.
-Tương tự các cách chia 6-2, 5-3, 4-4 cô và trẻ thực hiện và lưu kết quả trên màn hình.
-Cô so sánh kết quả chia của trẻ trên bảng và của cô trên màn hình. 
- Vậy tất cả có mấy cách chia 1 nhóm có 8 đối tượng thành 2 phần ? 
+ Với 4 cách chia như vậy nhưng khi gộp lại 2 phần đều bằng bao nhiêu ?
c. Trò chơi luyện tập : 
*Trò chơi 1: “Nhanh và đúng” 
- Cô chia các con thành 2 đội, nhóm 1 và 2 là 1 đội; nhóm 3,4 là 1 đội. Lần lượt một bạn sẽ lên chia 8 quả làm 2 phần còn một bạn sẽ gắn thẻ số tương ứng. Các đội khi chia có các cách chia khác nhau, nếu đội nào có kết quả chia trùng nhau sẽ không được tính điểm. Thời gian chơi là 1 bản nhạc đội nào xếp nhanh và đúng sẽ chiến thắng.
-Cô kiểm tra kết quả 2 đội.
* Trò chơi 2: Chia theo yêu cầu.
 - Các con bày các loại rau củ đều có số lượng là 8 thành 2 phần theo yêu cầu. Cô chia các con thành 4 nhóm , các con đi lấy các loại rau củ và về vị trí của nhóm mình và bày lên giá theo số lượng cô đã ghi sẵn ở vị trí của các nhóm. 
-Cô kiểm tra nhận xét.
3. Kết thúc: ( 1 – 2 phút) 
- Các con đã giúp cô bày hoa quả lên bàn, cô rất cảm ơn các con, mời các con cùng hát bài “ We are a family” – “ Chúng ta là 1 gia đình” nhé.

- Trẻ vừa đi vừa hát bài hoa trong vườn .
- Trẻ chào cô.
- Trẻ kể
- Trẻ đếm.1...8 cây xúp lơ
- Trẻ lên tìm đọc số 
-Mời 1 trẻ.
- Trẻ tìm và đọc
- Trẻ trả lời.
-Trẻ đếm, lấy số. 
- Trẻ trả lời
-Trẻ thực hiện
- Trẻ trả lời
- Trẻ đếm.
- Trẻ tìm và gắn số.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ thực hiện.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ thực hiện.
- Trẻ đếm .
- Trẻ tìm gắn số.
- Trẻ trả lời. 
- Trẻ thực 
- Trẻ trả lời.
- Trẻ thực hiện.
- Trẻ đi lấy đồ
- Trẻ xếp
- Trẻ đếm.
-Trẻ đếm.
-Trẻ tìm số tương ứng.
- Trẻ kiểm tra
- Trẻ xếp.
-Trẻ trả lời.
-Trẻ đếm.
- Trẻ đếm.
- Trẻ trả lời
-Trẻ đếm.
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ tiến hành chơi.
- Trẻ chơi theo nhóm.
- Trẻ đọc kết quả chia
- Trẻ hát theo cô.

GIÁO ÁN 2: LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THẨM MĨ
HOẠT ĐỘNG : LÀM QUEN ÂM NHẠC
Đề tài	 : Hát, vận động “Xòe hoa” 
Chủ đề	 : Thế giới thực vật tết và mùa xuân
Đối tượng	 : 5 - 6 tuổi
Số lượng học: 28 - 30’ trẻ
Thời gian	 : 30 - 35'
Ngày dạy	 : 
Người soạn/người dạy: Nguyễn Thị Hoa
Đơn vị	 : Trường mầm non Kinh Bắc – TP. Bắc Ninh
I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU
1. Kiến thức
- Trẻ nhớ tên bài hát, hiểu nội dung bài hát
- Trẻ thuộc lời bài hát, hát rõ lời, đúng giai điệu.
- Trẻ biết vận động minh họa, vỗ tay theo tiết tấu chậm, gõ đệm bằng nhạc cụ âm nhạc theo tiết tấu chậm của bài hát.
2. Kỹ năng
- Rèn một số kỹ năng múa, vận động và kỹ năng sử dụng nhạc cụ âm nhạc
- Trẻ thực hiện tốt kỹ năng cô hướng dẫn.
3. Thái độ
- Trẻ hứng thú, tích cực tham gia các hoạt động.Trẻ thích ca múa hát
- Có ý thức tổ chức, kỷ luật trong giờ học
- Trẻ lắng nghe cô hát và cảm nhận được giai điệu vui tươi trong ngày trẩy hội xuân của bài hát.
II. CHUẨN BỊ
1. Đồ dùng của cô
- Giáo án, bài giảng điện tử
- Đàn
- Nơ tay, nhạc cụ âm nhạc
2. Đồ dùng của trẻ
- Nơ tay, mũ múa, nhạc cụ, khăn bóng bay
- Tâm lý thoải mái vui tươi
III. CÁCH TIẾN HÀNH 
Hoạt động của cô 
Hoạt động của trẻ
1. Ổn định - gây hứng thú ( 2-3 phút)
- Giới thiệu người dự 
- Các con ơi, mùa xuân đã về trên khắp đất nước mình rồi đấy. Các con có muốn biết các vùng miền đón xuân như thế nào không ?
- Bây giờ cô mời các con cùng xem lễ hội đón xuân của các vùng miền nhé.
2. Bài mới ( 28-30 phút)
a. Ca hát.
- Vừa rồi các con đã được xem hình ảnh đón xuân các vùng miền trên đất nước ta. Đề tài mùa xuân cũng là nguồm cảm hứng thơ ca của các nghệ sĩ nữa đấy. 
- Bây giờ cô sẽ đánh đàn, các con cùng nghe và đoán xem là giai điệu của bài hát nào nhé.
- Đúng rồi đấy các con ạ, đó chính là giai điệu của bài hát “Xòe hoa” lời mới theo làn điệu dân ca Thái đấy.
- Mời lớp hát: + Lần 1: trẻ hát và đứng tại chỗ
 + Lần 2: Trẻ hát và đi về chỗ
- Đàm thoại trẻ: Con vừa hát bài hát gì ? 
- Tóm tắt nội dung: Bài hát “Xòe hoa” nói về các bạn nhỏ dân tộc Thái đón mùa xuân mới bên tiếng cồng chiêng, khèn sáo ngân vang. Các bạn nhỏ luôn nhớ ơn Bác Hồ đã mang mùa xuân độc lập cho dân tộc cho bản làng nữa đấy. 
- Cho trẻ chơi “Giọng hát to – hát nhỏ”
b. Vận động:
- Bài hát “ Xòe hoa” có rất nhiều cách vỗ và gõ theo giai điệu của bài nữa đấy các con biết cách vỗ nào các con hãy kể nhé ?
+ Lần 1: Trẻ vỗ tay theo tiết tấu chậm
+ Lần 2: Cho trẻ lấy nhạc cụ ( Gõ theo tiết tấu chậm)
- Các con ơi ! bài hát còn có rất nhiều hình thức vận động hay hơn đấy. Các con hãy kể xem nào. 
- Với bài hát “Xòe hoa”, hôm nay cô và các con hãy cùng vận động theo nhạc nhé ! 
- Các con có ý tưởng vận động theo nhạc như thế nào thì các con hãy chia sẻ ý tưởng của mình và đội mình cho các cô và các bạn cùng xem .
+ Mời các đội lên thể hiện ý tưởng của mình
- Từ các ý tưởng của 3 đội, cô cũng có một ý tưởng vận động kết hợp từ 3 đội đấy. Các con hãy nhìn cô thể hiện nhé ! 
+ Lần 1: Cô hướng dẫn động tác vận động minh họa theo câu hát cho trẻ xem. 
+ Lần 2: Cô vận động cả bài 
- Nào, bây giờ cô mời các con cùng thể hiện với cô nhé:
+ Mời lớp: Lần 1: Cả lớp vận động 
 Lần 2: Cả lớp đứng 2 trẻ quay mặt vào nhau. 
+ Tổ thực hiện: * Tổ hoa hồng
 * Tổ hoa cúc 
 * Tổ hoa xen
+ Cô mời các nhóm lên biểu diễn nào 
 * Nhóm bạn nam
 * Nhóm bạn nữ
+ Tiếp theo cô mời 1 bạn lên biểu diễn 
- Các con ạ, bài hát xòe hoa còn được các bạn trong lớp mình có rất nhiều ý tưởng muốn chia sẻ nữa đấy. Cô mời các con hãy chia sẻ ý tưởng của mình.
- Đúng rồi đấy các con ạ điệu nhảy sạp không chỉ có trên bản làng hay những khu du lịch mà còn có ở hội chợ xuân vừa rồi mà cô và các con được trải nghiệm ở trong trường nữa đấy. Cô mời các con lên biểu diễn nhảy sạp cùng cô nào. 
- Giáo dục trẻ: Mùa xuân về trên khắp bản làn, hãy cùng lắng nghe mùa xuân về, và giữ cho mùa xuân luôn tươi đẹp các con nhé.
C. Nghe hát: “Trẩy hội xuân” 
- Các con ơi ! vừa rồi các con vận động rất đẹp và múa sạp rất giỏi nữa đấy. Xòa hoa là điệu múa đón xuân của các bạn vùng cao đấy. Bây giờ cô mời về miền quê quan họ của chúng ta để cùng đón xuân với các liền anh liền chị quan họ trong những bộ áo qua họ đi trẩy hội qua bài hát “ Trẩy hội xuân” do cô giáo Nga biểu diễn, mời các con cùng hướng lên sân khấu để đón xem món quà cô Nga dành tặng cho lớp mình nào.
- Cô hát 1 lần cho trẻ nghe
- Tóm tắt nội dung: Các con ạ, Cứ mùa xuân về là các liền anh liền chị quan họ nô nức đi trẩy hội với quần áo tứ thân, nón quai thao, áo the khăn xếp cùng với những nụ cười tươi duyên của người quan họ cùng nhau đi trẩy hội xuân. Các con biết không tháng 2 vừa qua tỉnh Bắc Ninh mình đã kỷ niệm 10 năm dân ca quan họ Bắc Ninh được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đấy. Bây giờ cô mời các con cùng lắng nghe lại bài hát trẩy hội xuân do các cô giáo cùng các bạn trong đội văn nghệ lớp mình biểu diễn nhé.
- Lần 2 cô hát, nhóm múa phụ họa
- Mời trẻ cùng tham gia hưởng ứng
3. Kết thúc ( 1 phút)
- Trẻ đi ra ngoài 

- Trẻ vỗ tay
- Trẻ trả lời
- Trẻ xem clip mùa xuân
- Trẻ nghe
- Trẻ nghe và đoán tên bài hát 
- Trẻ nghe
- Trẻ hát
- Trẻ trả lời
- Trẻ chơi
- Trẻ kể
- Trẻ thực hiện
- Trẻ thực hiện
- Trẻ kể.
- Trẻ nghe.
- Cho 3 tổ cùng thảo luận
- 3 đội lần lượt lên thể hiện
- Trẻ xem cô thể hiện
- Trẻ hát và vận động
- Trẻ hát và vận động
- Trẻ biểu diễn
- Trẻ lên biểu diễn
- Trẻ nghe và kể 
- Cả lớp lên nhảy sạp
- Trẻ nghe.
- Trẻ nghe.
- Trẻ nghe.
-Cả lớp hưởng ứng cùng cô
- Trẻ hát.

File đính kèm:

  • docgiao_an_mam_non_lop_la_chu_de_the_gioi_thuc_vat_tet_va_mua_x.doc
Giáo Án Liên Quan