Giáo án Mầm non Lớp Lá - Chủ đề: Trường mầm non. Hoạt động: Điều kì diệu của nam châm - Năm học 2019-2020 - Trương Thị Xuân

I. Mục đích yêu cầu.

- Trẻ biết tên gọi, tính chất của nam châm là hút nam châm và các vật có hợp chất sắt, biết được nam châm có thể hút vật bằng sắt qua vật cản. Biết được tác dụng của nam châm trong cuộc sống.

- Rèn trẻ kĩ năng quan sát, khả năng phán đoán, chú ý, ghi nhớ có chủ định, trẻ có kĩ năng tham gia chơi các trò chơi.

- Trẻ hứng thú tham gia vào các hoạt động.

II. Chuẩn bị:

1. Đồ dùng của cô:

- Nam châm, 1 hộp quà bên trong có 1 bể cá nhỏ và 1 con cá, một số đồ dùng như: kẹp giấy, gọt bút chì, gỗ, đồ chơi lắp nút, 1 chai nhựa bên trong có ốc vít, 1 cái tô vít.

- 2 chiếc bàn, 1 bảng từ, 3 bể cá, nhiều cá nhựa miệng được gắn ốc vít, 2 con rối kể chuyện (cá, gà) có gắn sắt.

- Video ứng dụng của nam châm trong cuộc sống.

- Nhạc bài hát “Điều kì diệu quanh ta”

2. Đồ dùng của trẻ:

- Mỗi trẻ một hộp quà giống của cô nhưng kích thước nhỏ hơn.

- Mỗi trẻ một cần câu có gắn nam châm.

 

docx3 trang | Chia sẻ: hungbach2 | Ngày: 08/07/2023 | Lượt xem: 358 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mầm non Lớp Lá - Chủ đề: Trường mầm non. Hoạt động: Điều kì diệu của nam châm - Năm học 2019-2020 - Trương Thị Xuân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
Tên hoạt động: Điều kì diệu của nam châm
Chủ đề: Trường mầm non
Người soạn: Trương Thị Xuân 
Người dạy: Trương Thị Xuân
Ngày dạy: 14/1/2020
I. Mục đích yêu cầu.
- Trẻ biết tên gọi, tính chất của nam châm là hút nam châm và các vật có hợp chất sắt, biết được nam châm có thể hút vật bằng sắt qua vật cản. Biết được tác dụng của nam châm trong cuộc sống.
- Rèn trẻ kĩ năng quan sát, khả năng phán đoán, chú ý, ghi nhớ có chủ định, trẻ có kĩ năng tham gia chơi các trò chơi.
- Trẻ hứng thú tham gia vào các hoạt động. 
II. Chuẩn bị:
1. Đồ dùng của cô: 
- Nam châm, 1 hộp quà bên trong có 1 bể cá nhỏ và 1 con cá, một số đồ dùng như: kẹp giấy, gọt bút chì, gỗ, đồ chơi lắp nút, 1 chai nhựa bên trong có ốc vít, 1 cái tô vít.
- 2 chiếc bàn, 1 bảng từ, 3 bể cá, nhiều cá nhựa miệng được gắn ốc vít, 2 con rối kể chuyện (cá, gà) có gắn sắt.
- Video ứng dụng của nam châm trong cuộc sống.
- Nhạc bài hát “Điều kì diệu quanh ta”
2. Đồ dùng của trẻ: 
- Mỗi trẻ một hộp quà giống của cô nhưng kích thước nhỏ hơn.
- Mỗi trẻ một cần câu có gắn nam châm.
III. Hoạt động 
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ 
1.Hoạt động 1: Ổn định
- Cô cùng trẻ hát bài hát “Điều kỳ diệu quanh ta”
- Thưởng trẻ 1 hộp quà. 
+ Đây là cái gì? 
+ Làm thế nào để chú cá này bơi được mà không chạm tay vào?
- Cô điều khiển nam châm để cá bơi.
+ Cô dùng cách gì? Đây là cái gì?
2. HĐ2. Điều kì diệu của nam châm.
*Nam châm chỉ hút các vật có chất liệu sắt.
- Cô lấy đồ bên trong hộp quà ra để lên bề mặt hộp và hỏi trẻ:
+ Cô hỏi trẻ tên đồ dùng, chất liệu đồ dùng?
- Cô dùng nam châm hút các đồ vật có chất liệu sắt.
+ Chuyện gì sảy ra?
+ Nam châm hút những đồ vật nào? Vì sao?
+ Những đồ vật nào nam châm không hút được? Vì sao?
+ Nam châm có hút nam châm không?
- Cô làm thí nghiệm nam châm hút nam châm.
=>Kết luận: Nam châm hút được nam châm và các đồ vật có hợp chất sắt.
*Khoảng cách ảnh hưởng đến lực hút của nam châm.
+ Chuyện gì sẽ xảy ra nếu đặt nam châm lại gần cái kẹp sắt? 
+ Cùng là cái kẹp sắt này nếu để ở xa nam châm thì điều gì sẽ xảy ra? 
- Khi để nam châm gần kẹp sắt thì lực hút như thế nào?
- Khi để nam châm cách xa kẹp sắt thì lực hút như thế nào? 
=> Kết luận: Khoảng cách từ nam châm tới các vật có hợp chất sắt càng gần lực hút càng mạnh, khoảng cách càng xa thì lực hút yếu hoặc không có lực hút. 
*Nam châm có thể hút được gián tiếp qua vật cản.
- Thưởng mỗi trẻ 1 viên nam châm và 1 hộp quà.
+ Trong hộp quà có gì? 
- Hãy dùng nam châm hút tất cả các vật mà con có.
+ Nam châm hút những đồ vật gì? Vì sao?
+ Không hút đồ vật gì? Vì sao?
+ Làm thế nào để di chuyển các đồ vật này mà không chạm tay vào?
+ Khi cách 1 tờ bìa mỏng thì lực hút của nam châm như thế nào?
+ Lực hút trực tiếp và lực hút qua 1 tấm bìa thì lực hút nào mạnh hơn?
- Cô yêu cầu trẻ tăng độ dày của tờ bìa và làm thí nghiệm.
+ Khi tăng độ dày tờ bìa thì lực hút của nam châm như thế nào?
+ Vật cản mỏng hay dày có ảnh hưởng gì đến lực hút của nam châm?
=>Kết luận: Nam châm có thể hút sắt qua vật cản. Nếu vật cản mỏng thì lực hút mạnh, nếu vật cản quá dày thì nam châm sẽ hút yếu đi hoặc không còn lực hút.
*Ứng dụng của nam châm trong cuộc sống.
- Cô dùng nam châm di chuyển con rối.
+ Cô dùng nam châm để làm gì?
- Cô đưa lọ thủy tinh bên trong có ốc vít.
+ Đây là cái gì? 
+ Làm cách nào để lấy được ốc vít ra mà không cần đổ cái bình xuống?
- Cô đưa cái tô vít và hỏi.
+ Đây là cái gì? Cái tô vít có chất liệu gì?
- Cô dùng tô vít để lấy ốc vít ra ngoài.
- Cô cho trẻ xem video ứng dụng của nam châm trong cuộc sống và hỏi trẻ:
+ Nam châm có tác dụng gì?
3. HĐ3: Trò chơi.
TC 1: Tìm những đồ vật mà nam châm hút được.
- Cô yêu cầu trẻ đi xung quanh lớp tìm những đồ vật mà nam châm hút được.
+ Con tìm được đồ vật gì?
- Trẻ cất nam châm vào bảng từ và hỏi:
+ Vì sao nam châm lại dính được vào cái bảng này?
TC2: Câu cá.
- Cô chia trẻ về 3 nhóm thưởng mỗi trẻ 1 cần câu để câu cá. 
- Tại sao con lại câu được con cá này? 
- Trẻ hát cùng cô 
- Trẻ trả lời 
- Trẻ quan sát.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ quan sát và trả lời câu hỏi.
- Trẻ quan sát.
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ trả lời.
- Trẻ lắng nghe 
- Trẻ lấy đồ dùng
- Trẻ trả lời 
- Trẻ đoán
- Trẻ trả lời.
- Trẻ làm thí nghiệm và trả lời câu hỏi.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ quan sát và trả lời câu hỏi.
- Trẻ trả lời
- Trẻ xem video và trả lời câu hỏi.
- Trẻ làm theo yêu cầu của cô.
- Trẻ trả lời
- Trẻ chơi
- Trẻ trả lời

File đính kèm:

  • docxgiao_an_mam_non_lop_la_chu_de_truong_mam_non_hoat_dong_dieu.docx
Giáo Án Liên Quan