Giáo án mầm non lớp Lá - Chủ điểm: Tết và mùa xuân - Chủ đề nhánh 1: Bé vui đón tết

Đón trẻ vào lớp- hướng dẫn trẻ cất đồ dùng cá nhân.

Cho trẻ làm quen với đồ dùng đồ chơi trong chủ điểm.

Cho trẻ nghe nhạc, làm quen bài thơ bài hát có trong chủ đề.

Trẻ chọn nhóm chơi- chơi tự do

ổn định lớp – chuẩn bị các hoạt động trong ngày

Hướng dẫn trẻ vào các vào các nhóm chơi đăng ký các góc chơi.

* KHỞI ĐỘNG: Tập kết hợp bài: Đồng hồ báo thức

* TRỌNG ĐỘNG: Tập kết hợp bài: Con cào cào

* HỒI TỈNH: Tập kết hợp bài : Con công

 

doc30 trang | Chia sẻ: thuthuy20 | Lượt xem: 1688 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án mầm non lớp Lá - Chủ điểm: Tết và mùa xuân - Chủ đề nhánh 1: Bé vui đón tết, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO PHÚ RIỀNG
TRƯỜNG MẪU GIÁO HƯỚNG DƯƠNG
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG HẰNG NGÀY
CHỦ ĐIỂM: TẾT VÀ MÙA XUÂN
CHỦ ĐỀ NHÁNH 1: BÉ VUI ĐÓN TẾT
Lớp: Chồi 5
Giáo viên: Lữ Thị Hải
NĂM HỌC: 2015 - 2016
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG
Hoạt động
THỨ 2
THỨ 3
THỨ 4
THỨ 5
THỨ 6
Đón trẻ
Đón trẻ vào lớp- hướng dẫn trẻ cất đồ dùng cá nhân.
Cho trẻ làm quen với đồ dùng đồ chơi trong chủ điểm.
Cho trẻ nghe nhạc, làm quen bài thơ bài hát có trong chủ đề.
Trẻ chọn nhóm chơi- chơi tự do
ổn định lớp – chuẩn bị các hoạt động trong ngày
Hướng dẫn trẻ vào các vào các nhóm chơi đăng ký các góc chơi.
Thể dục sáng
* KHỞI ĐỘNG: Tập kết hợp bài: Đồng hồ báo thức
* TRỌNG ĐỘNG: Tập kết hợp bài: Con cào cào
* HỒI TỈNH: Tập kết hợp bài : Con công
Điểm danh
Cho trẻ ngồi vào chổ
Cô điểm danh từng cá nhân trẻ, cho trẻ làm quen với tên của các bạn trong lớp.
Cô và trẻ cùng trao đổi xem có bạn nào vắng mặt trong lớp
Bạn tổ trưởng lên báo cáo sự vắng mặt của tổ mình
Cô cần tìm hiểu lý do vắng mặt của trẻ
Nhắc nhở cháu đi học đúng giờ
Hoạt động ngoài trời
 Đố bé biết
Ngày tết cổ truyền
Nặn bánh ngày tết.
Trò chuyện về mùa xuân và tết
Vẽ tự do
Hoạt động chung
Phát triển nhận thức:
 Đếm, so sánh nhiều hơn, ít hơn trong phạm vi 5
Phát triển ngôn ngữ:
Truyện: “Nàng tiên mùa xuân”
Phát triển thẩm mỹ:
Dạy hát: “Sắp đến tết rồi”
- Nghe hát: “Em thêm một tuổi ”.
Phát triển nhận thức:
Trò chuyện về ngày tết nguyên đán. 
Phát triển thể chất :
Nhảy lò cò 3m
Hoạt động góc
Góc xây dựng:
“Xây dựng hội hoa xuân 
Góc học tập:
Làm album về chủ để, Chơi tranh bù chỗ thiếu, so hình
Góc nghệ thuật:
Vẽ, tô màu, nặn các loại hoa, quả, Hát múa về chủ điểm
Góc phân vai:
Trò chơi Gia đình; Cửa hàng bán các loại hoa, quần áo tết
Góc thiên nhiên:
Trồng hoa, chăm sóc vườn cây
Hoạt động chiều
Dạy trẻ thao tác: Chùi mũi bằng giấy xúc 
Làm quen bài hát:Sắp đến tết rồi”
Tô màu mâm ngũ quả
Cùng nhau dọn dẹp
Làm bài tập trong sách tạo hình
Nêu gương cuối ngày
Nêu gương cuối tuần
Vệ sinh trả trẻ
Vệ sinh trẻ gọn gàng sạch sẽ trước khi trả trẻ
Trao đổi với phụ huynh về tình hình của trẻ trong ngày.
Thứ hai ngày 1 tháng 2 năm 2016
HOẠT ĐỘNG: PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
BÉ VUI HỌC TOÁN
Đếm, so sánh nhiều hơn, ít hơn trong phạm vi 5
I. MỤC TIÊU.
- Trẻ biết đếm, so sánh 2 nhóm đối tượng trong phạm vi 5 và nói được kết quả (MT 21). 
- Trẻ có kỹ năng đếm và nhận biết các nhóm có số lượng trong phạm vi 5. Trẻ tham gia vào các trò chơi nhanh nhẹn.
- Trẻ hào hứng tham gia vào hoạt động tích cực.
II. CHUẨN BỊ
- Đồ dùng đầy đủ cho các hoạt động
- Tranh về các hoạt động của trẻ, đồ dùng cho hoạt động góc, tranh ảnh cho tiết dạy.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
III/ Gợi ý các hoạt động
+ Hoạt động 1: Bé vui đến lớp.
* Đón trẻ: 
- Đón trẻ từ tay phụ huynh, trao đổi với phụ huynh về tình hình sức khỏe và tình hình học tập của trẻ nhắc trẻ cất đồ dùng đúng nơi qui định.
- Nhắc trẻ chào ba mẹ,cô giáo vào lớp 
- Trò chuyện với trẻ về chủ điểm.
- Xem tranh chơi các trò chơi nhỏ theo nhóm.
- Giúp trẻ gắn ký hiệu vào góc chơi mà trẻ thích. 
* Thể dục sáng:
I/. KHỞI ĐỘNG: tập kết hợp bài: Đồng hồ báo thức
 ¯Nhạc dạo 
Cháu chuyển từ 3 hàng dọc thành vòng tròn.
Lần 1:¯Đồng hồ vừa báo thức ----- > sáng sáng rồi:
 Hai tay đưa cao đi bằng mũi chân.
¯Một hai một hai cùng nhau đếm ---- > đếm cho đều:
 	Đi thường kết hợp vỗ tay
¯Tập tay tập chân tập --- > hít ra cho đều bạn ơi 
Hai tay giang ngang đi bằng gót chân.
¯Mình đưa một tay về phía trước --- > đứng thẳng người: 
Đi thường kết hợp vỗ tay
¯Mình dang rộng tay --- > cho đều bạn ơi: 
Đi bằng mép chân, hai tay chống hông.
¯Một hai một hai cùng nhau bước --- > trên sân trường bạn ơi: 
Chạy chậm – chạy nhanh – chạy chậm.
¯Nhạc dạo: chuyển về 3 hàng ngang - dãn hàng – nhún theo nhạc kết hợp vỗ tay.
Lần 2:¯Đồng hồ vừa báo thức ----- > sáng sáng rồi:
 Xoay cổ tay.
¯Một hai một hai cùng nhau đếm ---- > đếm cho đều:
 	Xoay khuỷu tay
¯Tập tay tập chân tập --- > hít ra cho đều bạn ơi 
Xoay bả vai.
¯Mình đưa một tay về phía trước --- > đứng thẳng người: 
Xoay lưng bụng.
¯Mình dang rộng tay --- > cho đều bạn ơi: 
Xoay đầu gối.
¯Một hai một hai cùng nhau bước --- > trên sân trường bạn ơi: 
Nhún lắc theo nhạc
* TRỌNG ĐỘNG: Tập theo nhạc bài “Con cào cào”
¯. Nhạc dạo
Động tác thở: Tập  lần x 8 nhịp.
2. Động tác tay vai: Con cào cào nhảy rất cao
Nhịp 1: Chân trái bước sang ngang 1 bước nhỏ (chân rộng bằng vai), hai tay giang ngang lòng bàn tay ngửa.
 Nhịp 2: Tay trái đưa cao lòng bàn tay hướng vào trong, tay phải đưa thẳng ra trước lòng bàn tay úp.
Nhịp 3: Như nhịp 1.
Nhịp 4: Về tư thế chuẩn bị.
3. Động tác lườn: Muốn khỏe đẹptập thể thao
Nhịp 1: Hai tay đưa cao, lòng bàn tay hường vào nhau - Chân trái bước sang ngang 1 bước nhỏ (chân rộng bằng vai),
Nhịp 2: Nghiêng người qua trái 450, mắt nhìn theo tay.
Nhịp 3: Như nhịp 1.
Nhịp 4: Về tư thế chuẩn bị.
4. Động tác bụng: Tập lần x 8 nhịp Con cào cào nhảy rất cao
Nhịp 1: Hai tay đưa lên cao, bước chân trái ra ngang 1 bước.
Nhịp 2: Cúi gập người về trước, 2 tay chạm mũi chân.
Nhịp 3: Như nhịp 1.
Nhịp 4: Về tư thế chuẩn bị.
5. Động tác Chân: lần x 8 nhịp Muốn khỏe đẹptập thể thao
Nhịp 1: Bước chân trái sang ngang, hai tay giang ngang lòng bàn tay ngửa.
Nhịp 2: Hai tay gập khuỷu trước ngực, chân trái co vuông góc với thân, lưng thẳng đầu thẳng mắt nhìn trước.
Nhịp 3: Như nhịp 1
Nhịp 4: Về tư thế chuẩn bị.
6 . Động tác toàn thân: lần x 8 nhịp Con cào cào nhảy rất cao
Nhịp 1: Bước chân trái ra sau, hai tay đưa cao lòng bàn tay hường vào nhau.
Nhịp 2: Hai tay đưa thẳng ra trước lòng bàn tay sấp, (chân đá thẳng về trước // với tay).
Nhịp 3: Như nhịp 1
Nhịp 4: Về tư thế chuẩn bị.
7. Bật nhảy – bật  lần Muốn khỏe đẹptập thể thao
Nhịp 1: Bật tách chân hai giang ngang.
Nhịp 2: Bật khép chân hai tay giơ cao.
* HỒI TỈNH: Tập kết hợp bài : Con công
¯Nhạc .Hai tay đưa cao quá đầu (tay mềm), hít sâu sau đó cúi người chân thẳng hai tay đánh chéo nhau (thở ra) thực hiện liên tục 4 lần
¯ nhạc.Hai tay chống hông, chân phải làm trụ, chân trái đá về trước 3 lần sau đó đổi chân phải (thực hiện mỗi bên hai lần)
¯Nhạc.Quay nữa thân trên, hai tay đánh theo thân tư thế từ trên xuống qua trái -> xuống dưới -> qua phải -> lên trên (thực hiện liên tục hai lần rồi đổi bên)
¯ Nhạc.Hai tay đưa cao lắc người từ từ ngồi xuống rồi từ từ đứng lên (Thực hiện cho đến hết nhạc)
* Điểm danh:
- Cô cho trẻ quan sát các bạn trong lớp sau đó cô hỏi trẻ:
- Trong lớp mình hôm nay có những ai nghỉ học.
- Cô tìm hiểu nguyên nhân, lý do các bạn vắng mặt.
- Những trẻ nghỉ học không có lý do cô nhắc nhở trẻ.
* Điểm danh:
- Cô ổn định lớp, gọi tên từng trẻ để điểm danh cô ghi tên trẻ vắng mặt, tìm nguyên nhân trẻ nghỉ học. 
+ Hoạt động 2: " Đố bé? 
* Trước khi ra sân:
- Thông báo tới giờ hoạt động cho trẻ chuẩn bị quần áo, dày dép, mũ nón.
- Nhắc nhở trẻ quy định, nề nếp của buổi hoạt động.
* Tổ chức ra sân:
* Ổn định, giới thiệu
- Cho cả lớp hát bài: " Sắp đến tết rồi".
- Trò chuyện về nội dung bài hát:
+ Chúng ta vừa hát bài gì? 
+ Bài hát nhắc đến những gì? 
- Cô đọc một số câu đố cho trẻ giải câu đố và kết hợp cho trẻ xem tranh.
“ Mùa gì ấm áp 
Mưa phùn nhẹ bay 
Khắp chốn cỏ cây
 Đâm chồi nảy lộc ? ”
“ Chim gì liệng tựa thoi đưa
Báo mùa xuân đẹp say sưa giữa trời ? ”
“ Hoa đào ngoài Bắc 
Hoa gì trong Nam 
Cánh nhỏ màu vàng 
Cùng vui đón tết ? ”
“ Xuân về hoa lá đón mời
Nhẹ nhàng giăng khắp đất trời dạo chơi ?
- Giáo dục trẻ yêu thích mùa xuân. 
* Trò chơi vận động: “ Ném còn” ( trang 50, tuyển tập trò chơi dành cho trẻ 4-5 tuổi )
* Chơi tự do: 
 + Vẽ cảnh vật, thời tiết của mùa xuân.
 + Trò chơi dân gian: Ô ăn quan, chi chi chành chành, trồng nụ trồng hoa 
 + Chơi với đồ chơi trên sân trường.
* Kết thúc buổi hoạt động:
- Nhắc trẻ hết giờ chơi trẻ thu dọn đồ chơi, tập trung lại.
- Cô nhận xét nhóm chơi tốt, động viên nhóm chơi chưa tích cực.
- Cho trẻ vào lớp.
+ HOẠT ĐỘNG 3: “Bé vui học toán”.
* Ổn định tổ chức:
- Cô cho trẻ hát bài “Sắp đến tết rồi” 
- Cô và trẻ trò chuyện về nội dung bài hát và chủ đề, kết hợp giáo dục trẻ.
* Trọng tâm
- Cho trẻ kể tên một số loại bánh có trong ngày tết: Bánh chưng, bánh giầy, bánh tét
- Các con đếm xem cô có bao nhiêu cái bánh chưng? (Trẻ đếm 1, 2, 3, 4 cái)
	- Các con đếm xem cô có bao nhiêu cái bánh giầy? (1,2,3,4,5 cái)
	- Cho trẻ so sánh 2 nhóm. Kết hợp giới thiệu bài.
	- Các con đếm xem cô có bao nhiêu cái bánh chưng? (1,2,3,4 cái)
	- Các con đếm xem có bao nhiêu cái bánh giầy? (1,2,3,4, 5 cái)
- Vậy 2 nhóm bánh chưng và bánh giầy này như thế nào với nhau?
- Vậy nhóm nào nhiều hơn? Nhiều hơn bao nhiêu?
- Nhóm nào ít hơn? Ít hơn bao nhiêu?
- Tạo sự bằng nhau: Muốn cho 2 nhóm bánh chưng và bánh giầy này bằng nhau và bằng 5 thì ta làm thế nào? (Thêm 1 bánh chưng) 
- Vậy 4 cái bánh chưng thêm 1 cái bánh chưng nữa là mấy? (Cho trẻ đếm)
- 5 bánh chưng thì tương ứng với chữ số mấy? (số 5)
- Cô cho trẻ tìm thêm các loại bánh khác và trái cây có trong ngày tết, và so sánh các số lượng bánh và trái cây đó. 
* Kiểm tra xác suất:
- Cho trẻ lên tạo nhóm so sánh và nói lên kết quả: 
+ 4 cái bánh chưng và 5 cái bánh giày
+ 3 cái bánh chưng và 5 cái bánh tét
+ 2 trái dưa hấu và 3 trái đu đủ
+ 1 quả dừa và 4 quả xoài
* Luyện tập
+ Trò chơi 1: Ai nhanh nhất
Cách chơi: Chia lớp thành 3 nhóm lên chọn thẻ có 5 cái bánh. Bạn thứ nhất bật qua vòng lên chọn thẻ lô tô theo yêu cầu sau đó chạy nhanh quay về đập tay vào bạn tiếp theo, bạn tiếp theo thực hiện giống bạn thứ nhất trong thời gian quy định đội nào được nhiều thẻ thắng.
Luật chơi: 3 đội phải bật nhảy qua vòng lên chọn, mỗi bạn chọn 1 thẻ. 
* Trò chơi: " Bé thông minh".
- Cách chơi: Chia trẻ thành 3 đội. Số trẻ của mỗi đội bằng nhau. Cho trẻ ngồi thành vòng tròn và nối hình với số lượng tương ứng 1- 5.
* Trò chơi: " Về đúng nhà".
Cách chơi: Cô phát cho mỗi trẻ 1 thẻ có chữ số 3, 4, 5. Cho trẻ hát 1 đoạn của bài hát về chủ đề. Khi cô giơ cao trống lắc thì trẻ chạy về ngôi nhà đứng.
Luật chơi: Trẻ phải về đúng ngôi nhà tương ứng với số lượng trẻ đang cầm trên tay. Trẻ nào sai sẽ bị nhảy lò cò.
 * Kết thúc hoạt động
- Cho trẻ nặn, tô màu, trang trí chữ số 5.
+ Hoạt động 4: “ Kiến trúc sư tài ba”.
* Trước khi hoạt động: 
- Cho trẻ hát bài: “ Sắp đến tết rồi ”.
- Trò chuyện về nội dung bài hát và chủ đề .
- Nêu yêu cầu khi chơi cho trẻ nắm: Không tranh giành đồ chơi với bạn, không chạy từ góc này sang góc khác, giữ trật tự, đoàn kết trong khi chơi. 
* Tổ chức hoạt động: 
- Cho trẻ về góc chơi mà trẻ tự chọn, trẻ tự phân nhóm, vai chơi, tự phân công công việc với nhau.
- Cô hướng dẫn, quan sát trẻ chơi, gợi ý, giúp đỡ trẻ khi cần thiết.
- Góc xây dựng: Xây dựng hội hoa xuân.
- Cô hướng dẫn trẻ cách sử dụng các vật liệu: gạch, xây cổng , hàng rào, cây xanh, một số loại hoa có trong ngày tết để xây dựng thành hội hoa xuân.
* Kết thúc hoạt động:
- Cô đến từng góc chơi, nhận xét sản phẩm chơi, hành động chơi, vai chơi. Động viên, khen ngợi trẻ.
- Nhắc nhở trẻ thu dọn đồ chơi gọn gàng, cất đồ dùng đúng nơi quy định.
+ Hoạt động 5: “ Bé nào ngoan”.
* Vệ sinh cá nhân:
Dạy trẻ thao tác: Chùi mũibằng giấy xúc
 - Mục tiêu:
 - Dạy trẻ thao tác chùi mũi theo đúng trình tự thao tác 
 - Trẻ thực hiện đúng trình tự thao tác 
 - Giáo dục trẻ biết tự phục vụ, có ý thức vệ sinh cá nhhân 
 - Chuẩn Bị:
 - Giấy xúc, bố trí đội hình 
 - Tiến trình thực hiện:
 - Hôm nay cô sẽ hướng dẫn các bạn thực hiện thao tác chùi mũi .Các bạn thử nói cho cô và các bạn khác xem các con chùi mũi như thế nào?
 - Bạn nào biết chùi mũi làm cho cô và các bạn cùng xem nha. 
 - Khi chùi mũi các con dùng giấy lau gom mũi thật sạch từ 2 khóe mũi vào trong hốc mũi, sau đó sử dụng khăn mềm lau lại. 
 + Thực hành:
- Chọn 2 cháu khá lên thực hành trước.
- Lần lượt cho từng trẻ thực hiện.
- Giáo dục trẻ phải giữ vệ sinh, đầu tóc gọn gàng.
Kết thúc: Nhận xét - Dặn dò trẻ 
* Nêu gương cuối ngày:
- Cho trẻ hát bài “ Hoa bé ngoan”.
- Trò chuện về bài hát và chủ đề.
- Cô kể một câu chuyện có liên quan đến 3 tiêu chuẩn bé ngoan.
- Cho trẻ đọc 3 tiêu chuẩn bé ngoan:
+ Bé biết chào hỏi lể phép.
+ Chú ý, lắng nghe cô giảng bài.
+ Đi vệ sinh đúng quy định.
- Cô kể một câu chuyện có nội dung về một trong 3 tiêu chuẩn mà cô đưa ra trong ngày và giáo dục trẻ qua nội dung câu chuyện.
- Cô và trẻ cùng trò chuyện về 3 tiêu chuẩn bé ngoan.
- Cho trẻ tự nhận xét mình đã ngoan chưa. 
- Cô nhận xét cho trẻ lên gắn cánh hoa vào kí hiệu của mình.
- Tổ nào nhiều trẻ ngoan nhất thì đại diện tổ đó lên cắm cờ.
- Cô mở nhạc về chủ điểm cho trẻ hát múa, biểu diễn văn nghệ.
- Trả trẻ.
+ Đánh giá trẻ cuối ngày:
* Hoạt động đón trẻ: ...................................................................................................
	.
	.
* Hoạt động ngoài trời. 
	.
	.
* Hoạt động học: 
	.
	.
* Hoạt động góc 
	.
	.
* Hoạt động chiều: ....
Thứ ba ngày 2 tháng 2 năm 2016
HOẠT ĐỘNG: PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ 
TRUYỆN: NÀNG TIÊN MÙA XUÂN
II. MỤC TIÊU
Trẻ nhớ tên truyện, các nhân vật trong truyện, hiểu nội dung câu chuyện 
Trẻ lắng nghe và ghi nhớ có chủ định về nội dung câu chuyện “nàng tiên mùa xuân”. Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ, mạnh dạn trong giao tiếp, phát triển tư duy, sáng tạo của trẻ.
Giáo dục trẻ biết sống giản dị, nhường nhịn nhau, vui vẻ, phấn khởi khi tết đến xuân về và hứng thú tham gia vào hoạt động. Trẻ hứng thú ham thích học đoàn kết cùng nhau vui chơi và chơi tốt các trò chơi của các góc. 
II. CHUẨN BỊ
- Đồ dùng đầy đủ cho các hoạt động
- 1 số đồ chơi để trẻ chơi theo ý thích. 
- Các hình ảnh theo nội dung câu chuyện
- Cho trẻ làm quen với câu chuyện, các trò chơi chuyển
III/ Gợi ý các hoạt động
+ Hoạt động 1: Bé vui đến lớp.
* Đón trẻ: 
- Đón trẻ từ tay phụ huynh, trao đổi với phụ huynh về tình hình sức khỏe và tình hình học tập của trẻ nhắc trẻ cất đồ dùng đúng nơi qui định.
- Nhắc trẻ chào ba mẹ,cô giáo vào lớp 
- Trò chuyện với trẻ về chủ điểm.
- Xem tranh chơi các trò chơi nhỏ theo nhóm.
- Giúp trẻ gắn ký hiệu vào góc chơi mà trẻ thích. 
* Thể dục sáng:
- Tập như ngày thứ 2.
* Điểm danh:
- Hỏi trẻ xem hôm nay vắng những ai? 
- Mời bạn tổ trưởng kiểm tra lại.
- Nhắc trẻ nghỉ học nhớ xin phép cô.
+ Hoạt động 2: “Ngày tết cổ truyền”.
* Trước khi ra sân:
- Thông báo tới giờ hoạt động cho trẻ chuẩn bị quần áo, dày dép, mũ nón.
- Nhắc nhở trẻ quy định, nề nếp của buổi hoạt động.
* Tổ chức ra sân:
* Ổn định.
- Cho trẻ hát bài hát: “ Sắp đến tết rồi”
- Trò chuyện về bài hát và chủ đề.
* Quan sát – Đàm thoại.
- Mấy ngày hôm nay các con đi học, hoặc ba mẹ chở đi chơi, có thấy có gì lạ không?( có nhiều hoa, dưa hấu )
- Con biết gì về ngày tết?
- Ở nhà con đã chuẩn bị những gì để đón tết?
- Để chuẩn bị ngày tết ba mẹ con thường làm những gì nữa?
- Vào buổi tối ngày cuối cùng của năm người ta còn gọi là gì?
 - Vào ngày tết con thường đi đâu chơi? Con thường làm gì?
- Con chúc tết những ai?
 -Chúc tết như thế nào? (cô mời vài trẻ tập chúc tết)
- Con cảm thấy như thế nào vào ngày tết? 
=> Vào ngày tết mọi người hạnh phúc phấn khởi, sửa sang nhà của đón chào năm mới chúc tết mọi người với mọi điều tốt đẹp.
- Cô giáo dục trẻ.
* Trò chơi vận động: Đua ngựa
Cho trẻ đứng thành 2- 3 tổ. Cô giáo nói “ Các cháu giả làm các con ngựa”.Bây giờ chúng ta chơi đua ngựa, khi chạy các cháu nhớ làm động tác chạy như ngựa phi bằng cách nâng cao đùi lên thi xem ai làm giống ngựa phi nhất và nhanh nhất sẽ là người thắng cuộc.Sau đó cho trẻ chạy khoảng 20m rồi quay lại.mỗi cháu 3 của 3 tổ, thi đua xem tổ nào có nhiều con ngựa phi nhanh.
- Cho trẻ chơi vài lần.
* Trò chơi dân gian: “ Dung dăng dung dẻ”.
- Cho trẻ vẽ tự do theo ý thích trong sân trường.
* Kết thúc buổi hoạt động:
- Nhắc trẻ hết giờ chơi trẻ thu dọn đồ chơi, tập trung lại.
- Cô nhận xét nhóm chơi tốt, động viên nhóm chơi chưa tích cực.
- Cho trẻ vào lớp.
+ Hoạt động 3: “Truyện: “Nàng tiên mùa xuân”.
* Ổn định giới thiệu bài: 
- Cô và trẻ cùng hát bài: “Sắp đến tết rồi”
- Trò chuyện về bài hát và chủ đề.
+ Các con vừa hát bài hát gì?
+ Các con có vui khi tết đến không? Vì sao ?
+ Các con thấy hôm nay lớp mình như thế nào? Có gì khác
+ Cô đã trang trí những gì mà đẹp vậy? ( Cho trẻ kể những gì mà trẻ thấy) Cô kết hợp giáo dục trẻ.
- Xuân về muôn hoa đua sắc nhưng có một loài hoa chỉ nở mỗi khi tết đến thôi, các con có biết đó là hoa gì không?
- Vậy bây giờ cô sẽ kể cho lớp mình nghe câu chuyện: “Nàng tiên mùa xuân” nhé
* Kể chuyện cho trẻ nghe:
- Cô kể lần 1: Cô kể diễn cảm kết hợp với nét mặt, cử chỉ, điệu bộ.
-Cô kể lần 2: Kết hợp với tranh minh họa, giảng nội dung, từ khó.
- Đoạn 1: “ Từ đầu..........không ai thèm để ý đến cây đó nữa .
=> Nói lên các loài hoa tranh nhau khoe, ai cũng cho mình là đẹp nhất. khiến cho cả khu vườn trở nên náo nhiệt và rộn rã, riêng chỉ có một cái cây đứng trong góc vườn là lặng im 
. - Đoạn2: “Sáng 30 tết................... an lành và hạnh phúc”.
=> Nghe hoa đào và cô bé trò chuyện cả vườn hoa mới biết hoa đào chính là nàng tiên mùa xuân và cảm thấy xấu hổ về thái độ xử sự của mình trước kia.
* Đàm thoại về nội dung câu chuyện: Dưới hình thức thi đua
Chia trẻ thành 3 nhóm ngồi thành 3 vòng tròn, phát cho mỗi nhóm 1 trống lắc, cô đọc câu hỏi, nhóm nào có tín hiệu trước sẽ trả lời trước. Cô kết hợp tặng quà cho nhóm trả lời đúng.
+ Cô vừa kể cho các con nghe chuyện gì? Trong chuyện có những ai?
+ Trong vườn hoa mùa xuân có những loại hoa gì?
+ Còn cây gì chỉ đứng lặng lẽ ớ góc vườn?
+ Điều kì lạ gì đã xảy ra trong góc vườn vào ngày 30 tết?
+ Nhờ có ai mà các loài hoa đã nhận ra được vẻ đẹp đầy ý nghĩa của cây hoa đào?
Giáo dục: Trẻ cảm nhận được vẻ đẹp của hoa đào và vui vẻ, phấn khởi khi tết đến xuân về.
Trò chơi đóng kịch:
Cô là người dẫn chuyện, trẻ đóng vai: hoa hồng, hoa cúc, hoa đào, cô bé
Cô cùng trẻ thể hiện
* Kết thúc: cô cho trẻ hát bài: “Mùa xuân ơi”
+ Hoạt động 4: “ Góc này bé chơi”. 
* Trước khi hoạt động: 
- Cho trẻ đọc bài thơ: " Tết đang vào nhà ".
- Trò chuyện về nội dung bài thơ và chủ đề 
- Nêu yêu cầu khi chơi cho trẻ nắm: Không tranh giành đồ chơi với bạn, không chạy từ góc này sang góc khác, giữ trật tự, đoàn kết trong khi chơi. 
* Tổ chức hoạt động: 
- Cho trẻ về góc chơi mà trẻ tự chọn, trẻ tự phân nhóm, vai chơi, tự phân công công việc với nhau.
- Cô hướng dẫn, quan sát trẻ chơi, gợi ý, giúp đỡ trẻ khi cần thiết.
- Góc phân vai: Tập làm cô giáo, gia đình, bán hàng, bác sĩ thú y.
- Gợi ý hành động chơi:
+ Người làm cô giáo hướng dẫn các bạn học tập, dạy các bạn hát, múa, đọc thơ. 
+ Người làm bố mẹ thì đưa đón con đi học, đi mua sắm đồ dùng học tập, quần áo, đồ chơi, đi chợ mua đồ ăn về nấu cơm.
+ Người bán hàng phải biết mời khách mua hàng, biết tên các mặt hàng và bán hàng theo đúng yêu cầu của khách hàng. Người mua biết trả tiền khi mua và biết cám ơn.
́* Kết thúc hoạt động:
- Cô đến từng góc chơi, nhận xét sản phẩm chơi, hành động chơi, vai chơi. Đông viên, khen ngợi trẻ.
- Nhắc nhở trẻ thu dọn đồ chơi gọn gàng, cất đồ dùng đúng nơi quy định.
+ HOẠT ĐỘNG 5: Làm quen bài hát: “Sắp đến tết rồi”
* Ổn định.
- Cho trẻ đọc bài thơ: “Tết đang vào nhà”.
- Trò chuyện về bài thơ và chủ đề.
- Giáo dục trẻ.
- Cô giới thiệu cho trẻ bài hát Sắp đến tết rồi của nhạc sĩ Hoàng Vân
* Cô hát mẫu 2 lần
* Dạy cho trẻ hát từng câu theo cô.
- Mời các tổ lên hát. 
- Cô hướng dẫn các tổ hát theo hình thức nối tiếp, hát đuổi
- Cho trẻ chọn hình thức vận động
* Cho trẻ chơi trò chơi: tiếng hát ở đâu?
- Cô nêu cách chơi ,luật chơi cho trẻ nắm
- Tiến hành và bao quát trẻ chơi tốt
*Kết thúc: cho trẻ tô màu, nặn ,vẽ hoa đào, hoa mai
* Vệ sinh cá nhân: 
* Nêu gương cuối ngày:
- Trả trẻ.
+ Đánh giá trẻ cuối ngày:
* Hoạt động đón trẻ: ...................................................................................................
	.
	.
* Hoạt động ngoài trời. 
	.
	.
* Hoạt động học: 
	.
	

File đính kèm:

  • docBe_vui_don_tet.doc