Giáo án Mầm non Lớp Lá - Đề tài: Bé học kỹ năng thoát hiểm khi hỏa hoạn
I. Mục đích, yêu cầu
1. Kiến thức:
- Trẻ biết một số kỹ năng thoát hiểm khi có cháy.
- Trẻ biết tác dụng của lửa.
- Trẻ biết một số nguyên nhân, cách phòng tránh không để xảy ra hỏa hoạn.
- Trẻ biết dấu hiệu khi xảy ra cháy.
- Trẻ biết cách ứng xử khi gặp nguy hiểm.
- Biết số điện thoại của các chú lính cứu hỏa là 114
- Biết công việc của các chú lính cứu hỏa
2. Kỹ năng :
- Rèn kỹ năng giao tiếp, trả lời đầy đủ cả câu
- Rèn sự tự tin, thích đặt câu hỏi
- Rèn sự tập trung, chú ý
- Trẻ có một số kỹ năng thoát hiểm cơ bản khi có cháy xảy ra: bình tĩnh, gọi người lớn, gọi điện số 114, bịt khăn ướt lên miệng mũi, biết cách xử lý nếu quần áo bén lửa lăn qua, lăn lại.
Hoạt động: Rèn kỹ năng sống Đề tài: Bé học kỹ năng thoát hiểm khi hỏa hoạn. Chủ đề: Nghề nghiệp Đối tượng: Mẫu giáo lớn 5-6 tuổi Thời gian: 35 phút Ngày soạn: Ngày dạy: Người soạn và dạy: I. Mục đích, yêu cầu 1. Kiến thức: - Trẻ biết một số kỹ năng thoát hiểm khi có cháy. - Trẻ biết tác dụng của lửa. - Trẻ biết một số nguyên nhân, cách phòng tránh không để xảy ra hỏa hoạn. - Trẻ biết dấu hiệu khi xảy ra cháy. - Trẻ biết cách ứng xử khi gặp nguy hiểm. - Biết số điện thoại của các chú lính cứu hỏa là 114 - Biết công việc của các chú lính cứu hỏa 2. Kỹ năng : - Rèn kỹ năng giao tiếp, trả lời đầy đủ cả câu - Rèn sự tự tin, thích đặt câu hỏi - Rèn sự tập trung, chú ý - Trẻ có một số kỹ năng thoát hiểm cơ bản khi có cháy xảy ra: bình tĩnh, gọi người lớn, gọi điện số 114, bịt khăn ướt lên miệng mũi, biết cách xử lý nếu quần áo bén lửa lăn qua, lăn lại. 3. Thái độ: - Biết yêu quý, kính trọng các chú lính cứu hỏa. - Hứng thú tham gia các hoạt động của cô. II. Chuẩn bị: 1. Địa điểm: Tại lớp mẫu giáo 5 - 6 tuổi 2. Đồ dùng của cô: - Bài giảng powerpoint: Dạy trẻ kỹ năng xử lý xảy ra hỏa hoạn. Dạy kỹ năng thoát hiểm cho trẻ trong một số tình huống. Video nguyên nhân dẫn đến hỏa hoạn - Máy vi tính, loa. - Trò chơi trên máy: Ai đoán giỏi. 3. Đồ dùng của trẻ: - Hình ảnh các đám cháy. - Hoa, bàn. Đáp án a, b, c. - Giá khăn mặt ướt. Hộp để khăn. III. Cách tổ chức thực hiện: Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Hoạt động 1: Gây hứng thú( 2 phút) - Cô cho trẻ chơi trò chơi “Rồng rắn lên mây” - Các con vừa chơi trò chơi gì ? - Chúng mình vừa xin lửa để làm gì ? - Trẻ hào hứng tham gia trò chơi “ Rồng rắn lên mây” - Trò chơi dân gian: “ Rồng rắn lên mây” ạ! - Xin lửa về kho cá ạ! 2. Hoạt động 2: Hình thức tổ chức( 32 phút) - Các con thấy lửa ở đâu? 2.1. Tác dụng của lửa - Lửa có những tác dụng gì ? - Cho trẻ xem những hình ảnh mà trẻ vừa kể trên powerpoint - > Cô khái quát: Lửa có tác dụng giúp con người đun nấu, giúp con người sưởi ấm khi trời lạnh, giúp con người nhìn thấy ánh sáng khi đêm tối về. 2.2 Tác hại của lửa - Lửa có rất nhiều công dụng nhưng bên cạnh đó lửa có 1 tác hại rất là đáng sợ. Đó là gì? -> Lửa có thể gây cháy nhà, gây bỏng, và gây ra hỏa hoạn. - Hỏa hoạn là gì? - À bạn trả lời đúng rồi, hỏa hoạn là một đám cháy rất lớn, gây thiệt hại nghiêm trọng cả về người lẫn của cải đấy. - Có rất nhiều nguyên nhân gây ra các đám cháy, hỏa hoạn. Bạn nào giúp cô, các bạn kể tên một số nguyên nhân gây ra đám cháy, hỏa hoạn nào? - Trong thực tế có nhiều nguyên nhân dẫn đến cháy nổ, có những nguyên nhân do yếu tố tự nhiên như cháy rừng vì thời tiết hanh khô. Hay nguyên nhân từ sự bất cẩn của con người như đốt vàng mã, chập điện, hở khí ga dẫn đến cháy - Cho trẻ xem video về nguyên nhân gây cháy. - Làm thế nào để nhận biết là có cháy? - Dấu hiệu nhận biết có một vụ hỏa hoạn khi đó ở khu vực cháy có rất nhiều khói, bụi, lửa và tiếng còi báo cháy( cô cho trẻ nghe tiếng còi báo cháy) - Hỏa hoạn gây rất nhiều tổn thất cho con người về kinh tế, tính mạng. Vậy những vật nào có thể tạo ra lửa để gây cháy?( Cho trẻ xem hình ảnh) - Vậy muốn phòng tránh để không xảy ra những vụ hỏa hoạn thì chúng mình phải làm gì? + Số điện thoại của đội phòng cháy chữa cháy là gì ạ? - Kỹ năng thoát hiểm + Nếu như chẳng may xảy ra hỏa hoạn thì các con sẽ phải làm gì? ( Xem video) + Con vừa xem xong đoạn phim con thấy mọi người thoát hiểm ra ngoài bằng cách nào? + Tiếp theo sau khi kêu thật to các con phải làm gì? + Cần lưu ý điều gì khi di chuyển? + Nếu trước cửa ra vào nhà có đám cháy lớn, nhiều khói phải làm gì? + Vì sao phải đi cầu thang bộ? + Nếu nhìn thấy khói phải làm gì? + Nếu không có khăn phải dùng gì? + Khi di chuyển bị lửa bén vào người chúng mình phải làm gì? - Các con tuyệt đối không được chạy, vì chạy lửa gặp ô xi trong không khí càng bùng cháy to hơn, phải nằm ngay xuống sàn, lăn tròn hoặc lăn qua lăn lại nhiều lần cho đến lúc dập tắt lửa trên người. + Khi di chuyển các con có được mang theo đồ dùng hay vật dụng gì không? - Công việc của các chú lính cứu hỏa: + Các chú lính cứu hỏa đang làm gì? + Các chú dùng cái gì để dập lửa? Các chú có dập được đám cháy không? + Các con thấy công việc của các chú lính cứu hỏa có nguy hiểm và vất vả không? + Con có cảm nhận gì về công việc các chú đang làm? - Cô khái quát: Công việc của lính cứu hỏa rất vất vả, các chú bảo vệ tính mạng và tài sản cho người dân trong những vụ hỏa hoạn nguy hiểm. Vì vậy các con phải biết kính trọng, biết ơn các chú lính cứu hỏa. - Trong máy tính này còn có đoạn video nữa đấy, các con chú ý xem tiếp nhé. + Lớp học này bị sao đây các con? + Các cô giáo làm gì? + Các bạn nhỏ đang làm gì? + Khi xảy ra cháy nếu cháy to thì gọi điện thoại cho đội cứu hỏa là 114, còn nếu cháy nhỏ người lớn sẽ sử dụng một số biện pháp chữa cháy như: dùng vòi phun nước vào đám cháy, dùng bình cứu hỏa xịt vào đám cháy để dập tắt ngọn lửa. Còn các con còn bé nên khi xảy ra cháy các con sẽ làm gì?( Kêu cứu). + Con sẽ kêu như thế nào? + Có ai có ý kiến khác không? - Cô khái quát: Khi có cháy xảy ra ngoài việc kêu cứu và làm theo sự hướng dẫn của người lớn thì các con phải lấy khăn, khẩu trang ( nếu có trong túi) đeo vào để không bị hít phải khói và bò, trườn sấp men tường theo hướng có ánh sáng và ra ngoài( Vì lúc này khói và các khí độc đang ở phía trên nếu các con chạy hoặc đi sẽ hít phải khói độc rất dễ bị ngạt thở, nên các con bò thấp, trườn sẽ hít được khí oxi sát mặt đất). - > Trong trường hợp gặp hỏa hoạn, chúng mình nhớ phải di chuyển thật nhanh ra cửa thoát hiểm, không mang theo vật dụng, dùng khăn ướt bịt mũi, bò men theo tường để di chuyển thật nhanh ra ngoài. 2.3. Ôn luyện - thực hành kỹ năng thoát hiểm. * Trò chơi 1 : Ai nhanh nhất. + Cách chơi : Cô đưa ra tình huống, đội nào có tín hiệu sắc xô trước đội đó sẽ dành quyền trả lời. Đội nào có câu trả lời đúng đội đó sẽ được một phần quà.( cô chia lớp thành 3 đội) Câu 1. Số điện thoại cứu hỏa là gì? a. 113 b. 114 c. 115 kỹ năng sống d. 1080 Câu 2: Nếu bị kẹt trong đám cháy mà có người lớn, các con sẽ làm gì? a. Làm theo sự chỉ dẫn của người lớn. b. Kêu cứu. c. Khóc lóc ầm ĩ. d. Chạy ra ngoài. * Trò chơi 2: Thử tài của bé. - Giả sử ở trường hoặc lớp của chúng ta, thấy báo động cháy, có rất nhiều khói các con sẽ làm gì? + Yêu cầu của trò chơi là: Chúng mình cùng thực hành cách đi khom thoát hiểm. Khi tiếng còi báo động cất lên, các con di chuyển thật nhanh lấy khăn ướt, bịt mũi, mồm, đi khom thật nhanh ra ngoài cửa lớp, chú ý không chen lấn nhau, đi trật tự theo hàng ra ngoài. Sau khi ra cửa an toàn xếp hàng theo đội, điểm số, báo cáo số lượng. - Cô và trẻ lấy khăn, 1cô đi trước hướng dẫn trẻ theo sau, đi men tường ra ngoài, 1 cô đi sau. + Khi bò ra ngoài cô tập hợp trẻ và điểm số. - Ngọn lửa trong nến, tên lửa, cháy nhà, cháy rừng, bếp lửa, - Lửa giúp con người thắp sáng, nấu chín thức ăn, sưởi ấm.. - Trẻ xem hình ảnh trên powerpoint. - Trẻ lắng nghe cô khái quát, cảm nhận. - Gây ra các đám cháy, hỏa hoạn. - Trẻ chú ý lắng nghe, tập trung liên tưởng. - Trẻ trả lời theo ý hiểu: Hỏa hoạn là đám cháy lớn. - Trẻ nghe cô khái quát. - Hỏa hoạn do chập điện, hở khí ga, cháy rừng, - Trẻ chú ý nghe cô khái quát nguyên nhân gây ra cháy. - Trẻ hứng thú, tập trung khi xem video. - Có khói, có ngọn lửa, mùi khét. - Trẻ nghe cô liệt kê các dấu hiệu của cháy. Trẻ hưởng ứng khi lắng nghe tiếng còi báo cháy. - Giấy, củi, bật lửa, bếp ga, xăng, dầu - Trẻ quan sát hình ảnh những vật tạo ra lửa gây cháy.. - Tắt bếp ga sau khi sử dụng xong, kiểm tra bảo dưỡng nguồn điện, không dùng bật lửa, điện thoại khi đến gần trạm xăng dầu, không tự ý đốt rừng, - Đội phòng cháy chữa cháy số điện thoại khẩn cấp là 114. - Bình tĩnh, không la hét, ấn chuông báo cháy nếu có. Kêu cứu, báo cho người lớn, mọi người xung quanh biết; gọi số điện thoại khẩn cấp 114, di chuyển ra ngoài theo sự chỉ dẫn của người lớn. - Khi có cháy xảy ra, ngoài việc kêu cứu và bình tĩnh làm theo hướng dẫn của người lớn, - Sau đó cần lấy khăn/ khẩu trang bịt mũi để không phải bị hít phải khói và bò sát đất men theo tường theo hướng có ánh sáng ra ngoài. - Vì lúc này khói và khí độc ở phía trên, nếu các con chạy hoặc đi sẽ hít phải khói độc và rất dễ bị ngạt thở. - Dùng khăn, chăn ướt chèn vào khe cửa khi ngoài cửa có cháy lớn và nhiều khói. - Nếu sống ở tòa nhà cao tầng hoặc khu chung cư, không bao giờ di chuyển xuống dưới đất bằng thang máy khi có hỏa hoạn vì khi đó thang máy có thể ngừng giữa chừng do ngắt điện. - Di chuyển ra ngoài bằng cách bò sát mặt đất, bịt khăn hoặc vải thấm nước lên miệng, mũi. - Có thể dùng các loại vải, áo, quần,để thay thế. - Khi quần áo con bị cháy xém, con hãy dừng di chuyển, nằm xuống đất, cuộn lăn. Hãy nhớ lấy hai tay che mặt lại. - Trẻ nghe cô nhắc nhở, xem hình ảnh trên máy tính. - Dạ không ạ! - Các chú đang dập lửa ạ! - Các chú dùng vòi rồng, dùng vòi xịt để dập tắt đám cháy. - Có ạ! - Con thấy rất kính trọng, biết ơn, khâm phục các chú. - Trẻ lắng nghe, cảm nhận về các chú lính cứu hỏa. - Trẻ xem video. - Bị cháy ạ! - Các cô giáo đang đưa các em học sinh thoát ra ngoài ạ! - Các bạn nhỏ bình tĩnh làm theo chỉ dẫn của các cô. - Trẻ nghe cô khái quát. - Con sẽ kêu cứu, gọi người lớn, - Con sẽ gọi cho đội PCCC số 114 - Trẻ trả lời theo ý hiểu: Cứu con với có cháy - Trẻ trả lời theo ý hiểu: Con gọi người lớn ở gần nhất - Trẻ nghe cô khái quát. - Trẻ nghe cô phổ biến trò chơi, cách chơi. - Sau khi cô đọc câu hỏi, 3 đội cùng suy nghĩ, đội nào có tín hiệu xắc xô trước sẽ dành được quyền trả lời. Nếu trả lời đúng đội sẽ được 1 phần quà. Nếu đội trả lời sai, đội khác được quyền trả lời. - Trẻ tập trung nghe câu hỏi, hào hứng tham gia chơi, nhận các phần quà cho mỗi câu trả lời đúng. - Con kêu cứu, gọi điện thoại 114, dùng khăn hoặc lấy áo che mũi, đi men tường, nằm lăn qua lăn lại khi lửa cháy bén vào áo, bò sát đất, gập người chạy thoát ra bên ngoài - Trẻ nghe cô hướng dẫn cách chơi. - Trẻ thực hiện đi khom, đi men tường... ra ngoài. - Trẻ tập hợp, điểm danh. 3. Kết thúc( 1 phút) - Cô cho trẻ chơi trò chơi: “ Xin lửa - lửa đốt”, đi ra ngoài. - Trẻ chơi trò chơi “ Xin lửa - lửa đốt”, đi ra ngoài.
File đính kèm:
- kham pha khoa hoc 5 tuoi_12919884.docx