Giáo án Mầm non Lớp Lá - Đề tài: Hát vận động vỗ tay theo tiết tấu chậm. Bài hát Chú thỏ con - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Bích Ngọc

I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

1. Kiến thức:

- Trẻ hát đúng lời ca, giai điệu bài hát, hát kết hợp gõ, vỗ tay, kí chân theo tiết tấu chậm bài hát “Chú thỏ con”

- Một số trẻ có khả năng sáng tạo cách vận động theo tiết tấu chậm phù hợp.

2. Kỹ năng:

- Rèn luyện kỹ năng nghe nhạc, vận động theo tiết tấu chậm đúng với giai điệu bài hát: “Chú thỏ con”.

- Rèn kỹ năng biểu diễn cho trẻ.

- Chú ý lắng nghe cô hát và hưởng ứng cùng cô.

- Rèn tai nghe giai điệu qua các bản nhạc.

3. Thái độ:

- Trẻ mạnh dạn , tự tin khi tham gia các hoạt động.

- Trẻ hứng thú thể hiện sự hồn nhiên trong khi tham gia các hoạt động.

II/ CHUẨN BỊ:

1. Địa điểm: Trong phòng học, thoáng mát, sạch sẽ.

2. Đội hình: Trẻ đứng 3 hàng ngang, hàng dọc, hìn tròn, ngồi hình chữ U, chữ V, so le.

3. Đồ dùng:

* Của cô:

-Nhạc các bài hát: Chú thỏ con, bài hát gà gáy le te cùng 1 số bài hát theo chủ đề sự kiên.

- trang phục gọn gàng, phù hợp

- 2 cây to, mây, núi, con gà, đống rơm, cây cỏ, chậu hoa.

- 4 tấm vải, bóng bay.

*Của trẻ:

- Dụng cụ âm nhạc: Xắc xô, phách gõ, mõ dừa, trống cơm, dàn chiêng, 8 trống con, .

- 1 bộ quần áo gà trống.

 

doc4 trang | Chia sẻ: hungbach2 | Ngày: 11/07/2023 | Lượt xem: 1520 | Lượt tải: 5Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mầm non Lớp Lá - Đề tài: Hát vận động vỗ tay theo tiết tấu chậm. Bài hát Chú thỏ con - Năm học 2019-2020 - Nguyễn Bích Ngọc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN
HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ÂM NHẠC
Đề tài: Hát vận động vỗ tay theo tiết tấu chậm
Bài hát “Chú thỏ con”
Nghe hát : “Gà gáy le te”
Trò chơi: Vui cùng điệu nhạc
Đối tượng: Trẻ mẫu giáo lớn: 5-6 tuổi
Số lượng: 25 - 30 trẻ.
Thời gian: 25 - 30 phút
Ngày soạn: 26/10/2019
Ngày dạy: / /2019
Người thực hiện: Nguyễn Bích Ngọc
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
1. Kiến thức:
- Trẻ hát đúng lời ca, giai điệu bài hát, hát kết hợp gõ, vỗ tay, kí chân theo tiết tấu chậm bài hát “Chú thỏ con”
- Một số trẻ có khả năng sáng tạo cách vận động theo tiết tấu chậm phù hợp.
2. Kỹ năng:
- Rèn luyện kỹ năng nghe nhạc, vận động theo tiết tấu chậm đúng với giai điệu bài hát: “Chú thỏ con”.
- Rèn kỹ năng biểu diễn cho trẻ.
- Chú ý lắng nghe cô hát và hưởng ứng cùng cô.
- Rèn tai nghe giai điệu qua các bản nhạc.
3. Thái độ:
- Trẻ mạnh dạn , tự tin khi tham gia các hoạt động.
- Trẻ hứng thú thể hiện sự hồn nhiên trong khi tham gia các hoạt động.
II/ CHUẨN BỊ:
1. Địa điểm: Trong phòng học, thoáng mát, sạch sẽ.
2. Đội hình: Trẻ đứng 3 hàng ngang, hàng dọc, hìn tròn, ngồi hình chữ U, chữ V, so le....
3. Đồ dùng:
* Của cô:
-Nhạc các bài hát: Chú thỏ con, bài hát gà gáy le te cùng 1 số bài hát theo chủ đề sự kiên.
- trang phục gọn gàng, phù hợp
- 2 cây to, mây, núi, con gà, đống rơm, cây cỏ, chậu hoa.
- 4 tấm vải, bóng bay.
*Của trẻ: 
- Dụng cụ âm nhạc: Xắc xô, phách gõ, mõ dừa, trống cơm, dàn chiêng, 8 trống con, ....
- 1 bộ quần áo gà trống.
III/ CÁCH TIẾN HÀNH:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1/ Ổn định tổ chức:
-Cô giới thiệu khách.
- Cô A và B đóng kịch cáo và thỏ:
+ Cô A trong vai thỏ, cô B trong vai cáo.
-Thỏ: Nhảy đi chơi và hát: Là lá la la...
- Cáo: Nấp sau dãy núi, nhảy ra: Ha ha ha, ta là cáo đây, thỏ kia: Mi đi đâu?
-Thỏ: Tôi đi tìm cà rốt để ăn và nước suối mát để uống .
- Cáo: Trên đầu gươi có gì?
-Thỏ: Trên đầu tôi có đôi tai dài và thẳng. ( giọng trong trẻo)
- Cáo: Mắt của ngươi như thế nào?
-Thỏ: Mắt của ta màu hồng nhạt.
- Cáo: Thế bây giờ ngươi hãy trả lời ta đuôi của ngươ như thế nào?
-Thỏ: Đuôi của tôi nó dài và nó ngoe ngẩy như thế này này.
- Cáo: Bây giờ bụng ta đang đói ta định ăn thịt gươi, nhưng nhì ngươi hật đáng yêu và dễ thương nên ta tha mạng cho ngươi.
-Thỏ: Anh cáo ơi anh đừng ăn thịt người khác, ăn thịt người khác không tốt đâu, hay bây giờ toi với ah kết bạn với nhau đi.
-Cáo: Được, tôi sẽ nghe lời cậu.
-Cáo và thỏ hát vang bài hát: Đi vào rừng xanh.
-Cô dẫn dắt vào bài.
2.Phương pháp, hình thức tổ chức: ( Tổ chức dưới mọi hình thức)
2.1. Hát vận động theo tiết tấu chậm bài hát “Chú thỏ con”
- Cô cho trẻ nghe giai điệu của bài hát để trẻ đoán tên bài hát.
- Trẻ hát cùng nhạc đệm ( Đội hìn 3 hàng ngang)
- Cô thấy các con hát bài hát: “Chú thỏ con” rất hay rồi. Xong, để thể hiện bài hát được hay hơn chúng mình có thể vừa hát vừa vận động cho bài hát đấy!. 
-Ai có cách vận động nào nói cho cô và các bạn cùng nghe?
- Mỗi bạn đều có cách vận động riêng nhưng cô thấy bài hát sẽ thật hay và sinh động nếu như cô con mình vừa hát vừa vỗ tay theo tiết tấu chậm cho bài hát. Lớp mình cùng thống nhất như vậy nhé!. Vậy hôm nay cô sẽ dạy các con vỗ tay theo tiết tấu chậm cho bài hát chú thỏ con đấy.
- Các con cùng xem cô vận động theo thiết tấu chậm cho bài hát nhé.
*Cô làm mẫu:
- Lần 1: Cô hát, VTTTTC (kết hợp nhạc)
+ Hỏi trẻ tên vận động .
- Lần 2: Cô hát, vận động chậm hơn (không nhạc)
* Trẻ thực hiện:
- Cô mời cả lớp vận động theo tiết tấu chậm cùng cô 1-2 lần. 
+ Lần 1: Hát vận động (không nhạc) - đứng 3 hàng ngang. (cô quan sát sửa sai cho trẻ).
+ Lần 2: Hát vận động (Có nhạc) - Đứng 2 vòng tròn so le nhau. (cô quan sát sửa sai cho trẻ).
-Cô mời từng tổ: sử dụng dụng cụ âm nhạc và các đội hình khác nhau 
+ Tổ 1: Hát, vận động kết hợp sử dụng phách.
+ Tổ 2: Hát, vận động kết hợp sử dụng trống cơm.
+ Tổ 3: Hát, vận động kết hợp sử dụng phách hoa.
-Cô mời từng nhóm.
+ Nhóm 1: Hát, vận động kết hợp sử dụng trống hộp
+ Nhóm 2: Hát, vận động kết hợp sử dụng xắc xô
-Cá nhân: Hát, vận động kết hợp sử dụng dàn chiêng.
-Mời cả lớp: Hát, kết hợp vận động hình thể.
-Trong khi trẻ thực hiện cô đi quan sát và sửa sai cho trẻ.
2.2. Nghe hát: “Gà gáy le te”
- Cô đọc câu đố: Con gì mào đỏ 
 Gáy ò ó o
 Sáng sớm tinh mơ
 Gọi người thức giấc?
-Trong câu đố nói về con vật gì?
- Cô biết 1 bài hát nói về tiếng gà trống gáy le te trong sáng sớm chúng mình hãy lắng nghe xem đó là bài hát gì?
+ Cô hát lần 1: Đứng nhún hát kết hợp với nhạc:
-Cô vừa hát bài hát gì? Bài hát gà gáy le te dân ca cống khao.
-Chúng mình thấy giai điệu của bài hát như thế nào? (Vui tươi, ca từ gần gũi, đáng yêu, bài hát nói về tiếng gáy của chú gà trống trong nắng sớm ban mai đấy.
+ Cô hát lần 2: 
- Cô phụ hát, 1trẻ đóng làm gà trống lên hưởng ứng cùng cô. 
-Cô vừa hát bài hát gì? 
2.3.Trò chơi: “ Vui cùng điệu nhạc”
- Các bạn ơi hôm nay chúng mình học thật giỏi nên cô giáo thưởng cho chúng mình 1 trò chơi đấy. 
Để biết xem đó là trò chơi gì? Chúng mình hãy cùng quan sát video
- Cho trẻ quan sát video trò chơi.
- Hỏi trẻ về cách chơi, luật chơi.
+Cách chơi: Các bạn sẽ cầm vào 4 góc của tấm thảm, và đặt quả bóng lên trên tấm thảm rồi các bạnn đu đưa quả bóng theo nhạc, nhạc chậm thi đu chậm, nhạc nhanh thì đu nhanh, nhạc dừng lại thì không đu.
+Luật chơi: Trong quá trình chơi các bạn phải nắm chặt tay vào tấm thảm, không để bị tụt tay.
- Gợi mở cho trẻ đặt tên cho trò chơi.
- Cô tổ chức cho trẻ chơi.
+Lần 1: Cô chơi cùng trẻ
+Lần 2: Trẻ chơi .
Khi trẻ chơi cô di quan sát, động viên, khích lệ trẻ chơi.
-Nhận xét, khen ngợi trẻ chơi
3/Kết thúc:
- Các bạn ơi hôm nay chúng mình được học gì mà vui thế nhỉ?, và chơi trò gì?
- Hôm nay về nhà chúng mình có thể vừa hát và vận động theo tiết tấu chậm cho ông bà bố mẹ xem nhé. Chắc hẳn ông bà bố mẹ của các con sẽ rất vui đấy.
- Cô nhận xét, khen ngợi động viên trẻ. Và cho trẻ chuyển hoạt động.
-Trẻ chào khách
-Trẻ nghe
-Trẻ lắng nghe
-Trẻ hát
-Trẻ trả lời
-Trẻ lắng nghe
- Trẻ quan sát.
- Trẻ trả lời
-Trẻ vận động 
-Trẻ vận động
-Trẻ sử dụng dụng cụ âm nhạc và biểu diễn
-Nhóm trẻ, cá nhân vận động theo tiết tấu chậm.
-Trẻ trả lời
-Trẻ lắng nghe
-Trẻ trả lời
-Cô phụ và trẻ tham gia biểu diễn
-Trẻ xem video
-Trẻ trả lời
-Trẻ trả lời
-Trẻ trả lời
-Trẻ lắng nghe
-Trẻ chơi
-Trẻ chuyển hoạt động

File đính kèm:

  • docgiao_an_mam_non_lop_la_de_tai_hat_van_dong_vo_tay_theo_tiet.doc