Giáo án mầm non lớp Lá - Đề tài: Hoạt động Chế tạo dù thoát hiểm
Ổn định tổ chức:
Cô cho trẻ vận động bài “Vận động theo tốc độ. Nào mình cùng lắc lư ”
.Phương pháp và hình thức tổ chức:
* Nhắc lại bài học trước
Vừa rồi lớp mình đã biết được đặc điểm, cấu tạo, hoạt động của chiếc dù. Cả lớp cũng đã đồng ý với dự án làm dù thoát hiểm.
Các con đã sẵn sàng thực hiện dự án làm dù thoát hiểm chưa nào?
+ Trước khi làm cô muốn nghe chia sẻ ý tưởng của các con về làm chiếc dù thoát hiểm.
+ Con sẽ làm dù thoát hiểm như thế nào?
+ Con sẽ sử dụng nguyên vật liệu gì
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN GIA LÂM TRƯỜNG MẦM NON ĐẶNG XÁ =====o0o===== KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG STEAM Đề tài: Hoạt động “Chế tạo dù thoát hiểm” ( Phần 2 Dự án: Làm chiếc dù thoát hiểm) Lớp mẫu giáo lớn A5 Giáo viên: Vũ Thị Thủy Hoàng Thị Quế NĂM HỌC: 2019 -2020 Tên hoạt động học Mục đích yêu cầu Chuẩn bị Cách tiến hành STEAM: Chế tạo dù thoát hiểm E: Chế tạo: Quá trình trẻ sử dụng các nguyên vật liệu để chế tạo ra chiếc dù thoát hiểm. A: Nghệ thuật: Vẽ thiết kế Vẽ trang trí chiếc dù M: Toán: Đếm, nhận biết số lượng dây dù, đo khoảng cách cách các dây dù, đo độ dài của dây dù. 1.Kiến thức: - Trẻ biết số lượng trong phạm vi 20. - Trẻ biết 1 số chất liệu, vật liệu rời như: vải, dây dù, cốc, que đục lỗ, túi bóng. - Hiểu nguyên lý hoạt động của chiếc dù là: nhờ sức gió và lực hút của trái đất để bay xuống đất. - Biết trao đổi, thỏa thuận với bạn để cùng thực hiện hoạt động chung. 2.Kỹ năng: - Quan sát, thảo luận, đối thoại với người đối diện - Lắng nghe và trao đổi với người đối thoại. - Vẽ phối hợp các nét cong, nét xiên, nét ngang... - Phối hợp, gắn đính các vật liệu khác nhau để tạo ra chiếc dù thoát hiểm. - Kĩ năng làm việc nhóm. - Đếm thành thạo trong phạm vi 20. 3.Thái độ: - Trẻ tích cực hứng thú tham gia hoạt động. - Chú ý quan sát lắng nghe và trả lời câu hỏi của cô. - Cố gắng hoàn thành công việc được giao. -Đồ dùng của cô: + Nhạc một số bài hát: + Các nguyên vật liệu rời như: vải, túi bóng, sợi dây, cốc giấy, bút dạ, băng dính... - Đồ dùng của trẻ: + Các nguyên vật liệu rời như: vải, túi bóng, sợi dây, cốc giấy, bút dạ, băng dính màu nước, dây kẽm xù, kim sa, siêu nhân... Hoạt động 2- Tưởng tượng, lên kế hoạch và ý tưởng: 1.Ổn định tổ chức: Cô cho trẻ vận động bài “Vận động theo tốc độ. Nào mình cùng lắc lư ” 2.Phương pháp và hình thức tổ chức: * Nhắc lại bài học trước Vừa rồi lớp mình đã biết được đặc điểm, cấu tạo, hoạt động của chiếc dù. Cả lớp cũng đã đồng ý với dự án làm dù thoát hiểm. Các con đã sẵn sàng thực hiện dự án làm dù thoát hiểm chưa nào? + Trước khi làm cô muốn nghe chia sẻ ý tưởng của các con về làm chiếc dù thoát hiểm. + Con sẽ làm dù thoát hiểm như thế nào? + Con sẽ sử dụng nguyên vật liệu gì để làm dù thoát hiểm. + Tìm được nguyên vật liệu để thực hiện dự án rồi các con phải làm gì? + Có bản vẽ con sẽ làm gì tiếp theo? + Trong khi chế tạo con cần chú ý yêu cầu gì? Cô giới thiệu cho trẻ biết một số phương tiện, nguyên vật liệu để làm chiếc dù : vải, đây dù, cốc, que, chiếc đục lỗ, túi bóng. => Cô chốt: Với các nguyên liệu hôm nay cô đã chuẩn bị cho các con chúng mình hãy chế tạo cho cô chiếc dù sao cho chú siêu nhân trong hình không bị bay ra khỏi dù chỗ ngồi. Hoạt động 3- Thiết kế: A-Tạo hình: -Trẻ lấy giấy về 2 nhóm tự vẽ mỗi trẻ 1 bản thiết kế về một chiếc dù sao cho siêu nhân ngồi trên dù không bị ngã và rơi ra ngoài. (Kĩ năng tạo hình: Vẽ nét thẳng, nét cong, nét ngang, nét xiên, tô màu) - Giáo viên đi đến các nhóm hỏi trẻ: + Con đã vẽ xong bản thiết kế của mình chưa? + Bản vẽ có đầy đủ các chi tiết của chiếc dù không? Con có bổ sung thêm gì không? M- Toán: Trong quá trình trẻ in và vẽ cô trò chuyện để trẻ ghi nhớ và đếm số sợi dây và khoảng cách các sợi dây, đo khoảng cách các lỗ đục trên dù. Hoạt động 4- Trẻ thực hiện: E- Chế tạo: - Các con đã hoàn thiện bản vẽ rồi, bây giờ hãy cùng các bạn trong nhóm thảo luận xem mình sẽ dù thoát hiểm như thế nào? - Để chế tạo dù bay được được con cần công cụ và vật liệu gì? =>Trẻ lựa chọn nguyên vật liệu làm chiếc dù sao cho siêu nhân ngồi trên dù không bị ngã và rơi ra ngoài. =>GV lắng nghe, quan sát trẻ làm và gợi ý cho trẻ nếu gặp khó khăn. A- Tạo hình: Cho trẻ trang trí mô hình chiếc dù. Hoạt động 5- Đánh giá: Cho trẻ trải nghiệm với chiếc dù bằng cách cho trẻ ra ngoài thả dù từ tầng 2 xuống đất, giáo viên quay lại và cho trẻ vào lớp xem kết quả. Qua đó trẻ chia sẻ và đánh giá sản phẩm với bạn trong nhóm và trước cả lớp. Hỏi trẻ về cách làm dù đã làm: - Chiếc dù của con đã giống mẫu thiết kế chưa? - Chiếc dù của con được làm bằng chất liệu gì? - Chiếc dù của con khi rơi xuống có làm cho siêu nhân trong ghế rơi ra và ngã xuống đất không? - Chiếc dù của con được trang trí như thế nào? Nếu trẻ làm chưa xong hoặc chưa đủ yêu cầu, hoặc không cử động được GV đặt câu hỏi để trẻ tìm phương án khắc phục: - Nếu được làm lại thì con sẽ làm thế nào? - Nếu làm tiếp con sẽ làm gì? Và cho trẻ cơ hội thêm thời gian để trẻ chỉnh sửa...... 3. Kết thúc: Nhận xét chuyển hoạt động
File đính kèm:
- lam_chiec_du_thoat_hiem_phan_2_ngay_26-5_56202017.docx