Giáo án mầm non lớp Lá - Đề tài: Khám phá một số đồ dùng để ăn, đồ dùng để uống

Mục đích , yêu cầu

1. Kiến thức:

- Trẻ biết được tên gọi, đặc điểm nổi bật của một số đồ dùng để ăn, để uống.

- Trẻ biết được công dụng của một số đồ dùng đó.

2. Kỹ năng:

- Trẻ phân biệt, nhận ra đặc điểm giống và khác nhau giữa đồ dùng để ăn và đồ dùng để uống.

- Trẻ phân nhóm đồ dùng theo công dụng và chất liệu.

- Trẻ trả lời đủ câu , rõ ràng.

- Trẻ có kỹ năng quan sát và chú ý khi tham gia bài học

- Trẻ chú ý phản xạ nhanh khi tham gia các trò chơi “Ai thông minh hơn, Đội nào nhanh”

3. Thái độ:

- Trẻ đoàn kết, hợp tác với bạn trong khi học, chơi.

- Trẻ biết quý trọng, giữ gìn và bảo quản đồ dùng.

 

doc5 trang | Chia sẻ: thienanh95 | Lượt xem: 1213 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án mầm non lớp Lá - Đề tài: Khám phá một số đồ dùng để ăn, đồ dùng để uống, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD & ĐT QUẬN BẮC TỪ LIÊM
 TRƯỜNG MẦM NON PHÚC DIỄN
 Lĩnh vực phát triển nhận thức
 Hoạt động khám phá
 Đề tài: Khám phá một số đồ dùng để ăn, đồ dùng để uống
 Lứa tuổi: 5 – 6 tuổi
 Số lượng: 25 - 30 trẻ
 Thời gian dạy: 25 - 30 phút
 Giáo viên thực hiện: Vũ Thị Bích Ngọc
NĂM HỌC : 2016 – 2017
I. Mục đích , yêu cầu
1. Kiến thức: 
- Trẻ biết được tên gọi, đặc điểm nổi bật của một số đồ dùng để ăn, để uống.
- Trẻ biết được công dụng của một số đồ dùng đó.
2. Kỹ năng:
- Trẻ phân biệt, nhận ra đặc điểm giống và khác nhau giữa đồ dùng để ăn và đồ dùng để uống.
- Trẻ phân nhóm đồ dùng theo công dụng và chất liệu.
- Trẻ trả lời đủ câu , rõ ràng.
- Trẻ có kỹ năng quan sát và chú ý khi tham gia bài học
- Trẻ chú ý phản xạ nhanh khi tham gia các trò chơi “Ai thông minh hơn, Đội nào nhanh”
3. Thái độ:
- Trẻ đoàn kết, hợp tác với bạn trong khi học, chơi.
- Trẻ biết quý trọng, giữ gìn và bảo quản đồ dùng.
II. Chuẩn bị
1. Đồ dùng:
- Đồ dùng ăn (Bát, đĩa, thìa...), đồ dùng uống (Ấm, chén, ly, cốc...)
- Nhạc bài hát “Đồ dùng bé yêu”
- Lô tô đồ dùng trong gia đình.
- Video 1 số đồ dùng trong gia đình.
2. Địa điểm:
- Trong lớp học, trẻ ngồi theo nhóm.
III. Cách tiến hành
Thời gian
 Hoạt động của cô
 Hoạt động của trẻ
 3 phút
20 phút
2 phút
1. Ôn định tổ chức:
 - Cô và trẻ hát bài hát “Đồ dùng bé yêu”
- Cô trò chuyện với trẻ về bài hát.
+ Các con vừa hát bài hát gì?
+ Trong bài hát có những đồ dùng gì?
2. Phương pháp, hình thức tổ chức:
 HĐ1: Khám phá đồ dùng để ăn, đồ dùng để uống.
Cô chia trẻ thành 2 nhóm.
+ Nhóm 1: Đồ dùng để ăn (Bát, thìa)
+ Nhóm 2: Đồ dùng để uống (Ấm, chén)
- Trẻ trao đổi theo nhóm trong 3 phút sau đó đại diện nhóm sẽ lên giới thiệu về đồ vật của đội mình .
- Các nhóm còn lại lắng nghe và bổ sung ý kiến.
* Cô gợi ý cho trẻ trả lời.
- Đồ dùng để ăn
+ Nhóm con có đồ dùng gì?
+ Con biết gì về cái bát?
+ Cái bát này có đặc điểm gì?
+ Cái bát này làm từ chất liệu gì?
+ Bát dùng để làm gì?
+ Ngoài bát bằng sứ con còn biết bát làm bằng gì nữa?
+ Hàng ngày ăn cơm con cầm bát bằng tay nào?
Để ăn cơm, xúc cơm người ta thường dùng gì? cầm thì bằng tay nào?
+ Cái thìa có đặc điểm gì?
+ Thìa được làm bằng chất liệu gì?
=> Khái quát: Bát, thìa... là những đồ dùng GĐ dùng để ăn. Miệng bát tròn, có chôn bát giúp bát đứng được. Bát được làm bằng sứ, thủy tinh, bát nhựa, bát inox.... Bát dùng để đựng cơm, canh. Thìa được làm bằng sứ, nhựa,innox.... Thìa dùng để xúc cơm...
- Đồ dùng để uống
+ Chúng mình cùng quan sát xem cái ấm có đặc điểm gì?
+ Ấm dùng để làm gì?
+ Cái ấm được làm từ chất liệu gì?
+ Con biết gì về cái chén?
+ Cái chén này có đặc điểm gì?
+ Cái chén dùng để làm gì?
=> Khái quát: Ấm, chén là những đồ dùng để uống. Ấm có vòi, có quai, có nắp dùng để đựng nước, pha trà...ấm thường được làm từ sứ, gốm, thủy tinh... Chén dùng để uống nước, chén có thể làm từ sứ, thủy tinh...
 HĐ2: So sánh
 *so sánh cái bát - cái chén
+ Khác nhau
- Cái bát: Bát có chôn bát, bát để ăn.
- Cái chén: Chén có quai dùng để uống nước.
+ Giống nhau:
Đều là đồ dùng trong gia đình, dùng để đựng.
HĐ3: Giáo dục
Bát, thìa, ấm, chén là những đồ dùng để ăn uống và thường được làm bằng thủy tinh vì thế khi sử dụng các con cần cầm cẩn thận, bằng 2 tay, đặt nhẹ nhàng.
* HĐ4: Mở rộng
- Ngoài đồ dùng để ăn, để uông còn có rất nhiều đồ dùng trong gia đình (Tivi, tủ lạnh...)
- Cho trẻ xem video 1 số đồ dùng trong gia đình.
* Củng cố: 
HĐ1: Trò chơi: “Ai thông minh hơn”
+ CC: Trẻ kể đủ tên 3 đồ dùng để ăn hoặc để uống theo yêu cầu.
HĐ2: Trò chơi : “Đội nào nhanh”
- CC: Chia trẻ làm 2 đội. Bật qua các vòng thể dục lên chọn đồ dùng. Đội 1 chọn đồ dùng để ăn, đội 2 chọn đồ dùng để uống.
LC: Không chạm vào vòng,Thời gian là một bản nhạc khi bản nhạc kết thúc đội nào đội nào tìm đúng được nhiều hơn đội đó chiến thắng.
+ Lần 2: Đổi bên.
4. Kết thúc:
- Cô nhân xét động viên trẻ.
- Trẻ hát bài hát “Đồ dùng bé yêu”
-Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ nhận nhóm
- Trẻ thảo luận
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
-Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
-Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
-Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe
-Trẻ so sánh cái bát- cái chén.
- Trẻ so sánh đặc điểm khác nhau
-Trẻ so sánh đặc điểm giống nhau
- Trẻ trả lời
-Trẻ lắng nghe
- Trẻ chú ý xem
-Trẻ lắng nghe và tham gia chơi
-Trẻ lắng nghe và tham gia chơi
-Trẻ lắng nghe

File đính kèm:

  • doc202003302031299.doc
Giáo Án Liên Quan