Giáo án mầm non lớp lá - Đề tài: Làm quen chữ cái h - K - Chủ đề: Thế giới thực vật
I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU
1. Kiến thức :
- Trẻ nhận biết và phát âm đúng âm chữ cái h- k.
- Trẻ nhận biết được đặc điểm, cấu tạo chữ cái h- k.
- Trẻ nhận ra chữ cái h- k trong tiếng và từ trọn vẹn.
2. Kỹ năng
- Rèn kỹ năng nhận biết và phát âm đúng âm chữ cái h- k cho trẻ.
- Rèn kỹ năng so sánh , phân biệt được sự giống và khác nhau rõ nét giữa các chữ cái h- k qua đặc điểm cấu tạo các nét chữ.
- Rèn luyện và phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ, kỹ năng chơi trò chơi.
GIÁO ÁN DỰ THI GIÁO VIÊN MẦM NON DẠY GIỎI CẤP HUYỆN CHU KỲ 2013- 2015 ----------------- Hoạt động: Làm quen chữ viết Đề tài: Làm quen chữ cái h - k Chủ đề: Thế giới thực vật Loại tiết: Cung cấp kiến thức Đối tượng: Mẫu giáo 5-6 tuổi Thời gian: 30 phút Ngày soạn: 15 tháng 01 năm 2015 Ngày dạy: 23 tháng 01 năm 2015 Người soạn và dạy: Ngô Thị Phương Đơn vị: Trường mầm non Xuân Cẩm I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU 1. Kiến thức : - Trẻ nhận biết và phát âm đúng âm chữ cái h- k. - Trẻ nhận biết được đặc điểm, cấu tạo chữ cái h- k. - Trẻ nhận ra chữ cái h- k trong tiếng và từ trọn vẹn. 2. Kỹ năng - Rèn kỹ năng nhận biết và phát âm đúng âm chữ cái h- k cho trẻ. - Rèn kỹ năng so sánh , phân biệt được sự giống và khác nhau rõ nét giữa các chữ cái h- k qua đặc điểm cấu tạo các nét chữ. - Rèn luyện và phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ, kỹ năng chơi trò chơi. 3. Thái độ - Trẻ hứng thú tham gia vào giờ học, biết thực hiện theo đúng yêu cầu của cô, biết phối hợp với nhau trong các trò chơi tập thể, biết tuân thủ luật chơi. - Giáo dục trẻ biết lợi ích của hoa, biết chăm sóc và bảo vệ hoa. II. CHUẨN BỊ 1. Địa điểm : - Lớp 5 tuổi khu Cẩm Bào- Trường mầm non Xuân Cẩm - Trẻ ngồi thảm trong lớp hình chữ U 2. Đồ dùng của cô: - Giáo án đầy đủ, máy tính, ti vi, que chỉ, thảm trải nền. - Hình ảnh “ hoa loa kèn” có từ “ hoa loa kèn”. Bài giảng điện tử làm quen chữ cái h – k. - Các thẻ chữ cái rời ghép thành từ “ hoa loa kèn”. - Một bông hoa và một chiếc lá có chữ cái h- k ở giữa. - 3 bức tranh giống nhau có chữ h – k ở giữa, có các hình ảnh và từ tương ứng ở dưới“ Hoa hồng”, “ hoa huệ”, “ Qủa khế”, “Qủa bồ kết”, “củ khoai lang”, “củ khoai tây”, “hoa hướng dương”. 3. Đồ dùng của trẻ: - Tâm lý thoải mái trước khi vào hoạt động. - Mỗi trẻ 1 rổ đồ chơi có các thẻ chữ cái h-k và chữ cái h -k in rỗng. - Các thẻ chữ h- k bằng các hình tam giác, chữ nhật, hình vuông, hình tròn. III. CÁCH TỔ CHỨC THỰC HIỆN. Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Hoạt động 1 : Gây hứng thú ( 2 phút ). Cô nói: Các con lại đây với cô nào - Các con ạ! Mùa xuân đang về, tết sắp đến mà mùa xuân là tết trồng cây. Vậy cô con mình cùng nhau tham ra gieo hạt trồng cây để góp phần cho mùa xuân đất nước thêm tươi đẹp nào. - Cô cho trẻ chơi trò chơi “ Gieo hạt” đến câu “ mùi hương thơm quá”. Cô nói: Vừa rồi các con đã gieo hạt và trồng được nhiều cây hoa vậy bạn nào có thể kể tên các loài hoa mà con biết cho cô và các bạn cùng nghe nào? - Các con biết hoa để làm gì? - Các con ạ! Trong thiên nhiên có rất nhiều loại hoa khác nhau như hoa hồng, hoa huệ, hoa hướng dương,., hoa làm đẹp môi trường, làm đẹp cuộc sống, hoa dùng để trang trí trong những dịp lễ tết, hoa còn dùng làm thuốc, –Vậy muốn có nhiều hoa đẹp chúng mình phải làm gì? - Đúng rồi chúng mình phải biết trồng hoa, chăm sóc hoa và bảo vệ hoa không ngắt lá bẻ cành thì sẽ có hoa đẹp. - Hôm nay cô mang đến tặng lớp mình một loại hoa , các con hãy về chỗ ngồi để xem là loại hoa gì nhé. 2. Hoạt động 2 : Bài mới : ( 27 phút) Cô cho trình chiếu hình ảnh “ hoa loa kèn” và kèm theo từ “hoa loa kèn”. Cô cho trẻ đọc từ “ hoa loa kèn” - Cô có thẻ từ ghép “ hoa loa kèn” giống từ hoa loa kèn trên máy. - Trẻ đến đứng xung quanh cô - Trẻ lắng nghe và hưởng ứng. -Trẻ chơi trò chơi “ Gieo hạt”. - 2- 3 trẻ kể tên các loại hoa. -Trẻ trả lời: Hoa để trang trí ngày hội, ngày lễ tết -Trẻ lắng nghe với thái độ đồng tình. -Phải trồng hoa, chăm sóc bảo vệ hoa. -Trẻ lắng nghe. -Trẻ về chỗ ngồi của mình. - Trẻ quan sát trên màn hình - Trẻ đọc từ: hoa loa kèn. - Trẻ chú ý quan sát - Cho trẻ đọc từ “ hoa loa kèn” - Trẻ đọc từ: hoa loa kèn. - Các con đếm cho cô từ “hoa loa kèn” xem có bao nhiêu chữ cái - Cho trẻ lấy chữ cái đã học. - Còn lại hai chữ cái h – k cô cầm và giới thiệu cho trẻ: Đây là chữ cái h – k hôm nay cô sẽ cho các con làm quen. Các con cùng cô hướng lên màn hình nào. - Trẻ đếm: 1.9 chữ cái. - Trẻ lên lấy chữ cái và phát âm: o,a,l,n,e. - Trẻ quan sát. * Làm quen chữ cái h. - Cô cho trẻ quan sát trên màn hình hình ảnh chữ cái h và giới thiệu cho trẻ biết đây là chữ h được phát âm là h. -Trẻ chú ý quan sát. - Cô nói cách phát âm : khi phát âm chữ cái h miệng mở ra, đẩy nhẹ hơi ra ngoài. - Các con hãy lắng nghe cô phát âm nhé ( cô phát âm chữ 2- 3 lần) - Bây giờ cả lớp phát âm. - Từng tổ phát âm - Cá nhân phát âm ( Cô lắng nghe và sửa sai cho trẻ nếu trẻ phát âm chưa đúng- động viên trẻ kịp thời) - Cô cho trẻ cầm chữ cái h rỗng sờ vào đường bao chữ cái h và nhận xét đặc điểm.( cô gọi 2- 3 trẻ). - Cô khái quát lại : chữ h hai nét tạo thành đó là một nét xổ thẳng và một nét móc xuôi. - Cô giới thiệu chữ H in hoa , h in thường,viết thường và cho trẻ phát âm. - Cô cho trẻ tìm thẻ chữ h ở trong rổ giơ lên và phát âm. * Làm quen chữ cái k. - Cô cho xuất hiện chữ cái k trên màn hình cô giới thiệu và và chỉ lên màn hình: Đây là chữ cái k. - Các con nghe cô phát âm ( cô phát âm 2- 3 lần). - Cô cho cả lớp phát âm. - Cho từng tổ phát âm. - Cá nhân phát âm. ( Cô quan sát sửa sai cho trẻ nếu có - động viên trẻ). - Cô cho 2 trẻ quay mặt vào nhau nhìn vào miệng nhau và phát âm chữ cái k. Cô hỏi trẻ: Các con có nhận xét gì về cách phát âm chữ cái k. - Cô khái quát lại : khi phát âm chữ cái k miệng mở rộng đẩy mạnh hơi ra ngoài. - Cô cho trẻ lấy k chữ rỗng sờ vào đường bao và nhận xét cấu tạo.( cô gọi 2-3 trẻ nhận xét). - Cô cho trẻ quan sát trên màn hình và khái quát đặc điểm của chữ cái k: chữ k gồm 3 nét tạo thành đó là 1 nét xổ thẳng và 2 nét xiên ngắn. - Cô giới thiệu chữ K in hoa, k in thường , viết thường và cho trẻ phát âm. - Cô cho trẻ tìm thẻ chữ k ở trong rổ giơ lên và phát âm. - Hỏi trẻ nhìn thấy chữ k ở đâu? * So sánh chữ cái “h- k” - Cô hỏi trẻ: “các con vừa được làm quen với mấy chữ cái ? Đó là chữ cái gì ? - Cô cho trẻ phát âm chữ h – k. - Các con thấy 2 chữ cái h – k có điểm gì giống nhau ? ( cô gọi 2-3 trẻ trả lời ). - Chữ cái h- k có điểm gì khác nhau ? - Cô khái quát lại : + Giống nhau : đều có một nét xổ thẳng. + Khác nhau : chữ h có 1 nét móc xuôi. Chữ k có 2 nét xiên. * Trò chơi củng cố + Trò chơi 1: “ Hãy chọn tôi đi” . - Lần 1: cho trẻ chơi “Chiếc nón kỳ diệu” cô bấm chuột cho “chiếc nón” quay khi mũi tên chỉ vào chữ cái nào thì trẻ phát âm chữ cái đó. - Lần 2 - Cách chơi : khi cô phát âm và nói đăc điểm cấu tạo chữ cái nào thì các con tìm , giơ lên và phát âm rõ ràng chữ cái đó nhé. ( Cô kiểm tra và động viên trẻ ) * Trò chơi 2 : Cùng chung sức. Cách chơi: Cô có 3 bức tranh dành cho 3 đội trong mỗi bức tranh đều có hình ảnh về các loại hoa, củ, quả ở dưới mỗi hình ảnh đều có cụm từ tương ứng chứa chữ cái h – k. Nhiêm vụ của các con nối chữ h – k có trong cụm từ nối với chữ h – k đơn lẻ. Thời gian dành cho 3 đội chơi là một bản nhạc thi xem đội nào nhanh nhất. Cô tổ chức cho 3 nhóm chơi- kiểm tra kết quả cuả 3 nhóm chơi. * Trò chơi 3: “ Tôi là ai”. - Luật chơi : Ai về sai phải nhảy lò cò. - Cách chơi : Cô có 1 bông hoa và một chiếc lá trên bông hoa có chứa chữ cái h, còn trên chiếc lá có chứa chữ cái k các con hãy lựa chọn cho mình một thẻ chữ mà mình yêu thích vừa đi vừa hát và vận động bài “ hoa lá mùa xuân” khi có hiệu lệnh “ tôi là hoa” thì những bạn cầm chữ cái h chạy thật nhanh về bông hoa và giơ cao thẻ chữ, còn những bạn cầm thẻ chữ k đứng im tại chỗ. Còn khi có hiệu lệnh “ tôi là lá” thì bạn cầm thẻ chữ k chạy nhanh và giơ cao thẻ chữ k chạy về gần đến chiếc lá. Trong khi chơi không được dẫm vào lá và hoa. - Cô tổ chức cho trẻ chơi, kiểm tra trẻ sau mỗi lần chơi và động viên trẻ.( cho trẻ chơi 3- 4 lần) 3. Hoạt động 3 : kết thúc ( 1 phút). - Cô nhận xét giờ học - Cho trẻ hát bài “ Màu hoa” ra ngoài chăm sóc vườn hoa. - Trẻ lắng nghe. - Trẻ lắng nghe cô phát âm. - Cả lớp phát âm 2- 3 lần. - Các tổ phát âm 2- 3 lần. - Cá nhân 6- 8 trẻ phát âm. -Trẻ cầm chữ h rỗng lên sờ vào đường bao và nhận xét cấu tạo. -Trẻ lắng nghe và quan sát lên màn hình. - Trẻ quan sát lên màn hình và phát âm các kiểu chữ h - Trẻ tìm thẻ chữ cái h trong rổ giơ lên và phát âm. - Trẻ quan sát và lắng nghe. - Trẻ lắng nghe cô phát âm. - Cả lớp phát âm (2- 3 lần ). - Từng tổ phát âm. - Cá nhân trẻ phát âm ( 7- 8 trẻ ). - 2 trẻ quay mặt vào nhau nhìn vào miệng nhau và phát âm. - Trẻ nhận xét cách phát âm. - Trẻ lắng nghe. - Trẻ lấy chữ k rỗng sờ vào đường bao và nhận xét cấu tạo. - Trẻ lắng nghe. - Trẻ quan sát trên màn hình và phát âm chữ cái k. - Trẻ tìm thẻ chữ k giơ lên và phát âm. -Trẻ trả lời: Nhìn thấy chữ k ở trong vở, trong sách báo - 2 chữ cái ạ ! Đó là chữ cái h- k. - Trẻ phát âm chữ h – k. - Trẻ nhận xét điểm giống nhau - Trẻ nhận xét điểm khác nhau. - Trẻ lắng nghe. -Trẻ quan sát và phát âm chữ cái. -Trẻ tìm chữ cái trong rổ giơ lên và phát âm. -Trẻ lắng nghe. -3 nhóm về nhóm chơi của mình và nối chữ h- k có trong cụm từ với chữ h- k đơn lẻ. - Trẻ chú ý lắng nghe. -Trẻ chọn cho mình một thẻ số theo ý thích. -Trẻ tham gia chơi trò chơi. - Trẻ hát bài “Màu hoa” và ra ngoài chăm sóc vườn hoa. Xuân Cẩm, ngày 16 tháng 1 năm 2015 HIỆU TRƯỞNG NGƯỜI THỰC HIỆN
File đính kèm:
- lam quen chu cai_12228380.docx