Giáo án Mầm non Lớp Lá - Đề tài: Làm quen chữ cái i, t, c - Nguyễn Thị Loan

I. Mục đích:

1. Kiến thức:

- Trẻ nhận biết và phát âm chính xác chữ cái i, t, c trong các từ

- Trẻ nhận biết được cấu tạo của 3 chữ cái: i, t, c

- Trẻ nhận biết các chữ cái i, t, c thông qua các trò chơi.

2. Kỹ năng:

- Rèn luyện khả năng chú ý, ghi nhớ có chủ định

- Rèn luyện và phát triển ngôn ngữ cho trẻ, biết trả lời câu hỏi của .

- Rèn khả năng quan sát so sánh cho trẻ.

3. Thái độ:

- Trẻ tham gia tích cực vào giờ học, biết quan tâm đến mọi người xung quanh.

- Biết yêu quý, kính trọng các chú bộ đội

 

doc12 trang | Chia sẻ: tranhang91 | Ngày: 24/01/2022 | Lượt xem: 413 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mầm non Lớp Lá - Đề tài: Làm quen chữ cái i, t, c - Nguyễn Thị Loan, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN LÀM QUEN CHỮ CÁI: i,t,c
Hoạt động : Làm quen chữ cái
Đề tài: Làm quen chữ cái i, t, c
Chủ đề: Nghề nghiệp – Ngày thành lập QĐND Việt Nam
Đối tượng: MG 5 tuổi
Thời gian: 30-35 phút
Người thực hiện: Nguyễn Thị Loan
I. Mục đích:
1. Kiến thức:
- Trẻ nhận biết và phát âm chính xác chữ cái i, t, c trong các từ
- Trẻ nhận biết được cấu tạo của 3 chữ cái: i, t, c
- Trẻ nhận biết các chữ cái i, t, c thông qua các trò chơi.
2. Kỹ năng:
- Rèn luyện khả năng chú ý, ghi nhớ có chủ định
- Rèn luyện và phát triển ngôn ngữ cho trẻ, biết trả lời câu hỏi của .
- Rèn khả năng quan sát so sánh cho trẻ.
3. Thái độ:
- Trẻ tham gia tích cực vào giờ học, biết quan tâm đến mọi người xung quanh.
- Biết yêu quý, kính trọng các chú bộ đội 
II. Chuẩn bị:
1. Chuẩn bị đồ dùng cho cô:
- Các hình ảnh của binh chủng Hải quân, binh chủng Trinh Sát, binh chủng Lục quân
- Trang phục bộ đội
- Video về binh chủng Lục quân đang tập luyện
- Papoi, que chỉ, thẻ chữ cái
2. Chuẩn bị đồ dùng cho trẻ:
- Bảng găm
- Thẻ chữ cái i, t, c, rổ con
- Một số bài hát về chú bộ đội: Chúng tôi là chiến sĩ, làm chú bộ đội, đi một hai
- Trang phục: Binh chủng Hải quân, binh chủng Trinh Sát, binh chủng lục quân.
3. Nội dung tích hợp:
- Làm quen với toán
- Văn học
- Âm nhạc
4. Địa điểm dạy:
- Trong lớp
III. Tiến hành:
Nội dung HĐ
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1.HĐ1
Ổn định tổ chức, tạo hứng thú cho trẻ đến với HĐ học
2.HĐ2
LQCC i, t, c
HĐ3
Luyện tập củng cố
HĐ4
Kết thúc
* Chào mừng c¸c các bé tham dự chương trình: “Chúng tôi là chiến sỹ” ngày hôm nay.
- Tham gia chơi gồm c¸c đội chơi: 
+ Đội Hải Quân
+ Đội Trinh Sát
+ Đội Lục quân
và tôi chiến sỹ Thanh Loan đồng hành các chiến sĩ nhí hôm nay. 
*Chương trình “Chúng tôi là chiến sỹ” gồm có 3 phần : 
+ Phần 1 : Khám phá
+ Phần 2 : Thông minh
+ Phần 3 : Đua tài
 Phần 1: Cùng khám phá 
* Làm quen chữ cái : “i”:
+ Hướng tới ngày 22/12 là ngày thành lập QĐNDVN xin mời các chiến sỹ nhí cùng khám phá các binh chủng trong LLQĐNDVN 
- Đầu tiên chúng ta cùng đến với binh chủng “Hải Quân”
- Trên màn hình xuất hiện hình ảnh gì ?
- Dưới hình ảnh có từ “Hải quân”. Cô đọc từ “Hải quân”
Cho trẻ đọc từ “Hải quân”
- Từ “Hải Quân” cô đã ghép bằng các thẻ chữ rời, chúng mình đếm xem trong từ “Hải quân”được ghép bằng mấy chữ cái ?
- Cho trẻ đếm chữ cái 
- 7 chữ cái tương ứng với số mấy?
- Cho trẻ lên tìm chữ cái đã học, và cất đi một số chữ cái chưa học để lại chữ cái chữ “i” cô hỏi trẻ
+ Chữ gì đây nhỉ?
- Để nhìn rõ hơn, cô phóng to chữ i nhé!
- Cô phát âm chữ “ i”
Cô nêu cách phát âm: Để phát âm chữ “i” khẩu miệng cô mở nhẹ, đẩy hơi nhẹ ra ngoài.
Cho cả lớp phát âm, cá nhân phát âm
- Các bạn có nhận xét gì về chữ “i”?
Cô giới thiệu chữ “i” in thường, “i” viết thường, “i” in hoa. Cách viết thì khác nhau nhưng cách phát âm thì giống nhau và đều phát âm là “i”
 Cho cả lớp phát âm chữ “ i”
*Làm quen với chữ cái “t”:
Tiếp theo chúng ta hướng lên màn hình xem đây là hình ảnh gì?
- Dưới hình ảnh có từ “Trinh Sát”
- Cô đọc từ “Trinh sát”, cho cả lớp đọc 
- Chúng mình nhìn kỹ từ “Trinh sát”, và tìm cho cô 2 chữ cái gống nhau trong từ “Trinh sát”?
- Đó là chữ cái gì?
- Đây chính là chữ “t”
Cô phát âm mẫu “t” 3 lần
- Để phát âm chữ “t” khẩu miệng cô mở rộng một chút.
Cho cả lớp phát âm, cá nhân phát âm
- Chúng mình có nhận xét gì về chữ “t”?
Cô giới thiệu chữ “t” in thường ,“t” viết thường, “t” in hoa
 Cho cả phát âm
*Làm quen với chữ cái “c”: 
- Cho trẻ xem đoạn video về binh chủng “ Lục Quân”
- Đây là hình ảnh của ai?
- Các chú đang làm nhiệm vụ gì? 
- Dưới hình ảnh có từ “ Lục Quân” 
- Cô đã ghép từ “ Lục Quân” từ các thẻ chữ cái rời trên máy tính
- Cô đọc từ “Lục Quân”
 Cho cả lớp đọc từ “Lục Quân”
- Cô cho bay hếssst các chữ cái đi còn lại chữ “u” trong từ “Lục Quân” 
- Chữ gì còn lại đây?
- Giới thiệu chữ “c” trong từ “ Lục Quân”
- Để các con nhìn rõ hơn cô phóng to chữ “c” nhé
-Cô phát âm mẫu “c” 3 lần
- Khi phát âm chữ “c” khẩu miệng mở rộng lưỡi cong lên.
-Cho cả lớp phát âm, cá nhân phát âm
- Chúng mình có nhận xét gì về chữ “c”?
- Cô giới thiệu chữ “c” in thường ,“c” viết thường, “c” in hoa. Tuy cách viết khác nhau nhưng đều phát âm là “c”
 Cho cả lớp phát âm
-> Các đội vừa quan sát hình ảnh các binh chủng bộ đội rồi, bây giờ chúng ta cùng làm các chú bộ đội duyệt binh nhé
( Cho trẻ làm chú bộ đội duyệt binh)
* Phần 2: Thông minh
+ So sánh chữ “i” và chữ “t”
- Chữ i và chữ t có gì giống nhau?
- Khác nhau?
-Cô đưa cả 3 chữ i, t, c ra và chỉ vào từng chữ cho trẻ đọc.
- Chương trình sẽ tặng cho mỗi chiến sĩ nhí một món quà, xin mời các chiến sĩ nhí đứng lên đi nhận quà
* Phần 3: Đua tài
- Với món quà này chương trình sẽ tặng cho các chiến sĩ trò chơi, đó là: 
+ Trò chơi : “Vòng quay đoán chữ”
- Cách chơi: Trên màn hình xuất hiện một vòng quay có các chữ cái và kim chỉ. Khi vòng quay kết thúc và kim chỉ dừng ở chữ cái nào thì các các bạn phải tìm nhanh chữ cái đó giơ lên và phát âm thật to chữ cái đó nhé.
( Cho trẻ chơi )
=>Các chiến sỹ nhí của chúng ta đã thực hiện rất xuất sắc ở trò chơi “Vòng quay đoán chữ”, bây giờ chúng ta hãy cất đồ dùng và tập kết về đơn vị của mình để thực hiện các nhiệm vụ tiếp theo 
+ Trò chơi “ Tạo hình chữ cái”
- Luật chơi: Trong thời gian một đoạn nhạc đội nào tạo hình đúng chữ cái theo giống như chữ cái đội mình rút thăm được thì đội đó sẽ thắng cuộc.
 - Cách chơi: Đội trưởng của 3 đội đại diện lên rút thăm được chữ cái gì thì đội đó sẽ tạo hình chữ cái giống như bạn đội trưởng vừa rút thăm được,
( Cho trẻ chơi )
- Nhận xét sau mỗi lần chơi và cho trẻ phát âm chữ cái đội mình vừa tạo
* Giáo dục: 
Sâu đây chương trình sẽ có một câu hỏi dành cho các chiến sỹ nhí đó là:
+ Các chiến sĩ hãy nêu nhiệm vụ của chú bộ đội?
=> Các chú bộ đội đã rất vất vả ngày đêm canh giữ, bảo vệ nền hòa bình độc lập dân tộc để chúng ta có cuộc sống ấm no, hạnh phúc vì vậy chúng ta hãy học tập thật tốt, luôn tỏ lòng biết ơn, kính trọng, noi gương sự gọn gàng, ngăn nắp và nhanh nhẹn của chú bộ đội cụ Hồ nhé.
* Cô và trẻ cùng hát bài bát “ Đi một hai
-Trẻ đi ngoài vào
- Trẻ thực hiện
-Trẻ lắng nghe
- Trẻ lắng nghe
-Chú bộ đội Hải Quân
- Trẻ đọc từ Hải Quân
- 7 chữ 
- Trẻ đếm
- Số 7
- Chữ i
- Trẻ quan sát
- Trẻ lắng nghe và phát âm
- Cả lớp phát âm 3 lần, cá nhân phát âm
- Chữ “i” gồm một nét sổ thẳng và một dấu chấm ở trên đầu nét sổ thẳng
- Cả lớp phát âm
-Trẻ chú ý quan sát
- Trẻ đọc
- Trẻ lên lấy 2 chữ cái giống nhau
- Chữ cái “t”
- Cả lớp phát âm 3 lần, cá nhân phát âm
- Chữ t gồm 1 nét sổ thẳng và một nét ngang ngắn nằm trên nét sổ thẳng
- Trẻ phát âm
- Trẻ xem
- Bộ đội Lục Quân
- Tập luyện
- Trẻ đọc
- Trẻ nói chữ “c”
- Chữ u
- Trẻ chú ý
- Trẻ phát âm
- Chữ “c” có một nét cong hở bên phải
-Trẻ phát âm
- Trẻ làm chú bộ đội duyệt binh
- Đều có một nét sổ thẳng
- Nét sổ thẳng của chữ i ngắn hơn, nét sổ thẳng của chữ t dài hơn. Trên đầu nét sổ thẳng của chữ i có dấu chấm, chữ t có nét ngang ngắn nằm trên nét sổ thẳng.
-Trẻ đọc
-Trẻ hát đi vòng tròn lấy rổ
-Trẻ lắng nghe
-Trẻ chơi 2 lần
-Trẻ lắng nghe
-Trẻ chơi 2 lần, lần chơi sau cho các đội đổi thăm cho nhau.
- Trẻ nhận xét và phát âm
- Bảo vệ tổ quốc
-Trẻ hát và làm động tác đi một hai rồi ra ngoài.
Giáo Án thi giáo viên giỏi cấp huyện
Năm học: 2012 -2013
 Hoạt động : Tạo hình
 Đề tài: Vẽ cái ấm
 Chủ đề: Gia đình
 Đối tượng: MG4 tuổi B1
 Địa điểm: Trường mầm non Nga Mỹ
 Ngày dạy:7/11/2012
 Người thực hiện: Lê Thị Vân Hà
 Đơn vị: Trường mần non Nga bạch.
I. Mục đích:
1. Kiến thức:
- Trẻ biết vẽ tranh có bố cục hợp lý.
- Biết vẽ các nét cong phải, cong trái, cong trên, cong dưới, nét hơi cong, nét cong nhỏ, nét cong lượn
- Củng cố kiến thức về các chất liệu bằng sứ, bằng thuỷ tinh, bằng gốm và các hình dạng khác nhau của ấm. Nắm được cấu tạo của ấm gồm các bộ phận chính: thân ấm, nắp ấm, quai ấm, vòi ấm.
2. Kỹ năng:
- Rèn luyện cho trẻ kỹ năng quan sát, năng lực chú ý, ghi nhớ, khả năng tri giác đồ vật
- Củng cố cho trẻ kỹ năng phối hợp các nét cong cong phải, cong trái, cong trên cong dưới, nét hơi cong, nét cong nhỏ
- Rèn cho trẻ kỹ năng tô màu đẹp, không lem ra ngoài
- Hình thành thói quen nề nếp học tập
3. Thái độ:
- Giáo dục trẻ biết cẩn thận giữ gìn ấm khi sử dụng
- Giáo dục trẻ khéo léo, kiên nhẫn hoàn thành sản phẩm biết yêu thích cái đẹp.
II. Chuẩn bị:
1. Chuẩn bị đồ dùng cho cô:
- Hình ảnh: bát thìa, ca cốc, tủ, giường, ấm chén.
- Phông hội thi
- Một số ấm thật bằng chất liệu khác nhau
- Tranh mẫu cái ấm pha trà
- 6 hộp quà
2. Chuẩn bị đồ dùng cho trẻ:
- Bàn ghế cho trẻ ngồi vẽ
- Giấy gam 
- Sáp màu
III. Tiến hành:
Nội dung HĐ
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
HĐ1
Ổn định tổ chức
HĐ2
Hướng trẻ tới nhiệm vụ tạo hình
HĐ3
Trẻ thực hiện nhiệm vụ tạo hình
HĐ4
Nhận xét sản phẩm
HĐ 5
Kết thúc
- Chào mừng các bé đến với hội thi “Hoạ sĩ tài ba”. Đến với hội thi hôm nay cô Vân Hà xin giới thiệu, có các cô giáo trong huyện và đặc biệt là sự tham gia của các bé đến từ lớp MG 4 tuổi B1 Trường mâm non Nga Mỹ. Người dẫn chương trình của chúng ta chính là cô giáo Vân Hà. Một thành phần không thể thiếu được của hội thi hôm nay đó là thành phần ban giám khảo và ban giám khảo của chúng ta chính là các cô giáo và tất cả các bé.
 Hội thi gồm có 3 phần:
Phần 1: Ai tinh mắt
Phần 2: Tài năng
Phần 3: Bình chọn và trao giải
Để bước vào hội thi thật vui, thật sôi nổi chúng ta hãy đến với tiết mục văn nghệ của lớp Mg 4 tuổi B1 qua bài hát “Nhà của tôi” sáng tác Thu Hiền.
*Phần1: Ai tinh mắt
- Chúng mình sẽ bước vào phần 1 của hội thi đó là phần “Ai tinh mắt”
Để biết chủ đề của chúng ta hôm nay là gì? Xin mời các bé hãy xem một số hình ảnh của ban tổ chức.
Cho trẻ xem tranh và trò chuyện về các bức tranh 
- Đây là cái gì?
- Dùng để làm gì?
- Các hình ảnh chúng mình vừa xem nói lên điều gì?
- Cô có một câu đố về một trong những đồ dùng trong gia đình, chúng mình cùng nghe và đoán nhé!
Tên tôi chẳng lạnh bao giờ
Pha trà đựng nước phải cần đến tôi?
Cô đưa ấm cho trẻ quan sát:
- Ấm này dùng để làm gì?
- Nó được làm bằng chất liệu gì?
- Với chất liệu bằng sứ rất dễ vỡ vì vậy khi sử dụng chúng mình phải thế nào?
Cô đưa ra một số ấm làm bằng chất liệu khác nhau cho trẻ quan sát và nói chất liệu
- Ấm pha trà gồm những bộ phận nào?
- Để tham gia hội thi cô đã vẽ được một bức tranh, chúng mình cùng xem nhé!
- Bức tranh vẽ gì?
- Ai có nhận xét gì về bức tranh cô vẽ?
- Để chiếc ấm pha trà đẹp hơn cô đã vẽ thêm gì đây?
- Bây giờ chúng mình đã đoán được chủ đề hôm nay của chúng mình là gì chưa? Đó chính là “Vẽ cái ấm” và cái ấm này được dùng để pha trà.
- Để vẽ cái ấm dùng để pha trà thật đẹp tham dự hội thi chúng mình xem cô vẽ mẫu nhé!
* Cô vẽ mẫu:
Cô vừa vẽ cô vừa phân tích: Cô đặt ngang tờ giấy vẽ, cô vẽ cái ấm pha trà vào chính giữa khung giấy. Để vẽ được cái ấm pha trà trước tiên cô vẽ thân ấm, thân ấm được vẽ bởi 2 nét cong một nét cong trái và một nét cong phải, ở phía dưới cô vẽ 1 nét hơi cong làm đế ấm, ở phía trên cô vẽ 1 nét cong dưới làm miệng ấm
- Phía trên phần thân ấm là bộ phận nào của ấm?
Để vẽ nắp cô vẽ một nét cong trên miệng ấm và một nét cong nhỏ làm núm ấm. 
- Vòi ấm được vẽ bởi 2 nét cong lượn, ở giữa 2 nét cong lượn cô vẽ 1 vòng tròn nhỏ để làm đầu của vòi ấm.
- Các con nhìn xem cô đã vẽ xong cái ấm chưa? Vì sao?
Phía bên phải thân ấm cô vẽ quai ấm, quai ấm cô vẽ bởi 2 nét cong phải, một nét cong phải ở phía ngoài lớn hơn nét cong phải ở phía trong.
- Cô vẽ xong ấm pha trà chưa? Để ấm thêm đẹp chúng ta phải làm gì?
Chúng ta có thể vẽ thêm cành hoa để trang trí cho ấm trà.
Sau khi trang trí xong chúng ta sẽ làm gì?
Khi tô màu chúng ta phải tô từ trên xuống dưới, từ trái qua phải và không tô loe ra ngoài.
Cho trẻ nhắc lại cách vẽ cái ấm pha trà ( vẽ thân ấm, nắp ấm, quai ấm, vòi ấm).
- Vẽ bằng những nét gì?
*Phần 2: Tài năng
- Nào bây giờ, xin mời các thí sinh về chỗ ngồi và tham gia phần thi “Tài năng” của mình
- Muốn vẽ được bức tranh đẹp các con phải làm gì?
Cô hướng dẫn trẻ cầm bút, cách ngồi đúng tư thế, cô hướng dẫn trẻ dặt ngang tờ giấy và vẽ ấm pha trà vào chính giữa của tờ giấy vẽ.
- Trong khi trẻ vẽ cô mở nhạc nhẹ làm nền khi trẻ vẽ
Cô khuyến khích, động viên trẻ độc lập trong quá trình vẽ, cô gợi ý nếu trẻ không vẽ được.
*Phần 3: Bình chọn và trao giải
- Thời gian dành cho phần thi “Tài năng” đã hết xin mời các thí sinh trưng bày bài dự thi của mình
Cho trẻ trưng bày sản phẩm
Trẻ múa hát 1 bài
Trẻ quan sát và nhận xét những bài đẹp và chưa đẹp:
- Con thích bài nào nhất? Vì sao?
- Bài này thế nào?....
- Sau một thời gian làm việc thật công minh, BGK đã tìm ra được những bức tranh mang tính nghệ thuật cao và sau đây là lễ trao giải của hội thi
Trao giải cho trẻ và kết thúc hội thi
-Các bé ạ! Ai cũng có gia đình của mình, chúng mình phải biết yêu thương chăm sóc những người thân trong gia đình, biết gìn giữ những đồ dùng trong gia đình, để gia đình mình lúc nào cũng được vui vẻ và hạnh phúc nhé! 
- Hội thi “hoạ sĩ tài ba” với chủ đề “vẽ cái ấm” đến đây là hết rồi! bây giờ thì xin chào và hẹn gặp lại các bé
-Trẻ lắng nghe
-Trẻ hát múa
- Trẻ xem 
- Trẻ quan sát và trả lời
- Đây là đồ dùng trong gia đình
- Ấm pha trà
- Để pha trà cho ông bà bố mẹ uống
- Bằng sứ
- Giữ gìn cẩn thận
- Bằng thuỷ tinh, bằng, inốc, nhựa
- Thân ấm, nắp ấm, quai ấm, vòi ấm
- Bức tranh vẽ cái ấm pha trà
- Ở giữa tờ giấy
 Có thân ấm, nắp ấm, quai ấm, vòi ấm
- Cành hoa
- Trẻ quan sát cô vẽ 
- Nắp ấm
- Chưa vì thiếu quai ấm
- Trang trí 
- Cong trái, cong phải, hơi cong, cong lượn
- Trẻ về vị trí ngồi vẽ
- Cầm bút bằng tay phải cầm bằng 3 đầu ngón tay, ngồi đúng tư thế
- Trẻ vẽ
- Trẻ đem tranh lên trưng bày
- Trẻ nhận xét
- Trẻ lên nhận giải
- Trẻ thu dọn đồ dùng cùng cô

File đính kèm:

  • docphat trien ngon ngu 5 tuoi_12968823.doc
Giáo Án Liên Quan