Thiết kế giáo án lớp Lá - Làm quen với Toán - Đề tài: Ôn: Đếm, nhận biết số lượng và chữ số trong phạm vi 5

I.MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU.

1. Kiến thức:

- Trẻ biết đếm và nhận biết số lượng trong phạm vi 5. Nhận biết chữ số 5.

2. Kỹ năng.

- Đếm lần lượt từ 1 đến 5.

- Trẻ có khả năng đếm và nhận biết chữ số 5.

- Phát huy tính tích cực, phát triển tư duy của trẻ.

3. Thái độ:

- Giáo dục trẻ biết tự tin, mạnh dạng hơn.

- Giáo dục trẻ biết yêu quý các bộ phận trên cơ thể.

- Biết thực hiện các yêu cầu của cô.

II. CHUẨN BỊ:

1. Đồ dùng của cô:

- Thẻ số từ 1- 5

- Các nhóm đồ vật đặt quanh lớp có số lượng 5 và thẻ số tương ứng.

- 5 cái quần, 5 chiếc áo

- Bày sẵn một số đồ dùng: Bàn chải đánh răng, kem đánh răng, lượt, dép. có số lượng trong phạm vi 5 tại siêu thị “đồ dùng của bé” và thẻ số tương ứng.

 

doc5 trang | Chia sẻ: thuthuy20 | Lượt xem: 860 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thiết kế giáo án lớp Lá - Làm quen với Toán - Đề tài: Ôn: Đếm, nhận biết số lượng và chữ số trong phạm vi 5, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ 4 , ngày 28 tháng 09 năm 2106
HOẠT ĐỘNG HỌC: LÀM QUEN VỚI TOÁN
ĐỀ TÀI: Ôn: Đếm, nhận biết số lượng và chữ số trong phạm vi 5.
 Độ tuổi: 5 – 6 tuổi
Thời gian: 30 – 35 phút
 Ngày soạn: 27/09/2016
 Ngày dạy: 28/09/2016
I.MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU.
1. Kiến thức:
- Trẻ biết đếm và nhận biết số lượng trong phạm vi 5. Nhận biết chữ số 5.
2. Kỹ năng.
- Đếm lần lượt từ 1 đến 5.
- Trẻ có khả năng đếm và nhận biết chữ số 5.
- Phát huy tính tích cực, phát triển tư duy của trẻ.
3. Thái độ:
- Giáo dục trẻ biết tự tin, mạnh dạng hơn.
- Giáo dục trẻ biết yêu quý các bộ phận trên cơ thể.
- Biết thực hiện các yêu cầu của cô.
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng của cô:
- Thẻ số từ 1- 5
- Các nhóm đồ vật đặt quanh lớp có số lượng 5 và thẻ số tương ứng.
- 5 cái quần, 5 chiếc áo
- Bày sẵn một số đồ dùng: Bàn chải đánh răng, kem đánh răng, lượt, dép.. có số lượng trong phạm vi 5 tại siêu thị “đồ dùng của bé” và thẻ số tương ứng.
2. Đồ dùng của trẻ:
- Mỗi trẻ một giỏ đồ chơi có 5 cái áo, 5 quần và thẻ số từ 1 – 5.
III. CÁCH TIẾN HÀNH.
Hoạt động 1: Ổn định tổ chức, gây hứng thú.
- Cho cả lớp hát bài “Tập đếm”
- Trò chuyện cùng trẻ về bài hát.
+ Các con vừa hát bài hát gì?
+ Bài hát nói về gì?
+ Vì sao mà mình phải học đếm?
- Biết đếm để chúng ta đếm những vật ở xung quanh chúng ta đó.
- Cô có một siêu thị “ Đồ dùng của bé” rất đẹp các con có muốn đi tham quan siêu thị cùng cô không nào?
- Cho trẻ đi tham quan siêu thị
Hoạt động 2: Nội dung trọng tâm.
2.1. Đếm, nhận biết chữ số trong phạm vi 5..
- Xem trong siêu thị của cô có những đồ dùng gì nào?
- Cho trẻ kể tên, đếm các nhóm đồ dùng và đặt thẻ số tương ứng( 2 bàn chải, 3 cái lượt, 4 hộp kem đánh răng, 5 cái mũ.)
2.2. Ôn: Đếm, nhận biết số lượng và chữ số trong phạm vi 5.
- Siêu thị có tặng cô một món quà. Các con hãy nhìn xem cô có gì nhé!
- Cho trẻ lên mở quà.
- Bên trong có gì ? ( mũ, dép, áo, quần, khăn mặt)
+ Siêu thị tặng chúng ta mấy chiếc mũ.( 1 chiếc mũ). Cô gắn mũ lên bảng.
- Tương ứng với số mũ ta gắn số mấy. ( số 1)
- Cho trẻ lên tìm thẻ số 1gắn vào.
- Cô có bao nhiêu đôi dép? ( 2 đôi dép)
- Cho trẻ đếm và tìm thẻ số gắn vào.
- Cô có mấy cái áo trên bảng? ( 3cái áo)
- Cho trẻ đếm lại và gắn số tương ứng.
- Vậy bây giờ cô có mấy cái quần đây? ( 4 cái quần)
- Cho trẻ đếm .
- 4 cái áo ta gắn số mấy.( số 4)
- Cho trẻ gắn số tương ứng vào.
 - Siêu thị còn tặng chúng ta bao nhiêu chiếc khăn. ( 5 chiếc khăn)
- 5 cái khăn chúng ta gắn số mấy? ( số 5)
- Cho cả lớp đếm lại.
- Cô giới thiệu số 5.
2.3. Luyện tập:
- Siêu thị có tặng cho mỗi bạn 1 giỏ quà, các con hãy đi lấy và về chỗ ngồi nhé!
- Trong giỏ các con có gì? ( áo, quần, lượt, cặp sách, )
- Trong giỏ có bao nhiêu cái áo? ( 2 cái áo) 
- Cho trẻ xếp ra trước mặt và đếm.
- Tương ứng với số áo ta gắn số mấy? (số 2)
- Trong giỏ các con có bao nhiêu cái quần? (3 cái quần) cho trẻ xếp bên dưới số áo và đếm.
- Cho trẻ gắn số tương ứng bên cạnh.
- Cho trẻ xếp những chiếc lượt trong giỏ ra trước mặt.
- Có bao nhiêu chiếc lượt? ( 4 chiếc lượt)
- Cho trẻ đếm và gắn số tương ứng.
- Trong giỏ còn gì nữa? ( còn 5 chiếc cặp)
- Tương ứng với số cặp ta gắn số mấy.( số 5 )
2.4. Trò chơi: Về đúng nhà.
- Cách chơi – luật chơi: Cô vẽ 5 ngôi nhà, cho trẻ vừa hát vừa đi chơi trong lớp khi cô hô chạy về đúng nhà các bạn trong lớp phải chạy nhanh về nhà của mình mỗi ngôi nhà chỉ có 5 bạn. Những bạn còn lại không có nhà thì bị phạt nhảy lò cò.
- Cho trẻ chơi 2 -3 lần.
- Nhận xét sau mỗi lần chơi
* Củng cố: Cô vừa dạy các con bài gì nào?
Hoạt động 3: Nhận xét- tuyên dương.
- Nhận xét buổi học và cho trẻ đọc bài thơ “ Lời bé” chuyển tiếp hoạt động.
HOẠT ĐỘNG HỌC: KPKH VỀ MTXQ.
ĐỀ TÀI: PHÂN BIỆT MỘT SÔ BỘ PHẬN TRÊN CƠ THỂ CHỨC NĂNG VÀ HOẠT ĐỘNG CHÍNH CỦA CHÚNG.
 Độ tuổi: 5 – 6 tuổi
 Thời gian: 30 – 35 phút
 Ngày soạn: 30/ 09/ 2016
 Ngày dạy:03/10/2016
I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:
1: Kiến thức:
- Trẻ biết và phân biệt một số bộ phận của cơ thể ( mắt, mũi, miệng,tay, chân, )
- Biết một số chức năng, hoạt động chính của một số bộ phận trên cơ thể.
2. Kỹ năng:
- Phát triển ở trẻ kỹ năng quan sát, so sánh.
- Trẻ biết trả lời đủ câu, rõ lời, mạch lạc.
3. Giáo dục:
- Giáo dục trẻ biết giữ gìn vệ sinh cơ thể ( đánh răng, rửa mặt, rửa tay..)
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng của cô:
- 1Gương lớn để trẻ soi.
- Băng dính trong, ống hút thường( phẳng) và ống hút có nếp nhăn để uống cong được.
- Một số tranh về các bộ phận trên cơ thể người.
2. Đồ dùng của trẻ.
- Ống hút có đoạn có nhiều nếp gấp để uống cong.
III. CÁCH TIẾN HÀNH.
Hoạt động 1: Ổn định tổ chức – giới thiệu bài.
- Cho trẻ hát và vận động theo bài hát “ Hãy xoay nào” 
- Trò chuyện cùng trẻ.
+ Các con vừa hát và vận động bài hát gì?
+ Bài hát nói về điều gì? ( mắt, mũi)
+ Ngoài mắt, mũi các con còn biết những bộ phận nào nữa? 
- Giới thiệu bài: Hôm nay cô cháu mình cùng trò chuyện về một số bộ phận trên cơ thể và chức năng của chúng nhé !
Hoạt động 2: Nội dung trọng tâm.
2. 1:Cho trẻ trải nghiệm và cùng đàm thoại về một số bộ phận trên cơ thể và chức năng của chúng.
- Cho trẻ soi gương.
- Các con soi gương và thấy trên khuôn mặt mình có những bộ phận nào? ( Mắt, mũi, miệng.) 
- Hãy thử nhắm mắt lại xem có thấy gì không ?
- Vậy mắt có nhiệm vụ gì? ( Nhìn mọi thứ xung quanh, )
- Lỗ mũi dùng để làm gì ? ( Không khí đi qua mũi giúp ta thở và ngửi được các mùi )
- Miệng có tác dụng gì ? ( Để ăn, để nói, để học..)
- Tai có tác dụng gì? ( Nghe được mọi âm thanh bên ngoài)
+ Các con hãy bịt tai lại xem có chuyện gì xảy ra? ( không nghe thấy gì?)
- Các con hãy quan sát và nhận xét hình dáng các bộ phận này của mỗi bạn có giống nhau không? 
( Không giống nhau, bạn thì mắt to, bạn thì miệng nhỏ.)
- Tay có thể làm được những việc gì ? ( cầm bút để viết, cầm thìa, giúp đỡ mọi người.)
+ Mỗi bàn tay có mấy ngón. ( 5 ngón )
+Các ngón tay có nhiệm vụ gì? ( Để cầm, để giữ mọi vật, cài khuy áo, quầndùng để múa,để chống khi chúng ta ngã..).
+ Mỗi bàn chân có mấy ngón? ( Trẻ đếm)
+ Các ngón chân có nhiệm vụ gì? ( dùng để giữ thăng bằng khi chúng ta đi, nhảy)
+ Chân còn có tác dụng gì? ( đi, chạy, nhảy, khiêu vũ, đá bóng )
+ Tại sao khủy tay và đầu gối chúng ta lại có nhiều nếp nhăn?
Cô cùng trẻ làm thí nghiệm với ống hút. Gập ống hút ở đoạn thẳng và đoạn có nhiều nếp nhăn.
- Kết quả: Gập ở đoạn thẳng rất khó, còn gập ở đoạn có nếp nhăn dễ hơn.
- Kết luận: Nếp nhăn giúp chúng ta cử động gập tay và chân dễ dàng.
* Ngoài các bộ phận trên chúng ta còn biết các bộ phận nào nữa? ( phổi, tim, gan)
* Kết luận: Cơ thể chúng ta có rất nhiều bộ phận, mỗi bộ phận có một chức năng riêng và chúng rất cần thiết đối với mỗi con người.
* Giáo dục: Để bảo vệ các bộ phận trên cơ thể chúng ta phải làm gì? ( Ăn uống đủ chất, chăm chỉ tập thể dục, đánh răng hằng ngày,)
@ Cho trẻ cả lớp đứng dậy hát và vận động theo bài hát “ Nào chúng ta cùng tập thể dục”. 
- Vận động 2- 3 lần
Hoạt động 3: Nhận xét tuyên dương.
- Cô nhận xét tuyên dương tiết học và cho trẻ đọc bài thơ “ lời bé” và chuyển tiếp hoạt động.

File đính kèm:

  • docgiao_an_mn_chu_de_ban_than.doc