Giáo án mầm non lớp lá - Đề tài: Nhận biết chữ cái e, ê - Chủ điểm: Gia đình

I. Mục đích, yêu cầu

1. Kiến thức

 - Trẻ nhận biết các đặc điểm cấu tạo của chữ “e”(có một nét thẳng ngang và một nét cong hở phải ) chữ “ê” (có một nét thẳng ngang, một nét cong hở phải và một dấu nón xuôi), hình dáng, cách phát âm

 - Trẻ biết cách chơi trò chơi

2. Kỹ năng

 - Rèn cho trẻ kỹ năng phát âm đúng, kỹ năng nhận biết, phân biệt và so sánh giữa 2 chữ cái

 - Rèn và phát triển ngon ngữ mạch lạc cho trẻ

3. Thái độ

 - Trẻ yêu quý những người thân trong gia đình

 - Có thái độ nghiêm túc trong giờ học

 

doc6 trang | Chia sẻ: haiyen55 | Lượt xem: 672 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án mầm non lớp lá - Đề tài: Nhận biết chữ cái e, ê - Chủ điểm: Gia đình, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN 
 PTNN : Chữ cái
 Đề tài : Nhận biết chữ cái e,ê
 Chủ điểm : Gia đình
 Đối tượng : lớp lớn D
 Thời gian : 30-35 phút
 Người soạn - Người dạy: Võ Thị Nhung
I. Mục đích, yêu cầu	
1. Kiến thức 	
 - Trẻ nhận biết các đặc điểm cấu tạo của chữ “e”(có một nét thẳng ngang và một nét cong hở phải ) chữ “ê” (có một nét thẳng ngang, một nét cong hở phải và một dấu nón xuôi), hình dáng, cách phát âm
 - Trẻ biết cách chơi trò chơi
2. Kỹ năng
 - Rèn cho trẻ kỹ năng phát âm đúng, kỹ năng nhận biết, phân biệt và so sánh giữa 2 chữ cái
 - Rèn và phát triển ngon ngữ mạch lạc cho trẻ
3. Thái độ
 - Trẻ yêu quý những người thân trong gia đình
 - Có thái độ nghiêm túc trong giờ học
II. Chuẩn bị
Chuẩn bị của cô
Chuẩn bị của trẻ
- Nhạc bài hát: Nhà của tôi, cả nhà thương nhau, 3 ngọn nến lung linh, bàn tay mẹ
- Giáo án điện tử
- Tranh ảnh để chơi trò chơi, Chữ cái “e” “ê” to hơn của trẻ
- Rổ đựng chữ cái “e” “ê”, các nét rời để gép chữ cái “e” “ê”, bảng con
- Chỗ ngồi thoải mái
III. Tiến trình hoạt động
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Ổn định, gây hứng thú
- Cô và cả lớp hát vận động bài hát “nhà của tôi” và trò chuyện
+ Chúng ta vừa hát bài hát gì? Bài hát nhắc đến cái gì?
+ Ngôi nhà đẻ làm gì?
+ Trong nhà các bạn có những ai?
GD: 
- Sống trong cùng một gia đình chúng ta phải như thế nào? 
- Để giúp đỡ ông bà bố mẹ chúng ta phải làm gì?
2. Nội dung
2.1. Làm quen với chữ cái “e” “ê”
* Làm quen với chữ cái “e”
- Cô cho trẻ hát bài hát “gia đình nhỏ, hạnh phúc to” đi lấy đồ dùng và đi về chỗ ngồi
- Cô chiếu bức tranh về ngôi nhà, bên dưới có chữ “ ngôi nhà của bé”
+ Cho trẻ phát âm “ngôi nhà của bé”
+ Cô cho trẻ lên chọn chữ cái đã được học
- Cô giới thiệu chữ cái “e”
- Cho trẻ phát âm chữ cái “e”
+ Lớp phát âm
+ Tổ phát âm
+ Nhóm phát âm
+ Cá nhân phát âm
Cô chú ý sửa sai cho những trẻ phát âm sai
- Cho trẻ quan sát và nêu cấu tạo của chữ cái “e”: Gồm có một nét thẳng ngang và một nét cong hở phải
- Cô giới thiệu về cấu tạo của chữ “e”	
- Cho trẻ tìm trong rổ chữ cái giống cô và phát âm
- Chữ e mà chúng ta đang làm quen là chữ e in thường, ngoài ra còn có chữ “E” in hoa, chữ “e” viết thường. Mặc dù có hình dáng khác nhau nhưng cùng một cách phát âm
* Làm quen với chữ cái “ê”
Bàn tay mẹ bế chúng con 
Bàn tay mẹ chăm chúng con 
Cơm con ăn tay mẹ nấu 
Nước con uống tay mẹ đun đó chính là lời của bài hát “bàn tay mẹ”
- Cô và trẻ hát vận động bài hát “bàn tay mẹ”
+ Chúng ta vừa hát xong bài hát gì? Hàng ngày ai là người chăm sóc chúng ta?
Hàng ngày mẹ là người lo cho chúng ta từng bữa ăn giấc ngủ, vì vậy chúng ta phải yêu thương, kính trọng mẹ cũng như những người thân trong gia đình, các con nhớ chưa
- Cho trẻ quan sát tranh mẹ bế bé và có chữ “mẹ bế bé” bên dưới
- Cho trẻ phát âm “mẹ bế bé”
- Cô giới thiệu chữ “ê”
- Cô phát âm mẫu cho trẻ phát âm
- Yêu cầu trẻ tìm chữ cái giống chữ cái của cô giơ lên và phát âm
- Cô để ý sửa sai cho trẻ
- Cho trẻ quan sát và nêu đặc điểm cấu tạo của chữ “ê”
- Cô giới thiệu các dạng chữ “ê”: chữ in thường, chữ viết thường và chữ in hoa. Những chữ cái này tuy có hình dáng bên ngoài khác nhau nhưng đều có cùng 1 cách phát âm giống nhau
* So sánh chữ cái “e”, “ê”
- Cô hướng dẫn trẻ tìm điểm giống và khác nhau giữ 2 chữ cái “e” “ê”
2.2. Hoạt động 2: Trò chơi củng cố, ôn luyện
* Trò chơi 1: Nhanh tay nhanh mắt
- Cô nêu tên hoặc nêu đặc điểm và yêu cầu trẻ chọn chữ cái giơ lên và đọc
- Cô gọi tên chữ cái và yêu cầu trẻ gép chữ cái từ những nét rời
- Cô tổ chức cho trẻ chơi
* Trò chơi 2: Gia đình thông minh
Cô chia lớp thành 2 đội chơi, trong thời gian quy định các thành viên trong từng đội chơi nhanh chóng lên chọn các chữ cái theo yêu cầu và gắn vào ngôi nhà của đội mình
Kết thúc thời gian đội nào chọn được nhiều chữ nhất thì đội đó dành chiến thắng
- Cô tổ chức cho trẻ chơi
* Trò chơi 3: Nối tương ứng
Cho trẻ tìm các chữ cái trong từ và nỗi với chữ cái mẫu
- Kết thúc thời gian đội nào nói đúng, nối nhanh, nối nhanh hơn thì đội đó chiến thắng
3. Kết thúc
Cho trẻ hát bài “tổ ấm gia đình” và thu dọn đồ dùng
- Trẻ hát và trò chuyện
- Bài hát “nhà của tôi” có nhắc đến ngôi nhà
- Ngôi nhà để ở
- Trẻ kể tên
- Sống trong cùng một gia đình chúng ta phải yêu thương đùm bọc lẫn nhau
- Quét nhà, giữ em..
- Trẻ hát và đi lấy đồ dùng
- Trẻ phát âm
- Trẻ chọn chữ cái đã học và phát âm
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ phát âm
- Chữ “e” có 1 nét thẳng ngang và một nét cong hở phải
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ tìm chữ cái giơ lên và phát âm
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ hát và vận động cùng cô
- Bài hát bàn tay mẹ
- Hàng ngày mẹ là người chắm sóc chúng ta
- Trẻ quan sát tranh
- Trẻ phát âm
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ phát âm
- Chữ cái “ê” có 1 nét thẳng ngang, 1 nét cong hở phải và 1 dấu nón
- Trẻ lắng nghe
- Giống nhau: đều có 1 nét thẳng ngang, 1 nét cong hở phải
Khác nhau: chữ “e” không có dấu, chữ “ê” có 1 dấu nón ở phía trên
- Trẻ chơi
- Trẻ chơi
- Trẻ chơi
- Trẻ hát và thu dọn đồ dùng
LÀM QUEN CHỮ CÁI: E,Ê
I. Mục đích - yêu cầu:
1. Kiến thức:	
- Trẻ nhận biết, và phát âm đúng chữ cái e,ê .
- Nhận biết các dạng chữ cái in thường, in hoa, viết thường của chữ cái e, ê
2. Kỹ năng:
 - Luyện kỹ năng nghe và phát âm đúng chữ cái e, ê
 - Kỹ năng nhận biết đặc điểm cấu tạo của chữ cái e, ê 
3. Giáo dục:
- Giáo dục trẻ biết chú ý và tham gia tích cực trong giờ học, đoàn kết trong khi chơi.
II. Chuẩn bị: 
Đồ dùng của cô
- Rổ đựng chữ cái ghép từ, các thẻ chữ cái e, ê to có các dạng chữ: In thường, in hoa, viết thường cho cô 
- Tranh vẽ: Mẹ bế bé có từ “Bế bé”.
- Tranh chơi các trò chơi
- 3 tranh vẽ: “Bế bé”.có gắn từ bằng thẻ chữ rời.
- Chiếc nón kỳ diệu
- Bảng cài, que chỉ.
- Bài thơ: “Lòng mẹ”
Đồ dùng của trẻ
- Mỗi trẻ một rổ đựng: Chữ cái e, ê , nét cắt rời để trẻ chơi trò chơi ghép chữ cái.
- 3 bảng thẻ từ: “Bế bé”.
- Bút sáp màu
- Vòng thể dục
III.Tiến trình hoạt động.
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
 1: Ổn định, trò chuyện(3-5p)
- Cho trẻ hát bài thơ “Cả nhà thương nhau”
Trò chuyện với trẻ về tình cảm gia đình.
-Trong lớp ai có em bé, ai bế em
- Cô giới thiệu tranh“Bế bé”
- Cô phát cho 3 tổ 3 tranh Mẹ bế bé, và từ: “bế bé” yêu cầu các nhóm gắn từ “bế bé” giống cô. cô kiểm tra 3 kết quả của 3 nhóm.
2. Nội dung:
2.1.Hoạt động 1: Làm quen với chữ cái e, ê (10 - 15p)
 * Làm quen chữ cái e.
- Cô giới thiệu và cho trẻ làm quen chữ cái e
- Cô phát âm mẫu và cho trẻ phát âm 
- Yêu cầu trẻ tìm chữ cái giống cô đưa lên 
- Yêu cầu trẻ phát âm
Cô sửa sai khi trẻ phát âm chưa chính xác.
- Cô cho trẻ nhận xét về đặc điểm của chữ cái e.
- Cô hướng dẫn cách phát âm chữ e: Khi phát âm chữ e miệng mở ra.
- Cô giới thiệu các dạng chữ : in thường, in hoa, viết thường của chữ cái e. những chữ cái này tuy cấu tạo, cách viết khác nhau nhưng cách phát âm đều giống nhau là e
* Làm quen chữ cái ê
- Cô giới thiệu và cho trẻ làm quen chữ cái ê
- Cô phát âm mẫu và cho trẻ phát âm 
- Yêu cầu trẻ tìm chữ cái giống cô đưa lên 
- Yêu cầu trẻ phát âm
Cô sửa sai khi trẻ phát âm chưa chính xác.
- Cô cho trẻ nhận xét về đặc điểm của chữ cái .
- Cô hướng dẫn cách phát âm chữ ê: Khi phát âm chữ ê miệng hơi tròn.
- Cô giới thiệu các dạng chữ : in thường, in hoa, viết thường của chữ cái Ê. những chữ cái này tuy cấu tạo, cách viết khác nhau nhưng cách phát âm đều giống nhau là Ê
*So sánh chữ cái e, ê
Hướng dẫn trẻ tìm điểm giống nhau và khác nhau giữa 2 chứ cái e, ê
2.3.Hoạt động 2. Trò chơi củng cố ôn luyện (8- 10p)
* Trò chơi 1: ‘Chiếc nón kỳ diệu”( 2-3 phút)
Cô nêu cách chơi: Quay chiếc nón khi nón dừng lại chữ cái gì trẻ giơ chữ cái đó lên và phát âm, hoặc cô yêu cầu trẻ ghép nét rời thành chữ cái? 
-Luật chơi: Dùng tay quay chiếc nón cho nón quay khi nón dừng lại mới đọc chữ
- Tổ chức cho trẻ chơi.
* Trò chơi 2: Gắn chữ còn thiếu(2- 3 p)
- Cách chơi: Bật qua 3 vòng tìm chữ cái còn thiếu trong từ để gắn vào chỗ thiếu.
-Luật chơi: Trong thời gian 1 phút đội nào gắn được nhiều chữ cái hơn, gắn đúng đội đó chiến thắng.
* Trò chơi 3 : Nối chữ cái trong từ với chữ cái đơn lẻ( 3- 4 phút)
- Cách chơi: Tìm chữ cái trong từ nối với chữ cái mẫu.
 -Luật chơi: Nhóm nào tìm nối chữ cái nhanh hơn, đúng hơn, nhiều hơn nhóm đó chiến thắng.
- Tổ chức cho trẻ chơi.
Kiểm tra kết quả và nhận xét
- Tổ chức cho trẻ chơi.
Kiểm tra kết quả và nhận xét
3. Kết thúc: Trẻ hát bài “Bàn tay mẹ ” đi ra. 
- Trẻ trẻ hát bài thơ “Cả nhà thương nhau”
- Trong gia đình mọi người ai cũng thương yêu nhau
- Trẻ trả lời
- Tranh vẽ Mẹ bế bé
- Trẻ phát âm từ dưới tranh : “Bế bé”
- 3 nhóm gắn từ “bế bé” giống cô
- Một trẻ lên rút 2 chữ cái giống nhau (trẻ rút 2 chữ “b”)
-Trẻ quan sát chữ cái “e”.
- Trẻ phát âm chữ “e”( Tổ chóm, cá nhân)
- Trẻ tìm chữ cái ‘ê’ trong rổ giống chữ cái quan sát được và giơ lên
- Trẻ nhìn vào chữ cái e vừa tìm được và phát âm chữ cái.
- Cho cả lớp ,nhóm , tổ,Cá nhân phát âm.
- Trẻ nhận xét : Chữ « e » có 1 nét ngang và 1 nét cong hở phải.
- Cả lớp phát âm lại e.
Trẻ thực hiện các bước như làm quen chữ cái e
- Cho cả lớp ,nhóm , tổ,Cá nhân phát âm
- Trẻ nhận xét : Chữ «ê » có 1 nét ngang , 1 nét cong hở phải và 1 dấu nón trên đầu 
- Giống : Chữ cái e, ê giống nhau đều có 1 nét ngang và 1 nét cong hở
- Khác : Chữ e không có dấu nón, chữ ê có dấu nón trên đầu
-Cả lớp chơi theo yêu cầu của cô : Giơ chữ cái lên và phát âm, hoặc ghép nét rời thành chữ cái e, ê
- Cô mời 1 trẻ lên quay nón cả lớp thực hiện.
- Trẻ thực hiện 2-3 lần
- Cô chia lớp thành 3 nhóm phát tranh cho các nhóm, trẻ trong nhóm tìm và nối.
- Trẻ thực hiện 
- Cô kiểm tra kết quả 
- 3 đội mỗi đội 3 trẻ bật qua vòng lên tìm chữ cái tương ứng gắn vào từ còn thiếu .
- Trẻ thực hiện 
- Cô kiểm tra kết quả 
- Trẻ hát bài “Bàn tay mẹ ” và đi ra.

File đính kèm:

  • docmam_non.doc