Giáo án mầm non lớp Lá - Đề tài: Sự khác biệt giữa nước và dầu ăn

Mục đích – yêu cầu:

1)Kiến thức:

- Củng cố kiến thức về đặc điểm của nước và dầu ăn: Đều là chất lỏng.

- Sự khác biệt: Nước trong suốt, không màu, không mùi, không vị. Dầu ăn có màu vàng nhạt, vàng đậm hơn 1 chút, không mùi, vị béo ngậy. Biết được công dụng của nước và dầu ăn.

- Trẻ biết 1 số nguyên liệu tan trong nước, không tan trong dầu ăn.

- Biết dầu ăn không tan trong nước, nhẹ hơn nước nên khi đổ lẫn vào nhau dầu ăn sẽ nổi lên trên. Biết ứng dụng tách dầu khỏi nước khi đã qua sử dụng.

- Biết dầu ăn và nước ngoài được sử dụng hàng ngày trong cuộc sống của con người còn có thể làm những thí nghiệm thú vị, bổ ích.

2) Kỹ năng:

- Phát triển khả năng quan sát, tư duy, suy luận, phán đoán cho trẻ.

- Phát triển ngôn ngữ mạch lạc, khả năng diễn đạt cho trẻ.

- Rèn luyện sự phối hợp, hợp tác, trao đổi trong nhóm.

3) Thái độ:

- Trẻ hứng thú tham gia hoạt động.

- Biết phóng tránh những nguy hiểm của nước và dầu ăn khi sử dụng.

 

docx6 trang | Chia sẻ: thienanh95 | Lượt xem: 3465 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án mầm non lớp Lá - Đề tài: Sự khác biệt giữa nước và dầu ăn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
 Đề tài: Sự khác biệt giữa nước và dầu ăn
Đối tượng: MGL ( 5 – 6 tuổi )
Số lượng: Cả lớp
Thời gian: 30 – 35 phút
Người dạy: Nguyễn Thị Phương Ly
I)Mục đích – yêu cầu:
1)Kiến thức:
- Củng cố kiến thức về đặc điểm của nước và dầu ăn: Đều là chất lỏng. 
- Sự khác biệt: Nước trong suốt, không màu, không mùi, không vị. Dầu ăn có màu vàng nhạt, vàng đậm hơn 1 chút, không mùi, vị béo ngậy. Biết được công dụng của nước và dầu ăn.
- Trẻ biết 1 số nguyên liệu tan trong nước, không tan trong dầu ăn.
- Biết dầu ăn không tan trong nước, nhẹ hơn nước nên khi đổ lẫn vào nhau dầu ăn sẽ nổi lên trên. Biết ứng dụng tách dầu khỏi nước khi đã qua sử dụng.
- Biết dầu ăn và nước ngoài được sử dụng hàng ngày trong cuộc sống của con người còn có thể làm những thí nghiệm thú vị, bổ ích.
2) Kỹ năng:
- Phát triển khả năng quan sát, tư duy, suy luận, phán đoán cho trẻ.
- Phát triển ngôn ngữ mạch lạc, khả năng diễn đạt cho trẻ.
- Rèn luyện sự phối hợp, hợp tác, trao đổi trong nhóm.
3) Thái độ:
- Trẻ hứng thú tham gia hoạt động.
- Biết phóng tránh những nguy hiểm của nước và dầu ăn khi sử dụng.
II) Chuẩn bị:
*Địa điểm: Trong lớp
*Đồ dùng của cô:
- Laptop, tivi, Bài giảng điện tử. Nhạc bài hát “ Mời bạn ăn “, “ Điều kì lạ quanh ta “.
*Đồ dùng của trẻ:
- 6 bàn, 6 khay đựng: chai nước, dầu ăn, muối, đường, màu thực phẩm, viên nén sủi, cốc, thìa, khăn lau.
III) Tiến hành:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1.Ổn định tổ chức:
- Cô và trẻ hát bài “ Mời bạn ăn ”
- Các con vừa hát bài hát gì? Trong bài hát nhắc đến điều gì?
2.Phương pháp, hình thức tổ chức:
Trẻ hát
Trẻ trả lời
*HĐ1: Trò chuyện, đàm thoại:
- Các con phải ăn đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng nào để có 1 cơ thể khỏe mạnh, cao lớn? Các con hãy cùng mở hộp quà xem điều bất ngờ gì dành cho các con nhé! Dầu ăn thuộc nhóm chất nào? Vậy nước và dầu ăn có điểm gì giống nhau?
- Cho trẻ củng cố lại kiến thức về đặc điểm của nước và dầu ăn
+ Nước trong suốt, không màu, không mùi, không vị.
+ Vì sao con biết nước không có vị?
+ Dầu ăn có màu vàng nhạt, hoặc vàng đậm hơn không mùi, có mùi thơm nhẹ đặc trưng của những loại hạt được dùng để ép như đậu nành, hướng dương, vị béo ngậy. Vì sao con biết?
- Sờ vào dầu ăn và nước các con thấy điều gì?
- Nước và dầu ăn được dùng như thế nào trong cuộc sống?
- Nếu cho 1 số nguyên liệu vào nước và dầu ăn thì điều gì sẽ xảy ra, cô mời các con cùng khám phá nhé!
*HĐ2: Trải nghiệm
- Cho trẻ chia về 6 bàn thực hành, trải nghiệm:
- Cô cho trẻ quan sát các đồ dùng mà các nhóm có.
- Cho trẻ đổ nước vào 2 cốc. Cho đường, muối vào mỗi cốc, khuấy đều, quan sát, nhận xét.
- Cho trẻ đổ dầu ăn vào 2 cốc. Cho đường, muối vào mỗi cốc, khuấy đều, quan sát, nhận xét.
- Cô khái quát lại. Giới thiệu cho trẻ sẽ có 1 số chất tan được trong dầu ăn. Ở những buổi học sau cô sẽ cho các con cùng trải nghiệm nhé!s- Theo các con nếu hòa nước và dầu ăn với nhau thì sao nhỉ? Cô mời các con cùng nhau làm thí nghiệm nào.
- Cho trẻ đổ lần lượt nước và dầu ăn vào 1 cốc xem điều gì xảy ra?
- Vì sao dầu ăn lại nổi trên nước?
- Ở môi trường nước nóng, do dầu ăn không tan trong nước nên dầu ăn cũng nổi trên nước đấy các con ạ.
- Nếu đổ nước vào dầu ăn đun sôi thì sao? Cô mời các con cùng hướng lên đây.
+ Đổ nước vào dầu đun sôi đã tắt bếp. Quan sát, nhận xét?
+ Đổ nước vào dầu đun sôi không tắt bếp, quan sát, nhận xét.
- Cô khái quát, giáo dục trẻ biết sự nguy hiểm, phòng tránh
- Cho trẻ xem video rau xào:
+ Vì sao rau xào trong dầu ăn lại có vị đậm đà của muối?
+ Cô khái quát.
- Cho trẻ xem bể tách dầu ăn ở hệ thống nước thải. Quan sát.
- GD trẻ: Nước và dầu ăn đều là chất lỏng và có những đặc điểm riêng. Có những chất tan trong nước nhưng lại không tan được trong dầu ăn. Nhưng sự khác biệt đó nếu được kết hợp, sử dụng đúng cách sẽ có ích lợi cho con người trong quá trình chế biến các món ăn khác nhau.
- Chính vì dầu ăn không tan trong nước nên con người đã sáng tạo ra bể tách dầu ăn trong hệ thống nước thải của bếp ăn nhà hàng hay trong các gia đình để tránh tắc hệ thống nước thải do dầu ăn bám lại, gây mùi ô nhiễm.
*HĐ3: Luyện tập, củng cố:
Trò chơi 1: Cho trẻ đổ cốc có cả dầu ăn và nước vào vợt lọc để thấy nước sẽ chảy xuống, còn dầu ăn ở lại.
Trò chơi 2: Cho trẻ nhỏ màu thực phẩm vào cốc lẫn nước và dầu ăn. Quan sát màu thực phẩm sẽ như thế nào? Sau đó cho trẻ thả viên nén sủi vào quan sát.
3.Kết thúc:
- Nhận xét, chuyển hoạt động.
Trẻ trả lời
Trẻ thực hiện và nhận xét
Trẻ chơi

File đính kèm:

  • docxkpkh_su_khac_biet_giua_nuoc_va_dau_an_22320198(1).docx
Giáo Án Liên Quan