Giáo án Mầm non Lớp Lá - Đề tài: Tìm hiểu rác phân hủy được-Rác không phân hủy được

I. MỤC ĐÍCH:

1. Kiến thức:

- Trẻ biết thế nào là rác phân hủy được và rác không phân hủy được.

- Trẻ biết rác luôn xuất hiện trong cuộc sống và ảnh hưởng của rác đối với cuộc sống.

2. Kỹ năng:

- Trẻ có một số kỹ năng tư duy: Phân loại rác, đặt câu hỏi, dự đoán, lắng nghe và sử dụng ngôn ngữ để chia sẻ tưởng của bản thân.

- Có kỹ năng trải nghiệm, thực hành quá trình chôn rác.

3. Thái độ:

- Trẻ lắng nghe ý tưởng của người khác và chờ đợi đưa ra ý tưởng chia sẻ, thảo luận.

- Có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường

 

docx3 trang | Chia sẻ: tranhang91 | Lượt xem: 1402 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mầm non Lớp Lá - Đề tài: Tìm hiểu rác phân hủy được-Rác không phân hủy được, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG PHÁM PHÁ
Đề tài: Tìm hiểu rác phân hủy được – Rác không phân hủy được
Lứa tuổi: Mẫu giáo lớn
I. MỤC ĐÍCH:
1. Kiến thức: 
- Trẻ biết thế nào là rác phân hủy được và rác không phân hủy được.
- Trẻ biết rác luôn xuất hiện trong cuộc sống và ảnh hưởng của rác đối với cuộc sống.
2. Kỹ năng:
- Trẻ có một số kỹ năng tư duy: Phân loại rác, đặt câu hỏi, dự đoán, lắng nghe và sử dụng ngôn ngữ để chia sẻ tưởng của bản thân.
- Có kỹ năng trải nghiệm, thực hành quá trình chôn rác.
3. Thái độ:
- Trẻ lắng nghe ý tưởng của người khác và chờ đợi đưa ra ý tưởng chia sẻ, thảo luận.
- Có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường
II. CHUẨN BỊ:
1. Địa điểm: Học tại lớp
2. Đồ dùng của cô:
+ Kết thúc hoạt động buổi chiều hôm trước (HĐ với các loại vật liệu tạo hình), giáo viên không tác động để trẻ thu dọn sau HĐ
- Nhạc:
+ Nhạc bài: Tùy thuộc hành động của bạn.
+ Trò chơi “Đĩa lót” nhằm khai thác thông tin của trẻ về rác phân hủy được và rác không phân hủy được.
+ Máy ảnh.
3. Đồ dùng của trẻ:
- Chậu nhựa.
- Đất.
- Dụng cụ trồng cây: xẻng.
 III. CÁCH TIẾN HÀNH
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
HOẠT ĐỘNG
CỦA TRẺ
1.Ổn định tổ chức:
- Trẻ vào góc HĐ thấy bừa bộn với nhiều rác vứt lung tung.
+ Cháu thấy hôm nay góc HĐ này có gì khác mọi hôm? 
+ Ai có thể đưa ra lý do vì sao lại bừa bộn như vậy không?
+ Cháu cảm nhận điều gì khi bước vào góc HĐ?
+ Cháu mong muốn điều gì khi bước vào lớp học? Sẽ phải làm ntn?
2. Giới thiệu:
- Chúng mình cùng làm sạch lớp học bằng cách nào?
- Cháu đã nhặt được những rác gì?
- Giáo viên ghi tên rác và hình ảnh đi kèm.
- Theo các cháu rác có ở những đâu?
- Có chuyện gì xảy ra nếu lượng rác thải ngày một nhiều? 
- Theo cháu có cách nào để những rác này hoàn toàn biến mất?
-> GV ghi lại tất cả những ý kiến của trẻ.
- Hôm nay chúng mình cùng nhau chọn một cách để làm rác biến mất đó là chôn rác. Vậy khi chôn thì rác sẽ biến đi đâu? Khi nào thì nó biến mất?
- Theo cháu những loại rác nào khi chôn mà biến mất và những rác nào đem chôn xong còn nguyên?
- Rác đem chôn mà biến mất gọi là rác phân hủy được còn những loại rác khi đem chôn sau một thời gian còn nguyên hình dạng ban đầu được gọi là rác không phân hủy được.
- Chúng mình chia thành 2 nhóm tìm hiểu kỹ hơn về rác phân hủy được và rác không phân hủy được.
- Mỗi nhóm 1 tờ A0: Trẻ thảo luận và dự đoán
Rác sẽ biến đi đâu?
Kể tên	 Lý do chọn
Hình dạng còn như ban đầu không?
Rác phân hủy được
Rác sẽ biến đi đâu?
Kể tên	 Lý do chọn
Hình dạng còn như ban đầu không?
Rác không phân hủy được
- Trẻ làm xong đổi vị trí cho nhau.
- Hai nhóm cùng mang kết quả của mình chia sẻ với các bạn. 
- Hai nhóm có câu hỏi gì đặt ra cho nhau không?
(Giáo viên khuyến khích trẻ thể hiện hiểu biết của mình bằng hình vẽ)
*. Củng cố
- Mỗi bạn đưa ra ý kiến khác nhau và để khẳng định lại những ý kiến đó là chính xác hay chưa chính xác chúng mình cùng nhau thực hành chôn rác. Để thực hiện hoạt động này chúng mình cần dụng cụ gì? Và sẽ làm thế nào?
+ Mỗi trẻ lấy một chậu câu nhựa nhỏ, ghi tên.
+ Trẻ lấy rác lúc đầu nhặt được ở trong lớp và đem chôn.
+ Mỗi trẻ 1 cuốn sổ nhật ký, trẻ vẽ lại rác chôn vào chậu và ghi ngày.
- Giáo viên chụp lại quá trình trẻ thực hiện hoặc cho trẻ tự chụp.
3. Kết thúc:
 Trẻ mang chậu rác ra nơi qui định. Cho trẻ xem lại những hoạt động mà trẻ đã thực hiện.
Hát bài “Tùy thuộc hành động của bạn”
Cô cùng trẻ đi hoạt động ngoài trời cùng nhau thu dọn và đi nhặt rác ở sân trường.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ đưa ra ý kiến.
- Trẻ về đưa ra ý kiến của bản thân.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ về nhóm.
- Trẻ đổi vị trí.
- Trẻ thực hiện chôn rác và ghi sổ nhật ký

File đính kèm:

  • docxkham pha_13187782.docx
Giáo Án Liên Quan