Giáo án mầm non lớp Lá - Đề tài: Truyện Chú thỏ tinh khôn

MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU

1. Kiến thức:

- Trẻ hiểu nội dung câu chuyện và nắm được trình tự câu chuyện “Chú thỏ tinh khôn”

- Trẻ biết kể chuyện sáng tạo theo ý thích của mình.

2. Kỹ năng:

- Trẻ kể sáng tạo và thể hiện được điệu bộ cử chỉ, hành động của các nhân vật trong truyện.

- Trẻ kể mạch lạc, rõ ràng.

- Trẻ trả lời câu hỏi của cô to, rõ ràng, mạch lạc, đủ câu.

- Trẻ có kỹ năng hoạt động nhóm.

3. Thái độ:

- Trẻ hứng thú tham gia hoạt động.

- Trẻ biết xử lý tình huống khi gặp nguy hiểm: gặp người lạ bắt, gặp người xấu.

 

doc5 trang | Chia sẻ: thienanh95 | Lượt xem: 1367 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án mầm non lớp Lá - Đề tài: Truyện Chú thỏ tinh khôn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN BẮC TỪ LIÊM
TRƯỜNG MẦM NON PHÚC DIỄN
GIÁO ÁN THI GIÁO VIÊN GIỎI
Cấp Trường
 	 Lĩnh vực: Phát triển ngôn ngữ
 	Hoạt động kể truyện sáng tạo
 Đề tài: Truyện "Chú thỏ tinh khôn"
 Đối tượng: MGL3 (5 - 6tuổi)
 Số lượng: 25 - 30 trẻ.
 Thời gian: 30 - 35 phút.
 Ngày dạy: 06/11/2019
 Giáo viên: Lê Thị Luyến
NĂM HỌC 2019-2020
I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU
1. Kiến thức:
- Trẻ hiểu nội dung câu chuyện và nắm được trình tự câu chuyện “Chú thỏ tinh khôn”
- Trẻ biết kể chuyện sáng tạo theo ý thích của mình.
2. Kỹ năng:
- Trẻ kể sáng tạo và thể hiện được điệu bộ cử chỉ, hành động của các nhân vật trong truyện.
- Trẻ kể mạch lạc, rõ ràng.
- Trẻ trả lời câu hỏi của cô to, rõ ràng, mạch lạc, đủ câu.
- Trẻ có kỹ năng hoạt động nhóm.
3. Thái độ:
- Trẻ hứng thú tham gia hoạt động.
- Trẻ biết xử lý tình huống khi gặp nguy hiểm: gặp người lạ bắt, gặp người xấu.
II. CHUẨN BỊ:
1. Địa điểm:
- Học trong lớp, trẻ ngồi trên ghế hình vòng cung, trẻ ngồi xung quanh cô...
2. Đồ dùng dạy học:
2.1. Đồ dùng của giáo viên:
* Đồ dùng dạy học:
- Một con thỏ bông
- Rối dẹt các nhân vật: hổ, thỏ, cá sấu..
- Khung rối, đèn chiếu.
- Bản nhạc không lời hỗ trợ phần kể chuyện.
2.2. Đồ dùng của trẻ:
- Giá để tranh cho trẻ, que chỉ
- Màu vẽ,
- Tranh, hình ảnh để trẻ kể sáng tạo.
- Các con thú nhồi bông: Thỏ, hổ, cá sấu, hươu
III. CÁCH TIẾN HÀNH
Thời gian
Nội dung
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
2-3”
20”
2-3”
1.Ổn định tổ chức.
2. Phương pháp, hình thức tổ chức:
3. Kết thúc
- Trò chuyện với trẻ:
+ Các con hãy kể tên các con vật sống trong rừng?
- Cô giới thiệu khách mời “Một chú thỏ”
+ Thỏ: Xin chào các bạn!
Các bạn ơi, các bạn có biết tớ vừa đi đâu về không? 
Tớ vừa tham gia một cuộc thi chạy đua ở trên phố đấy.
Các bạn đoán xem tớ được giải gì? Hí hí hí
Không những được giải nhất, tớ còn được ban giám khảo khen là thông minh đấy.
Các bạn có biết vì sao tớ lại được khen như thế không?
- Cô biết một chuyện rất thú vị về bạn thỏ, chúng mình cùng nghe xem vì sao bạn thỏ lại được khen là thông minh nhé.
- Cô kể một đoạn truyện ( Vào một buổi sáng đẹp trời.. Nếu ra đó thì Cá sấu sẽ ăn thịt mình mất) và hỏi trẻ:
+ Đoạn truyện cô vừa kể xảy ra ở đâu, vào thời điểm nào?
+ Trong đoạn truyện có những nhân vật nào?
+ Chuyện gì đã xảy ra?
+ Tiếp theo thỏ gặp ai? 
+ Chúng mình cùng đoán xem, khi thỏ gặp cá sấu thì sẽ xảy ra chuyện gì?
- Từ những suy đoán đó, chúng mình hãy nghĩ ra một câu chuyện sáng tạo của nhóm mình xung quanh các nhân vật cô vừa kể nhé.
- Cô chuẩn bị các sơ đồ và các hình ảnh cho các nhóm ( 3 nhóm):
+ Nhóm 1. Kể chuyện bằng cách tìm và gắn nhân vật lên tranh
+ Nhóm 2. Kể chuyện bằng cách vẽ và gắn thêm nhân vật lên tranh.
+ Nhóm 3. Kể chuyện sáng tạo bằng thú nhồi bông
+ Thời gian thảo luận là 5 phút. Khi hết thời gian thảo luận các đội sẽ lần lượt thể hiện câu chuyện sáng tạo của nhóm mình nhé.
- Cho trẻ về nhóm.
Cô quan sát và giúp đỡ các nhóm.
- Cô mời 3 nhóm lần lượt lên kể câu chuyện của nhóm mình.
+ Chúng mình nghĩ thế nào về câu chuyện của nhóm bạn?
+ Con đặt tên cho câu chuyện của nhóm con là gì?
Sau khi nghe các câu chuyện của chúng mình, cô cũng có một câu chuyện dài hơn và có nội dung hoàn toàn khác. Mời các con chú ý lắng nghe.
- Cô cho trẻ xem chiếu bóng câu chuyện “Chú thỏ tinh khôn”
*Giáo dục:
- Khi thỏ bị cá sấu nuốt, thỏ đã làm gì?
- Nếu các con gặp nguy hiểm giống như thỏ, các con sẽ làm gì?
--> Các con ạ. Khi gặp phải nguy hiểm, chúng mình hãy thật bình tĩnh để suy nghĩ tìm cách giải thoát cho mình nhé. Chúng mình không được đi theo người lạ, và đặc biệt là không được đi ra ngoài khi không có người lớn.
- Cô nhận xét, chuyển hoạt động:
- Cô cho trẻ hưởng ứng theo nhạc bài “ Let’s go to zoo”
- Trẻ lắng nghe và trả lời
- Trẻ lắng nghe và trò chuyệ với thỏ
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ trả lời
( ban ngày ạ)
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe và trả lời( thỏ đang ngủ ạ)
-Trẻ trả lời ( gặp hổ,cá sấu)
- Trẻ trả lời( thỏ bị hổ đuổi theo ạ, thỏ bị cá sấu ăn thịt ạ)
-Trẻ lắng nghe
- Trẻ tự đi lấy đồ của nhóm mình
- Các đội thảo luận.
- Trẻ kể chuyện
- Trẻ trả lời
- Trẻ chăm chú xem 
- Trẻ trả lời ( thỏ bảo cá sấu há mồm cười: ha ha)
- Trẻ trả lời ( gọi mẹ, đánh cá sấu)
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ hưởng ứng

File đính kèm:

  • doc20200328140807giao an van hoc thi luyến.doc
Giáo Án Liên Quan