Giáo án mầm non lớp Lá - Hoạt động: Âm nhạc - Đề tài: "Cả nhà thương nhau” - Nghe hát: Niềm vui gia đình - Trò chơi âm nhạc: Tai ai tinh

I. Mục đích, yêu cầu

1. Kiến thức:

- Trẻ 3: Trẻ biết vỗ tay đúng nhịp bài hát cả nhà thương nhau” theo cô.

- Trẻ 4 tuổi: Trẻ biết vỗ tay theo nhịp bài hát cả nhà thương nhau.

- Trẻ 5 tuổi: Trẻ biết vỗ tay theo đúng nhịp bài hát “ Cả nhà thương nhau” của tác giả Phan Văn Minh một cách thành thạo.

2. Kĩ năng:

- Rèn kỹ năng ca hát và vỗ tay đúng nhịp cho trẻ.

3. Giáo dục:

- Giáo dục trẻ yêu quý, kính trọng những người thân trong gia đình.

II. Chuẩn bị

- Máy tính, ti vi, loa, nhạc bài hát: “ Cả nhà thương nhau” , “ Niềm vui gia đình”

- Mũ âm nhạc, xắc xô, mũ thỏ đủ cho trẻ

 

doc7 trang | Chia sẻ: thuthuy20 | Lượt xem: 3592 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án mầm non lớp Lá - Hoạt động: Âm nhạc - Đề tài: "Cả nhà thương nhau” - Nghe hát: Niềm vui gia đình - Trò chơi âm nhạc: Tai ai tinh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÁT TRIỂN THẨM MỸ
 Tên hoạt động: Âm nhạc 
 Tên đề tài : DVĐ “Cả nhà thương nhau” (cs 101)
 NH: Niềm vui gia đình
 TCÂN: Tai ai tinh 
I. Mục đích, yêu cầu
1. Kiến thức:
- Trẻ 3: Trẻ biết vỗ tay đúng nhịp bài hát cả nhà thương nhau” theo cô.
- Trẻ 4 tuổi: Trẻ biết vỗ tay theo nhịp bài hát cả nhà thương nhau.
- Trẻ 5 tuổi: Trẻ biết vỗ tay theo đúng nhịp bài hát “ Cả nhà thương nhau” của tác giả Phan Văn Minh một cách thành thạo. 
2. Kĩ năng:
- Rèn kỹ năng ca hát và vỗ tay đúng nhịp cho trẻ.
3. Giáo dục:
- Giáo dục trẻ yêu quý, kính trọng những người thân trong gia đình. 
II. Chuẩn bị
- Máy tính, ti vi, loa, nhạc bài hát: “ Cả nhà thương nhau” , “ Niềm vui gia đình”
- Mũ âm nhạc, xắc xô, mũ thỏ đủ cho trẻ
III. Tiến trình
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Giới thiệu bài ( 3 phút)
Chào mừng các bé đến với chương trình “ Bé yêu âm nhạc” với chủ đề “Gia đình thân yêu” của bé ngày hôm nay.
- Đến với chương trình ngày hôm nay cô Thỏ Ngọc xin chân trọng giới thiệu các vị đại biểu. và một thành phần không thể thiếu đó là sự có mặt của 3 gia đình:
+ Gia đình Thỏ Trắng
+ Gia đình Thỏ Nâu
+ Gia đình Thỏ Hồng
- Chương trình: “Bé yêu âm nhạc” hôm nay gồm 3 phần:
+ Phần thứ nhất: Tài năng âm nhạc
+ Phần thứ hai: Trò chơi âm nhạc
+ Phần thứ ba: Quà tặng âm nhạc
2. Phát triển bài ( 25 phút)
- Mở màn cho chương trình âm nhạc ngày hôm nay, chúng ta sẽ đến với phần chơi: “Tài năng âm nhạc” ở phần chơi này ban tổ chức tặng cho chúng mình một món quà( Cô bật nhạc bài “ Cả nhà thương nhau”)
+ Chúng mình vừa nghe giai điệu của bài hát gì?
+ Bài hát của tác giả nào?
- Để cho không khí sôi động hơn, cô Thỏ Ngọc xin mời các gia đình đứng lên hát bài hát này.
- Bài hát cả nhà thương nhau nói về tình cảm của các thành viên trong gia đình dành cho nhau rất gần gũi và thân thương. Để tình yêu đó thể hiện một một các trọn vẹn hơn cô sẽ vừa hát và vỗ tay theo nhịp bài hát này.
* Cô VTTN mẫu
+ Cô VTTN trước cho trẻ quan sát 1 lần
 Bây giờ chúng mình sẽ cùng thể hiện tài năng âm nhạc của mình bằng cách vỗ tay theo nhịp bài hát “ Cả nhà thương nhau”, để thể hiện tốt tài năng đó chúng mình hãy quan sát cô Thỏ Ngọc hướng dẫn nhé!
+ Cô VTTN lần 2 kết hợp phân tích động tác:
 Đầu tiên cô mở tay ra, khi bắt đầu vào nhịp cô sẽ vỗ tay vào từ đầu tiên và mở ra ở từ tiếp theo. Sau đó vỗ vào, mở ra theo nhịp 1, 2. Cứ như vậy cô vỗ tay đến hết lời bài hát.
* Cho trẻ thực hiện VTTN
- Trước khi bước vào phần thể hiện tài năng của các gia đình, thì các gia đình sẽ phải luyện tập thật chăm chỉ. Cho cả lớp VTTN 2 lần ( Thay đổi các hình thức)
- Cô Thỏ Ngọc xin mời phần thể hiện tài năng âm nhạc của các gia đình Thỏ. (Mỗi tổ VTTN 1 lần)
- Đại diện các thành viên trong các gia đình sẽ lên giao lưu.
+ 4 nhóm trẻ lên VTTN( Nhóm trẻ 5 tuổi, 4 tuổi, 3 tuổi và nhóm 5 tuổi lên vỗ tay cùng xắc xô) 
+ Cá nhân nhân trẻ lên VTTN (3 trẻ ở 3 độ tuổi)
- Cô tổ chức cho trẻ đi vòng tròn vừa đi vừa vỗ tay theo nhịp bài hát, sau đó trở về chỗ của mình
- Cô nhận xét khen trẻ, chú ý sửa sai cho trẻ.
b. Trò chơi: “ Tai ai tinh”
- Các gia đình đã thể hiện rất xuất sắc tài năng của mình rồi và tiếp theo xin mời các gia đình sẽ đến với phần hai của chương trình đó là phần chơi ‘ Trò chơi âm nhạc”
- Với phần trò chơi âm nhạc này các thành viên gia đình sẽ phải đội mũ âm nhạc và đoán tên bạn hát. Nếu bạn nào không đoán được đúng tên bạn sẽ phải nhảy lò cò.
- Tổ chức cho trẻ chơi ( 3 – 4 lần, chú ý gọi trẻ ở cả 3 độ tuổi).
c. Nghe hát “ Niềm vui gia đình”
- Xin mời các gia đình bước vào phần thứ 3: “ Quà tặng âm nhạc”
- Cho trẻ xem video bài hát “ Niềm vui gia đình”. 
- Nghe ca khúc “ Niềm vui gia đình” của tác giả: “ Hoàng Vân” cô Thỏ Ngọc thấy tình cảm sâu sắc trong gia đình không gì có thể sánh được, đó là tình yêu, sự quan tâm và sẻ chia vui buồn, hạnh phúc của những người thân dành cho nhau. Cô Thỏ Ngọc muốn hát tặng các gia đình bài hát này.( Cô khuyến khích trẻ hưởng ứng cùng)
3. Kết thúc: ( 2 phút)
Bài hát cũng đã khép lại chương trình, Cô Thỏ Ngọc xin chúc các vị đại biểu, các gia đình sức khỏe, hạnh phúc và luôn dành cho nhau những tình cảm yêu thương sâu sắc nhất để cho mái ấm gia đình mình luôn tràn đầy tiếng cười và tình yêu thương. Xin chào và hẹn gặp lại.
- Trẻ lắng nghe và vỗ tay
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ vỗ tay
- Trẻ lắng nghe và vỗ tay
- Trẻ lắng nghe 
- Cả nhà thương nhau
- Phan Văn Minh
- Cả lớp hát
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ quan sát
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ lắng nghe cô phân tích
- Cả lớp VTTN
- 3 tổ VTTN
- Nhóm VTTN
- Trẻ VTTN
- Trẻ đi vòng tròn và vỗ tay
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ chơi hào hứng
- Trẻ lắng nghe và vỗ tay
- Trẻ xem video và hưởng ứng
- Trẻ lắng nghe cô hát và hưởng ứng cùng
- Trẻ lắng nghe và vỗ tay
KHÁM PHÁ CHỦ ĐỀ
CHỦ ĐỀ: GIA ĐÌNH
CHỦ ĐỀ NHÁNH: ĐỒ DÙNG GIA ĐÌNH
- PV: Gia đình, cửa hàng bán đồ dùng trong gia đình 
- XD: Xây ngôi nhà của bé 
- ÂN: Biểu diễn các bài hát trong chủ điểm gia đình
- TV: Xem sách, tranh ảnh, lô tô về đồ dùng gia đình
- TH: Cắt dán, tô vẽ, nặn đồ dùng trong gia đình 
- KPKH: Chơi với cát
I. Mục đích, yêu cầu
1. Kiến thức:
- 3t: Trẻ biết nhận vai chơi, biết thể hiện vai chơi một cách tự nhiên.
- 4t: Trẻ biết tự phân vai, thể hiện vai chơi thành thạo, liên kết góc chơi dưới sự hướng dẫn của bạn trưởng trò.
 - 5t: Trẻ biết tự phân vai chơi, thể hiện vai chơi, liên kết giữa các góc chơi và biết làm trưởng trò thành thạo.
2. Kĩ năng:
- 3t: Rèn kỹ năng giao tiếp, kỹ năng chọn vai chơi, tô, dán và kỹ năng liên kết góc chơi cho trẻ.
- 4t: Rèn kỹ năng phân vai, giao tiếp, xếp chồng, tô, cắt cho trẻ.
- 5t: Rèn kỹ năng phân vai, kỹ năng thể hiện vai chơi, kỹ năng giao tiếp và liên kết giữa các góc chơi.
3. Giáo dục:
 	Trẻ đoàn kết trong khi chơi và giữ gìn đồ chơi cũng như đồ dùng gia đình.
II. Chuẩn bị
1. Góc xây dựng :
 Vật liệu xây dựng : Gạch, nút ghép, miếng lắp ghép, biển ngôi nhà, biển cây rau hoa, bay xây, ví tiền, giỏ mua hàng....
2. Góc phân vai : 
+ Các đồ dùng gia đình: Bàn ghế, giường tủ, bếp ga, xoong nồi, ấm chén, bát
+ Các đồ dùng phục vụ cho bữa ăn gia đình: Các món ăn, rau, củ, quả, gạo 
+ Cây xanh, cây hoa, rau, ví tiền, giỏi mua hàng
3. Góc nghệ thuật :
Sắc xô, phách tre, trống, đàn, míc, gương lược, dây buộc tóc, đồ trang điểm, ví tiền, giỏ mua hàng
4. Góc tạo hình :
Tranh về đồ dùng gia đình cho trẻ cắt, kéo, keo, đất nặn, bút sáp, bảng con, khăn lau, sách tự tạo cho trẻ vẽ, dán tranh, tô màu đồ dùng gia đình, ví tiền, giỏ mua hàng.
5. Góc thư viện:
 Sách, tranh ảnh, lô tô một số đồ dùng gia đình, kéo, ví tiền, giỏ mua hàng.
6. Góc khám phá khoa học:
Cát, sỏi, nước, cây cối
III. Tiến hành
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1.Giới thiệu bài (3-5 phút)
- Cô ra loa: “Loa loa loa loa,
Đã đến ngày hội. Gia đình của bé. Xin mời các bạn. Cùng đến tham gia. Loaloaloaloa”
- Cô nghe nói ngày hội gia đình được tổ chức ở lớp MGL A3, với chủ để gia đình thân yêu của bé các bạn có muốn đến tham gia không?
- Cô và trẻ cùng đến lớp mẫu giáo lớn A3, vừa đi vừa hát bài hát nhà của tôi.( cô mở nhạc cho trẻ hát)
2. Phát triển bài (45-50 phút)
a. Thoả thuận trước khi chơi
- Đã tới lớp mẫu giáo lớn A3 rồi, xin mời các bạn hãy tìm một chỗ ngồi cho mình. Để tham dự ngày hội hôm nay chúng mình hãy bầu một bạn để đồng hành cùng cô.
+ Cô hỏi: Ngày hội gia đình hôm nay các bạn tổ chức trò chơi gì?
+ Trưởng trò: Lớp chúng mình có mấy góc chơi? Đó là những góc chơi nào?
+ Trưởng trò: Hôm nay, Các bạn muốn chơi những góc chơi nào?
=> Cô khái quát lại và cùng trẻ thống nhất góc chơi
( Trưởng trò và cô hỏi các bạn)
* Góc xây dựng: 
+ Bạn nào thích chơi ở góc nào?
+ Bạn nào cùng ý kiến với bạnnào?
+ Hôm nay các bác xây dựng sẽ xây dựng công trình gì?
=> Chúc các bác sẽ xây được công trình thật đẹp nhé
* Góc tạo hình:
+ Các bạn họa sỹ tí hon ơi? các bạn đang ở đâu?
+ Các bạn họa sỹ sẽ chơi ở góc tạo hình và các bạn ấy sẽ chơi gì?
=> Cô mong chúng mình sẽ tạo ra thật nhiều sản phẩm đẹp để trưng bày nhé.
* Góc thư viện:
+ Có rất nhiều tranh, hình ảnh cần các bạn khám phá, không biết các bạn có những ý tưởng gì và sẽ chơi ở góc nào?
+ Bạn nào muốn chơi góc sách truyện?
+ Các bạn sẽ chơi gì hôm nay?
=> Cô khái quát lại
* Góc phân vai: 
+ Có một góc có nhiều đồ dùng và hứa hẹn nhiều điều thú vị đố các bạn biết đó là góc chơi nào?
+ Bạn nào sẽ chơi góc này?
+ Góc phân vai các bạn sẽ chơi gì?
+ Trò chơi gia đình các bạn sẽ làm gì?
+ Trò chơi bán hàng các bạn sẽ bán gì?
=>Cô khái quát lại góc phân vai: Chúc các cô bán hàng sẽ bán được nhiều hàng và gia đình sẽ nấu được nhiều món ăn ngon.
* Góc âm nhạc:
+ Ở góc chơi nào các bạn sẽ được thể hiện tài năng ca múa của mình?
+ Những bạn nào yêu ca hát?
+Hôm nay góc âm nhạc các bạn chơi gì?
=> Cô khái quát lại
- Cô hỏi bạn trưởng trò: Con thích chơi ở góc nào?
- Vừa rồi, cô thấy các bạn đã chọn được góc chơi ưa thích của mình rồi, bây giờ chúng mình sẽ cùng chơi nhé. Nhưng khi chơi các bạn phải chơi đoàn kết không dành đồ chơi của nhau và các bạn phải giữ gìn đồ chơi của mình các bạn nhớ chưa nào?
- Cô tổ chức trò chơi “ Thi lấy biểu tượng”
+ Luật chơi: Kết thúc bản nhạc trẻ phải tìm được biểu tượng về góc chơi và đứng thành một hành dọc.
+ Cách chơi: Trong thời gian là một bản nhạc trẻ đi vòng lấy biểu tượng và về góc chơi.
+ Cô tổ chức cho trẻ chơi.
b. Quá trình chơi
- Cô đi từng góc hướng dẫn và gợi ý trẻ chơi.
- Trẻ chơi tích cực tự nhiên
- Cô tham gia chơi cùng trẻ chú ý tạo tình huống cho trẻ liên kết góc chơi.
c. Nhận xét sau khi chơi
- Cô và trưởng trò đi nhận xét từng góc chơi gợi ý cho trẻ trưởng nhóm nhận xét nhóm chơi của mình, vai chơi của các bạn ở trong nhóm. Sau đó cô khái quát lại
- Bạn kỹ sư trưởng sẽ giới thiệu về công trình nhà của mình.
- Trẻ sẽ đưa ra nhận xét.
- Cô nhận xét khái quát lại ( khen những trẻ chơi tốt, động viên những trẻ chưa hoàn thành, khuyến khích trẻ chơi tốt hơn)
3. Kết thúc (3-5 phút)
- Xin mời các vị đại biểu, các kỹ sư cùng chụp những bức ảnh lưu niệm.
Ngày hội gia đình năm nay đã tổ chức thành công rực rỡ, cô xin kính chúc các vị đại biểu, các bé sức khỏe hạnh phúc. Chúc các bé học giỏi và luôn nghe lời ông bà cha mẹ và cô giáo nhé. Hẹn gặp lại các bé vào ngày hội gia đình năm sau.
Trẻ ra lắng nghe
Có ạ
Trẻ đi theo hàng
Trẻ hát
Trẻ bầu trưởng trò
Hoạt động góc
6 góc chơi
Trẻ kể tên góc chơi
Trẻ trả lời
Trẻ thống nhất góc chơi
Góc xây dựng
Trẻ giơ tay
Xây ngôi nhà của bé
Trẻ lắng nghe
Trẻ giơ tay
Vẽ, tô màu, cắt dán, nặn đồ dùng GĐ
Trẻ lắng nghe
Góc sách truyện
Trẻ giơ tay
Xem tranh, lô tô
Trẻ lắng nghe
Góc phân vai
Trẻ giơ tay
GĐ, cửa hàng
Nấu cơm, đi chợ mua sắm
Cửa hàng bán đồ dùng
Trẻ lắng nghe
Góc âm nhạc
Trẻ giơ tay
Múa hát các bài hát
Trẻ lắng nghe
Trẻ trả lời
Trẻ lắng nghe
Trẻ lắng nghe
Trẻ đi theo hàng
Trẻ tự phân vai chơi
Trẻ chơi tích cực
Trẻ liên kết góc chơi
Trẻ nêu nhận xét
Trẻ lắng nghe 
Trẻ đưa ra nhận xét
Trẻ lắng nghe
Trẻ chụp ảnh lưu niệm
Trẻ lắng nghe

File đính kèm:

  • docGiao_an_am_nhac_day_VD_vo_tay_theo_nhip_ca_nha_thuong_nhau.doc
Giáo Án Liên Quan