Giáo án Mầm non Lớp Lá - Hoạt động: Bé làm gì khi bị bỏ quên trong Xe Ô tô/ Xe Buýt
I. Mục đích – yêu cầu
- Treû biết mối nguy hiểm khi bị bỏ quên trong ô tô/ xe buýt và cách xử lý tình huống đó.
- Trẻ thực hiện được các hành động xử lý tình huống khi bị bỏ quên trong ô tô/ xe buýt; phân biệt được hành vi Đúng/ Sai khi xử lý tình huống bị bỏ quên trong ô tô/ xe buýt.
- Trẻ có ý thức tự bảo vệ trong các tình huống nguy hiểm.
II. Chuẩn bị
- Câu chuyện “Mẹ ơi, sao lâu thế?”.
- Video “Bé xử lý tình huống khi bị bỏ quên trong ô tô/ xe buýt”.
- Hai bộ tranh hành vi Đúng/ Sai về cách xử lý tình huống khi bị bỏ quên trong ô tô/ xe buýt; 2 cái bàn, 2 cái bảng, nhạc trò chơi, xắc xô.
- Mô hình ô tô.
HĐ1: Bé làm gì khi bị bỏ quên trong ô tô/ xe buýt?
* Trò chuyện với trẻ:
- Vào ngày nghỉ, gia đình con thường đi chơi ở những đâu?
- Gia đình con đi chơi bằng phương tiện gì?
* Dẫn dắt cho trẻ xem câu chuyện “Mẹ ơi, sao lâu thế?”. Hỏi trẻ:
- Câu chuyện nói về điều gì?
- Chuyện gì đã xảy ra với bạn nhỏ?
- Khi mọi người phát hiện thì bạn nhỏ đang ở trong tình trạng như thế nào?
- Nếu là con, khi bị bỏ quên trên ô tô/ xe buýt, con cảm thấy như thế nào?
- Lúc đó, con sẽ làm gì?
* Cho trẻ xem video “Bé xử lý tình huống khi bị bỏ quên trong ô tô/ xe buýt”, hỏi trẻ:
- Đoạn video hướng dẫn các con làm gì khi bị bỏ quên trong ô tô/ xe buýt?
- Vì sao con phải cố gắng giữ bình tĩnh?
- Con bấm còi xe để làm gì?
- Khi tài xế khóa cửa xe, con ở trong xe có mở được cửa sổ không?
- Để vẫy người cứu mình, con cần đứng ở phần kính nào của xe?
- Ngoài ra, con có thể bấm kết hợp còi xe và đèn gì để kêu cứu?
- Trường hợp bất đắc dĩ, con có thể dùng gì để thoát hiểm?
- Ngoài những cách video hướng dẫn, con còn biết cách xử lý nào khác khi bị bỏ quên trong ô tô/ xe buýt?
Cô khái quát và giáo dục trẻ cách xử lý khi bị bỏ quên trong ô tô/ xe buýt: Cố gắng giữ bình tĩnh, hãy bấm còi xe kết hợp đèn Hazard, mở cửa xe, đứng ở phần kính trong để vẫy người phía bên ngoài, dùng búa thoát hiểm đập vào cửa xe để kêu cứu, dùng thiết bị thông minh để liên lạc.
- Vậy để không bị bỏ quên trong ô tô/ xe buýt, con phải làm gì?
Tuyên dương trẻ, dẫn dắt chuyển hoạt động.
BÉ LÀM GÌ KHI BỊ BỎ QUÊN TRONG XE Ô TÔ/ XE BUÝT I. Mục đích – yêu cầu - Treû biết mối nguy hiểm khi bị bỏ quên trong ô tô/ xe buýt và cách xử lý tình huống đó. - Trẻ thực hiện được các hành động xử lý tình huống khi bị bỏ quên trong ô tô/ xe buýt; phân biệt được hành vi Đúng/ Sai khi xử lý tình huống bị bỏ quên trong ô tô/ xe buýt. - Trẻ có ý thức tự bảo vệ trong các tình huống nguy hiểm. II. Chuẩn bị - Câu chuyện “Mẹ ơi, sao lâu thế?”. - Video “Bé xử lý tình huống khi bị bỏ quên trong ô tô/ xe buýt”. - Hai bộ tranh hành vi Đúng/ Sai về cách xử lý tình huống khi bị bỏ quên trong ô tô/ xe buýt; 2 cái bàn, 2 cái bảng, nhạc trò chơi, xắc xô. - Mô hình ô tô. HĐ1: Bé làm gì khi bị bỏ quên trong ô tô/ xe buýt? * Trò chuyện với trẻ: - Vào ngày nghỉ, gia đình con thường đi chơi ở những đâu? - Gia đình con đi chơi bằng phương tiện gì? * Dẫn dắt cho trẻ xem câu chuyện “Mẹ ơi, sao lâu thế?”. Hỏi trẻ: - Câu chuyện nói về điều gì? - Chuyện gì đã xảy ra với bạn nhỏ? - Khi mọi người phát hiện thì bạn nhỏ đang ở trong tình trạng như thế nào? - Nếu là con, khi bị bỏ quên trên ô tô/ xe buýt, con cảm thấy như thế nào? - Lúc đó, con sẽ làm gì? * Cho trẻ xem video “Bé xử lý tình huống khi bị bỏ quên trong ô tô/ xe buýt”, hỏi trẻ: - Đoạn video hướng dẫn các con làm gì khi bị bỏ quên trong ô tô/ xe buýt? - Vì sao con phải cố gắng giữ bình tĩnh? - Con bấm còi xe để làm gì? - Khi tài xế khóa cửa xe, con ở trong xe có mở được cửa sổ không? - Để vẫy người cứu mình, con cần đứng ở phần kính nào của xe? - Ngoài ra, con có thể bấm kết hợp còi xe và đèn gì để kêu cứu? - Trường hợp bất đắc dĩ, con có thể dùng gì để thoát hiểm? - Ngoài những cách video hướng dẫn, con còn biết cách xử lý nào khác khi bị bỏ quên trong ô tô/ xe buýt? Cô khái quát và giáo dục trẻ cách xử lý khi bị bỏ quên trong ô tô/ xe buýt: Cố gắng giữ bình tĩnh, hãy bấm còi xe kết hợp đèn Hazard, mở cửa xe, đứng ở phần kính trong để vẫy người phía bên ngoài, dùng búa thoát hiểm đập vào cửa xe để kêu cứu, dùng thiết bị thông minh để liên lạc. - Vậy để không bị bỏ quên trong ô tô/ xe buýt, con phải làm gì? Tuyên dương trẻ, dẫn dắt chuyển hoạt động. HĐ2: Trò chơi “Đội nào giỏi hơn?” - Cô giới thiệu tên trò chơi. - Cô nói cách chơi: Chia trẻ thành 2 đội đứng 2 hàng dọc. Khi nghe tiếng nhạc thì bạn đầu hàng mỗi đội chạy lên chọn tranh hành vi đúng về cách xử lý tình huống khi bị bỏ quên trong ô tô/ xe buýt gắn lên bảng, rồi chạy về đập vào tay bạn kế tiếp chơi như vậy đến khi hết nhạc. + Luật chơi: Mỗi lượt chơi chỉ được chọn 1 tranh. Kết thúc trò chơi, đội nào chọn được nhiều tranh hành vi đúng hơn sẽ là đội chiến thắng. - Cô tổ chức cho trẻ chơi, cô quan sát việc thực hiện cách chơi, luật chơi của trẻ. - Nhận xét kết quả chơi. Tuyên dương trẻ. HĐ3: Trò chơi “Thử tài bé yêu” - Cô giới thiệu tên trò chơi. - Cô nói cách chơi: Một nhóm 4- 5 trẻ đóng vai gia đình đi chơi bằng ô tô và xảy ra tình huống bỏ quên một thành viên nhỏ trên xe. Trẻ bị bỏ quên sẽ xử lý tình huống và cả lớp cùng quan sát, nhận xét. - Tổ chức cho trẻ chơi. - Nhận xét, khen ngợi trẻ. * Nhận xét chung buổi hoạt động, tuyên dương trẻ. - Cho trẻ thu dọn đồ dùng cùng cô.
File đính kèm:
- giao_an_mam_non_lop_la_hoat_dong_be_lam_gi_khi_bi_bo_quen_tr.doc