Giáo án mầm non lớp lá - Hoạt động học: Làm quen với toán: Xác định phía phải - Trái của đối tượng khác - Chủ đề: Bản thân
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Trẻ xác định được phía phải, phía trái của đối tượng khác.
- Trẻ được rèn kỹ năng quan sát, định hướng, phân biệt để xác định được phía phải, phía trái của đối tượng khác và sử dụng đúng thuật ngữ toán học: phía phải, phía trái.
- Trẻ hợp tác với các bạn trong nhóm, tích cực tham gia các hoạt động, trò chơi.
II. CHUẨN BỊ:
* Đồ dùng của cô: Máy nghe nhạc, rổ đồ dùng, hình ảnh pp, nhạc trò chơi.
* Đồ dùng của trẻ: Gấu bông, rổ đựng đồ dùng đồ chơi chủ để Bản thân.
* Môi trường tổ chức hoạt động: Trong lớp
III . TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG
1. Ổn định:
- Hát và vận động “Người tôi yêu tôi thương”
- Trò chuyện về bài hát.
2. Nội dung:
2.1 Hoạt động 1: Ôn phía phải, phía trái của bản thân
- Cho trẻ xác định phía phải, phía trái của bản thân trẻ.
+ Tay phải chống vào hông phải, tay trái chống vào hông trái
+ Lắc mông sang phía phải, phía trái
+ Nghiêng người sang phải, sang trái
+ Dậm chân phải, chân trái
- Cho trẻ quay các hướng để xác định phía phải, phía trái của bản thân.
+ Phía phải của con có những gì?
+ Phía trái có những gì?
HOẠT ĐỘNG HỌC Làm quen với toán: Xác định phía phải- trái của đối tượng khác Chủ đề: Bản thân I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU - Trẻ xác định được phía phải, phía trái của đối tượng khác. - Trẻ được rèn kỹ năng quan sát, định hướng, phân biệt để xác định được phía phải, phía trái của đối tượng khác và sử dụng đúng thuật ngữ toán học: phía phải, phía trái. - Trẻ hợp tác với các bạn trong nhóm, tích cực tham gia các hoạt động, trò chơi. II. CHUẨN BỊ: * Đồ dùng của cô: Máy nghe nhạc, rổ đồ dùng, hình ảnh pp, nhạc trò chơi. * Đồ dùng của trẻ: Gấu bông, rổ đựng đồ dùng đồ chơi chủ để Bản thân. * Môi trường tổ chức hoạt động: Trong lớp III . TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG 1. Ổn định: - Hát và vận động “Người tôi yêu tôi thương” - Trò chuyện về bài hát. 2. Nội dung: 2.1 Hoạt động 1: Ôn phía phải, phía trái của bản thân - Cho trẻ xác định phía phải, phía trái của bản thân trẻ. + Tay phải chống vào hông phải, tay trái chống vào hông trái + Lắc mông sang phía phải, phía trái + Nghiêng người sang phải, sang trái + Dậm chân phải, chân trái - Cho trẻ quay các hướng để xác định phía phải, phía trái của bản thân. + Phía phải của con có những gì? + Phía trái có những gì? 2. 2 Hoạt động 2: Xác định vị trí phía phải – phía trái của đối tượng khác - Cô tạo tình huống có búp bê đến thăm lớp, búp bê chào cả lớp. - Cho búp bê ngồi cùng hướng với trẻ và cho trẻ xác định phía phải, phía trái của búp bê. - Hỏi trẻ để trẻ xác định tay phải, tay trái của búp bê. - Vì các con ngồi cùng hướng của búp bê nên phía trái của con cũng là phía trái của búp bê, phía phải của các con cũng là phía phải của búp bê. + Phía trái của bạn búp bê cô đặt là đồ chơi gì đây? (cái bấm) + Phía phải của bạn búp bê cô đặt gì đây? (lọ hồ) + Cái bấm ở phía nào của bạn búp bê ? + Lọ hồ ở phía nào của bạn búp bê ? Cô yêu cầu trẻ lấy cây bút đặt phía phải của búp bê, đồ chơi nằm phía trái của búp bê. + Cây bút ở phía nào của bạn búp bê ? + Đồ chơi ở phía nào của bạn búp bê ? Khi búp bê đứng cùng hướng với con thì phía phải của bạn búp bê là phía phải của con, phía trái của bạn búp bê là phía trái của con. - Cô yêu cầu trẻ đặt bạn búp bê ngồi ngược hướng với trẻ - Cô hỏi trẻ tay trái, tay phải của bạn búp bê. + Tay trái của bạn búp bê cùng phía với tay nào của con ? + Tay phải của bạn búp bê cùng phía với tay nào của con ? Khi bạn búp bê ngồi ngược hướng với các con , thì phía trái của bạn búp bê sẽ là phía phải của các con. Còn phía phải của bạn búp bê sẽ là phía trái của các con. Các con hãy nhìn xem cây bút bây giờ nằm ở phía nào của bạn búp bê , đồ chơi nằm ở phía nào của bạn búp bê ? - Cô cho trẻ về xem hình ảnh trên máy , và đoán xem các chi tiết trong hình nằm phía nào của đối tượng. - Trẻ quan sát và trả lời theo yêu cầu của cô. * Luyện tập: - Cho mỗi trẻ một rổ đồ dùng và làm theo yêu cầu của cô. + Cái muỗng, nắp chai ở bên phải của gấu bông + Phía phải của gấu bông là nắp chai, que màu, bút chì. 2.3 Hoạt động 3: Bé tham gia trò chơi. + Trò chơi 1: “ Ai Nhanh Hơn ” - Cách chơi : Cô chia lớp thành 2 đội và yêu cầu cả 2 đội hãy chọn những hình cô yêu cầu đặt ở vị trí xác định. - Luật chơi : Đội nào tìm được nhiều hình ảnh theo yêu cầu của cô, đội đó sẽ chiến thắng. - Cho trẻ chơi 2 lần, lần 2 cô nâng yêu cầu cao hơn. - Cô nhận xét kết quả trò chơi của 2 đội và nhận xét tuyên dương. + Trò chơi : “ Ai Mà Tài Thế ” - Cô cho trẻ ngồi thành 4 nhóm nhỏ, mỗi nhóm có một rổ đồ dùng và hãy gắn đồ dùng theo đúng phía phải, phía trái của đối tượng cô yêu cầu và xem kết quả trên màn hình, nhóm nào thực hiện đúng và nhanh sẽ là nhóm chiến thắng. -- Cô mời trẻ chơi trò chơi và yêu cầu trẻ chọn hình ảnh theo yêu cầu của cô , bằng cách các con sẽ nhấp chuột để thực hiện trò chơi. - Cô nhận xét trò chơi. 3. Kết thúc: Cho trẻ hát “Giấu tay” và ra ngoài Các trò chơi của trẻ mẫu giáo Trò chơi: Tay trái, tay phải của bé Mục đích Trẻ nhận biết được tay phải, tay trái. Chuẩn bị – Những đồ dùng đồ chơi mà khi sử dụng trẻ phải dùng bằng tay phải hoặc tay trái như: bàn chải đánh răng, lược chải đầu, bút vẽ, thìa xúc cơm, bát hoặc những đồ vật khi sử dụng trẻ phải dùng cả hai tay như: dây nhảy dây, giày có dây buộc – Số đồ dùng, đồ chơi bằng với số trẻ ở mỗi nhóm chơi. Đồ chơi để cách vạch xuất phát khoảng 3 – 4 m. – Vẽ một vòng tròn quy định nơi để đồ dùng của mỗi nhóm lấy được. Cách chơi Cô chia trẻ thành 2 nhóm. Khi có hiệu lệnh, hai trẻ đứng đầu hai nhóm cùng xuất phát. Trẻ phải sử dụng tay phải (hoặc tay trái) để lựa chọn đồ dùng, đồ chơi, sau đó đặt đồ chơi vào vòng tròn quy định của nhóm, rồi chạy về nhóm của mình. Về đến nơi, trẻ phải chạm vào tay phải của bạn tiếp theo để bạn đó được xuất phát rồi chạy xuống cuối hàng. Nhóm nào thực hiện nhanh, đúng luật chơi và về đích trước là thắng cuộc. Nhóm nào về đích chậm hơn hoặc chơi sai là thua cuộc. Nhóm thua cuộc phải giơ tay phải (hoặc tay trái) lên và nhảy lò cò 1 vòng vừa nhảy vừa nói: “Đây là tay phải (hoặc tay trái)”. Trò chơi: Xếp hình Mục đích Rèn luyện sự khéo léo và khả năng sáng tạo. Chuẩn bị Bộ xếp hình theo mục đích của trò chơi (hột, hạt, que, hình vuông, hình tròn, hình tam giác) và hình mẫu. Cách chơi Cô cho trẻ xem hình mẫu đã xếp sẵn. Sau đó, trẻ tự xếp hình theo mẫu hoặc theo gợi ý của cô giáo. Khi trẻ xếp xong, cô hỏi trẻ: Cháu vừa xếp hình gì ?” và phát triển nội dung cuộc đàm thoại bằng các câu hỏi mở Trò chơi: Vì sao bé buồn? Mục đích Giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, khả năng nhận biết và biểu lộ cảm xúc. Chuẩn bị Bức tranh vẽ em bé có khuôn mặt buồn. Cách chơi Cô giáo đưa ra bức tranh vẽ em bé có khuôn mặt buồn và hỏi trẻ lí do vì sao em bé lại buồn. Cô giáo gợi ý để trẻ đưa ra lời giải thích (bé không có ai chơi cùng; bé không có đồ chơi; mẹ bé đi vắng). Tùy theo khả năng của trẻ trong lớp, cô khuyến khích trẻ đưa ra những ý tưởng và lời giải thích phù hợp. Ví dụ: “Em bé buồn vì không có đồ chơi”. Cô giáo gợi ý: “Vậy lớp mình phải làm gì để em bé khỏi buồn?” : tặng đồ chơi, chơi cùng em bé Sau đó, cô cho cả lớp làm đồ chơi để tặng bé. Trò chơi: Bé mặc quần áo Mục đích Củng cố cho trẻ những hiểu biết về việc mặc quần áo phù hợp với thời tiết. Chuẩn bị – Một số tranh, lô tô về quần áo, đố dùng cho các thời tiết khác nhau (trời nóng, trời lạnh, trời mưa). – 3 tranh vẽ về hình ảnh trong các thời tiết nóng, lạnh, trời mưa, mỗi biểu tượng có thể kèm theo một hình ảnh về cách ăn mặc phù hợp với thời tiết. – Vẽ 3 vòng tròn hoặc 3 hàng. Mỗi vòng tròn ( hoặc mỗi hàng) tương ứng với một biểu tượng thời tiết. Mỗi hàng hoặc vòng tròn đó lại được chia thành 3 – 4 ô nhỏ hơn. – Số trẻ chơi nhiều hơn tổng số các ô ở cả 3 vòng tròn từ 2 – 3 cháu. Cách chơi Cô gõ xắc xô hoặc ra hiệu lệnh: Tất cả trẻ “đi cửa hàng mua sắm quần áo, đồ dùng”. Cô yêu cầu trẻ chọn quần áo theo ý thích. Sau đó, cô nói ; “Dùng cho khi nào?”, trẻ phải nhanh chóng về đúng hàng có biểu tượng thời tiết tương ứng với quần áo, đồ dùng cho mình đã chọn (mỗi trẻ về một ô). Trẻ nào chạy chậm, không còn chổ đứng sẽ phải đứng trước lớp giới thiệu loại quần áo (đồ dùng) mà mình đã chọn sử dụng vào thời tiết nào. Trò chơi: Tổ chức sinh nhật Mục đích Luyện cho trẻ các hành vi giao tiếp, ứng xử lịch thiệp. Chuẩn bị – Các đồ vật, đồ chơi để làm quà. – Một số tiết mục văn nghệ: đọc thơ, kể chuyện. – Bánh kẹo, hoa quả (do phụ huynh mang đến để tổ chức sinh nhật tại lớp). – Trẻ cùng nhau trang trí lớp. – Cô thông báo cho cả lớp biết những ngày sinh nhật của trẻ trong tuần (tháng) và cùng với trẻ bàn kế hoạch tổ chức sinh nhật cho bạn. Trẻ có thể tự làm những món quà (đồ chơi, vẽ tranh, nặn quả) để tặng bạn. Cách chơi – Tổ chức sinh nhật: Có thể tổ chức riêng cho từng trẻ vào đúng ngày sinh nhật của trẻ đó hoặc tổ chức chung cho tất cả trẻ có ngày sinh nhật trong cùng tuần hay tháng đó. – Trong bữa tiệc sinh nhật của mình, trẻ phải tự giới thiệu và nó cảm xúc của mình về ngày sinh nhật trước cả lớp. – Cả lớp tặng quà sinh nhật cho bạn và chúc những điều tốt đẹp. – Biểu diễn văn nghệ và ăn bánh kẹo, trái cây. – Kết thúc buổi sinh nhật: Trẻ được tổ chức sinh nhật , nói lời cảm ơn với các bạn đến dự rồi chia tay và chào tạm biệt khi các bạn ra về. Trò chơi: Cửa hàng thực phẩm Mục đích Phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Chuẩn bị Một số đồ chơi mô phỏng bánh, kẹo, rau, củ, quả, tôm, cá(nếu có điều kiện cô có thẻ chuẩn bị rau, quả thật như: rau ngót, rau muống, củ cải, quả mận, quả quýt). Cách chơi – Yêu cầu nhóm trẻ đóng vai người bán hàng sắp xếp thực phẩm theo từng loại. – Các nhóm trẻ đóng vai người mua thực phẩm phải đưa ra yêu cầu. Ví dụ: “Bác ơi bán cho tôi mớ rau ngót; Bác bán cho tôi quả mận”. “Người mua” trả tiền và nói cảm ơn. “Người mua” và “người bán” chào tạm biệt nhau. Trò chơi: Tìm người nhà Mục đích Phát triển các giác quan và khả năng định hướng trong không gian trẻ. Chuẩn bị Mỗi trẻ một hình tròn hoặc tam giác. Cách chơi – Cô phát cho mỗi trẻ một hình – Cô chia trẻ thành 2 nhóm theo dấu hiệu: hình tròn, tam giác. – Cô gọi một trẻ lên, hỏi xem trẻ có hình gì và quan sát xem mình phải tìm đến nhóm nào là “người nhà” của mình. Sau đó, cô bịt mắt trẻ lại rồi cho trẻ đi tìm đúng hình cùng loại với hình của mình. Cô yêu cầu trẻ ở nhóm “người nhà” vỗ tay hoặc nói: “Chúng tôi đây” để trẻ bị bịt mắt định hướng được. Khi đến nơi, trẻ bị bịt mắt phải sờ tay vào các hình mà một trẻ đã cho để xem có đúng là “người nhà” của mình không. Khi nào nói đúng thì trẻ mới được bỏ khăn bịt mắt ra. Trò chơi tiếp tục tương tự với các nhóm khác, chỉ cần đổi vị trí đứng và đổi các hình cho nhau. Trò chơi: Ngửi hoa Mục đích Trẻ biết được tác dụng của thính giác. Cách chơi – Cho trẻ đứng thành vòng tròn. – Cô nói: “ Chúng ta hãy cùng làm động tác ngửi hoa nhé! Các cháu hãy hít thật dài, sau đó thở ra. Khi thở ra chúng ta nói khẽ: “Thơm quá!”. Cô làm mẫu cách hít sâu như đang ngửi hoa, cách thở ra và nói: “Thơm quá!”. Cô có thể cho trẻ chơi 5 – 6 lần. – Trò chơi này có thể chơi sau các trò chơi, các hoạt động (vận động nhanh) hoặc để hít thở không khí trong lành vào buổi sáng sớm. Trò chơi: Nhớ tên Mục đích Phát triển ngôn ngữ và khả năng ghi nhớ có chủ định cho trẻ. Cách chơi Trẻ ngồi thành vòng tròn theo từng nhóm ( khoảng 3 -5 trẻ). Cô giáo (hoặc trẻ trong nhóm) vỗ nhẹ vào trẻ ngồi bên cạnh và nói tên 1 trẻ nào đó trong lớp. Trẻ phải nhắc lại tên đó rồi lại vỗ nhẹ vào bạn bên cạnh và nói một tên khác (không được trùng với tên mà trẻ trước đã nói). Trẻ nào nói được nhiều tên các bạn trong lớp sẽ là người thắng cuộc. Trò chơi: nhận biết một và nhiều Mục đích Nhận biết 1 và nhiều, kích thước to và nhỏ. Chuẩn bị 2 hình tròn, 2 hình tam giác làm nhà, hình nhỏ chỉ đủ 1 người đúng vào chỗ và 1 hình to có thể đứng nhiều người. Cách chơi Nhà có hình tam giác có khuôn mặt hiển thị bé trai. Nhà có hình tròn hiển thị khuôn mặt bé gái. Cô cùng trẻ quan sát các nhà và cùng đưa ra nhận xét các nhà có hình giống hình ( hình tròn, hình tam giác) và hình nào to, hình nào nhỏ (hình tam giác to – nhà nhỏ). Cô cho trẻ chạy xung quanh các nhà theo tiếng lắc của xúc xắc, đặt hiệu lệnh trẻ phải tìm về nhà. Bạn nào chậm chân không về được nhà, phải quan sát nhà nhỏ có bao nhiêu người (1 người) và nhà lớn có bao nhiêu người (nhiều người). Trò chơi: Tên tôi là gì (thẻ tên của tôi) Mục đích Về đúng nhà theo giới tính; nhận biết thẻ tên và cả trẻ trong lớp. Chuẩn bị – Thẻ tên của trẻ và lô tô đồ vật, con vật tương ứng với kí hiệu trong thẻ tên của trẻ. – Giáo viên vẽ 2 đường vòng tròn làm nhà, mỗi vòng tròn có hiển thị hình ảnh bé trai – bé gái. 1 vòng tròn ở giữa lớp đủ rộng để các thẻ tên. – Cách chơi Cô phát mỗi trẻ 1 thẻ tên và một lô tô có hình ảnh là con vật hay đồ vật tương ứng với kí hiệu thẻ tên của trẻ. Cho trẻ quan sát kĩ thẻ tên của mình và kí hiệu của thẻ tên. Cô hỏi tên của một trẻ trong lớp và cho trẻ nhắc lại tên của mình, sau đó cho trẻ đặt lại tất cả thẻ tên vào vị trí náo đó của lớp học ở hình tròn giữa lớp. Mỗi trẻ cầm lô tô tương ứng với kí hiệu của thẻ tên. Cô và trẻ vừa đi vừa hát theo bài hát “trời nắng, trời mưa”, kết thúc bài hát mỗi trẻ so kí hiệu lô tô tương ứng với kí hiệu thẻ tên của mình, chọn đúng thẻ tên và về đúng nhà theo giới tính. Trẻ nào về chậm, không còn “nhà” để về phải tự giới thiệu thẻ tên và tên của mình với các bạn trong lớp. Trò chơi: Nghe và đoán Mục đích Phát triển thính giác và ngôn ngữ của trẻ qua việc nghe và lặp lại tiếng động (tiếng kêu). Chuẩn bị Băng ghi âm tiếng kêu của các con vật và các tiếng động khác. Cách chơi Trẻ nghe tiếng động hoặc tiếng kêu của các con vật qua băng ghi âm ( hoặc do giáo viên tự tạo ra) và nói xem đó là tiếng động gì; tiếng kêu của con gì. Sau đó, cô yêu cầu trẻ lặp lại tiếng động hoặc tiếng kêu đó. Trẻ nào nhận biết đúng và thể hiện giống nhất sẽ là người thắng cuộc. Trò chơi: Chó sói xấu tính Mục đích Rèn phản xạ nhanh, phát triển cơ chân cho trẻ. Luật chơi – 1 mũ hình đầu chó sói – Vẽ một vạch chuẩn ở giữa lớp học để quy định ranh giới giữa “nhà” của “thỏ” và “sói”. – Cách chơi Lúc đầu, cô đóng vai “chó sói”, các trẻ làm “thỏ”. “Chó sói” ngồi “ngủ” ở một góc lớp, “thỏ” ngồi ở ghế hoặc đứng ở một góc lớp cách “ chó sói” khoảng 5 m. Các “chú thỏ” nhảy đi chơi (chụm hai chân, hai tay giơ lên đầu vẫy vẫy), tiến về phía “ chó sói” nhưng không được chạm vào “chó sói” và nói: “Này chó sói xấu tính, hãy mở mắt ra mà xem chúng tôi đi chơi này! Dậy đi thôi!”. “Sói” mở mắt và kêu: “Hừm” rồi đứng lên, chạy đuổi theo các “chú thỏ”. “Thỏ” chạy nhanh về “nhà” của mình. “Chú thỏ” nào chạy chậm sẽ bị “sói” bắt và đổi vai làm “sói”. Nếu không bắt được “thỏ” thì “sói” lại nhắm mắt “ngủ” tiếp. Sau khi trẻ đã biết chơi, cô giáo có thể chọn một cháu nhanh nhẹn làm “sói” và cho trẻ chơi tiếp 3 – 4 lần. Trò chơi: Đuổi bóng Mục đích Giúp trẻ rèn luyện và phát triển vận động nhanh, khéo. Chuẩn bị 5 quả bóng. Cách chơi Cô cho trẻ đứng về một phía, cô tung cho bóng lăn phía trước mặt trẻ và trẻ phải đuổi theo bóng. Khi nào bóng dừng lại thì trẻ mới được dừng lại để bắt bóng, sau đó lại tiếp tục chơi. Trò chơi: Trời mưa Mục đích Giúp trẻ rèn luyện phản xạ nhanh. Chuẩn bị – 1 cái trống lắc – Xếp ghế thành hình vòng cung, mỗi ghế cách nhau khoảng 30 – 40 cm. Số ghế ít hơn số trẻ từ 3-4 cái. Cách chơi Cô quy định mỗi cái ghế là một “ngôi nhà”. Trẻ chơi tự do hoặc vừa đi vừa hát: “Trời nắng, thỏ đi tắm nắng”. Khi cô ra hiệu lệnh: “Trời mưa” và gõ trống lắc dồn dập thì trẻ phải chạy nhanh đến một “ngôi nhà”( ngôi vào ghế) để tránh mưa. Trẻ nào chạy chậm không có “ngôi nhà” để tránh mưa thì “bị ướt” và phải ra ngoài một lần chơi. Trò chơi: Tạo dáng Mục đích Giúp trẻ rèn luyện cách nhận biết và thể hiện các tạng thái khác nhau bằng những vận động biểu cảm. Cách chơi Cô yêu cầu trẻ bắt chước dáng đi của các con vật như: gấu, thỏ, chim, gà, vịtTrẻ nào thể hiện giống nhất sẽ là người thắng cuộc. Trò chơi: Đoán tên Mục đích Phát triển tai nghe, phân biệt và nhận ra giọng hát của bạn. Chuẩn bị Mũ chóp kín. Cách chơi Cô cho một trẻ đội mũ chóp kín. Gọi một trẻ trai hoặc một trẻ gái lên hát. Trẻ đội mũ sẽ phải đoán bạn đang hát là bạn trai hay bạn gái hoặc tên bạn, tên bài hát? Trò chơi: Ai đoán giỏi Mục đích Phát triển tai nghe, phân biệt âm sắc của một số nhạc cụ. Chuẩn bị Trống, trống lắc, phách tre, chũm chọe, mũ chóp kín. Cách chơi – Cô gọi bạn A lên bảng, đầu đội mũ chóp kín mắt. Cô gọi cháu B đứng tại chỗ hát kết hợp gõ một nhạc cụ. Đố trẻ tên bài hát? Tên nhạc cụ gõ?. – Tăng số lượng trẻ hát và gõ nhạc cụ. Trò chơi: Cào cào giã gạo Mục đích Phát triển tai nghe, đoán đúng âm thanh của các bộ phận trên cơ thể. Chuẩn bị Mũ chóp kín. Cách chơi Cô cho trẻ đội mũ chóp kín, cô ngồi ở một chỗ bất kì trong lớp. – Cô vỗ tay và đố trẻ đó là tiếng gì? – Cô dùng ngón cái bịt một bên lỗ mũi, ngón rỏ bật ra bật vào, giọng ư ư. Đố trẻ biết đó là âm thanh của bộ phận nào? – Hai tay cô vỗ vỗ vào hai bên má. Đố trẻ biết đó là âm thanh của bộ phận nào? – Hai tay vỗ vào hai đùi. Đố trẻ biết đó là âm thanh của bộ phận nào? – Hát, đố trẻ âm thanh của giọng hát. Trò chơi: Cặp kè Mục đích Phát triển vận động. Cách chơi Tất cả trẻ tham gia chơi nắm tay vừa đi vừa đung đưa tới trước rồi ra sau theo nhịp bài đồng dao sau: Cặp kè Ăn muối mè Ngồi xuống đất Ăn rau muống Đứng lên. Cứ đến câu: “Ngồi xuống đất” thì tất cả cùng ngồi xổm xuống và khi đến câu: “ Đứng lên” thì tất cả lại đứng lên. Tiếp tục hát đi hát lại. Trò chơi: Nu na nu nống Mục đích Trẻ biết chơi cùng nhau, luyện kĩ năng đếm. Cách chơi 5 -6 trẻ ngồi duỗi thẳng chân, cô cho trẻ đếm bàn chân, ngón chân của mình, cả bạn. Cô giáo hỏi trẻ phía bên phải (trái) của trẻ có bao nhiêu chân, trẻ ngồi cạnh bạn nào, bạn ngồi giữa những bạn nàoSau đó cô giáo vừa hát “Nu na nu nống” vừa vỗ vào chân từng trẻ. Từ “trống” cuối cùng kết thúc ở chân nào thì chân đó co lại. Cứ tiếp tục như thế cho đến khi tất cả các chân đều co hết. Những lần chơi sao, cô để trẻ tự chơi với nhau. Lời 1 Nu na nu nống Cái bống nằm trong Con ong nằm ngoài Củ khoai chấm mật Phật ngồi phật khóc Con cóc nhảy ra Con gà ú ụ Nhà mụ thổi xôi Nhà tôi nấu chè Lời 2 Nu na nu nống Đánh trống phất cờ Mở cuộc thi đua Thi chân đẹp đẽ Gót đỏ hồng hào Không bẩn tí nào Được vào đánh trống. Tay xòe chân rụt. Trò chơi: Kéo cưa lừa xẻ Mục đích Phát triển ngôn ngữ. Chuẩn bị Trẻ thuộc lời bài đồng dao Đưa, đẩy tay theo đúng nhịp của bài đồng dao Cách chơi Lời 1 Kéo cưa lừa xẻ Ông thợ nào khỏe Về ăn cơm vua Ông thợ nào thua Về bú tí mẹ. Lời 2 Kéo cưa, lừa kít Làm ít, ăn nhiều Nằm đâu ngủ đấy Nó lấy mất cưa Lấy gì mà kéo. Trẻ ngồi từng đôi một đối diện nhau nắm tay nhau, vừa đọc lời ca ( lời 1 hoặc lời 2) vừa làm theo động tác kéo cưa theo nhịp của bài đồng dao, đọc tiếng “kéo” thì trẻ A đẩy cháu B ( người hơi chúi về phía trước), trẻ B kéo tay trẻ A ( người hơi ngã về phía sau), khi đọc tiếng “cưa” thì trẻ B đẩy trẻ A và trẻ A kéo trẻ B. Đọc đến tiếng “lừa” thì trở về vị trí ban đầu. Cứ như vậy vừa đọc, vừa làm động tác cho đến hết bài theo đúng nhịp. Trò chơi: Thêm, bớt vật gì? Mục đích Phát triển khả năng quan sát Chuẩn bị Đồ dùng, đồ chơi có sẵn trong lớp Luật chơi Trẻ nói nhanh và đúng tên một số đồ dùng, đồ chơi của lớp được thêm hoặc bớt trong lúc thêm bớt đồ dùng, đồ chơi nào trẻ phải nắm lại. Cách chơi Giáo viên đưa từng đồ dùng, đồ chơi của lớp cho trẻ quan sát và gọi tên. Sau đó cho tất cả vào túi. Khi bắt đầu chơi, giáo viên yêu cầu trẻ nhắm mắt lại (dùng hiệu lệnh) đồng thời đưa các đồ vật sau khi đã thêm hoặc bớt ra bày trước mặt trẻ. Cho trẻ mở mắt (dùng tín hiệu) và nhận xét có đồ dùng đồ chơi nào được thêm hoặc bớt đi. Trẻ nói đúng được tất cả nhóm vỗ tay hoan hô. Trò chơi: Xếp hình Mục đích Luyện kĩ năng khéo léo, sáng tạo, ghi nhớ có chủ định. Chuẩn bị Que tính dài, ngắn khác nhau, các loại hạt (na, bưởi, gấc, bí.) Luật chơi Xếp theo mẫu hoặc theo yêu cầu của cô giáo. Cách chơi Cô cho trẻ xem hình mẫu, trẻ cùng các vật liệu kể trên xếp theo hình mẫu. Có thể cất mẫu đi, cho trẻ tự nhớ lại để xếp đúng hình. Nếu trẻ đã biết xếp thành thạo thì để trẻ tự xếp theo ý trẻ. Khi nào trẻ xếp xong, cô hỏi trẻ xếp hình gì? Bằng vật liệu gì? Màu nào? Trò chơi: Đi siêu thị mua sắm Mục đích Phát triển ngôn ngữ, nhận biết đồ dùng Chuẩn bị Cửa hàng bày bán các loại đồ dùng học tập, đồ chơi (bút chì, hộp màu, bảng, vở, truyện tranh, búp bê, gấu bông). Cách chơi Nhóm trẻ phục vụ trong cửa hàng xếp đồ chơi theo công dụng. Trẻ ở nhóm khác đến chọn mua. Những thứ cần thiết cho vào giỏ và ra quầy trả tiền. Người bán và người mua cảm ơn và chào nhau sau khi mua hàng. Trò chơi: Cửa hàng quần áo Mục đích Phát triển ngôn ngữ Chuẩn bị Búp bê, quần áo búp bê, các loại (áo bông, áo khoác, sơ mi dài tay, cộc tay, may ô, quần soóc, quần dài, váy, mũ len, khăn len). Bàn để bày quần áo, những tờ giấy nhỏ giả làm tiền. Cách chơi Chỉ bán khi người mua mô tả được quần áo mình muốn mua (quần áo mùa đông, quần áo mùa hè, và quần áo lót). Gia đình búp bê đi mua quần áo
File đính kèm:
- giao_an_xac_dinh_phia_trai_phia_phai_cua_doi_tuong_khac.doc