Giáo án mầm non lớp lá - Hoạt động khám phá khoa học - Đề tài: Một số tính chất đơn giản của nước

I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:

1. Kiến thức:

- Trẻ biết một số đặc điểm, tính chất, trạng thái của nước.

- Trẻ biết được đường có vị ngọt và muối có vị mặn.

- Biết các nguồn nước, ích lợi của nước.

2. Kỹ năng:

- Phát triển các giác quan của trẻ qua hoạt động sờ, nếm, ngửi

- Phát triển khả năng quan sát, suy luận, phán đoán của trẻ

- Phát triển ngôn ngữ, vốn từ cho trẻ.

3. Thái độ:

- Trẻ hứng thú, mạnh dạn, tích cực tham gia hoạt động trải nghiệm.

- Thái độ ứng xử: Nhường nhịn, biết chờ đến lượt.

 

doc5 trang | Chia sẻ: haiyen55 | Lượt xem: 1736 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án mầm non lớp lá - Hoạt động khám phá khoa học - Đề tài: Một số tính chất đơn giản của nước, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD&ĐT HUYỆN ĐAN PHƯỢNG
TRƯỜNG MẦM NON THƯỢNG MỖ
GIÁO ÁN
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ KHOA HỌC
Đề tài: Một số tính chất đơn giản của nước
Đối tượng: Mẫu giáo bé 3T - C3
Số lượng: 18-20 trẻ
Thời gian: 20 – 25 phút
Ngày thực hiện: 
 Giáo viên thực hiện: Hoàng Thị Bích Phương
Năm học 2017 – 2018
I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
1. Kiến thức:
- Trẻ biết một số đặc điểm, tính chất, trạng thái của nước.
- Trẻ biết được đường có vị ngọt và muối có vị mặn.
- Biết các nguồn nước, ích lợi của nước.
2. Kỹ năng:
- Phát triển các giác quan của trẻ qua hoạt động sờ, nếm, ngửi
- Phát triển khả năng quan sát, suy luận, phán đoán của trẻ
- Phát triển ngôn ngữ, vốn từ cho trẻ.
3. Thái độ:
- Trẻ hứng thú, mạnh dạn, tích cực tham gia hoạt động trải nghiệm.
- Thái độ ứng xử: Nhường nhịn, biết chờ đến lượt.
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng của cô:	
- Máy tính, một số bản nhạc.
- 03 bàn gỗ, 1 khay Inox, 2 hộp quà (1 hộp muối, 1 hộp đường), 1 cốc, 1 thìa, 
2. Đồ dùng của trẻ: 
- 1 cốc nước hoặc 1 cốc sữa.
- 01 khay inox nhỏ, 01 chiếc cốc, 1 chiếc thìa, 1 lọ đường hoặc 1 lọ muối, 1 bình nước tinh khiết. 
III. TIẾN HÀNH:
Hoạt động của cô
HĐ của trẻ
1. Ổn định tổ chức:
- Cô và trẻ hát vận động bài: Điều kì diệu quanh ta.
- Các con vừa hát bài hát gì?
- Các con ạ. Có rất nhiều điều kì diệu quanh chúng ta. Như đất, nước, con người, tất cả đề kì diệu đấy. Các con có muốn khám phá cùng cô không?
Ai giỏi hãy nói cho cô và các bạn biết nước dùng để làm gì?
Nước rất có ích với cuộc sống. Nước dùng để ăn, uống, tưới cây để phục vụ cho sinh hoạt.
Vậy hôm nay chúng ta cùng đi tìm hiểu về các tính chất đơn giản của nước nhé.
2. Phương pháp và hình thức tổ chức
Hoạt động 1: Khai thác hiểu biết của trẻ về màu sắc, mùi, vị của nước thông qua hoạt động trải nghiệm 
Cô mời trẻ về bàn. Trước mặt trẻ có sẵn 1 cốc nước hoặc 1 cốc sữa. 
Hỏi trẻ: Con thử đoán xem cốc của con là cốc gì?
- Nước trong cốc có màu gì? (Cô 2 hỏi với nhóm 2)
- Cô mời trẻ ngửi để cảm nhận mùi của tường cốc
- Cốc của con có mùi gì? Vậy còn cốc của con?
- Chúng mình cùng uống xem nước trong cốc có vị gì nhé.
- Con vừa uống gì? Sữa có vị gì?
- Còn con vừa uống gì? Nước có vị gì?
=> Các con ạ, nước không màu, không mùi, không vị, khác với sữa có màu trắng, vị ngọt và mùi thơm.
*Cô giáo dục trẻ làm thí nghiệm không được nếm và uống khi không được sự cho phép.
- Các con ạ nước rất cần thiết với sự sống. nhưng hiện nay nguồn nước sạch đang dần cạn kiệt, chúng ta phải tiết kiệm nước.
* Hoạt động 2: Làm thực nghiệm để nhận biết sự hòa tan của 1 số chất trong nước:
- Cô cho trẻ khám phá 2 món quà dành cho 2 nhóm:
* Hòa tan muối và đường trong nước:
- Cô và trẻ khám phá từng hộp quà. 
Món quà của nhóm con là gì? Muốn biết có chính xác không cô mời các con nếm thử nhé.
- Cô cho trẻ lấy đồ dùng về chỗ.
- Các con hãy thử đoán xem khi cho muối và đường vào nước thì điều gì sẽ xảy ra? 
- Các con rót nước vào cốc nào? Bây giờ xúc muối và đổ vào cốc nước, các con có nhìn thấy muối không? Các con hãy dùng thìa và khuấy nhẹ nào.
(Đường làm tương tự muối)
- Bây giờ còn nhìn thấy muối và đường nữa không? Muối và đường đâu rồi?
-> Chúng mình cho muối và đường vào nước khuấy nhẹ muối biến mất vậy muối đã tan trong nước.
- Theo các con nước muối này dùng để làm gì? 
- Thế còn nước đường?
=> Nước có thể hòa tan một số chất như muối, đường, mì chính
* Các trạng thái của nước: 
- Cô đưa ra 1 cái phích và hỏi trẻ cô có gì? Phích đựng gì? Các con có được nghích phích không? Tại sao?
- Cô rót nước nóng ra cốc và cho trẻ quan sát hiện tượng xảy ra. 
- Các con thấy hiện tượng gì xảy ra?
Khi bị đun nóng thì nước sẽ bị bay hơi đấy các con ạ. Người ta gọi khi đó nước ở trạng thái khí. 
(Cô cho cả lớp nhắc lại 2-3 lần)
- Cô lại cho trẻ xem những viên đá lạnh.
+ Đây là gì?
+ Khi sờ vào đá các con thấy như thế nào
+ Làm thế nào để có những viên đá?
+ Nếu để ra ngoài thì đá sẽ bị làm sao?
Khi nước đem cho vào tủ lạnh sẽ bị đóng đá, người ta gọi khi đó nước ở trạng thái rắn.
(Cô cho cả lớp nhắc lại 2-3 lần)
Cô lại lấy cốc nước bình thường và hỏi trẻ:
- Thế còn khi nước để bình thường thì gọi là trạng thái gì?
- Khi nước để bình thường thì sẽ ở trạng thái lỏng.
(Cô cho cả lớp nhắc lại 2-3 lần)
Nước tồn tại ở 3 trạng thái là rắn, lỏng, khí. Khi để bình thường thì nước ở trạng thái lỏng, khi bị đun sôi thì sẽ chuyển sang trạng thái khí còn khi để vào ngăn đá tủ lạnh thì nước sẽ dần chuyển sang trạng thái rắn.
3 Kết thúc:
- Cô cho trẻ nghe truyện: “Chú bé giọt nước”
- Trẻ thu dọn đồ dùng cùng cô.
- Trẻ hát cùng cô.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
Trẻ về bàn
- Trẻ dự đoán
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ khám phá
- Trẻ nếm thử muối và đường.
- Trẻ bê đồ dùng về chỗ ngồi
- Trẻ đoán
- Trẻ trả lời.
- Trẻ thực hiện
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ quan sát
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ sờ
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ nghe câu chuyện
 Thượng Mỗ, ngày / 1/2018 
 Giáo viên
 Hoàng Thị Bích Phương

File đính kèm:

  • dockham pha khoa hoc 3 tuoi_12251532.doc
Giáo Án Liên Quan