Giáo án mầm non lớp lá - Hoạt động: Khám phá xã hội - Đề tài: Tìm hiểu về ngày tết trung thu

 Hoạt động: KHÁM PHÁ XÃ HỘI

Đề tài: TÌM HIỂU VỀ NGÀY TẾT TRUNG THU

I. Mục đích yêu cầu:

- Trẻ biết tên gọi và ngày 15/8 âm lịch là ngày tết trung thu và biết ý nghĩa cửa ngày tết trung thu đối với trẻ.

- Rèn một số trừ khó như múa lân, lồng đèn, sư rồng, trẻ biết chơi với 1 số lồng đèn.

- Trẻ ngoan không dành đồ chơi với bạn, không chen lấn xô đẩy.

II. Chuẩn bị:

- Máy vi tính, nhạc theo chủ đề.

- Máy tính trò chơi ô cửa bí mật

- Máy casset, băng nhạc

III. Tiến trình hoạt động:

1. Hoạt động mở đầu:

- Trẻ hát bài “Rước đèn dưới trăng”.

2. Hoạt động trọng tâm:

 

docx8 trang | Chia sẻ: haiyen55 | Lượt xem: 1062 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án mầm non lớp lá - Hoạt động: Khám phá xã hội - Đề tài: Tìm hiểu về ngày tết trung thu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG HỌC/CHƠI TẬP CÓ CHỦ ĐỊNH
 Hoạt động: KHÁM PHÁ XÃ HỘI
Đề tài: TÌM HIỂU VỀ NGÀY TẾT TRUNG THU
Mục đích yêu cầu:
Trẻ biết tên gọi và ngày 15/8 âm lịch là ngày tết trung thu và biết ý nghĩa cửa ngày tết trung thu đối với trẻ.
Rèn một số trừ khó như múa lân, lồng đèn, sư rồng, trẻ biết chơi với 1 số lồng đèn.
Trẻ ngoan không dành đồ chơi với bạn, không chen lấn xô đẩy.
Chuẩn bị:
Máy vi tính, nhạc theo chủ đề.
Máy tính trò chơi ô cửa bí mật
Máy casset, băng nhạc
Tiến trình hoạt động:
Hoạt động mở đầu:
Trẻ hát bài “Rước đèn dưới trăng”.
Hoạt động trọng tâm:
Hoạt động 1: Quan sát trò chuyện và đàm thoại:
Vừa rồi các con hát bài gì? Trong bài hát nói về điều gì?
Rước đèn vào lúc nào?
Tết trung thu vào ngày nào?
Ngày tết trung thu gồm những gì? Để hiểu rõ thêm về ngày tết trung thu các con hãy hướng lên màn hình.( Cô mở hoạt động về ngày trung thu)
Đặt câu hỏi:
+ 	Con thấy những gì trong ngày tết trung thu
+	Có những loại lồng đèn nào?
+ 	Có những loại bánh trung thu nào?
- 	Người ta trang trí những gì trong ngày tết trung thu?
- 	Trẻ so sánh lồng đèn to nhỏ
Hoạt động 2: trò chơi “Sắm tết trung thu”.
-	 Đội nào lấy được nhiều quà trong ngày tết trung thu nhất đội đó sẽ thắng cuộc
3. Hoạt động kết thúc:
Cô cho trẻ hát bài “ rước đèn ông sao”
Nhận xét, đánh giá hằng ngày: ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG HỌC/CHƠI TẬP CÓ CHỦ ĐỊNH 
 Hoạt động: THỂ DỤC
 Đề tài: TUNG BÓNG LÊN CAO BẰNG HAI TAY
I. Mục đích yêu cầu:
Trẻ biết đi bằng gót chân.
Rèn kỹ năng tung và bắt bóng đúng kỹ thuật.
Trẻ biết thường xuyên rèn luyện tập thể dục giúp cơ thể khỏe mạnh, da dẻ hồng hào.
II. Chuẩn bị:
Máy cassettes, băng nhạc.
Bóng đủ để trẻ tập.
III. Tiến trình hoạt động:
Hoạt động mở đầu:
Trẻ xếp 3 hàng dọc.
2.	Hoạt động trọng tâm:
* Hoạt động 1:
	+ Khởi động:
Trẻ đi vòng tròn, kết hợp đi các kiểu chân...
	+ Trọng động:
a. Bài tập phát triển chung:
Tập trên nền nhạc bài “Bé khỏe bé ngoan”
Tay vai: Hai tay dang ngang đưa lên cao (2 lần, 8 nhịp)
Bụng lườn: Hai tay chống hông xoay người sang hai bên (2 lần, 8 nhịp)
Chân: Đứng khụy gối (4 lần, 8 nhịp)
Bật: bật tại chỗ (4 lần, 8 nhịp)
b. Vận động cơ bản: “Tung bóng lên cao bằng hai tay”
Trẻ chơi đi bằng gót chân tự do
Các con vừa chơi đồ chơi gì?
Cô làm mẫu: Cô vừa làm vừa phân tích kỹ thuật đi bằng gót chân
TTCB: Hai tay chông hông, đi bằng gót chân.
Cô tổ chức cho trẻ luyện tập. Cô chú ý sửa sai cho trẻ, khi trẻ luyện tập thành thạo, cô cho 2 trẻ về đội thi đua nhau. Cô chọn 1-2 trẻ thực hiện đúng lên thực hiện cho cả lớp xem.
	+ Giáo dục: Các con thường xuyên tập thể dục để cơ thể khỏe mạnh, cao lớn.
	* Hoạt động 2: Trò chơi “Đá bóng vào gôn”
	- Luật chơi: Trẻ dùng chân sút bóng vào gôn
	- Cách chơi: Chia trẻ làm hai đội, lần lượt mỗi trẻ lên sút bóng, nếu trẻ nào không sút bóng vào gôn thì sẽ ra ngoài một lần chơi, sau thời gian 5 phút đếm số bóng đá vào gôn, đội nào có bóng nhiều hơn đội đó sẽ thắng.
Cô tổ chức cho trẻ chơi.
3.	Hoạt động kết thúc:
Trẻ hít thở nhẹ nhàng.
Nhận xét, đánh giá hằng ngày: 
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG HỌC/CHƠI TẬP CÓ CHỦ ĐỊNH 
 Hoạt động: LÀM QUEN VĂN HỌC
 Đề tài: CHUYỆN “SỰ TÍCH CHÚ CUỘI CUNG TRĂNG”
I. Mục đích yêu cầu:
Trẻ hiểu được nội dung câu chuyện.
Trẻ biết trả lời những câu hỏi khó.
Trẻ im lặng lắng nghe cô kể chuyện.
II. Chuẩn bị:
Tranh có nội dung câu chuyện.
Máy vi tính, băng nhạc.
III. Tiến trình hoạt động:
 Hoạt động mở đầu:
Cô cho trẻ hát bài “tết trung thu”.
2.	Hoạt động trọng tâm:
* 	Hoạt động 1: Cô kể chuyện
- Vừa rồi các con hát bài gì? Trong bài hát nói về điều gì?
- Cô cũng có một câu chuyện nói về chú cuội trong cung trăng, các co hãy chú ý lắng nghe nhé.
- Cô kể lần 1: Không kết hợp tranh.
- Lần 2 cô vừa kể chỉ vào tranh minh họa.
- Lần 3: Mở đĩa CD.
* 	Đàm thoại và trích dẫn
- Mở đĩa cho trẻ xem vừa đàm thoại
+ Đây là lời nói của ai? Trong câu chuyện nào?
+ Chuyện gì đã xảy ra khi chú cuội vào rừng đón củi?
+ Ông lão đã dặn chú cuội như thế nào?
+ Chú cuội đem cây thước về để lamf gì?Cô gái được cướu đã theo chú cuội làm gì?
+ Cô gái đã làm gì khi chú cuội đi vắng?
+ Cuội có cứu được vợ không? Vì sao? Con chó đã cho chú cuội cái gì?
+ Chuyện gì đã xảy ra khi chú cuội đổ nước bẩn vào cây?
+ Vào ngày nào thì thấy trăng và chú cuội?
- Vào ngày tết trung thu thường được những gì?
*	 Hoạt động 3: Trò chơi “Đóng kịch”
- Luật chơi: Cô cho trẻ đóng kịch theo các nhân vật trong câu chuyện, cô chú ý sửa sai và động viên trẻ mạnh dạn.
	- Cách chơi: Cô cho mỗi đội lần lượt cử các đại diện lên đóng kịch lại câu chuyện bằng rối tay, đội nào đóng hay thì đội đó chiến thắng.
3.	 Hoạt động kết thúc
- Hát “ Chú cuội ông trăng”.
Nhận xét, đánh giá hằng ngày:
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG HỌC/CHƠI TẬP CÓ CHỦ ĐỊNH 
 Hoạt động: TẠO HÌNH
 Đề tài: TÔ MÀU LỒNG ĐÈN CỦA BÉ 
I. Mục đích yêu cầu:
Trẻ biết nhiều loại lồng đèn, tô nhiều màu khác nhau.
Rèn cho trẻ kỹ năng cầm bút và tô màu không lem ra ngoài.
Giáo dục trẻ biết trân trọng sản phẩm của mình, của bạn.
II. Chuẩn bị:
Tranh mẫu lồng đèn
Bút sáp màu.
Máy cassettes, băng nhạc
Vở tạo hình.
III. Tiến trình hoạt động:
 Hoạt động mở đầu:
Cho trẻ hát bài “Rước đèn ông sao”
2.	 Hoạt động trọng tâm:
* 	Hoạt động 1: Quan sát trò chuyện
Các con vừa hát bài gì? Thế bài hát nói ngày hội gì?
Các con biết ngày hội trung thu có những gì?
Có những loại lồng đèn nào? 
Bây giờ các con hãy nhìn xem cô có bức tranh gì đây nào?
Bức tranh này vẽ gì? (Cô đưa bức tranh lồng đèn cho trẻ quan sát)
Thế bức tranh này vẽ lồng đèn hình gì đây?
Sau đó cô đưa bức tranh bạn lồng đèn hình chữ nhật và hỏi tương tự
Hôm nay cô có rất là nhiều bức tranh vẽ lồng đèn. Ccá con hãy chọn màu và tô cho mình 1 chiếc lồng đèn thật đẹp nhé
Cô phân tích: Khi tô, cô cầm bút bằng tay phải. Cô chọn màu sáng để tô nhé và nhớ hãy tô từ ngoài vào trong nhé.
Bây giờ các con cùng cô tô lồng đèn nhé. bạn gái này nhé! 
Con dự định sẽ tô màu lồng đèn màu gì?
Khi tô các con cầm bút bằng tay nào? Con sẽ tô như thế nào?
Khi tô các con nhớ tô không được lem ra ngoài.
* Hoạt động 2: Trẻ thực hiện
Các con hãy ngồi vào bàn và thực hiện bài tập của mình đi nào.
Cô mở nhạc để cho trẻ hứng thú thực hiện bài tập của mình.
Nhắc trẻ ngồi đúng tư thế
Cô theo dõi, quan sát, động viên trẻ hoàn thành sản phẩm
* Hoạt động 3: Trưng bày, nhận xét sản phẩm
Trẻ quan sát tranh và nhận xét tranh của mình, của bạn.
Con thích tranh nào? Vì sao?
Cô cho trẻ giới thiệu tranh của mình cho các bạn cùng xem. Cô nhận xét tranh của trẻ. Giáo dục trẻ tôn trọng sản phẩm của bạn, bảo vệ sản phẩm của mình.
3) Hoạt động kết thúc:
Cô cho trẻ hát bài: “Rước đèn ông sao”.
Nhận xét, đánh giá hằng ngày:
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG HỌC/CHƠI TẬP CÓ CHỦ ĐỊNH 
 Hoạt động: GIÁO DỤC ÂM NHẠC
 Đề tài: DẠY HÁT “RƯỚC ĐÈN ÔNG SAO”
I. Mục đích yêu cầu:
Trẻ thuộc bài hát và nắm được tên tác giả.
Rèn cho trẻ kỹ năng ca hát, hát đúng giai điệu.
Giáo dục trẻ biết yêu quý, chia sẻ tình cảm với bạn.
II. 	Chuẩn bị:
Trang phục đẹp.
Mũ chóp
Máy casset, băng nhạc
III. Tiến trình hoạt động:
 Hoạt động mở đầu:
Cô cho trẻ xem đoạn phim về ngày hội tết trung thu
2.	 Hoạt động trọng tâm:
*	 Hoạt động 1: Trò chuyện + dạy hát
Cô và trẻ trò chuyện về ngày tết trung thu? Trung thu tổ chức vào ngày nào? Trung thu có những gì?
Để chào mừng ngày tết trung thu hôm nay cô và các con cùng hát bài “Rước đèn ông sao? Nhé.
Cô hát lần 1: Thể hiện tình cảm điệu bộ khi hát.
Cô hát lần 2: Vừa hát vừa đệm nhạc
Cô đánh nhịp cho trẻ hát từng câu theo cô cho đến hết bài. 2-3 lần.
Cả lớp hát theo nhạc 2 lần.
Các con vừa hát bài gì? Do ai sáng tác?
* 	Luyện tập:
Cô tổ chức cho trẻ hát 2-3 lần theo yêu cầu của cô
Trẻ hát theo nhóm, cá nhân kết hợp vận động theo nhạc.
Cô chú ý sửa sai cho trẻ.
*	 Hoạt động 2: trò chơi “Tai ai tinh”
Luật chơi: Trẻ nào đoán chưa đúng thì phạt chạy quanh lớp một vòng.
Cách chơi: Cô dùng mũ chóp che mặt trẻ, sau đó cô mời một bạn khác đứng lên hát, sau đó ngồi xuống. Cô hỏi bạn đội mũ chóp vừa nghe bạn nào hát, cho trẻ đoán tên, trẻ đoán đúng cả lớp vỗ tay hoan hô và tiếp tục cô mời trẻ khác lên chơi.
3. Hoạt động kết thúc:
-	Cô cho trẻ nhún nhảy tự nhiên theo giai điệu bài hát “Mừng sinh nhật”. 
 Nhận xét, đánh giá hằng ngày..

File đính kèm:

  • docxGiao_an_chu_diem_ban_than.docx