Giáo án mầm non lớp lá - Hoạt động: Làm quen với toán - Đề tài: Nhận biết to hơn - Nhỏ hơn

I/ Mục đích - Yêu cầu

1.1. Kiến thức

- Trẻ nhận biết và phân biệt sự khác nhau về độ lớn giữa hai đối tượng.

- Hình thành ở trẻ thuật ngữ biểu tượng toán: to hơn, nhỏ hơn.

- Trẻ sử dụng đúng từ ngữ: to hơn- nhỏ hơn trong việc so sánh độ lớn hai đối tượng

1.2. Kỹ năng

- Rèn kỹ năng so sánh sự khác biệt về độ lớn của hai đối tượng: to hơn - nhỏ hơn

- Rèn kỹ năng quan sát, so sánh

- Trẻ biết cách thực hiện theo yêu cầu của cô

 

docx5 trang | Chia sẻ: haiyen55 | Lượt xem: 3885 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án mầm non lớp lá - Hoạt động: Làm quen với toán - Đề tài: Nhận biết to hơn - Nhỏ hơn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
Chủ đề: Thực vật
Chủ đề nhánh: Hoa thơm quả ngọt
Lĩnh vực: Phát triển nhận thức
Hoạt động: Làm quen với toán
Đề tài : Nhận biết to hơn - nhỏ hơn
Độ tuổi: 3-4 tuổi
Thời gian: 20-25 phút
Ngày soạn: 21/01/2019
Ngày dạy: 24/01/2019
I/ Mục đích - Yêu cầu
1.1. Kiến thức
- Trẻ nhận biết và phân biệt sự khác nhau về độ lớn giữa hai đối tượng.
- Hình thành ở trẻ thuật ngữ biểu tượng toán: to hơn, nhỏ hơn.
- Trẻ sử dụng đúng từ ngữ: to hơn- nhỏ hơn trong việc so sánh độ lớn hai đối tượng
1.2. Kỹ năng
- Rèn kỹ năng so sánh sự khác biệt về độ lớn của hai đối tượng: to hơn - nhỏ hơn
- Rèn kỹ năng quan sát, so sánh
- Trẻ biết cách thực hiện theo yêu cầu của cô
1.3. Thái độ
- Trẻ tích cực tham gia vào các hoạt động trong giờ học
- Trẻ hứng thú tham gia trò chơi tích cực và trật tự
- Biết yêu quý, chăm sóc và bảo vệ các loại cây ăn quả và hoa
II/ Chuẩn bị
2.1. Đồ dùng của cô
- Giáo án, slide giảng dạy
- Quả táo, quả cam thật (mỗi loại 2 quả, 1 to-1 nhỏ)
- Mủ đội cho trẻ (33 mủ với ba loại quả khác nhau)
- Lô tô các loại quả với kích thước khác nhau cho 33 trẻ luyện tập và chơi trò chơi
- Rổ đựng đồ dùng (33 cái)
- Bảng luyện tập (34 cái: 1 to, 33 nhỏ)
- Nhạc bài hát “quả gì”
- Video về quả
- Nhạc pikachu
2.2. Đồ dùng của trẻ
- Lô tô các loại hoa quả (đủ cho 33 trẻ luyện tập và chơi trò chơi)
- Rổ đựng (33 cái)
- Bảng luyện tập (33 cái)
- Mủ đội (33 mủ với ba loại quả khác nhau)
III/ Phương pháp quan sát, nội dung tích hợp
3.1. Phương pháp quan sát
- Phương pháp dùng lời
- Phương pháp trực quan minh họa
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp luyện tập thực hành
3.2. Nội dung tích hợp
- Âm nhạc: hát và vận động nhẹ nhàng bài “quả gì”
- Đồng dao: “dung dăng dung dẻ”
IV/ Tiến trình hoạt động
4.1. Hoạt động 1: ổn định, gây hứng thú
- Cho trẻ xem video về quả
- Đàm thoại:
+ Trong đoạn video có những loại quả gì? (táo, cam, xoài, đu đủ,..)
+ Các con đã từng được ăn những loại quả gì nào? (trẻ trả lời)
+ Các loại quả đó có những đặc điểm gì vậy các con? (trẻ trả lời) 
+ Cô tóm ý: trong đoạn video có nhắc đến rất nhiều loại quả khác nhau, và mỗi loại quả đều có một đặc điểm riêng, chúng khác nhau về hình dáng, kích thước, mùi vị,... Vậy thì hôm nay cô cùng các con sẽ tìm hiểu về một trong những điểu khác biệt ấy, đó là sự khác nhau về kích thước của một số loại quả để xem quả nào to hơn, quả nào nhỏ hơn, các con có đồng ý không nào!
4.2. Hoạt động 2: trọng tâm “nhận biết to hơn - nhỏ hơn”
- Cô cho trẻ chơi “trời tối - trời sáng”
- Cô đem đến cho lớp một món quà khi trời sáng: 2 cặp quả cam và quả táo với kích thước khác nhau
- Cô giới thiệu về 2 cặp quả táo và quả cam, cho trẻ quan sát và nhận xét xem mỗi cặp quả có gì khác nhau (2-3 trẻ trả lời)
- Cô đặt hai quả cùng loại cạnh nhau, đặt hai quả cùng loại chồng lên nhau, đặt một quả phái trước - một quả phía sau. Cho trẻ quan sát và hướng dẫn trẻ nhận xét sau mỗi lần thay đổi vị trí hai quả
+ Khi hai quả đặt cạnh nhau thì các con thấy quả nào to hơn?
+ Khi quả to hơn đặt trước và quả nhỏ hơn đặt phía sau thì các con có còn nhìn thấy quả nhỏ được không? vì sao?
+ Cho 1-2 trẻ lên thay đổi vị trí của hai quả, cả lớp nhận xét
- Cô nhận xét và kết luận: 
+ Cô xác định và nhắc lại cho trẻ đâu là quả cam - quả táo to hơn, đâu là quả cam - quả táo nhỏ hơn (cho trẻ nhắc lại 1-2 lần)
+ Quả to hơn khi được đặt ở phía trước thì chúng ta sẽ không còn nhìn thấy quả nhỏ ở phía sau, vì quả phía trước to nên đã che khuất quả nhỏ.
+ Quả nhỏ hơn có thể đặt chồng lên trên quả to, còn quả to thì không thể đặt chồng lên trên quả nhỏ được
- Giáo dục trẻ cam và táo đều có rất nhiều vitamin nên trẻ phải thường xuyên ăn để bổ sung vitamin,nhớ rửa tay sạch và gọt vỏ trước khi ăn trái cây. Giáo dục trẻ chăm sóc, bảo vệ các loại cây ăn quả
* Thực hành luyện tập
- Cho trẻ đọc bài đồng dao “dung dăng dung dẻ” đi lấy rổ đồ dùng về lại chỗ ngồi
- Với các lô tô về các loại quả với kích thước to nhỏ khác nhau có trong rỗ đồ dùng, trẻ thực hiện theo yêu cầu của cô (hãy chọn cho cô đâu là trái cam nhỏ hơn, trái táo to hơn,...), sau khi chọn quả theo yêu cầu của cô thì trẻ gắn quả được chọn vào bảng luyện tập
+ Lần 1: Cô làm mẫu cho trẻ quan sát
+ Lần 2: Cô vừa yêu cầu, vừa thực hiện và trẻ thực hiện theo cô (cô quan sát sửa sai cho trẻ - nếu có)
+ Lần 3: Cô chỉ yêu cầu và trẻ thực hiện theo yêu cầu của cô ( cô không thực hiện mẫu, chỉ quan sát sửa sai cho trẻ)
* Trò chơi “Bé thi tài”
- Cách chơi: Cô chia lớp thành 3 đội, lần lượt từng thành viên trong mỗi đội sẽ bật qua hai chiếc vòng, sau đó chọn quả trong rỗ đồ chơi lên gắn vào bảng phân loại quả mà cô đã để sẵn mẫu.
- Luật chơi: Trong thời gian quy định là một đoạn nhạc, đội nào gắn được nhiều quả đúng theo yêu cầu nhiều nhất mà không phạm luật thì đội đó sẽ chiến thắng.
- Kết thúc trò chơi cô nhận xét, tuyên dương trẻ.
4.3. Hoạt động 3: Củng cố, giáo dục, tuyên dương, kết thúc
- Hôm nay các con đã được học nhận biết về gì nào? (to hơn- nhỏ hơn, cho trẻ nhắc lại 2 lần)
- Giáo dục trẻ biết yêu quý, chăm sóc và bảo vệ các loại hoa và cây ăn quả
- Cô cho trẻ nghe bài hát “quả gì” và cùng trẻ thu dọn đồ dùng để chuyển hoạt động.

File đính kèm:

  • docxlam quen voi toan 3 tuoi_12596262.docx