Giáo án mầm non lớp Lá - Hoạt động: Tạo hình - Đề tài: Vẽ con gà trống (mẫu) - Chủ đề: Thế giới động vật
I.Mục đích yêu cầu:
1.Kiến thức:
- Trẻ biết vẽ theo mẫu của cô hướng dẫn
- Trẻ vẽ được con gà trống theo mẫu
2.Kỹ năng:
- Luyện kỹ năng cầm bút để tô vẽ
- Trẻ có kỹ năng cơ bản như: vẽ nét cong tròn, nét xiên thẳng để tạo thành con gà trống
3.Thái độ:
- Trẻ hướng thud vẽ.
- Trẻ biết yêu quý chăm sóc các con vật sống trong gia đình
II.Chuẩn bị:
-Tranh mẫu của cô để giới thiệu
-Giấy vẽ ,bút màu
-Các bài hát: con gà trống, đàn gà trong sân, tiếng chú gà trống gọi
GIÁO ÁN Hoạt động phát triển thẩm mỹ Hoạt động : Tạo hình Đề tài: Vẽ con gà trống( mẫu) Chủ đề : Thế giới động vật Đối tượng dạy: Trẻ MG 4 tuổi Người thực hiện: Nguyễn Thị Huyền Trang Ngày soạn : 03/01/2013 Ngày dạy: 04/01/2013 Thời gian: 30-35 phút I.Mục đích yêu cầu: 1.Kiến thức: - Trẻ biết vẽ theo mẫu của cô hướng dẫn - Trẻ vẽ được con gà trống theo mẫu 2.Kỹ năng: - Luyện kỹ năng cầm bút để tô vẽ - Trẻ có kỹ năng cơ bản như: vẽ nét cong tròn, nét xiên thẳng để tạo thành con gà trống 3.Thái độ: - Trẻ hướng thud vẽ. - Trẻ biết yêu quý chăm sóc các con vật sống trong gia đình II.Chuẩn bị: -Tranh mẫu của cô để giới thiệu -Giấy vẽ ,bút màu -Các bài hát: con gà trống, đàn gà trong sân, tiếng chú gà trống gọi III.Cách tiến hành: Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1.Ổn định: - Giới thiệu khách - Cô và trẻ cùng vận động bài hát con gà trống - Trò chuyện và đàm thoại về nội dung bài hát - Bài hát đã nói đến điều gì? - Con gà trống có gì? ( có mào đỏ, chân có cựa,...) - Cô và trẻ cùng bắt chước tiếng gà gáy - Con gà trống là con vật sống ở đâu? à đúng rồi con gà trống là con vật sống trong gia đình nó rất có ích cho mọi người đấy .Hàng ngày con gà trống gọi mọi người thức dậy để đi làm đúng giờ đấy Vậy bây giờ các con có muốn vẽ con gà trống không? 2.Quan sát đàm thoại tranh mẫu của cô: - Cô đưa tranh vẽ con gà trống cho trẻ quan sát và đàm thoại - Cô có bức tranh vẽ gì đây? - Bạn nào giỏi cho cô biết con gà trống cô vẽ gồm có mấy phần ? + Mình gà cô vẽ bằng hình gì ? +Đầu gà là hình gì? - Cô mời bạn khác có ý kiến con gà còn có gì nữa nào? Đúng rồi đấy con gà trống có mỏ ,có 2 chân ,2 cánh -Mời bạn tiếp theo .Màu sắc con gà trống ntn? Mình gà cô tô màu gì? đầu gà ,mào gà.... - Cô hỏi trẻ thức ăn của gà là gì ? và thuộc nhóm nào ? + Cô giáo dục :Thế nhà các con có nuôi gà không ? Để cho gà mau lớn thì hàng ngày chúng mình phải làm gì? đúng rồi hàng ngày phải cho gà ăn ,chăm sóc quét dọn chuồng trại cho sạch sẽ và bảo vệ chúng các con nhớ chưa nào. 3. Cô vẽ mẫu : Trước khi vẽ cô phải cầm bút bằng tay nào và cầm bằng mấy đầu ngón tay? Khi ngồi vẽ tư thế phải ngay ngắn không được cúi đầu sát xuống bàn -Lần 1 : Cô vẽ mẫu không giải thích -Lần 2: Cô vẽ kết hợp giải thích Cô vừa vẽ vừa hỏi trẻ Cô vẽ một hình tròn to để làm mình gà,tiếp đến cô vẽ 2 nét xiên thẳng để làm cổ gà ,tiếp đến là hình tròn nhỏ để làm đầu gà và đuôi gà là các nét cong.Đầu gà cô vẽ mào gà,mỏ ,mắt ,mình gà vẽ chân ,vẽ cánh. -Để cho con gà thêm đẹp thì cô phải làm gì? -Cô lần lượt tô mình gà,đầu,đuôi,chân ,cánh 4.Trẻ thực hiện: -Cô hỏi trẻ cách cầm bút,tư thế ngồi vẽ - Cô cùng trẻ vẽ trên không 1 lần -Cô đi bao quát ,nhắc nhở ,gợi ý cho trẻ khá vẽ sáng tạo thêm -Cô giúp đỡ những trẻ yếu kém và gợi ý cho trẻ vẽ tạo ra sản phẩm. 5.Trưng bày và nhận xét sản phẩm: Tích tắc tích tắc Đồng hồ đã điểm Báo hết giờ rồi Nào các bạn ơi Dừng tay thôi nào Cùng nhau mang bài Lên để trưng bày. -Cô cho từng tổ mang bài lên trưng bày sản phẩm -Gọi trẻ lên nhận xét bài nào đẹp nhất mà trẻ thích nhất.Vì sao con thích? -Nhận xét tuyên dương trẻ vẽ đẹp và động viên trẻ vẽ chưa đẹp lần sau cố gắng hơn nữa. + Kết thúc: Cô và trẻ hát một bài và mang sản phẩm ra để trưng bày. -Trẻ chào khách - Trẻ cùng cô vận động -Trẻ trả lời -Trẻ trả lời -Trong gia đình ạ -Có ạ -Trẻ quan sát -Con gà trống ạ -3 phần ạ - Hình tròn tọa - Hình tròn nhỏ ạ - Đuôi gà ,chân gà ạ Màu sắc rực rỡ ạ - Trẻ trả lời. - Gia cầm ạ -Có ạ - Vâng ạ -Trẻ quan sát cô vẽ mẫu -Trẻ trả lời - Tô màu ạ -Trẻ vẽ - Trẻ dừng tay - Trẻ mang bài lên trưng bày - Trẻ nhận xét - Trẻ hát cùng cô và mang bài treo vào góc sản phẩm. GIÁO ÁN Hoạt động phát triển thẩm mỹ Hoạt động : Tạo hình Đề tài : Tô màu cảnh làng quê Chủ đề : Quê hương đất nước Bác Hồ Đối tượng dạy: Trẻ MG 4 tuổi Người thực hiện: Phạm Thị Út Nguyễn Thị Huyền Trang Ngày soạn : 2/5/2013 Ngày dạy: 3/5/2013 Thời gian: 30-35 phút I.Mục đích yêu cầu: 1.Kiến thức: - Trẻ biết một số cảnh đẹp của quê hương - Biết cách tô màu bức tranh cảnh làng quê đẹp - Biết phối hợp màu sắc phù hợp 2.Kỹ năng: - Luyện kỹ năng cầm bút để tô màu - Sử dụng màu sắc phù hợp 3.Thái độ: - Trẻ hướng thú tô. - Trẻ biết yêu quý giữ gìn sản phẩm mình tạo ra - Giáo dục trẻ yêu quê hương đất nước II.Chuẩn bị: -Tranh mẫu của cô để giới thiệu - Ttanh cảnh làng quê để trẻ tô màu , bút màu sáp - Các bài hát: Quê hương tươi đẹp , yêu Hà Nội III. Cách tiến hành: Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1.Ổn định tổ chức: - Chào khách - Cô cùng trẻ hát kết hợp vận động bài hát “Quê hương tươi đẹp” Hỏi trẻ tên bài hát ,nội dung bài hát đã nói lên điều gì? - Gọi trẻ lên kể về quê hương của bé đang sống ở đâu? ( Làng ,xã,huyện...) Mỗi làng quê của chúng ta đều có những cảnh đẹp đấy 2. Quan sát đàm thoại: - Đến với tiết học hôm nay cô đã chuẩn bị bức tranh rất đẹp đấy chúng mình có muốn khám phá không? Cô cho trẻ quan sát bức tranh Hỏi trẻ cô có bức tranh về gì đây? Đúng rồi đấy đó là bức tranh cảnh làng quê đấy Đây là gì? Còn đây là gì? Ngoài ra còn có cả cây đa,ao sen nữa đấy Các con thấy bức tranh cảnh làng quê có đẹp không? - Ngoài ra cô còn tô màu bức tranh cũng về cảnh làng quê đấy ,chúng mình cùng khám phá nhé. Hỏi trẻ cô tô các ngôi nhà màu gì? cổng làng màu gì?cây xanh ,áo sen màu gì?... - Khi tô bức tranh phải biết phối hợp màu sắc hài hoà để bức tranh thêm đẹp ,và không tô trờm màu ra ngoài - Các con thấy bức tranh cô tô có đẹp không? + Giáo dục trẻ :biết yêu quý quê hương làng xóm ,đất nước ,biết gìn giữ văn hoá ,qui ước của làng . 3. Cô tô mẫu: - Để tô được bức tranh chúng mình phải có gì? Hỏi trẻ cách cầm bút ? tư thế ngồi? Cô tô đến đâu hỏi trẻ đến đó Trước tiên cô tô các ngôi nhà trước ,tô nóc nhà màu gì? Tiếp theo cô tô đến cổng làng ,đường đi ,cây đa ,ao sen... - Khi tô phải tô đều màu ,không làm trờm màu ra ngoài Giờ chúng mình có muốn tô bức tranh thật đẹp giống cô không? 4. Trẻ thực hiện: - Hỏi trẻ cách cầm bút ,tư thế ngồi tô? - Cô đi quan sát ,nhắc nhở trẻ tô đúng tô đẹp và cách phối hợp màu hài hoà - Cô giúp đỡ những trẻ yếu kém để trẻ tạo ra sản phẩm 5. Trưng bày và nhận xét sản phẩm: - Cô đọc câu thơ để trẻ dừng tay - Cô cho từng tổ mang bài lên trưng bày sản phẩm -Gọi trẻ lên nhận xét bài nào đẹp nhất mà trẻ thích nhất.Vì sao con thích? -Nhận xét tuyên dương trẻ tô đẹp và động viên trẻ tô chưa đẹp lần sau cố gắng hơn nữa. + Kết thúc: Cô và trẻ hát một bài và mang sản phẩm ra để trưng bày. - Trẻ chào khách - Trẻ hát và vân động cùng cô - Trẻ trả lời - Trẻ kể về quê hương của mình - Có ạ - Trẻ trả lời -Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Có ạ - Trẻ trả lời - Có ạ - bút màu ạ - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Có ạ - Trẻ trả lời - Trẻ thực hiện - Trẻ dừng tay và mang bài lên để trưng bày - Trẻ nhận xét - Trẻ hát cùng cô và mang bài ra trưng bày vào góc sản phẩm. GIÁO ÁN Hoạt động phát triển thẩm mỹ Hoạt động : Tạo hình Đề tài : Vẽ quà tặng chú bộ đội Chủ đề : Nghề nghiệp Đối tượng dạy: Trẻ MG 4 tuổi Người thực hiện: Vũ Thuý Nhài Ngày soạn : 19/12/2013 Ngày dạy: 20/12 /2013 Thời gian: 30-35 phút I.Mục đích yêu cầu: 1.Kiến thức: - Trẻ biết một số dụng cụ của chú bộ đội - Biết cách tô vẽ một số những món quà bằng các nét vẽ cơ bản - Biết phối hợp màu sắc phù hợp để tô màu bức tranh 2.Kỹ năng: - Luyện kỹ năng vẽ các nét cơ bản để tạo nên bức tranh - Sử dụng màu sắc phù hợp - Biết bố cục bức tranh 3.Thái độ: - Giáo dục trẻ biết yêu quý các chú bộ đội - Biết giữ gìn sản phẩm của mình tạo ra II.Chuẩn bị: - Đĩa nhạc có bài hát “cháu thương chú bộ đội, chú bộ đội” - Các hình ảnh : quần áo ,những bông hoa,các loại quả,bóng bay ,mũ súng... - Giấy vẽ ,bút chì , bút màu III. Cách tiến hành: Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1.Ổn định tổ chức gây hứng thú: - Cô giới thiệu chương trình “ chúng tôi là chiến sĩ” - Chào khách - Cô cùng trẻ hát bài hát “Cháu thương chú bộ đội ” Hỏi trẻ tên bài hát ,nội dung bài hát đã nói lên điều gì? - Cô giới thiệu chuẩn bị đến ngày 22/12 là ngày gì các con có biết không ? - Trong lớp mình có bố bạn nào là bộ đội không? Vậy nhân ngày thành lập quân đội nhân dân việt nam con có muốn gửi những món quà tới bố của mình không? 2. Quan sát đàm thoại: - Ngay sau đây các chiến sĩ bước vào phần thi thứ nhất “ Vui cùng chiến sĩ” Cô cho trẻ quan sát trên màn hình - Quan sát chùm bóng bay Cô hỏi trẻ đây là quà gì? con nhìn thấy bức tranh có những gì? Màu sắc các quả bóng ra sao? - Tiếp theo cô cho trẻ quan sát hết món quà cô đã chuẩn bị - Cô đặt câu hỏi tương tự Vừa rồi các con đã được quan sát rất nhiều các món quà rồi .Các chú bộ đội rất vất vả ngày đêm canh giữ biên cương ,rồi ngoài hải đảo xa xôi để cô con mình được vui chơi học hành đấy . Vậy các con có yêu quý chú bộ đội không? Yêu quý các chú bộ đội các con phải làm gì? Để chào mừng ngày 22/12 ngày thành lập quân đội nhân dân việt nam các con gửi tặng các chú bộ đội những món quà gì nào ? cô mời con Vậy con phải vẽ ntn? Có những bạn nào muốn vẽ giống bạn Cô muốn biết ý định của bạn khác ,những ai muốn vẽ như bạn. - Cô hỏi kỹ năng vẽ ntn? 3. Trẻ thực hiện: - Tiếp theo là phần thi “ tài năng chiến sĩ” ở phần thi này các bé sẽ phải trổ hết tài năng của mình để vẽ những món quà thật đẹp để tặng các chiến sĩ. Xin mời các bé hãy nhẹ nhàng trở về bàn để thể hiện tài năng của mình. Cô cho trẻ đọc một đoạn thơ - Cô hướng dẫn cách ngồi, cách cầm bút cho trẻ - Cô đi bao quan nhắc nhở ,gợi mở cho trẻ vẽ để tạo ra sản phẩm đẹp. 4. Trưng bày và nhận xét sản phẩm: - Cô đọc câu thơ để trẻ dừng tay - Cô cho từng tổ mang bài lên trưng bày sản phẩm - Gọi trẻ lên nhận xét bài nào đẹp nhất mà trẻ thích nhất.Vì sao con thích? Gọi 3- 4 trẻ lên nhận xét -Nhận xét tuyên dương trẻ vẽ đẹp và động viên trẻ vẽ chưa đẹp lần sau cố gắng hơn nữa. + Kết thúc: Cô và trẻ hát múa một bài để kết thúc chương trình “ chúng tôi là chiến sĩ”. - Trẻ chào khách - Trẻ hát và vân động cùng cô - Trẻ trả lời - Có ạ - Trẻ quan sát -Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Có ạ - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ giơ tay - Trẻ trả lời - Trẻ về chỗ - Trẻ đọc thơ - Trẻ thực hiện - Trẻ dừng tay và mang bài lên để trưng bày - Trẻ nhận xét - Trẻ hát cùng cô và đi ra ngoài.
File đính kèm:
- giao_an_linh_vuc_tham_my.doc