Giáo án mầm non lớp lá - Kể chuyện cho trẻ nghe chuyện Cậu bé mũi dài
I – MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU
1. Kiến thức
- Trẻ nhớ tên chuyện, các nhân vật trong chuyện Cậu bé mũi dài.
- Trẻ hiểu nội dung câu chuyện
2. Kỹ năng
- Trẻ trả lời đúng đủ câu, rõ ràng , mạch lạc.
- Phát triển khả năng chú ý ghi nhớ có chủ định.
- Phát triển ngôn ngữ của trẻ
3. Thái độ
- Trẻ hứng thú tham gia giờ học, chăm chú nghe cô kể chuyện.
- Qua giờ học giáo dục trẻ yêu quý cơ thể của mình, có ý thức giữ gìn vệ sinh các bộ phận trên cơ thể.
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ Chủ đề: Bản Thân Đề tài: Kể chuyện cho trẻ nghe chuyện ‘‘CẬU BÉ MŨI DÀI’’ Giáo viên: Trần Thị Tuyết Oanh Đơn vị : Trường mầm non Bắc sơn LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ Chủ đề: Bản Thân Đề tài : Kể chuyện cho trẻ nghe chuyện « Cậu Bé Mũi Dài » Đối tượng dạy : Trẻ 4 - 5 tuổi Số lượng : 18 - 20 trẻ Thời gian : 25- 27 phút. Người dạy : Trần Thị Tuyết Oanh I – MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU 1. Kiến thức - Trẻ nhớ tên chuyện, các nhân vật trong chuyện Cậu bé mũi dài. - Trẻ hiểu nội dung câu chuyện 2. Kỹ năng - Trẻ trả lời đúng đủ câu, rõ ràng , mạch lạc. - Phát triển khả năng chú ý ghi nhớ có chủ định. - Phát triển ngôn ngữ của trẻ 3. Thái độ - Trẻ hứng thú tham gia giờ học, chăm chú nghe cô kể chuyện. - Qua giờ học giáo dục trẻ yêu quý cơ thể của mình, có ý thức giữ gìn vệ sinh các bộ phận trên cơ thể. II. CHUẨN BỊ 1. Địa điểm: Lớp học sạch sẽ, thoáng, đủ ánh sáng. 2. Đồ dùng dạy học a, Đồ dùng của cô: - Bài giảng powerpoint - Rối minh họa truyện“Cậu bé mũi dài”. - Mô hình sân khấu - Nhạc nền kể chuyện, đóng kịch - Mũ và trang phục đóng kịch. - Máy chiếu, máy tính - Đĩa nhạc bài hát: “Hãy xoay nào” “Cái mũi” b, Đồ dùng của trẻ: - Trẻ ăn mặc gọn gàng, tâm thế thoải mái khi vào tiết học. III. TIẾN HÀNH Hoạt động của cô Dự kiến HĐ của trẻ * Hoạt động 1: Gợi hứng thú - Cô chào các con ! Hôm nay cô thấy bạn nào cũng xinh cô cháu mình cùng hát múa bài hát « Hãy xoay nào » - Cô cùng trẻ hát vận động theo nhạc về các giác quan qua bài hát « Hãy xoay nào » + Cô cùng trẻ trò chuyện về các giác quan, - Đó là các bộ phận trên khuôn mặt xinh đẹp của chúng mình, khuôn mặt chúng mình xinh nhất khi nào ? - Chúng mình cùng cười nào ! ( Bỗng có tiếng khóc : hu... hu... cái mũi dài của tôi đâu rồi ?) - Các con hãy lắng nghe xem tiếng ai khóc ? - Cô cháu mình cùng đi xem ai khóc. - Vì sao bạn lại ngồi đây khóc ? - Bạn đừng khóc nữa hãy ở đây với chúng tôi, chúng tôi nghĩ chỉ một lát nữa thôi sẽ có điều kì diệu đến với bạn đấy. * Hoạt động 2: Kể chuyện cho trẻ nghe - Để điều kì diệu đến nhanh hơn các con hãy cùng lắng nghe câu chuyện « Cậu bé mũi dài » - Cô kể diễn cảm kết hợp với cử chỉ, nét mặt, điệu bộ( kể trên nền nhạc ) + Các con vừa được nghe chuyện gì? - Các con ạ nhờ có câu chuyện mà cái mũi dài đã trở về với bạn nhỏ rồi. - Câu chuyện « Cậu bé mũi dài » không chỉ có nội dung hấp dẫn mà câu chuyện còn có nhiều hình ảnh rất sinh động về cậu bé mũi dài và các bạn của cậu. - Bây giờ cô mời các con nhẹ nhàng về chỗ ngồi chúng mình cùng lắng nghe câu chuyện. - Cô kể lần 2 bằng rối * Hoạt động 3: Trích dẫn đàm thoại ( Trên máy chiếu) - Chúng mình vừa được xem những hình ảnh sinh động của câu chuyện gì ? - Trong câu chuyện có những nhân vật nào ? - Tại sao mọi người lại gọi cậu là « bé mũi dài » - « Ngày xưa, có một cậu bé có cái mũi rất dài.......cậu bé mũi dài.» - Bỗng cậu bé mũi dài nhìn thấy quả gì ? - « ...Vào 1 buổi sáng.....những quả táo chín thơm lừng, » - Cậu định làm gì khi nhìn thấy cây táo sai trĩu quả ? - Mũi dài có trèo lên cây táo được không ? - Vì sao cậu bé không trèo lên cây táo được ? - Bực mình quá,mũi dài đã ước gì ? - « Bực quá.....chẳng cần gì cả » - Nếu không có mắt, mũi, tai, tay thì cậu bé có làm được gì không ? GD : Nếu không có mắt, mũi, tai, tay thì cô tin rằng cậu bé sẽ chẳng làm được điều gì các con ạ! nhưng bé mũi dài lại có rất nhiều các bạn tốt khuyên mũi dài đấy. - Những ai đã khuyên mũi dài ? - Chú ong đã khuyên như thế nào ? - Còn ai đến khuyên bạn mũi dài nữa ? - Chim họa mi đã nói điều gì với mũi dài ? - Cô hoa đã nói gì ? - À đúng rồi đấy các con ạ. - « Một chú Ong vẻ đẹp rực rỡ của chúng tôi được» - Các con ạ bộ phận nào trên cơ thể chúng ta cũng rất cần thiết và quan trọng. Liệu cậu bé mũi dài có nghe lời khuyên của các bạn không ? chúng mình hãy lắng nghe tiếp câu chuyện nhé. - « Bé mũi dài nghe xong ....vứt chúng đi nữa » - Được các bạn khuyên nhủ mũi dài đã nhận ra điều gì ? - Vậy là chú ong, chim họa mi, cô hoa đã nói lời xin lỗi giúp bé mũi dài rồi. Chúng mình hãy gọi giúp bạn mũi dài nào ! - Qua câu chuyện cậu bé mũi dài chúng mình nhận ra điều gì? - Biết được sự quan trọng đó chúng mình làm gì để giữ gìn các bộ phận và các giác quan trên cơ thể ? Giáo dục : Đúng rồi đấy các con ạ các bộ phận trên cơ thể như chân, tay, mắt, mũi, miệng, tai đều rất quan trọng vì thế các con cần phải biết giữ gìn bằng cách ăn uống hợp lý và rèn luyện thể dục hàng ngày. Cô tin rằng bạn nào cũng sẽ có cơ thể khỏe mạnh để học tập tốt. - Bạn mũi dài đã hiểu ra mọi điều rồi đó bây giờ cô cháu mình hãy cùng bạn mũi dài vận động để giúp cơ thể khỏe mạnh nào. - Cô và trẻ cùng nhảy trên nền nhạc bài « Cái mũi » - Các con vừa nghe cô Oanh kể câu chuyện gì ? - Câu chuyện cậu bé mũi dài còn được cô Oanh xây dựng và chuyển thể thành vở kịch mang tên « Cậu bé mũi dài » cô mời các con cùng hướng lên sân khấu để thưởng thức vở kịch nào. - Trẻ xem kịch - Các bạn vừa xem vở kịch gì ? - Qua vở kịch vừa rồi các bạn hiểu ra điều gì ? Kết thúc : Mời các bạn lên múa hát cùng bạn mũi dài và các nhân vật trong câu chuyện - Trẻ lắng nghe - Trẻ hát múa cùng cô - Trẻ trò chuyện cùng cô - Khi cười - Trẻ cười - Trẻ lắng nghe - Chúng tôi chào bạn - Vì chiếc mũi dài của tôi bỗng dưng biến mất - Thật không? - Trẻ lắng nghe - Cậu bé mũi dài - Trẻ lắng nghe - Trẻ về chỗ ngồi - Trẻ xem rối . - Cậu bé mũi dài - Trẻ trả lời - Vì có cái mũi dài - Trẻ lắng nghe - Qủa táo ạ. - Trèo lên hái táo. - Không ạ - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ lắng nghe - Trẻ trả lời - Trẻ lắng nghe - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ lắng nghe - Trẻ lắng nghe - Trẻ trả lời - Trẻ đứng lên gọi -Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ lắng nghe - Trẻ lắng nghe - Trẻ thực hiện - Trẻ trả lời - Trẻ xem vở kịch - Cậu bé mũi dài - Trẻ trả lời - Trẻ hát múa cùng cô
File đính kèm:
- truyen_cau_be_mui_dai.doc