Giáo án mầm non lớp lá - Kế hoạch chủ đề bản thân

- Các loại cử động của bàn tay, ngón tay, cổ tay.

- Cài, cởi cúc, kéo khóa ( phéc mơ tuya).

- Lắp ráp các hình, xâu luồn các hạt,buột dây

- Tập luyện kĩ năng rửa tay bằng xà phòng

- Thói quen rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh và khi tay bẩn

- Khi rửa không vẩy nước ra ngoài, không làm ướt quần áo

- Rửa sạch tay không còn mùi xà phòng.

 

doc48 trang | Chia sẻ: trunghieu02 | Lượt xem: 1155 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án mầm non lớp lá - Kế hoạch chủ đề bản thân, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH CHỦ ĐỀ
BẢN THÂN 
MỤC TIÊU
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG
*Lĩnh vực phát triển thể chất
1. Chỉ số 5: Tự mặc, cởi được áo quần
2. Chỉ số 15 : Rửa tay bằng xà phòng truớc khi ăn, sau khi đi vệ sinh và khi tay bẩn
3. Chỉ số 18: Giữ đầu tóc, quần áo gọn gàng.
*Lĩnh vực phát triển tình cảm và quan hệ xã hội:
4. Chỉ số 49: Trao đổi ý kiến của mình với các bạn
*Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ và giao tiếp:
5. Chỉ số 61: Nhận ra được sắc thái biểu cảm của lời nói, khi vui, buồn, tức giận, ngạc nhiên, sợ hãi
6. Chỉ số 63: Hiểu nghĩa một số từ khái quát chỉ sự vật, hiện tượng đơn giản gần gũi
7. Chỉ số 77: Sử dụng một số từ chào hỏi và lễ phép phù hợp với tình huống 
8. Chỉ số 91: Nhận dạng chữ cái a, ă, â trong bảng chữ cái tiếng việt
*Lĩnh vực phát triển nhận thức:
9. Chỉ số 104: Nhận biết con số phù hợp với số lượng trong phạm vi 6.
10. Chỉ số 105: Tách 6 đối tượng thành 2 nhóm bằng ít nhất 2 cách và so sánh số lượng của các nhóm
*Lĩnh vực phát triển thẩm mỹ:
 11. Chỉ số 100: Hát đúng giai điệu bài hát trẻ em
12. Chỉ số 101: Thể hiện cảm xúc, và vận động với nhịp điệu bài hát, bản nhạc
- Các loại cử động của bàn tay, ngón tay, cổ tay.
- Cài, cởi cúc, kéo khóa ( phéc mơ tuya).
- Lắp ráp các hình, xâu luồn các hạt,buột dây
- Tập luyện kĩ năng rửa tay bằng xà phòng
- Thói quen rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh và khi tay bẩn
- Khi rửa không vẩy nước ra ngoài, không làm ướt quần áo
- Rửa sạch tay không còn mùi xà phòng.
- Chải hoặc vuốt lại tóc khi bù rối 
- Chỉnh lại quần áo khi bị xộc xệch hoặc phủi bụi đất khi bị dính bẩn 
-Trình bày ý kiến của mình với các bạn
- Trao đổi để thỏa thuận với các bạn và chấp nhận thực hiện theo ý kiến chung
- Khi trao đổi thái độ bình tĩnh tôn trọng lẫn nhau không nói cắt ngang khi người khác đang trình bài
- Nhận ra cảm xúc vui buồn, âu yếm, ngạc nhiên, sợ hãi, tức giận của người khác qua ngữ điệu lời nói của họ.
- Thể hiện được cảm xúc của bản thân qua ngữ điệu lời nói
Hiểu nghĩa từ khái quát.
- Thực hiện việc lựa chọn các vật, hiện tượng theo tập hợp nhóm theo yêu cầu.
- Nói được một số từ khái quát chỉ các vật.
Sử dụng các từ: “Cảm ơn, xin lỗi, xin phép, thưa, dạ, vâng” phù hợp với tình huống 
- Trẻ biết nhận dạng chữ cái và phát âm đúng chữ cái a, ă, â
Nhận biết số lượng trong phạm vi 6
Tách nhóm số lượng 6 thành 2 phần. Ít nhất bằng 2 cách khác nhau 
- Hát đúng giai điệu lời ca, hát diễn cảm phù hợp sắc thái, nhịp điệu bài hát, bản nhạc với các hình thức.
- Vận động nhịp nhàng phù hợp sắc thái nhịp điệu bài hát.
Tự biết cách thay đồ cho mình sau khi ăn trưa và lúc chiều
Hoạt động vệ sinh
Hoạt động mọi lúc mọi nơi
Hoạt động vệ sinh
Hoạt động mọi lúc mọi nơi
- Hoạt động ngoài trời: trò chơi dân gian “nhảy ra nhảy vào”
- Hoạt động mọi lúc mọi nơi.
- Hoạt động góc
Hoạt động góc
Thái độ của bé qua hoạt động vui chơi và các hoạt động khác.
Hoạt đông học: bé làm gì để lớn lên khỏe mạnh,
Hoạt động ngoài trời
Hoạt động mọi lúc mọi nơi
Hoạt động mọi lúc mọi nơi.
Hoạt độmg học: làm quen chữ cái a, ă, â
Hoạt động học: làm quen số 6
Hoạt động học: tách gộp trong phạm vi 6
Hoạt động góc
Hoạt động góc
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG
Tuần 2 – Nhánh 2: CƠ THỂ CỦA BÉ
Thực hiện từ ngày: 5 đến 9/10/2015
Hoạt động
Thứ 2
Thứ 3
Thứ 4
Thứ 5
Thứ 6
Đón trẻ ,trò chuyện
- Đón trẻ vào lớp, trẻ tự cất đồ dùng cá nhân.
- Ăn sáng.
- Trò chuyện về một số vấn đề của chủ đề mới khi trẻ đến lớp.
- Trò chuyện, xem tranh chủ đề . Liên hệ bản thân trẻ.
- Điểm danh
TDBS
Hoạt động tự do
Bài tập tuần:
HH 1, Tay 5, Bụng 1, Chân 1, Bật 5
Chơi theo ý thích
Giữ đầu tóc, quần áo gọn gàng
PTTC
PTNN
PTTTCKNXH
PTNT
PTTM
Hoạt động học
Tung bóng lên cao và bắt bóng
Làm quen chữ cái a, ă, â
Hát: những em bé ngoan
Đếm đến 6, nhận biết nhóm có 6 đối tượng, nhận biết chữ số 6
Vẽ chân dung bạn
Hoạt động ngoài trời
-Dạo quanh sân trường, tham quan các khu vực trong trường
-Vẽ tự do trên sân
 -Chơi với đồ chơi trên sân ,thiết bị ngoài trời “ cầu tuột , xích đu, nhà banh”
-Chơi trò chơi dân gian “ Mèo Đuổi Chuột” , “nhảy vào nhảy ra”
Nhận ra được sắc thái biểu cảm của lời nói, khi vui, buồn, tức giận, ngạc nhiên, sợ hãi
Hoạt dộng góc 
Góc tạo hình: Chơi tô màu tranh, vẽ người.
Góc XD: Chơi xây khu vườn, xây sân chơi của bé
Góc phân vai: Tổ chức sinh nhật bạn.
-TCDG:Chơi các trò chơi : nhảy vào nhảy ra, kéo co
Bé làm ca sĩ: Nghe nhạc và hát các bài hát về bản thân. Biểu diễn văn nghệ cho các bạn cùng xem. Hát đúng giai điệu bài hát trẻ em. Thể hiện cảm xúc, và vận động với nhịp điệu bài hát, bản nhạc
Vệ sinh – Ăn trưa – Ngủ trưa – Ăn phụ
Hoạt động chiều
Ôn lại bài vận động cho các trẻ tập chưa tốt
- Chơi trò chơi dân gian: rồng rắn lên mây
Cho trẻ làm vở làm quen chữ cái
Ôn lại bài hát “những em bé ngoan” và một số bài hát của chủ đề
Làm vở toán: bé làm quen với các con số
Cho trẻ luyện tập lại kỹ năng vẽ
Nhận xét cuối tuần, tuyên dương và phát phiếu bé ngoan
Nêu gương - Ăn chiều – Vệ sinh cá nhân sau khi ăn
Trả trẻ
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG NGÀY
 I /ĐÓN TRẺ
1/ Nội dung: Trò chuyện với trẻ về đồ dùng cá nhân hằng ngày của trẻ
2/ Yêu cầu : - Trẻ nhận biết tên các bộ phận trên cơ thể của mình
	 - Biết yêu quý trường lớp, kính trọng cô giáo giữ gìn đồ dùng đồ cá nhân của mình và bạn bè, vệ sinh lớp sạch sẽ. Chơi với bạn đoàn kết và thân ái.
3/ Chuẩn bị : Tranh ảnh theo Chủ đề “Bản thân”
4/ Cách tiến hành :	
	 - Cô vui vẻ đón trẻ vào lớp
 - Cô trò chuyện đàm thoại với trẻ về tranh cô đã chuẩn bị
 II /ĐIỄM DANH
-Cho trẻ ngồi thành hình chữ u, ổn định và cho trẻ làm tổ trưởng đi đếm từng thành viên có mặt trong tổ của mình và lên báo cho cô, khi tổ trưởng báo cáo thì cả lớp quan sát và nhận xét xem tổ trưởng báo cáo đúng không , tương tự 2 tổ còn lại cũng thực hành như trên. Sau đó cô gọi lại từng tên trẻ để kiểm tra xem tổ trưởng báo cáo có đúng không
- Cô đưa ra tiêu chuẩn bé ngoan trong tuần:
	+Về học tập: Bé giơ tay phát biểu ý kiến, chú ý lên cô 
	+Về đạo đức: Bé đoàn kết với bạn, giúp đỡ bạn , không tranh giành, đánh nhau với bạn.
	+Về vệ sinh: Bé không xả rác trong lớp, bỏ rác đúng nơi qui định
Thể dục sáng
I. Yêu cầu:
- Trẻ biết tập theo cô các động tác thể dục buổi sáng trong tuần
 - Trẻ tập đúng động tác, thực hiện đều đặn
-Biết trật tự trong khi tập thể dục 
II. Chuẩn bị:
Sân sạch, thoáng mát.
Nơ, cờ, hoa, vòng, gậy.
III. Các tiến hành:
 1: Khởi động:
Tổ chức cho trẻ đi vòng tròn với các kiểu chân, chạy chậm, chạy nhanh, chạy chậm theo nhạc hoặc theo hiệu lệnh của cô, dãn điều hàng ngang theo tổ ( hoặc cho trẻ đứng đội hình vòng tròn)
 2:Trọng động:
Hô hấp 1: hít sâu, thở ra.
Tay 5: luân phiên từng tay đưa lên cao
Bụng 1 : đứng cuối người về trước
Chân 1: khuỵu gối
Bật 5: bật về các phía
 3: Hồi tĩnh:
Cho cả lớp đi vòng tròn hít thở nhẹ nhàng.
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG GÓC
I /Mục tiêu:
- Góc tạo hình: Chơi tô màu tranh, vẽ người
+ Gọi tên và nói được đặc điểm của tranh vẽ
+ Trẻ tô màu đều, đẹp.
+ Cố gắng thực hiện công việc tới cùng.
- Góc XD: Chơi xây nhà khu vườn, xây sân chơi của bé.
+ Xây dựng được mô hình khu vườn và sân chơi của bé.
+ Biết sử dụng các vật liệu khác nhau để tạo thành ngôi nhà
+ Trật tự và chờ đến lượt mình khi tham gia trò chơi
Góc phân vai: tổ chức sinh nhật bạn
+ Trẻ có hiểu biết và có kiến thức về ngày sinh nhật
+ Biết cách tổ chức buổi tiệc mừng sinh nhật
+ Vui vẻ tham gia hoạt động cùng các bạn.
- Trò chơi dân gian:
 + Trẻ biết được cách chơi, luật chơi của một số trò chơi dân gian như trốn tìm, kéo co
 + Trẻ chơi đúng luật
 + Tích cực tham gia hoạt động.
Bé làm ca sĩ:
 + Trẻ nhớ tên bài hát, thuộc một số bài hát về chủ đề bản thân
 + Trẻ hát đúng lời, đúng giai điệu bài hát về chủ đề bản thân. Hát đúng giai điệu bài hát trẻ em. Thể hiện cảm xúc, và vận động với nhịp điệu bài hát, bản nhạc
 + Trật tự trong khi chơi
II/Chuẩn bị:
 Tạo hình: giấy A4, màu.
Xây dựng: đồ chơi, khối gỗ, hàng rào, cây xanh
Phân vai: trang phục, đồ chơi nấu ăn, đèn cầy ( giả ), bánh kem (giả)
Trò chơi dân gian: dây thừng
Bé làm ca sĩ: phách gõ, gáo dừa, song loan, xắc xô, máy nghe nhạc.
III/Hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CÔ
HOẠT ĐỘNG CHÁU
 - Cô và cháu hát bài : những em bé ngoan
 - Cô trò chuyện cùng cháu:
 + Các con ơi, bây giờ đã đến giờ hoạt động góc rồi. Các con hãy nhìn xem hôm nay cô đã chuẩn bị những đồ chơi gì cho các con nhé!
Cô giới thiệu lần lượt các rổ đồ chơi:
 1. Cô giới thiệu rổ đồ chơi có giấy, màu sáp.
Với các vật liệu này bạn sẽ chơi được trò gì?
Các bạn sẽ chơi các trò chơi nào?
 2. Cô giới thiệu tiếp rổ đồ chơi có khối gỗ và vật liệu xây dựng
Với vật liệu này bạn sẽ làm gì?
Nó thích hợp chơi ở góc nào?
 3. Nhìn xem ! nhìn xem .Hỏi trẻ:
Các con nhìn xem cô có những gì trong rổ?
Các trang phục và đồ chơi này bạn sẽ đóng vai gì?
 4. Cô giới thiệu rổ đồ chơi có dây thừng
Chúng ta sẽ làm gì với sợi dây này?
Các con sẽ chơi các trò chơi nào?
 5.Cô giới thiệu tiếp rổ đồ chơi có phách tre, trống,
Các con nhìn những nhạc cụ này có đẹp không?
Với các loại nhạc cụ này các con sẽ chơi được gì?
Nó thích hợp chơi ở góc nào?
Cho trẻ tự chọn góc chơi:
 - Cô vừa giới thiệu cho các con những rổ đồ chơi để các con hoạt động góc. Vậy bạn nào thích chơi trò gì sẽ tự chọn góc và vào góc tham gia cùng các bạn mình nhé.
- Cô hỏi trẻ cách chơi ở góc đó như thế nào?
Trẻ mang đồ chơi về góc chơi:
- Cô cho trẻ tự chọn góc để chơi
- Trẻ thỏa thuận về trò chơi và tự chọn nhóm trưởng của nhóm mình
- Nhóm trưởng của mỗi nhóm sẽ lấy thẻ phát cho mỗi thành viên trong nhóm và mang rổ đồ chơi về góc
Trẻ mang đồ chơi về góc và hoạt động chơi dưới sự hướng dẫn của nhóm trưởng
- Cô quan sát trẻ chơi và hướng dẫn cho trẻ khi trẻ gặp khó khăn
- Sau giờ hoạt động góc, cô nhận xét từng nhóm chơi 
- Tuyên dương những nhóm chơi tốt
- Cho trẻ thu dọn đồ chơi vào góc
- Kết thúc giờ hoạt động góc
- Cháu hát cùng cô
- Cháu trả lời theo sự hiểu biết
- Cháu kể
- Cháu trả lời tự do
- Cháu trả lời tự do
-Cháu trả lời theo suy nghĩ
 -Cháu kể
-Cháu trả lời
Trả lời cô
Cháu chọn góc chơi
-Cháu tự chọn góc chơi theo ý thích
- Trẻ thỏa thuận về vai chơi và tự chọn nhóm trưởng
- Trẻ hoạt động chơi cùng bạn
- Cháu lắng nghe cô nhận xét
TRÒ CHƠI DÂN GIAN
NHẢY VÀO NHẢY RA
Mục tiêu:
Trẻ biết tên trò chơi dân gian “ nhảy vào nhảy ra”, biết cách chơi.
Chơi đúng luật
Tham gia tích cực, vui vẻ trong trò chơi
Chuẩn bị:
Sân chơi rộng, sạch sẽ, an toàn
Hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CÔ
HOẠT ĐỘNG CHÁU
 Cô cùng trẻ vừa đi vừa hát “ lại đây với cô”
Trò chuyện với trẻ về các trò chơi dân gian đã được chơi
Các bạn kể tên các trò chơi dân gian lớp mình đã cùng nhau chơi?
Các bạn có thích được tham gia trò chơi không?
Cô sẽ cho cho cả lớp làm quen và chơi trò chơi dân gian mới, trò chơi có tên “nhảy ra nhảy vào”
Cô giới thiệu cách chơi: cô sẽ chia lớp thành 2 nhóm, oản tù tì xem nhóm nào chơi trước. Nhóm thắng là nhóm 1. Nhóm 2 sẽ ngồi xuống thành vòng tròn rộng, nắm tay để tạo thành cửa ra vào, các cửa luôn giơ tay lên, hạ tay xuống để ngăn không cho người ở nhóm 1 vào. 
Trẻ ở nhóm 1 sẽ đứng mỗi bạn cạnh 1 cửa, đứng ngoài vòng tròn, Khi cửa mở ( tay hạ xuống ) thì nhảy vào và nói “vào” , khi vào trong vòng tròn thì nói “vào rồi”. 1 bạn vào được thì nhóm 2 phải mở cửa cho tất cả nhóm 1 vào. Khi vào trong rời thì tìm cách nhảy ra ( nhảy ra cũng như nhảy vào)
Luật chơi: khi nhảy vào hoặc nhảy ra mà chạm tay, hoặc nhảy không đúng cửa của mình thì đều bị hỏng và mất lượt, hoặc nhóm chưa vào hết mà có bạn ra cũng phạm luật, phải ngồi xuống cho nhóm kia chơi.
Cô cho trẻ chơi thử
Cho lớp bắt đầu chơi, cô quan sát và làm quản trò. Nhắc trẻ chơi đúng luật.
Củng cố: nhắc lại tên trò chơi.
Trò chơi này giúp ích gì cho cơ thể các bạn?
Nhận xét và tuyên dươnng
Hồi tĩnh: cho trẻ đi vòng tròn, hít thở nhẹ nhàng.
Hát và đi vòng quanh cô
Lắng nghe và trả lời câu hỏi
Trả lời
Lắng nghe
Lắng nghe cô giải thích trò chơi
Cùng chơi thử
Tham gia trò chơi
Nhắc tên “nhảy ra nhảy vào”
Đi theo cô, hít thở và thả lỏng.
HOẠT ĐỘNG HỌC
Thứ 2 ngày 21 tháng 9 năm 2015
PTTC
 TUNG BÓNG LÊN CAO VÀ BẮT BÓNG
I/Mục tiêu:
Trẻ biết tên bài VĐCB “tung bóng lên cao và bắt bóng”
Thực hiện đúng các động tác của bài tập. Rèn khả năng vận động và sự khéo léo.
Tích cực tham gia hoạt động.
II/ Chuẩn bị:
Phòng tập thóang mát sạch sẽ.
Động tác mẫu của cô phải chuẩn
Bóng tập cho cô và trẻ.
2 lá cờ, 2 cái ghế.
III/ Hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CÔ
HOẠT ĐỘNG CHÁU
 - Hát bài “Nào chúng ta cùng tập thể dục”
-Trò chuyện với trẻ theo nội dung bài hát: bài hát có tên là gì? 
+Người ta tập thể dục vào buổi nào?
+Tập thể dục thì cơ thể sẽ như thế nào?
- Cô tóm lại: Thức dậy sáng sớm tập thể dục rất tốt cho sức khỏe bên cạnh đó chúng ta phải ăn nhiều đủ chất để giúp cơ mình khỏe mạnh. Hôm nay cô cháu mình cùng tập thể dục các con có thích không?(dạ thích), cô giới thiệu tên bài “tung bóng lên cao và bắt bóng” 
 - Cho trẻ xếp thành 3 hàng dọc chuyển thành vòng tròn kết hợp đi bằng các kiểu ,chạy chậm, chạy nhanh, đi thường, rồi di chuyển thành 3 hàng ngang dãn cách đều.
- Cô cùng trẻ tập BTPTC kết hợp bài “bài ca đi học”; “vui đến trường”
 + Tay 5 (4l-8 nhịp)
 + Bụng 1 (2l-8 nhịp)
 + Chân 1 (2 l-8 nhịp)
 + Bật 5 (2l-8 nhịp)
 - VĐCB: “ tung bóng lên cao và bắt bóng”
 + Cô làm mẫu lần 1 không giải thích.
 +Cô làm mẫu + giải thích: cô cầm bóng bằng 2 tay và tung mạnh bóng lên cao, mắt nhìn theo bóng và đóng bóng bằng 2 tay khi bóng rơi xuống. Chú ý: tung bóng thăng lên cao, không tung ra phía trước hoặc phía sau
-Chia 2 đội thực hiện (2-3 lần): 2 giáo viên quan sát, sửa sai cho trẻ, khi đội nào làm bóng rơi xuống sàn nhiều thì cho đội đó tập thêm vài lần
 + Cô cho nhóm bạn trai thực hiện rồi đến nhóm bạn gái thực hiện
 - Cô quan sát, khen các cháu thực hiện được động tác, động viên bạn làm chưa được
Chơi trò chơi: “chạy tiếp cờ”
- Cô hướng dẫn cách chơi: lớp chia 2 nhóm, xếp hàng dọc, hai bạn ở đầu hàng cầm cờ. Khi có hiệu lệnh “bắt đầu” thì bạn đầu hàng cầm cờ chạy vòng qua ghế chạy nhanh về đưa cờ cho bạn thứ 2 rồi về cuối hàng, bạn thứ 2 tiếp tục giống bạn thứ nhất, cứ như vậy cho đến hết. Xem đội nào nhanh chân hơn và chơi đúng luật.
Luật chơi: phải chạy vòng qua ghế và phải cầm được cờ rồi mới bắt đầu chạy.
 -Trẻ chơi: cô quan sát nhắc nhở các cháu trong khi chơi không được xô đẩy nhau, biết chờ đến lượt trong khi chơi, cô nhận xét tuyên dương 
 -Các bạn đã tập bài vận động gì?
Bài tập này giúp gì cho cơ thể các bạn?
 -Giáo dục trẻ thừơng xuyên tập thể dục và ăn đầy đủ chất dinh dưỡng để giúp cho cơ thể được khỏe mạnh.
* Hồi tỉnh: Các con được chơi trò chơi các con thấy như thế nào, bây giờ chúng ta cùng thư giãn nha
 - Cho trẻ đứng vòng tròn hít thở sâu, thả lỏng tay chân
*Kết thúc điểm danh cháu và vào lớp
-Cháu hát và vận động cùng cô 
Trả lời câu hỏi của cô
Nhắc lại cùng cô
 Cháu thực hiện
Chú ý quan sát
Lắng nghe
Thực hiện bài tập
Tham gia trò chơi
Trả lời cô
Trả lời theo hiểu biết
Lắng nghe
Tập theo cô
NÊU GƯƠNG CUỐI NGÀY
I/Yêu cầu:
 - KT: Trẻ nhớ và nhắc lại tiêu chuẩn bé ngoan cô nêu ra ở đầu giờ
 - KN: Thực hiện đúng tiêu chuẩn bé ngoan trong ngày
 -GD: Tích cực tham gia các hoạt động
II/Chuẩn bị:
 - Sữa sang tư thế quần áo gọn gàng 
 - Bảng bé ngoan
 - Một số bài hát
 III/Tiến hành:
 - Cho trẻ hát 1 bài “ cả tuần đều ngoan”
 	- Cô gợi ý cho cháu nhắc lại tiêu chuẩn bé ngoan cô nêu ra ở đầu giờ
- Cô nhắc lại tiêu chuẩn bé ngoan trong ngày cho trẻ nhớ
 - Cô mời trẻ từng tổ thực hiện đúng tiêu chuẩn cô nêu ra đứng lên, cô và các bạn nhận xét
 	- Cô cho các cháu lên xếp hàng và mời 1 trẻ khác phát cờ cho bạn, cho các cháu lần lượt cấm cờ vào bảng bé ngoan
	- Cho các cháu hát 1 bài để tặng bạn
	- Cô mời các trẻ thực hiện đúng tiêu chuẩn trong ngày đứng lên, cô và các bạn vỗ tay khen các cháu đạt bé ngoan trong ngày và động viên nhắc nhở các cháu chưa đạt bé ngoan
	- Vệ sinh trả trẻ
Nhật ký cuối ngày
Stt
Nội dung đánh giá
Những điểm cần lưu ý và thay đổi tiếp theo
01
Tên những trẻ nghỉ học và lý do
02
Hoạt động có chủ đích
- Sự thích hợp của hoạt động với khả năng của trẻ
- Sự hứng thú và tích cực tham gia hoạt động của trẻ
- Tên những trẻ chưa nắm được yêu cầu của hoạt động
03
Các hoạt động khác trong ngày
- Những hoạt động theo kế hoạch mà chưa thực hiện được
- Lý do chưa thực hiện được
- Những thay đổi tiếp theo
04
Những trẻ có biểu hiện đặc biệt :
- Sức khỏe : (Biểu hiện bất thường về vệ sinh, bệnh tật)
- Kỹ năng: (Vận động, ngôn ngữ, nhận thức, sáng tạo, )
- Thái độ và biểu lộ cảm xúc, hành vi
05
Những vấn đề cần lưu ý khác:
Thứ 3 ngày 22 tháng 9 năm 2015
PTNN
LÀM QUEN CHỮ CÁI a, ă, â
I. Mục tiêu
Nhận biết chữ cái a, ă, â.
Trẻ phát âm đúng và rõ chữ a, ă, â, so sánh phân biệt sự giống và khác nhau của chữ a, ă, â.Tìm đúng chữ a, ă, â thông qua trò chơi. Phát triển ngôn ngữ mạch lạc khả năng tư duy của trẻ trong quá trình chơi
Giáo dục trẻ tính cẩn thận, tính kỷ luật trong giờ học.Chơi và biết phối hợp với bạn.
II. Chuẩn bị
- Sách để chơi trò lật sách.
	-Câu viết thường “các bạn học rất chăm ngoan”
-Câu ghép bằng chữ in thường “các bạn học rất chăm ngoan”
	-Rổ, thẻ chữ cái a, ă, â
	- Ba ngôi nhà có chứa chữ a, ă, â
	- Đất nặn để chơi trò chơi: tạo chữ cái
	-Máy hát, đĩa có bài hát “bé khỏe bé ngoan”
III. Hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CÔ
HOẠT ĐỘNG CHÁU
Trò truyện: 
Trẻ hát và vận động theo cô bài “ bé khỏe bé ngoan”
Đàm thoại: 
Khi đến lớp các bạn có những hoạt động nào? 
Khi ăn cần có đồ dùng gì? Còn khi ngủ?
Cô có 1 bức tranh cho cả lớp mình xem, các bạn hãy cùng nhau đặt tên cho bức tranh nhé!
Đây là tranh gì? Các bạn hãy đặt tên cho tranh!
Cô thống nhất đặt câu “các bạn học rất chăm ngoan” đồng ý không?
 -Cô giới thiệu câu “các bạn học rất chăm ngoan” bằng chữ viết thường và in thường, cả lớp đọc lại câu cùng cô
 -So sánh 2 câu cô cất câu viết thường , cho trẻ đồng thanh, nhặt chữ theo gợi ý nét của cô, đồng thanh chữ a-ă-â (nhặt 3 chữ gần giống nhau, cất những chữ còn lại)
 -Cô giới thiệu lần lượt chữ a, ă, â
+Chữ a
- Cô giới thiệu chữ a to
- Cháu so sánh 2 chữ a, cô tóm ý
- Cô phát âm a
+Các cháu phát âm nhiều hình thức 
+Cháu phân tích nét
+Cô giới thiệu a viết thường, in hoa
+Chữ ă, â tiến hành tương tự
So sánh sự giống và khác nhau giữa chữ a-ă,a-â
+Giống nhau: đều gồm nét cong kín và nét xổ thẳng
+Khác nhau: a-ă : ă có mũ lật lên, a không có
a-â: â có mũ úp xuống, a không có
 -Cho trẻ đọc nhanh theo tay cô chỉ
 -Tìm chữ mới học xung quanh lớp
-Cháu phát âm và tìm chữ mới vừa học xung quanh lớp cô giáo dục cháu trong khi giao tiếp, phát âm chữ cái sử dụng âm lượng vừa đủ không lớn quá hay nhỏ quá.
Lật trang sách tìm chữ cái theo yêu cầu:
	-Cô giới thiệu về quyển sách: gồm trang bìa, trang trong cuốn sách khi lật, lật từng trang từ trước ra sau trong các trang có chữ cái
	-Cách chơi: Cô bảo xem sách xem sách trẻ nói trang nào trang nào, trẻ tìm theo yêu cầu của cô, chơi tập thể, tổ thi đua, khen tổ thực hiện đúng, khi phát âm các cháu nhớ phát âm không được lớn quá hay nhỏ quá.
 -Kết thúc trò chơi cô hỏi trẻ khi chơi trò chơi lật trang sách con cảm thấy như thế nào?
 Giáo dục trẻ: giữ gìn và cất sách cẩn 
 *Trò chơi “Về đúng nhà”
 - Cách chơi: Mỗi cháu cầm một thẻ số, vừa đi vừa hát, khi nghe hiệu lệnh “ về đúng nhà” các cháu chạy nhanh về ngôi nhà đúng với thẻ chữ cháu cầm trên tay.
 - Trẻ chơi: cô quan sát, nhận xét từng nhóm, cho các cháu đồng thanh chữ trên ngôi nhà.
 * Tạo chữ a, ă, â
	- Mỗi cháu một mẩu đất nặn, cháu sẽ tạo dáng chữ cái đã học: a, ă, â. Khi nặn xong, cùng đọc chữ cái vừa làm xong
*Kết thúc : cho trẻ thu dọn đồ dùng.
Hát cùng cô vá các bạn
Trẻ kể
Trả lời cô
Trả lời cô
Đồng ý
Lắng nghe
Chú ý quan sát và lắng nghe
Trả lời câu hòi`
Phát âm theo cô
Trả lời
Trẻ tìm
Đọc
Quan sát và lắng nghe
Tham gia trò chơi
Lắng nghe, quan sát
Tham gia trò chơi
Trẻ ngồi theo nhóm và thực hành
Nhật ký cuối ngày
Stt
Nội dung đánh giá
Những điểm cần lưu ý và thay đổi tiếp theo
01
Tên những trẻ nghỉ học và lý do
02
Hoạt động có chủ đích
- Sự thích hợp c

File đính kèm:

  • docchu_de_ban_than_nam_2015.doc