Giáo án Mầm non Lớp Lá - Lĩnh vực phát triển nhận thức - Hoạt động: Xác định vị trí của đồ vật ở phía trước-phía sau; phía phải-phía trái so với bản thân trẻ

III. TIẾN HÀNH

1. Ổn định tổ chức

-Cho trẻ hát bài “ Bé khỏe bé ngoan”

2. Nội dung

*HĐ 1: Trò chuyện, nhận biết xác định các hướng?

- Cô cho một cháu đi từ ngoài vào đầu đội mũ, chân mang dép, lưng đeo cặp. cháu đi vào lớp chào cô. Cô hỏi:

- Trên đầu bạn có gì ?( Mũ, nón); - Dưới chân bạn mang gì ? ( dép );- Sau lưng bạn đeo gì ? ( cặp )

- Cô giới thiệu bài

*HĐ 2: Xác định vị trí của đồ vật ở phía trước- phía sau ; phía phải - phía trái so với bản thân trẻ

Tặng mỗi trẻ 1 rổ đồ dùng, trẻ đặt đồ dùng theo yêu cầu của cô

- Đặt bông hoa phía trước mặt các cháu và hỏi: Bông hoa nằm ở phía nào so với các cháu ? ( phía trước ) - Lớp , cá nhân đồng thanh

- Giấu búp viên sỏi ra phía sau lưng một bạn và hỏi:Búp bê ở phía nào so với cháu? Lớp , cá nhân đồng thanh .

- Cho trẻ chơi với các đồ dùng và yêu cầu trẻ: đặt bông hoa ra phía trước; đặt viên sỏi ra phía sau

- Đặt hạt gấc phía phải của trẻ và hỏi: hạt gấc nằm ở phía nào của con? Phía đó là phía bên tay nào? Cô khái quát: Phía bên tay phải gọi là phía phải. Tương tự với phía trái.

 

doc7 trang | Chia sẻ: tranhang91 | Ngày: 25/01/2022 | Lượt xem: 495 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mầm non Lớp Lá - Lĩnh vực phát triển nhận thức - Hoạt động: Xác định vị trí của đồ vật ở phía trước-phía sau; phía phải-phía trái so với bản thân trẻ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VI. KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG HỌC CHI TIẾT NHÁNH: “ TÔI LÀ AI? ”
Thứ 3 ngày 06 tháng 10 năm 2020
 Tên hoạt động: Xác định vị trí của đồ vật ở phía trước- phía sau; 
 phía phải- phía trái so với bản thân trẻ
 Lĩnh vực phát triển: Nhận thưc
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
1. Kiến thức 
-Trẻ biết xác định được vị trí của đồ vật ở phía trước -  phía sau ; phía phải- phía trái so với bản thân .
2. Kĩ năng:
 - Rèn luyện khả năng quan sát. Phân biệt được các vị trí trong không gian.
3. Thái độ 
- Trẻ tích cực hứng thú tham gia vào giờ học. Giáo dục trẻ tự lấy cất đồ dùng, đồ chơi gọn gàng.
II. CHUẨN BỊ
1. Đồ dùng của cô
- 1 số đồ chơi trong lớp; đồ dùng đồ chơi xung quanh lớp; Vi tính
2. Đồ dùng của trẻ: 
- Mỗi trẻ 1 rổ đồ dùng( hoa khứa, sỏi, hạt gấc, nút nhựa)
III. TIẾN HÀNH
1. Ổn định tổ chức
-Cho trẻ hát bài “ Bé khỏe bé ngoan”
2. Nội dung
*HĐ 1: Trò chuyện, nhận biết xác định các hướng?
- Cô cho một cháu đi từ ngoài vào đầu đội mũ, chân mang dép, lưng đeo cặp. cháu đi vào lớp chào cô. Cô hỏi:
- Trên đầu bạn có gì ?( Mũ, nón); - Dưới chân bạn mang gì ? ( dép );- Sau lưng bạn đeo gì ? ( cặp )
- Cô  giới thiệu bài
*HĐ 2: Xác định vị trí của đồ vật ở phía trước- phía sau ; phía phải - phía trái so với bản thân trẻ
Tặng mỗi trẻ 1 rổ đồ dùng, trẻ đặt đồ dùng theo yêu cầu của cô
- Đặt bông hoa  phía trước mặt các cháu và hỏi: Bông hoa nằm ở phía nào so với các cháu ? ( phía trước ) - Lớp , cá nhân đồng thanh
- Giấu búp viên sỏi ra phía sau lưng một bạn và hỏi:Búp bê ở phía nào so với cháu? Lớp , cá nhân đồng thanh .
- Cho trẻ chơi với các đồ dùng và yêu cầu trẻ: đặt bông hoa ra phía trước; đặt viên sỏi ra phía sau
- Đặt hạt gấc phía phải của trẻ và hỏi: hạt gấc nằm ở phía nào của con?  Phía đó là phía bên tay nào? Cô khái quát: Phía bên tay phải gọi là phía phải. Tương tự với phía trái.
*HĐ 3: Luyện tập
- Cô yêu cầu trẻ vỗ tay về các phía; Trẻ bật nhảy về các phía.
*HĐ 3: Củng cố
- Cô giới thiệu tên trò chơi, hướng dẫn cách chơi.
 + Luật chơi: Trẻ phải đứng đúng vị trí theo yêu cầu của cô. Trẻ nào đứng không đúng chỗ̉ sẽ nhảy lò cò.
 + Cách chơi: Cả lớp đi chơi, vừa đi vừa hát. Khi cô nói: hãy đứng về phía trước( hoặc phía sau) của tôi, cô đứng im theo hướng nào đó. Trẻ phải chạy về đứng hết ở phía cô yêu cầu.
Trẻ vừa đi vừa hát. Khi có hiệu lệnh đứng lại và lấy đồ dùng ở phía phải( hoặc trái)- Trẻ lấy đồ dùng 
3. Kết thúc tiết học
- Cô động viên tuyên dương trẻ. Giới thiệu giờ hoạt động sau
.Đánh giá trẻ hàng ngày:
1. Về tình trạng sức khỏe của trẻ
.................................................................................................................................................................................................................................................2. Về trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ
..............................................................................................................................................................................................................................................................
3. Về kiến thức, kỹ năng của trẻ	
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ 4 ngày 07 tháng 10 năm 2020
 Tên hoạt động: Vẽ chân dung bạn trai- bạn gái.
 Lĩnh vực phát triển: Thẩm mỹ.
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
1. Kiến thức 
-Trẻ biết vẽ các nét cong, tròn, thẳng... để tạo thành bức tranh chân dung bạn trai, bạn gái có bố cục cân đối, màu sắc hài hòa.
2. Kỹ năng 
- Rèn kỹ năng vẽ, tô màu và cách sắp xếp bố cục tranh cho hợp lý
3. Thái độ 
- Trẻ biết giữ gìn sản phẩm. Trẻ tích cực hoạt động
II. CHUẨN BỊ
1. Đồ dùng của cô
-Nhạc bài hát : Càng lớn càng ngoan; Bé khỏe bé ngoan”; Cái mũi
-Que chỉ
- Tranh mẫu của cô: Tranh 1: Bạn Trai; Tranh 2: Bạn gái; Tranh 3: bạn trai bạn gái.
2. Đồ dùng của trẻ.
- Giấy vẽ, sáp màu; Trang phục gọn gàng, bàn, ghế đủ cho trẻ
III. TIẾN HÀNH
1. Ổn định tổ chức
- Cô cùng trẻ chơi trò chơi kết bạn. 
- Trò chuyện: Con vừa chơi trò chơi gì? Con kết bạn thế nào? 
- Giới thiệu: Vẽ chân dung bạn trai, bạn gái
2. Nội dung	
Hoạt động 1: Trò chuyện cùng bé
- Cô lần lượt đưa tranh mẫu ra cho trẻ quan sát và đưa ra nhận xét về: cách vẽ, màu sắc,bố cục...
+ Tranh: Bạn trai
- Cô có bức tranh vẽ ai đây? Con có nhận xét gì về bức tranh bạn trai? Cô đặt tên cho bức tranh
+ Tranh: Bạn gái
- Cô có bức tranh vẽ ai đây? Con có nhận xét gì về bức tranh bạn gái? Cô đặt tên cho bức tranh
- Cho trẻ suy nghĩ lựa chọn ý tưởng của mình.
+ Tranh 3: Đàm thoại tương tự.
Chuyển tiếp: Hát bài “ Càng lớn càng ngoan”
 Hoạt động 2: Bé khéo tay
- Trẻ thực hiện – Cô mở nhạc nhẹ bài hát “ bé khỏe bé ngoan” . 
- Khi trẻ thực hiện: Cô quan sát , hướng dẫn và giúp đỡ những bạn còn lúng túng
 Hoạt động 3: Trưng bày sản phẩm
- Cô cho trẻ lên trưng bày sản phẩm của mình. 
Cho trẻ lên giới thiệu bài vẽ và đặt tên cho bức tranh.
- Trẻ nhận xét bài vẽ của bạn. Cô nhận xét ,động viên, khuyến khích trẻ để trẻ hứng thú
* Kết thúc tiết học
- Cô cùng trẻ hát bài “ Cái mũi”
.- Giới thiệu giờ hoạt động ngoài trời
Đánh giá trẻ hàng ngày:
1. Về tình trạng sức khỏe của trẻ
..............................................................................................................................................................................................................................................................
2. Về trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ
..............................................................................................................................................................................................................................................................
3. Về kiến thức, kỹ năng của trẻ	
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ 5 ngày 08 tháng 10 năm 201920
Tên hoạt động: Làm quen chữ cái a ă â
 Lĩnh vực phát triển: Ngôn ngữ
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
1. Kiến thức 
- Trẻ nhận biết và phát âm đúng chữ cái a, ă, â. Trẻ nói được cấu tạo chữ cái a, ă, â. 
2. Kỹ năng 
- Rèn kĩ năng phát âm đúng chữ cái a, ă, â. Biết so sánh đặc điểm giống và khác nhau của nhóm chữ cái. Biết chơi trò chơi.
3. Thái độ 
- Trẻ hứng thú, tích cực tham gia hoạt động.
II. CHUẨN BỊ
1. Đồ dùng của cô
 - Máy vi tính có hiệu ứng chữ cái a, ă, â.Nhạc bài hát “Đôi bàn tay”, que chỉ. Mô hình các ngôi nhà chữ a, ă, â
2. Đồ dùng của trẻ.
- Mỗi trẻ 1 rổ chữ a, ă, â; Trang phục gọn gàng, ghế đủ cho trẻ
 III. TIẾN HÀNH
- Cho trẻ đọc bài thơ: Tôi là ai
- Hỏi trẻ: + Con vừa đọc bài thơ gì?; + Bài thơ nhắc đến ai?
2. Nội dung
Hoạt động 1: Làm quen chữ cái a,ă, â
- Cô cho trẻ quan sát tranh bạn gái
- Cô cho trẻ đọc từ và cho trẻ tìm chữ cái giống nhau
- Cô giới thiệu chữ cái a; Cô phát âm cho trẻ nghe
- Cô cho cả lớp đọc chữ; Cô cho tổ đọc chữ, cá nhân trẻ đọc
- Cho trẻ nếu cấu tạo chữ cái a. Cô khái quát nêu cấu tạo chữ a
- Cô giới thiệu các kiểu chữ a: Viết thường, in thường, viết hoa
Cho trẻ chơi trò chơi : Trốn cô- thấy cô
- Xuất hiện chữ ă; Cô giới thiệu chữ cái ă
- Cô đọc mẫu cho trẻ nghe. Trẻ đọc theo tổ, cá nhân;
 - Trẻ nêu cấu tạo chữ ă. Cô khái quát và nêu cấu tạo chữ ă; Cô giới thiệu các kiểu chữ ă
-Tương tự chữ â 
- Trẻ so sánh cặp chữ a- ă có gì giống nhau và khác nhau?
- So sánh cặp chữ a- â; 
- So sánh cặp chữ ă- â
Hoạt động 2: Luyện tập.
Cho trẻ chơi trò chơi: Ai nhanh nhất.
- Cô phát âm- trẻ giơ thẻ chữ và phát âm; Cô nói cấu tạo- trẻ giơ chữ và phát âm
Hoạt động 3 : Củng cố
Cho trẻ chơi trò chơi: nhảy vào nhảy ra
Trẻ vừa đi vòng tròn vừa hát, cô phát âm chữ nào thì trẻ cầm trên tay thẻ chữ đó bật nhảy vào phía trong
3. Kết thúc tiết học
- Cô động viên tuyên dương trẻ.
 Giới thiệu giờ hoạt động sau
Đánh giá trẻ hàng ngày:
1. Về tình trạng sức khỏe của trẻ
........................................................................................................................................................................................................
2. Về trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của trẻ
........................................................................................................................................................................................................
3. Về kiến thức, kỹ năng của trẻ	
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docgiao an nhanh toi la ai_13195208.doc
Giáo Án Liên Quan