Giáo án mầm non lớp lá - Khám phá khoa học - Đề tài: Khám phá không khí

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU.

1. Kiến thức:

 - Trẻ nhận biết được không khí có ở xung quanh mọi vật và mọi chỗ rỗng bên trong vật.

- Trẻ nhận biết được không khí trong suốt, không màu, không mùi, không vị và không có hình dạng nhất định.

- Trẻ biết được lợi ích của không khí đối với sự sống.

2. Kỹ năng:

- Trẻ so sánh được sự có và không có không khí.

- Rèn kỹ năng quan sát, ghi nhớ, nhận xét và tư duy cho trẻ.

- Phát triển ngôn ngữ, mở rộng vốn từ, cách diễn đạt ngôn ngữ mạch lạc thông qua các hoạt động.

3.Thái độ:

- Trẻ hứng thú tham gia vào các hoạt động.

 - Giáo dục trẻ muốn cho không khí trong lành không bị ô nhiễm thì phải bảo vệ môi trường, không vứt rác bừa bãi.

 

doc6 trang | Chia sẻ: haiyen55 | Lượt xem: 1209 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án mầm non lớp lá - Khám phá khoa học - Đề tài: Khám phá không khí, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO HUYỆN HOÀI ĐỨC
TRƯỜNG MẦM NON VÂN CÔN A
*************
GIÁO ÁN 
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
KHÁM PHÁ KHOA HỌC.
Đề tài	: Khám phá không khí.
Đối tượng	: Mẫu giáo lớn 5 – 6 tuổi.
Thời gian 	: 25 - 30 phút
Người dạy 	: Nguyễn Hải Yến.
Ngày dạy	: 31/10/2017.
Năm học : 2017 – 2018.
GIÁO ÁN 
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
KHÁM PHÁ KHOA HỌC.
Đề tài	: Khám phá không khí.
Đối tượng	: Mẫu giáo lớn 5 – 6 tuổi.
Thời gian 	: 25 - 30 phút
Người dạy 	: Nguyễn Hải Yến.
Ngày dạy	: 31/10/2017.
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU.
1. Kiến thức:
 - Trẻ nhận biết được không khí có ở xung quanh mọi vật và mọi chỗ rỗng bên trong vật.
- Trẻ nhận biết được không khí trong suốt, không màu, không mùi, không vị và không có hình dạng nhất định.
- Trẻ biết được lợi ích của không khí đối với sự sống.
2. Kỹ năng:
- Trẻ so sánh được sự có và không có không khí.
- Rèn kỹ năng quan sát, ghi nhớ, nhận xét và tư duy cho trẻ.
- Phát triển ngôn ngữ, mở rộng vốn từ, cách diễn đạt ngôn ngữ mạch lạc thông qua các hoạt động.
3.Thái độ:
- Trẻ hứng thú tham gia vào các hoạt động.
 - Giáo dục trẻ muốn cho không khí trong lành không bị ô nhiễm thì phải bảo vệ môi trường, không vứt rác bừa bãi.
II. Chuẩn bị.
1. Địa điểm: Trong lớp ( An toàn sạch sẽ )
2. Đội hình:
- Trẻ ngồi 3 hàng ngang, 3 nhóm, hình tròn.
3. Đồ dùng của cô:
- Máy tính, máy chiếu.
- PowerPoint khám phá về không khí.
- Que chỉ.
- Mỗi trẻ 1 quả bóng bay, 1 túi nilon, 1 cái tăm nhọn.
- 2 cây nến, 2 cốc thủy tinh, 1 cái đĩa.
- 1 lọ nước hoa.
- 2 đường dích dắc.
- 3 bảng, hình ảnh hành động bảo vệ không khí và hình ảnh làm ô nhiễm không khí, ảnh bầu trời trong xanh, bầu trời xám xịt.
- Túi nilon, dây chun.
- Nhạc các bài hát : “ Không khí gọi em”, bài “ Vè không khí”
III. Tiến hành hoạt động.
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Ổn định tổ chức.
- Giới thiệu chương trình “ Bé yêu khoa học”.
- Cô giới thiệu khách và chào.
- Cô cho trẻ hát bài: “ Không khí gọi em”
+ Hỏi trẻ : Chúng mình vừa hát bài hát gì?
- Các con có biết gì về không khí không ?
- Hôm nay chúng mình cùng tìm hiểu về không khí.
2. Phương pháp, hình thức tổ chức.
Cô cho trẻ gọi : “ Không khí ơi”
+ Không khí có ở đâu nhỉ?
-> Không khí có ở rất nhiều nơi, ở trong lớp học, ở ngoài sân, ở ngoài đường.Không khí có ở xung quanh chúng ta.
* Thí nghiệm 1: Không khí không màu, không mùi, không vị.
- Cô cho trẻ dùng tay bắt không khí. ( không bắt được)
+ Chúng mình có bắt được không khí không?
+ Chúng mình sẽ dùng gì để bắt không khí?
Cô đưa 1 túi nilon ra.
+ Chúng mình nhìn xem túi nilon này như thế nào?
- Cô làm cho túi nilon căng phồng lên và túm chặt miệng túi lại.
+ Túi nolin này giờ như thế nào?
+ Trong này có gì?
- Cô cho mỗi trẻ lấy 1 túi nilon và về ngồi theo nhóm.
- Cho trẻ lấy không khí vào túi nilon và túm miệng túi lại.
+ Túi nilon chứa đầy không khí thì nặng hay nhẹ?
+ Chúng mình nhìn vào túi nilon xem có thấy gì không? Vì sao?
-> Không khí không có màu, rất là nhẹ và ở xung quanh ta.
- Cô dùng cái tăm nhọn chọc thủng túi nilon và đưa gần trẻ.
+ Cô chọc thủng túi nilon thì các con thấy như thế nào? Vì sao chúng mình lại thấy mát?
+ Bây giờ túi nilon như thế nào? Vì sao túi nilon lại xẹp?
- Cô cho trẻ lấy tăm nhọn chọc thủng túi nilon của mình và ghé vào má.
Cô cho trẻ cất túi nilon và lấy cốc.
+ Trên tay chúng mình có gì?
+ Cốc dùng để làm gì?
- Cho trẻ lấy cốc múc không khí?
+ Chúng mình cùng ngửi xem có mùi gì không?
+ Vì sao không có mùi gì?
- Cho trẻ cùng uống.
+ Chúng mình thấy có vị gì không? Không khí làm sao?
-> Không khí không có mùi, không có vị.
* Thí nghiệm 2: Không khí có ở xung quanh mình.
- Cô xịt nước hoa vào không khí. Cho trẻ hít thở thật sâu.
+ Chúng mình ngửi thấy mùi gì?
+ Có thơm không các con?
- Cô cho trẻ đi quanh lớp và ngửi.
+ Chúng mình có thấy mùi gì không?
+ Vì sao các con ngửi thấy mùi thơm?
-> Không khí có thể chuyển động được vì khi cô xịt 1 ít nước hoa mà các con đi khắp phòng vẫn có thể ngửi được mùi thơm như vậy là không khí di chuyển được.
- Cô thổi bong bóng xà phòng cho trẻ bắt.
+ Chúng mình thấy quả bóng như thế nào?
+ Vì sao quả bóng bay được?
-> Nhờ không khí chuyển động mà chúng mình có thể ngửi thấy mùi thơm, nhìn thấy quả bóng đang bay.
* Thí nghiệm 3: Không khí cần cho sự cháy.
- Cô lấy ra 2 cái cốc và 1 cái đĩa.
+ Chúng mình thấy cô có gì?
+ Bây giờ cô thắp 2 cốc nến lên chúng mình thấy gì?
+ Điều gì sẽ xảy ra khi cô bịt kín 1 cốc nến đang cháy?
- Cô lấy cái đĩa đạy kín lên 1 cốc nến đang cháy.
+ Các con thấy 2 cây nến này như thế nào?
+ Chúng mình có biết vì sao cốc nến bị bịt kín lại tắt không?
-> Nến cháy được là nhờ có không khí tác động vào, nếu cô đạy cốc nến lại thì cốc nến đó bị tắt là do không có không khí. Như vậy không khí rất cần cho sự cháy.
* Thí nghiệm 4: Không khí cần cho sự sống.
- Cô cho trẻ đọc bài vè “ Vè không khí”.
- Cô cho trẻ hít vào thở ra.
+ Chúng mình thấy trong người như thế nào?
- Cho trẻ làm 1 thí nghiệm nhỏ cùng cô. Mím chặt miệng lại và bịt mũi lại khoảng 3 – 4 giây.
+ Chúng mình thấy người như thế nào?
+ Vì sao khi không thở chúng mình lại thấy mệt?
+ Không khí quan trọng như thế nào đối với chúng ta?
+ Nếu như con người không có không khí thì điều gì sẽ xảy ra?
-> Không khí rất là quan trọng đối với con người, con vật, cây cối.
* Mở rộng:
+ Để không khí trong lành chúng mình cần làm gì?
+ Cái gì làm cho không khí mát hơn, dễ chịu hơn?
+ Cái gì làm cho không khí nóng hơn?
- Cô cho trẻ xem hình ảnh không khí mát mẻ và không khí ô nhiễm trên màn hình.
Bức ảnh mọi người dạo chơi trong công viên:
+ Mọi người đang làm gì trong công viên?
+ Vì sao mọi người lại đến công viên chơi?
Ảnh khói bụi ngoài đường, nhà máy thải khí độc, cây xanh thiếu ôxi.
+ Cái gì trong cuộc sống cần đến không khí?
-> Rất nhiều đồ dùng trong cuộc sống cần đến không khí mới sử dụng được như: lốp xe, nhà hơi, phao bơi, bóng bay, khinh khí cầu
- Giáo dục: Không khí rất cần cho sự sống của con người, của các con vật và cây cối vì vậy chúng mình phải bảo vệ không khí bằng cách không vứt rác bừa bãi ra môi trường, không thải chất độc ra ao hồ.., trồng nhiều cây xanh.
* Trò chơi: 
TC 1:“ Đội nào nhanh hơn”
- Cô giới thiệu cách chơi, luật chơi.
+ Cách chơi: Cô chia lớp thành 3 nhóm chơi, mỗi nhóm sẽ đi theo đường dích dắc lên chọn hình ảnh bảo vệ không khí gắn vào bên bảng có bầu trời trong xanh, hình ảnh làm ô nhiễm không khí gắn vào bên bảng có bầu trời xám xịt.
+ Luật chơi: Mỗi lần 1 bạn lên gắn hình ảnh, bạn đầu tiên về bạn tiếp mới được lên.Trong thời gian 1 bản nhạc các đội nào chọn được nhiều và đúng đội đó sẽ giành chiến thắng.
- Cô quan sát, động viên giúp trẻ hào hứng tham gia chơi.
- Kết thúc trò chơi cô mời các bạn tổ trưởng lên nhận xét chéo nhau.
- Sau đó cô nhận xét, khen trẻ.
TC 2: “ Đội nào khéo tay”
- Cô giới thiệu cách chơi và luật chơi.
+ Cách chơi: Cô chia lớp thành 3 đội. Các đội sẽ dùng nilon lấy không khí và buộc miệng túi lại.
+ Luật chơi: Trong thời gian 1 bản nhạc đội nào lấy được nhiều không khí vào túi nilon hơn đội đó sẽ giành chiến thắng.
- Cô quan sát và động viên trẻ.
- Kết thúc trò chơi cô kiếm tra kết quả, nhận xét và khen trẻ.
3. Kết thúc.
- Cô nhận xét lớp, động viên trẻ.
- Cho trẻ chào khách.
- Kết thúc giờ học, chuyển hoạt động và thu dọn đồ dùng đồ chơi
1

File đính kèm:

  • docgiáo án thao giảng khám phá không khí.doc