Giáo án mầm non lớp lá - Khám phá khoa học: Khám phá đồ dùng ăn uống
I. HOẠT ĐỘNG HỌC
KPKH:
Khám phá đồ dùng ăn uống
I.Kết quả mong đợi:
+ Kiến thức
- Trẻ nhận biết, gọi tên,phân loại một số đồ dùng để ăn, để uống trong gia đình.
- Trẻ biết đặc điểm, công dụng, chất liệu của một số đồ dùng đó.
+ Kỹ năng
- Rèn khả năng quan sát, ghi nhớ và diễn đạt mạch lạc.
- Trẻ biết sử dụng ngôn ngữ để diễn đạt ý của mình.
+ Thái độ
- Trẻ hứng thú và tham gia tích cực hoạt động.
- Giáo dục trẻ biết giữ gin và bảo quản đồ dùng sạch sẽ, gọn gàng, cẩn thận khi sử dụng.
II. Chuẩn bị
- Máy tính, silde các đồ dùng gia đình cho trẻ xem mở rộng.
- Đồ dùng để ăn, để uống : Bát, thìa, bộ ấm chén
I. HOẠT ĐỘNG HỌC KPKH: Khám phá đồ dùng ăn uống I.Kết quả mong đợi: + Kiến thức - Trẻ nhận biết, gọi tên,phân loại một số đồ dùng để ăn, để uống trong gia đình. - Trẻ biết đặc điểm, công dụng, chất liệu của một số đồ dùng đó. + Kỹ năng - Rèn khả năng quan sát, ghi nhớ và diễn đạt mạch lạc. - Trẻ biết sử dụng ngôn ngữ để diễn đạt ý của mình. + Thái độ - Trẻ hứng thú và tham gia tích cực hoạt động. - Giáo dục trẻ biết giữ gin và bảo quản đồ dùng sạch sẽ, gọn gàng, cẩn thận khi sử dụng. II. Chuẩn bị - Máy tính, silde các đồ dùng gia đình cho trẻ xem mở rộng. - Đồ dùng để ăn, để uống : Bát, thìa, bộ ấm chén III. Tiến hành Hoạt động của cô Hoạt động trẻ 1. Tạo cảm xúc: - Trò chơi : Đi siêu thị - Cách chơi: Cho cả lớp đi tới siêu thị và mua một đồ dùng mà mình thích. - Cho trẻ đi mua 2. Nội dung trọng tâm: - Chia nhóm cho trẻ quan sát. + Nhóm 1: Quan sát ấm, chén + Nhóm 2: Quan sát bát, thìa. - Đại diện các nhóm lên nói những gì mà nhóm mình quan sát được. * Đồ dùng để uống + Đây là cái gì? - Cô đưa bộ ấm chén ra để trước mặt + Chúng mình có nhận xét gì cái ấm? + Cái ấm được dùng để làm gì? + Làm bằng chất liệu gì? + Ngoài chất liệu bằng sứ ấm còn được làm bằng chất liệu nào nữa? - Con có nhận xét gì về cái chén? + Cái chén này dùng để làm gì? + Được làm từ chất liệu nào? + Bộ ấm chén được đặt ở phòng nào trong nhà? + Ngoài ấm chén ra còn đồ dùng nào dùng để uống nữa? -Mở rộng một số đồ dùng để uống : Ấm trà, chén, phích nước, bình nước. * Đồ dùng để ăn - Cô đọc câu đố trẻ đoán xem đó là cái gì ? ‘‘ Miệng tròn lòng trắng phau phau Đựng cơm, đựng thịt, đựng rau hàng ngày’’ - Cô đưa vật thật : Cái bát + Ai có nhận xét gì về cái bát ? + Cái bát này có đặc điểm gì? + Miệng bát như thế nào + Bát được trang trí như thế nào ? + Bát dùng để làm gì ? + Tại sao bát lại đứng được ? + Chiếc bát này được làm từ chất liệu gì? - Ngoài bát làm bằng sứ con biết bát làm bằng gì ? + Con cầm thía tay nào ? + Cái thìa có đặc điểm gì ? + Thía được làm bằng chất liệu gì ? - Đoán xem đây là cái gì ? + Đĩa có đặc điểm gì? + Nó được làm bằng chất liệu nào ? + Đĩa dùng để làm gì ? + Chúng mình phải làm gì để giữ đồ dùng luôn sạch sẽ ?. - Cho trẻ kể một số đồ dùng để ăn mà trẻ biết. - Cô mở rộng một số đồ dùng để ăn trên máy chiếu. * So sánh : Đĩa và chén có đặc điểm gì giống và khác nhau -Ngoài đồ dùng để ăn, để uống, còn một số đồ dùng gì trong gia đình mà các con biết nữa ? - Cô cho trẻ xem một số đồ dùng trong gia đình :Đài, tủ lạnh, giường, quạt, tivi. * Trò chơi củng cố: Ai nhanh hơn - Cách chơi : Chia trẻ thành 2 đội. Bật qua các vòng thể dục lờn chọn đồ dùng. Đội 1 chọn đồ dùng để ăn. Đội 2 chọn đồ dùng để uống - Luật chơi : Bật không chạm vào vòng. Đội nào lấy được nhiều đồ dùng hơn sẽ dành chiến thắng. - Cho trẻ chơi. 3. Kết thúc: Cho trẻ về góc phận loại lô tô đồ dùng trong gia đình. - Trẻ đi mua - Trẻ thảo luận theo nhúm -Trẻ kể - Ấm chén - Quan sát - Trẻ nhận xét - Đựng nước - Làm bằng sứ - Trẻ trả lời - Trẻ nhận xét. - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Phòng khách - Trẻ xem hình ảnh - Lắng nghe - Quan sát - Nhận xét - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Đẹp - Ăn cơm - Sứ - Nhôm, inoc, thủy tinh... - Tay phải - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Cai đĩa - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ xem hình ảnh - So sánh - Chơi trò chơi - Về góc chơi
File đính kèm:
- LOP 4 TUOI_12185833.docx