Giáo án mầm non lớp Lá - Làm quen chữ viết - Đề tài: Làm quen chữ u, ư

Mục đích, yêu cầu

1 Kiến thức:

- Hình thành cho trẻ chữ u-ư

+ Chữ u : gồm một nét móc ngược và một nét sổ thẳng ở bên phải .

+ Chữ ư : gồm một nét móc ngược và một nét sổ thẳng ở bên phải và có một dấu móc ở phía trên nét sổ thẳng.

- Trẻ nhận biết và phát âm đúng chữ cái mới u-ư

- Phân biệt sự giống và khác nhau của chữ u-ư

 2. Kỹ năng:

- Trẻ nghe âm và phát âm được chữ u-ư

- Rèn khả năng phát triển ngôn ngữ mạch lạc.

- Trẻ tìm đ¬ược các chữ cái u-ư trong từ theo yêu cầu.

- Trẻ biết tìm và ghộp các nét để tạo thành chữ u, ư.

3. Giáo dục

 - Giáo dục trẻ biết yêu quý những người nông dân

 - Giáo dục trẻ các thói quen học tập: biết hoạt động theo đúng yêu cầu của cô, mạnh dạn phát biểu, hứng thú tham gia các hoạt động.

 

doc4 trang | Chia sẻ: thienanh95 | Lượt xem: 621 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án mầm non lớp Lá - Làm quen chữ viết - Đề tài: Làm quen chữ u, ư, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng giáo dục và đào tạo quận long biên
TRƯỜNG MẦM NON TRÀNG AN
********
GIÁO ÁN
Giáo viên giỏi cấp trường
Làm quen chữ viết
 Đề tài: Làm quen chữ u,ư
Giỏo viờn:Kiều Thu Thuỷ
Năm học:2018-2019
Giáo án: Làm quen chữ viết 
 ---------------&---------------
 Đề tài: Làm quen chữ u-ư
 Lứa tuổi : Mẫu giáo Lớn ( 5- 6 tuổi)
 Số lượng : 30-35 trẻ
 Thời gian : 35-40 phút
 Người thực hiện: Kiều Thu Thủy
I.Mục đích, yêu cầu
1 Kiến thức:
- Hình thành cho trẻ chữ u-ư
+ Chữ u : gồm một nét móc ngược và một nét sổ thẳng ở bên phải .
+ Chữ ư : gồm một nét móc ngược và một nét sổ thẳng ở bên phải và có một dấu móc ở phía trên nét sổ thẳng.
- Trẻ nhận biết và phát âm đúng chữ cái mới u-ư
- Phân biệt sự giống và khác nhau của chữ u-ư
 2. Kỹ năng:
- Trẻ nghe âm và phát âm được chữ u-ư
- Rèn khả năng phát triển ngôn ngữ mạch lạc.
- Trẻ tìm được các chữ cái u-ư trong từ theo yêu cầu.
- Trẻ biết tìm và ghộp các nét để tạo thành chữ u, ư.
3. Giáo dục
 - Giáo dục trẻ biết yêu quý những người nông dân
 - Giáo dục trẻ các thói quen học tập: biết hoạt động theo đúng yêu cầu của cô, mạnh dạn phát biểu, hứng thú tham gia các hoạt động.
II. Chuẩn bị
 1. Đồ dùng của cô:
- Giáo án điện tử, các tranh ảnh chứa chữ cái u-ư
- Thẻ chữ u-ư
- Nhạc bài: “ Em dắt trâu ra đồng” và Nhạc bài đồng dao “con trâu”, Nhạc remix.
 2. Đồ dùng của trẻ:
- Tranh về các nghề.
- Các nét chữ u, ư 
- Tích hợp: âm nhạc, thể dục, toán.
III.Cách tiến hành
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của trẻ
1. ổn định, tổ chức
 - Cô giới thiệu với lớp mình hôm nay có các cô trong Ban Giám Hiệu nhà trường tới dự giờ học xem lớp mình có ngoan không, học có giỏi không đấy! Chúng mình cùng khoanh tay chào các cô nào.
 - Cô và các con cùng đọc bài đồng dao “Con trâu” nhé!
 + Cô và cả lớp vừa đọc bài đồng giao gì? 
 - Các con có biết không ,một người bạn không thể thiếu được với người nông là hình ảnh những chú trâu to khoẻ. Có rất nhiều bạn nhỏ được sinh ra ở những miền quê ấy đã biết giúp đỡ bố mẹ chăn trâu. Trên cánh đồng bao la ấy hình ảnh thật đáng yêu đó là “Bé Cưỡi Trâu” 
2. Phương pháp,hình thức tổ chức
* HĐ1: Dạy trẻ làm quen chữ cái u-ư
 + Cô có bức tranh “Bé Cưỡi Trâu” bức tranh cô có từ
 “ Bé Cưỡi Trâu”. 
+Cả lớp đọc từ “ Bé Cưỡi Trâu”cùng cô nào. (Cho trẻ đọc 2-3 lần) 
- Từ “Bé cưỡi Trâu” có mấy tiếng?
- Trong từ “ Bé Cưỡi Trâu” có những dấu nào, chữ cái nào các con đã được học?
Chữ u:
+ Đây là chữ “u” . Khi phát âm chữ u miệng của các con hơi cong về phía trước,cả lớp lắng nghe cô phát âm chữ “u” (3 lần).Sau đó cô mời cả lớp, tổ, nhóm, cá nhân lần lượt lên phát âm.
 + Chữ “u” gồm một nét móc ngược và một nét sổ thẳng ở bên phải.
+ Chữ “u” gồm những nét nào? Bạn nào giỏi cho cô biết? ( Mời 3- 4 trẻ)
+ Chữ “u” thì có 3 loại: chữ u in hoa, in thường và viết thường.
+ Cô kết luận: cả 3 chữ đều có cách viết khác nhau nhưng cùng phát âm là u.
Chữ ư:
 - Cô đố các con biết nhé! Cô thêm một cái râu vào chữ u, các con có biết đó là chữ gì không? Khi phát âm chữ “ư” miệng chúng mình mở rộng vừa phải. Cả lớp cùng lắng nghe cô phát âm
+ Cô phát âm chữ “ư”,mời cả lớp, tổ, nhóm, cá nhân phát âm.
+ Bạn nào có thể nói cho cô biết chữ “ư” gồm những nét nào? (mời 2-3 trẻ)
 + Cô kết luận: Chữ “ư” gồm một nét móc ngược và một nét sổ thẳng ở bên phải và có một nét nhỏ ở phía trên nét sổ thẳng.
+ Cũng giống như chữ “u” , chữ “ư” cũng có 3 người anh em, đó là: chữ “ư” in hoa, in thường và viết thường.
 So sánh: 
+ Bạn nào cho cô biết chữ “u”và chữ “ư” giống và khác nhau ở điểm nào? ( gọi 3- 4 trẻ trả lời)
Giống: Đều có một nét móc ngược và một nét sổ thẳng ở bên phải 
Khác: Chữ “u” thì không có nét móc nhỏ ở phía trên, còn chữ “ư” thì có nét móc nhỏ ở phía trên đấy các con ạ! Và hai chữ phát âm khác nhau .
* HĐ2: Luyện tập, củng cố
-TC1: “Bé tìm chữ”
 + Cách chơi: Tìm chữ cái vừa học trong các từ.
- TC2: “Ai nhanh nhất”
 + Cách chơi: Trẻ tìm các nét và gộp thành chữ theo yêu cầu của cô.Khi cô đếm 1..2..3 thì các con nhanh tay giơ bảng lên và phát âm thật to chữ cái đó.
- TC3: “Mê cung chữ”
+ Cách chơi: Chia lớp thành 4 đội,trên bảng là các chữ cái trẻ đã được học trong đó có chữ u, ư. Nhiệm vụ của các đội chơi là tìm và nối chữ u, ư lại với nhau, sao cho các chữ u, ư được nối liền với nhau
+ Luật chơi: Thời gian là một bản nhạc, đội nào tìm và nối được nhiều chữ u, ư lại với nhau thì đội đó giành chiến thắng. 
è Nhận xét giờ chơi.
3.Kết thúc: 
- Nhận xét, tuyên dương.
- Trẻ nhún nhảy theo nhạc và đọc.
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ phát âm
- Trẻ trả lời
- Trẻ hoạt động
- Trẻ phát âm
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời.
-Trẻ chơi
- Trẻ chơi
- Trẻ chơi

File đính kèm:

  • dochoigiang_thuy_203201914.doc
Giáo Án Liên Quan