Giáo án mầm non lớp lá - Làm quen văn học - Đề tài: Thơ “Chú bộ đội hành quân trong mưa”

HOẠT ĐỘNG CHUNG:

Làm quen văn học

 Đề tài: Thơ “Chú bộ đội hành quân trong mưa”

Giáo viên dạy : Tô thị Hải Yến

Đối tượng : Trẻ 5-6 tuổi

Thực hiện chương trình Giáo dục Mầm non

I/ Kết quả mong đợi:

* Kiến thức :

- Trẻ nhớ tên bài thơ, tên tác giả.

- Hiểu nội dung bài thơ nói về chú bộ đội đang ngày đêm hành quân vất vã để bảo vệ quê hương, đất nước.

* Kĩ năng :

- Trẻ cảm nhận được âm điệu và đọc diễn cảm thể hiện tình cảm trong khi đọc thơ

- Trẻ biết trả lời các câu hỏi rõ ràng, mạch lạc.

* Thái độ :

- Giáo dục trẻ biết tôn trọng và yêu quý người lao động.

- Hình thành ở trẻ ước mơ làm những việc có ích cho xã hội

II/ Chuẩn bị :

- Máy tính có bài giảng điện tử thơ “Chú bộ đội hành quân trong mưa”

- Tranh ảnh về các chú bộ đội.

- Nhạc bài hát “Em thích làm chú bộ đội”; “Chú bộ đội đi xa”

- Mũ chú bộ đội để trẻ tập đóng vai.

 

docx4 trang | Chia sẻ: haiyen55 | Lượt xem: 2060 | Lượt tải: 1Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án mầm non lớp lá - Làm quen văn học - Đề tài: Thơ “Chú bộ đội hành quân trong mưa”, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án thao giảng chào mừng ngày 22/ 12
HOẠT ĐỘNG CHUNG:
Làm quen văn học
 Đề tài: Thơ “Chú bộ đội hành quân trong mưa”
Giáo viên dạy : Tô thị Hải Yến
Đối tượng : Trẻ 5-6 tuổi
Thực hiện chương trình Giáo dục Mầm non 
I/ Kết quả mong đợi:	
* Kiến thức :
- Trẻ nhớ tên bài thơ, tên tác giả.
- Hiểu nội dung bài thơ nói về chú bộ đội đang ngày đêm hành quân vất vã để bảo vệ quê hương, đất nước.
* Kĩ năng :
- Trẻ cảm nhận được âm điệu và đọc diễn cảm thể hiện tình cảm trong khi đọc thơ
- Trẻ biết trả lời các câu hỏi rõ ràng, mạch lạc.
* Thái độ :
- Giáo dục trẻ biết tôn trọng và yêu quý người lao động. 
- Hình thành ở trẻ ước mơ làm những việc có ích cho xã hội
II/ Chuẩn bị :
- Máy tính có bài giảng điện tử thơ “Chú bộ đội hành quân trong mưa”
- Tranh ảnh về các chú bộ đội.
- Nhạc bài hát “Em thích làm chú bộ đội”; “Chú bộ đội đi xa”
- Mũ chú bộ đội để trẻ tập đóng vai.
III/ Cách tiến hành :
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
 1/ Tạo cảm xúc :
- Cho trẻ đội mũ cùng hành quân đến tham dự chương trình: “ Chúng tôi là chiến sỹ”
- Hát: Em thích làm chú bộ đội.
- Chào mừng quý vị và các bạn đến với chương trình: 
“Chúng tôi là chiến sỹ”. 
Đến với Chương trình: “Chúng tôi là chiến sỹ” hôm nay xin giới thiệu có sự hiện diện của các vị đại biểu trong ban giám khảo cùng 2 đội chơi: 
- Đội công binh
- Đội pháo binh
- Các đội sẽ trải qua 3 phần chơi:
Phần thứ nhất: Tìm hiểu
Phần thứ hai: Nghe thấu đoán tài
Phần thứ ba: Tài năng chiến sỹ
Phần thứ tư: Vui cùng chiến sỹ 
2/ Hoạt động trọng tâm :
* Phần thứ nhất : Tìm hiểu
- Các đội chơi sẽ được xem một số hình ảnh . 
 Hỏi trẻ: 
- Đây là chú bộ đội gì?
- Chú làm công việc gì?
- Giáo dục: Tất cả các chú bộ đội đóng quân trên đất nước Việt Nam mặc dù làm những nhiệm vụ khác nhau nhưng đều chung một mục đích đó là: Bảo vệ hòa bình cho đất nước. Vì vậy chúng ta phải biết ơn, kính trọng các chú bộ đội.
- Thế chiến sỹ tý hon có biết trong tháng 12 này có ngày gì đặc biệt không?
- Ngày 22/12 là ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam. 
* Phần thứ hai: Nghe thấu đoán tài.
- Cũng sắp đến ngày kỷ niệm 22/12. Tất cả các đơn vị bộ đội ở khắp nơi trên mọi miền Tổ Quốc đang chuẩn bị rất nhiều chương trình chào mừng ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam. 
- Và để ca ngợi các chiến sỹ Bộ đội cụ Hồ anh dũng trong chiến đấu không quản nắng mưa. Có rất nhiều nhà thơ, nhạc sỹ đã sáng tác những bài thơ bài hát rất hay về các chú bộ đội của chúng ta. Hôm nay Chương trình xin gửi tới ban giám khỏa và các chiến sỹ tý hon bài thơ: “Chú bộ đội hành quân trong mưa” của nhà thơ Vũ Thùy Hương.
* Cô đọc lần 1: Diễn cảm
- Hỏi trẻ: 
- Tên bài thơ là gì ? 
- Ai là tác giả của bài thơ?
* Cô đọc lần 2: Qua tranh minh họa ở máy chiếu.
* Trích dẫn, đàm thoại.
+ Bài thơ cô vừa đọc nói về ai ?
+ Các chú bộ đội hành quân khi trời như thế nào?
+ Câu thơ nào nói lên điều đó?
+ Đường ra mặt trận thì như thế nào?
+ Mặc dầu mưa rơi nhưng các chú vẫn làm gì?
+ Ai có thể đọc được những câu thơ thể hiện điều đó?
+ Chú đi khi trong hoàn cảnh ra sao?
+ Cái gì đã soi đường cho chú hành quân? 
- Bạn nào có thể đọc được những câu thơ đó nào?
+ Mặc dù mưa ướt áo nhưng các chú vẫn bước như thế nào?
- Cô đọc “Mưa rơidồn dập bước”
- Các con thấy nhịp điệu bài thơ như thế nào?
- Qua bài thơ các con học tập được các chú bộ đội những gì?
- Cô nói cho trẻ biết bài thơ: “Chú bộ đội hành quân trong mưa” nói lên sự vất vả, gian khổ của các chú bộ đội trong những đợt hành quân dưới bầu trời đang mưa. Mặc cho trời mưa to, mặc cho những đêm tối mịt mù. Cho dù áo có ướt, đường ta trận còn dài nhưng với lòng dũng cảm, sự kiên cường chú vẫn đi tới. 
* Giải thích từ “Lộp bộp” là nói về những hạt mưa rơi trên là rừng phát ra tiếng kêu lộp bộp; “Dồn dập” là đi nhanh, người này nối tiếp người khác.
* Phần thi thứ 3: Tài năng chiến sĩ
Các đội chơi thể hiện tài năng của mình qua bài thơ “ Chú bộ đội hành quân trong mưa”
Trẻ đọc các hình thức ( Tổ, nhóm, cá nhân)
- Cô bao quát sửa sai cho trẻ.
Các đội chơi giao lưu với nhau
- Cho cả lớp hát “Chú bộ đội đi xa” chuyển đội hình 2 hàng dọc.
Phần thi thứ 4: Vui cùng chiến sĩ:
- Trò chơi: “Thi xem đội nào nhanh”
- Cách chơi: Chia trẻ thành 2 đội. Nhiệm vụ của mỗi đội cầm bút nhảy qua vòng thể dục tìm và dán để trang trí tranh tặng chú bộ đội
- Luật chơi: Đội nào tìm và dán được bức tranh đúng, đẹp là thắng cuộc
3. Kết thúc hội thi.
Ban tổ chức công bố kết quả, trao giải cho 2 đội thi.
- Nhận xét giờ học.
- Trẻ hát và làm động tác chú bộ đội hành quân.
- Chào khán giả
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe cô đọc thơ
- Chú bộ đội hành quân trong mưa
- nhà thơ Vũ Thùy Hương
- Nói về chú bộ đội
- Trời mưa 
- Trẻ đọc “Chú bộ....vẫn đi, vẫn đi”
- Còn dài.
- Trẻ trả lời
- Trẻ đọc trích “Đường...đi tới”
- Đi trong đêm
- Những ngôi sao
- Trẻ đọc “Chú đi.....hành quân”
- Dồn đập bước
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Cả lớp đọc
- 2tổ, 2 nhóm, 3 cá nhân
- Trẻ hát và chuyển đội hình để tham gia trò chơi
- Nhận quà lưu niệm

File đính kèm:

  • docxgiao_an_thao_giang.docx
Giáo Án Liên Quan