Giáo án mầm non lớp Lá - Làm quen văn học - Kể chuyện: “Sự tích bánh chưng bánh giầy”

I.YÊU CẦU:

- Trẻ hiểu nội dung truyện (Vua Hùng Vương có nhiều người con trai không biết truyền ngôi lại cho ai, nhân dịp đầu năm ai dâng lễ vật vừa ý vua cha sẽ truyền ngôi cho người đó, hoàng tử Lang Liêu đã nghĩ ra làm 2 thứ bánh: Bánh chưng, bánh giầy nên được vua cha truyền ngôi). Biết phong tục tập quán của người Việt Nam trong ngày Tết Nguyên Đán và lòng hiếu thảo của con đối với cha mẹ.

- Rèn khả năng trả lời tròn câu về nội dung câu chuyện và cách gói bánh chưng.

 - Phát triển ngôn ngữ, phát trển khả năng chú ý ghi nhớ có chủ định.

 - Giáo dục cháu biết ý nghĩa của ngày Tết Nguyên Đán.

II. CHUẨN BỊ:

- Cô thuộc và kể tốt câu chuyện: “Sự tích bánh chưng bánh giầy”.

- Giáo án điện tử câu chuyện: “Sự tích bánh chưng bánh giầy”.

- Đất nặn, bảng con, lá chuối.

 III.TIẾN HÀNH:

* Ổn định.

- Cô cho lớp hát bài hát: “Sắp đến tết rồi”.

- Các con vừa hát bài hát gì?( Sắp đến tết rồi)

- Nhà con thường làm những công việc gì để chuẩn bị đón tết? (Trang trí, gói bánh.)

- Ngày tết nhà con có những món ăn nào?(Thịt, bánh mứt )

- Cô giới thiệu câu chuyện: “Sự tích bánh chưng bánh dày” Phỏng theo chuyện thần

doc2 trang | Chia sẻ: thuthuy20 | Lượt xem: 1918 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án mầm non lớp Lá - Làm quen văn học - Kể chuyện: “Sự tích bánh chưng bánh giầy”, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 LQVH: Kể chuyện: “SỰ TÍCH BÁNH CHƯNG BÁNH GIẦY”.
Phỏng theo chuyện thần thoại Việt Nam 
I.YÊU CẦU:
- Trẻ hiểu nội dung truyện (Vua Hùng Vương có nhiều người con trai không biết truyền ngôi lại cho ai, nhân dịp đầu năm ai dâng lễ vật vừa ý vua cha sẽ truyền ngôi cho người đó, hoàng tử Lang Liêu đã nghĩ ra làm 2 thứ bánh: Bánh chưng, bánh giầy nên được vua cha truyền ngôi). Biết phong tục tập quán của người Việt Nam trong ngày Tết Nguyên Đán và lòng hiếu thảo của con đối với cha mẹ.
- Rèn khả năng trả lời tròn câu về nội dung câu chuyện và cách gói bánh chưng.
 - Phát triển ngôn ngữ, phát trển khả năng chú ý ghi nhớ có chủ định.
 - Giáo dục cháu biết ý nghĩa của ngày Tết Nguyên Đán. 
II. CHUẨN BỊ: 
- Cô thuộc và kể tốt câu chuyện: “Sự tích bánh chưng bánh giầy”.
- Giáo án điện tử câu chuyện: “Sự tích bánh chưng bánh giầy”.
- Đất nặn, bảng con, lá chuối.
 III.TIẾN HÀNH: 
* Ổn định.
- Cô cho lớp hát bài hát: “Sắp đến tết rồi”.
- Các con vừa hát bài hát gì?( Sắp đến tết rồi)
- Nhà con thường làm những công việc gì để chuẩn bị đón tết? (Trang trí, gói bánh..)
- Ngày tết nhà con có những món ăn nào?(Thịt, bánh mứt)
- Cô giới thiệu câu chuyện: “Sự tích bánh chưng bánh dày” Phỏng theo chuyện thần thoại Việt Nam.
* HĐ1: Bé nghe kể chuyện. 
- Cô kể cho cháu nghe câu chuyện lần 1.
- Cô kể cho cháu nghe câu chuyện lần 2 (Kết hợp xem hình ảnh).
- Cô kể chuyện lần 3 (Cháu kể cùng cô)
 @ Đàm thoại:
- Cô vừa kể câu chuyện gì?(Sự tích bánh chưng bánh giầy) 
- Trong câu chuyện có những nhân vật nào ?(Vua Hùng, các hoàng tử, hoàng tử Lang Liêu, vợ con Lang Liêu, hàng xóm của Lang Liêu)
- Lang liêu có tính cách gì khác so với các hoàng tử khác?(Yêu lao động)
- Vua Hùng đã ra điều kiện như thế nào để truyền ngôi cho các hoàng tử?(Ai dâng lễ vật vừa ý sẽ được truyền ngôi vua)
- Các hoàng tử đã làm như thế nào?(Người lên rừng, người xuống biển tìm những thứ quý hiếm để dâng cho vua cha)
- Lang Liêu đã làm gì để có lễ vật dâng lên cho vua cha?(Làm bánh chưng, bánh giầy)
- Hai thứ bánh có tên là gì và cách làm ra sao?(Bánh chưng, bánh giầy)
- Ai là người được vua cha truyền ngôi?(Hoàng tử Lang Liêu)
- Theo phong tục của người Việt Nam thì ngày tết thường có bánh gì để cúng ông bà ?(Bánh chưng bánh giầy).
 @ Cô tóm tắt nội dung câu chuyện giáo dục cháu biết ý nghĩa của hai thứ bánh quý và biết được ý nghĩa ngày tết cổ truyền của dân tộc Việt nam chúng ta.
* HĐ 2: Trò chơi: “Bé gói bánh chưng”
- Chia lớp thành 2 đội.
 - Cô giới thiệu tên trò chơi: “Gói bánh chưng”.
 - Cô giới thiệu cách chơi.
 - Cháu chơi.
 - Cô kiểm tra kết quả của hai đội.
* Kết thúc: Nhận xét tuyên dương cháu.
********************

File đính kèm:

  • docLQVH.doc
Giáo Án Liên Quan