Giáo án mầm non lớp lá - Làm quen với Toán - Đếm đến 5, nhận biết các nhóm đối tượng trong phạm vi 5, nhận biết chữ số 5
LQVT: ĐẾM ĐẾN 5 . NHẬN BIẾT CÁC NHÓM ĐỐI TƯỢNG TRONG PHẠM VI 5 . NHẬN BIẾT CHỮ SỐ 5.
I.YÊU CẦU:
- Trẻ biết đếm đến 5. Nhận biết nhóm có 5 đối tượng. Nhận biết số 5.
- Trẻ đếm được đến 5 và tạo nhóm trong phạm vi 5.
- Trẻ có ý thức giữ gìn một số đồ dùng trong gia đình.
II.CHUẨN BỊ:
- Thẻ số 1- 5 đủ cho cô và cháu.
- Mỗi cháu 5 cái chén, 5 cái muỗng.
- Đồ dùng của cô giống trẻ nhưng kích thước lớn hơn.
- Một số đồ dùng trong gia đình có số lượng 3,4,5.
- Máy tính, giáo án điện tử.
- Thẻ số gắn số tương ứng.
- Số 5 bằng xốp cho mỗi trẻ 1 số.
III.TIẾN HÀNH:
HĐ1: Luyện tập nhận biết nhóm có số lượng 4.
- Lớp hát bài: “Bé quét nhà”
- Các con vừa hát bài hát gì? (Bé quét nhà)
- Bạn nhỏ đã dùng gì để quét nhà? (Chổi)
- Vậy chổi là đồ dùng ở đâu? (Trong gia đình)
- Đúng rồi chổi là đồ dùng trong gia đình đó các con, để cho ngôi nhà
mình sạch sẽ thì các con phải biết dùng chổi để quét nhà.
LQVT: ĐẾM ĐẾN 5 . NHẬN BIẾT CÁC NHÓM ĐỐI TƯỢNG TRONG PHẠM VI 5 . NHẬN BIẾT CHỮ SỐ 5. I.YÊU CẦU: - Trẻ biết đếm đến 5. Nhận biết nhóm có 5 đối tượng. Nhận biết số 5. - Trẻ đếm được đến 5 và tạo nhóm trong phạm vi 5. - Trẻ có ý thức giữ gìn một số đồ dùng trong gia đình. II.CHUẨN BỊ: - Thẻ số 1- 5 đủ cho cô và cháu. - Mỗi cháu 5 cái chén, 5 cái muỗng. - Đồ dùng của cô giống trẻ nhưng kích thước lớn hơn. - Một số đồ dùng trong gia đình có số lượng 3,4,5. - Máy tính, giáo án điện tử. - Thẻ số gắn số tương ứng. - Số 5 bằng xốp cho mỗi trẻ 1 số. III.TIẾN HÀNH: HĐ1: Luyện tập nhận biết nhóm có số lượng 4. - Lớp hát bài: “Bé quét nhà” - Các con vừa hát bài hát gì? (Bé quét nhà) - Bạn nhỏ đã dùng gì để quét nhà? (Chổi) - Vậy chổi là đồ dùng ở đâu? (Trong gia đình) - Đúng rồi chổi là đồ dùng trong gia đình đó các con, để cho ngôi nhà mình sạch sẽ thì các con phải biết dùng chổi để quét nhà. - Ngoài ra con còn biết những đồ dùng nào trong gia đình nữa?(Muỗng, đũa, chén nồi, xoang, chảo, áo, quần...) =>Đúng rồi trong gia đình có rất nhiều đồ dùng: Đồ dùng để ăn, đồ dùng để uống, đồ dùng để mặc, đồ dùng để sinh hoạt hàng ngày nữa đó các con những đồ dùng này ba mẹ các con phải bỏ tiền ra để mua vì vậy khi sử dụng các con phải giữ gìn cẩn thận. - Cho trẻ xem hình ảnh một số đồ dùng. + Đếm số xoang - Lớp đếm – Cá nhân đếm – Chọn số tương ứng. + Đếm số bếp ga – Lớp đếm – Cá nhân đếm – Chọn số tương ứng. + Đếm số nồi cơm – Lớp đếm – Cá nhân đếm – Chọn số tương ứng. + Đếm số tủ lạnh– Lớp đếm – Cá nhân đếm – Chọn số tương ứng. + Đếm số máy quạt– Lớp đếm – Cá nhân đếm – Chọn số tương ứng. HĐ 2: Đếm đến 5. Nhận biết nhóm có 5 đối tượng. Nhận biết số 5. - Cô đọc câu đó về cái chén : « Miệng tròn mình trắng phau phau Đựng cơm, đựng thịt, đựng rau hàng ngày” Đố lớp mình đó là cái gì ? » (Cái chén) - Đúng rồi đó là cái chén, để có nhiều cái chén thì các cô, chú công nhân phải vất vả để làm ra để hàng ngày các con dùng chén để ăn cơm vì vậy khi ăn các con phải cẩn thận không làm rơi chén vì nó rất dễ vỡ. - Hôm nay cô cần rất nhiều chén để chuẩn bị cho một buổi tiệc nên cô đã nhờ người mua rất nhiều chén để chuẩn bị cho buổi tiệc bây giờ các con hãy giúp cô xếp tất cả các cái chén xếp thành một hàng ngang. - Để thuận lợi cho bữa tiệc không thiếu muỗng cho một vị khách mời nào thì các con hãy xếp tương ứng 1 :1 một cái chén với một cái muỗng sao cho nhóm muỗng ít hơn nhóm chén là 1. - Lớp đếm nhóm muỗng. - Bạn nào có nhận xét gì về hai nhóm chén và nhóm muỗng ?(Không bằng nhau) - Tại sao con biết hai nhóm đó không bằng nhau ?(Chén nhiều hơn muỗng) - Để hai nhóm bằng nhau ta phải làm sao ?(Thêm một cái muỗng). - Lớp đếm nhóm muỗng. - Đọc 4 thêm 1 bằng 5. - Lớp mình có nhận xét gì về nhóm chén và nhóm muỗng? Và cùng bằng mấy? (Bằng 5) - Lớp đếm số chén, số muỗng. - Cá nhân đếm số chén số muỗng. - Để chỉ số lượng nhóm chén và nhóm muỗng cô cũng có số 5. - Lớp, cá nhân phát âm số 5. - Sờ đường bao số 5. - Đếm số chén gắn số tương ứng. - Đếm số muỗng gắn số tương ứng. - Lớp, cá nhân đếm số chén, số muỗng, đọc số tương ứng. - Có 1 vị khách bận không đến nên cô cất bớt đi 1 cái muỗng còn lại mấy cái muỗng ?Đếm và gắn số tương ứng (4). - Cô lại lấy 2 cái muỗng vậy còn lại mấy cái muỗng?Đếm và gắn số tương ứng?(Số 2). - Còn thừa muỗng nên cô lại cất thêm 2 cái muỗng nữa vậy còn bao nhiêu cái muỗng? Đếm và đọc số tương ứng? (0 cái) - Để cho bàn khách rộng hơn cô cũng cất những cái chén trong bàn này đi.(Cất lần lượt cái chén) - Hỏi trẻ đây là số gì ?(Số 4) - Số đứng liền trước số 4 là số mấy ?(Số 3 ) - Số đứng liền sau số 4 là số nào ?( Số 5) - Cho trẻ đọc các số 3,4,5. HĐ 3: Trò chơi. 1.Trò chơi: Gắn đủ số lượng 5. - Nhìn xem cô có gì ? Cô đặt trên bảng 3 cái áo hỏi lớp có mấy cái áo? (3 cái áo). Bây giờ cô muốn có 5 cái áo thì phải làm sao? Gắn thêm. Mời 1 trẻ lên gắn kiểm tra kết quả, sau đó mời 1 trẻ lên gắn số tương ứng. - Cô cũng chuẩn bị một số đồ dùng trong gia đình bây giờ cô sẽ cho hai bạn thi đua lên gắn nhóm đồ dùng có số lượng là 5 cô yêu cầu bạn A gắn 5 cái ghế, bạn B gắn 5 máy quạt bạn nào gắn nhanh và đúng là bạn đó chiến thắng. (Kiểm tra 2 bạn ) - Mời 2 trẻ lên gắn số 5 tương ứng cho 2 nhóm (Thi đua gắn) - Kiểm tra và đọc số tương ứng. 2.Trò chơi: «Bé nhanh tay» - Cô sẽ cho lớp mình chơi một trò chơi nữa trò chơi có tên: «Bé nhanh tay» - Chia lớp thành 2 đội. - Cô phổ biến luật chơi – Cách chơi. + Luật chơi: Mỗi bạn chỉ được chọn một đồ dùng theo yêu cầu đội nào nhanh và đúng thì đội đó sẽ chiến thắng. + Cách chơi: Khi có hiệu lệnh của cô hai bạn đầu hàng của hai đội chạy lên trên rổ chọn cho mình một đồ dùng theo yêu cầu rồi chạy về cuối hàng đứng bạn tiếp theo cũng thực hiện giống bạn thứ nhất cứ như vậy thực hiện cho đến hết thời gian là một bản nhạc. - Trẻ chơi. - Kiểm tra kết quả 2 đội. *Kết thúc: Nhận xét – Tuyên dương. ********************** NÊU GƯƠNG CUỐI TUẦN ********************** ĐÁNH GIÁ CUỐI TUẦN **********************
File đính kèm:
- LQVT_SO_5_TIET_1.doc