Giáo án mầm non lớp lá - Làm quen với Toán: Đếm đến 7, nhận biết nhóm số lượng 7
. Ổn định tổ chức: ( Trẻ đứng bên cô)
- Cho trẻ chơi : “Đồng hồ quả lắc”
- Trò chuyện về đồ dùng trong gia đình trẻ, cho trẻ kể ên 1 số đồ dùng trong gia đình mà trẻ biết.
2. Phương pháp, hình thức tổ chức:
(Trẻ ngồi theo tổ)
*HĐ1: Ôn luyện đếm các nhóm đối tượng có số lượng trong phạm vi 6.
- Cô chuẩn bị sẵn các nhóm đồ dùng có số lượng 4, 5 , 6
- Cô cho trẻ tìm và đếm các đồ dùng cô đã chuẩn bị sẵn để quanh lớp
- Trẻ đếm và gắn thẻ số tương ứng cho nhóm đồ dùng đó
- Cứ tìm và đếm đến nhóm nào thì cô cho cả lớp đếm lại và nói kết quả của nhóm đấy
* HĐ2 : Tạo nhóm có đối tượng có số lượng trong phạm vi 7.
- Trẻ đi vòng tròn nghe bài hát : “ Cả nhà tương nhau” lấy rổ đồ dùng về chỗ ngồi.
Thứ ba, ngày 12 tháng 9 năm 2017 Tên hoạt động học Mục đích – yêu cầu Chuẩn bị Cách tiến hành LQVT Đếm đến 7, Nhận biết nhóm có số lượng 7, Nhận biết chữ số 7. * Kiến thức: -Trẻ biết cách đếm đến 7, nhận biết nhóm đối tượng có số lượng 7 và ý nghĩa số lượng của số 7. - Biết tên gọi một số đồ dùng trong gia đình * Kỹ năng: -Trẻ đếm được đến 7, biết so sánh kết quả 2 nhóm bằng cách ghép tương ứng 1-1 trong phạm vi 7. - Trẻ tìm được đúng nhóm đối tượng có số lượng 7. - Trẻ chơi được các trò chơi : Làm theo hiệu lệnh, nhanh và đúng, nối và tô màu nhóm đồ dùng có số lượng 7. - Trẻ có kỹ năng hoạt động nhóm và hoạt động tập thể. * Thái độ - Trẻ hứng thú và tích cực tham gia hoạt động. * Đồ dùng của cô: - Giáo án điện tử powerpoint. - Que chỉ - Rổ đồ dùng 7 bát, 7 thìa. - Thẻ số từ 1-7 - Một số nhóm dồ dùng có số lượng 7 để xung quanh lớp * Đồ dùng của trẻ: - Mỗi trẻ 1 rổ đồ dùng 7 bát, 7 thìa, thẻ số từ 1-7 - 3tranh nhóm đối tượng có số lượng đồ dùng 5,6,7 để trẻ chơi trò chơi. 1. Ổn định tổ chức: ( Trẻ đứng bên cô) - Cho trẻ chơi : “Đồng hồ quả lắc” - Trò chuyện về đồ dùng trong gia đình trẻ, cho trẻ kể ên 1 số đồ dùng trong gia đình mà trẻ biết. 2. Phương pháp, hình thức tổ chức: (Trẻ ngồi theo tổ) *HĐ1: Ôn luyện đếm các nhóm đối tượng có số lượng trong phạm vi 6. - Cô chuẩn bị sẵn các nhóm đồ dùng có số lượng 4, 5 , 6 - Cô cho trẻ tìm và đếm các đồ dùng cô đã chuẩn bị sẵn để quanh lớp - Trẻ đếm và gắn thẻ số tương ứng cho nhóm đồ dùng đó - Cứ tìm và đếm đến nhóm nào thì cô cho cả lớp đếm lại và nói kết quả của nhóm đấy * HĐ2 : Tạo nhóm có đối tượng có số lượng trong phạm vi 7. - Trẻ đi vòng tròn nghe bài hát : “ Cả nhà tương nhau” lấy rổ đồ dùng về chỗ ngồi. - Cô hỏi trẻ trong rổ có gì? - Cô có lô tô thìa , bát. Bây giờ cô sẽ xếp tất cả số thìa mà cô có trong rổ ra thành 1 hàng ngang từ trái qua phải. - Co cho trẻ cùng xếp ra giống cô ( cô quan sát , giúp đỡ trẻ) - Cô cho trẻ lấy 6 cái bát rồi xếp tương ứng 1-1 với các thìa ( cô quan sát, giúp đỡ trẻ) - Hỏi trẻ số lượng bát vừa xếp ra? - Cho trẻ quan sát và đếm xem số bát và số thìa vừa xếp ra như thế nào với nhau? - Nhóm nào nhiều hơn và nhiều hơn là mấy? ( Nhóm thìa nhiều hơn và nhiều hơn là 1) - Nhóm nào có số lượng ít hơn và ít hơn là mấy? ( Nhóm bát có số lượng ít hơn và ít hơn là 1) - Muốn nhóm bát bằng nhóm thìa chúng ta phải làm như thế nào? ( Thêm 1 cái bát) - Cho trẻ thêm 1 cái bát - 6 bát thêm 1 bát là mấy bát? ( là 7 bát, cho trẻ đọc) - Con hãy đếm xem số bát ( tất cả là 7 cái bát) - Cho trẻ đếm số thìa ( Tất cả là 7 cái thìa) - Bây giờ 2 nhóm có số lượng như thế nào với nhau? Bằng nhau là mấy? ( là 7) - Các con ạ : Các đồ dùng có hình dạng khác nhau nhưung đều bằng nhau về số lượng : 7 thìa, 7 bát, để chỉ các nhóm có số lượng là 7, ta dùng thẻ chữ số 7. Đây là thẻ số 7 - Cô đưa thẻ chữ số 7 ra giới thiệu với trẻ, cho trẻ cùng quan sát. - Bạn nào có nhận xét gì về cấu tạo của số 7? (số 7 gồm 1 nét ngang ngắn và 1 nét xiên trái) - Mời 2-3 trẻ trả lời. - Mời tổ, nhóm, cá nhân trẻ đọc số 7. - Cho trẻ cùng đếm lại nhóm thìa ( Tất cả là 7 thìa, số 7) cho trẻ lấy thẻ số 7 ra đặt tương ứng với số thìa - Có 7 bát cô muốn còn 6 bát cô phải làm như thế nào? ( Bớt đi 1 bát) cho trẻ cùng bớt với cô. - 7 bát bớt 1 còn mấy bát? ( 7 bớt 1 còn 6) - Cho trẻ đếm số bát ( Tất cả là 6 cái bát) cho trẻ lấy thẻ số 6 ra đặt tương ứng với số bát. - Tương tự, cho trẻ bớt dần số bát cho đến hết ( mỗi lần bớt bát cô kiểm tra kết quả số bát và đặt thẻ số tương ứng. - Cho trẻ vừa đếm vừa cất hết số thìa. * HĐ3: Ôn luyện qua trò chơi - TC1: Nhanh và đúng + Cách chơi: Nhiệm vụ của các con là nhanh mắt nhìn lên trên màn hình xuất hiện số nào thì đọc nhanh số đó. + Luật chơi: Trẻ đọc sai là thua cuộc - Cô mở slide có nhóm các đồ dùng: + Cách chơi: Nhiệm vụ của các con là nhanh mắt nhìn thật tinh rồi nói cho cô biết nhóm nào có đồ dùng có số lượng là 7 + Cô mở slide 1:7 quạt, 5 ghế, 4 tivi + Cô mở slide 2: 7 cốc, 3 xoong, 5 thìa + Cô mơi slide 3: 7 quạt và các ô số tương ứng - Trẻ lên đếm số đồ dùng và chọn đúng thẻ số tương ứng. - TC2: Làm theo hiệu lệnh + Cách chơi: Cho trẻ vỗ tay 7 tiếng, lắc đầu sang 2 bên 7 lần + Luật chơi: Trẻ làm sai phải làm lại lần nữa - TC3: Nối và tô màu nhóm có số lượng 7 + Cách chơi: Chia trẻ làm 4 nhóm, nhiệm vụ của các nhóm là tìm nhóm có số lượng đồ dùng là 7 nối với ô số 7 tương ứng sau đó là tô màu nhóm số lượng đồ dùng đó. - Trẻ chơi cô hướng dẫn trẻ. 3. Kết thúc: Nhận xét tuyên dương trẻ, kết thúc tiết học. Lưu ý ... Chỉnh sửa
File đính kèm:
- toan_dem_den_7_nhan_biet_nhom_so_luong_7_nhan_biet_chu_so_7.doc