Giáo án mầm non lớp Lá - Làm quen với Toán: Nhận biết mục đích phép đo
I.YÊU CẦU:
- Trẻ nhận biết mục đích của phép đo, biểu diển độ dài của kích thước một đối tượng qua độ dài của một vật chọn làm đơn vị đo.
- Rèn khả năng đo, đếm kết quả trên các đối tượng.
- Phát triển khả năng quan sát, so sánh, tư duy cho trẻ.
- Giáo dục trẻ tập trung vào học.
II.CHUẨN BỊ:
- Mỗi trẻ 10 hình chữ nhật bằng nhau, 3 băng giấy khác màu có kích thước khác nhau
(gấp 4,5,6 lần kích thước hình chữ nhật).
- Chữ số 1- 10, băng giấy dài ngắn dán dây xúc xích, các hộp bánh mứt có kích thước khác nhau.
III.TIẾN HÀNH:
*HĐ1: Nhận biết phép đo.
- Cả lớp hát: “Sắp đến tết rồi”.
- Tết đến các con được làm gì?(Cùng ba mẹ trang trí nhà cửa)
- Ở gia đình ba mẹ các con làm gì? (Trang trí nhà, mua hoa quả)
- Cô có dây xúc xích cũng dùng để trang trí nhà cửa. Các con nhìn xem dây xúc xích này được làm bằng gì? (Bằng giấy)
- Muốn có dây xúc xích đẹp ta phải lựa chọn các băng giấy dài ngắn khác nhau để dán, muốn vậy ta phải đo.
- Cô có gì đây?( Băng giấy)
LQVT: NHẬN BIẾT MỤC ĐÍCH PHÉP ĐO. I.YÊU CẦU: - Trẻ nhận biết mục đích của phép đo, biểu diển độ dài của kích thước một đối tượng qua độ dài của một vật chọn làm đơn vị đo. - Rèn khả năng đo, đếm kết quả trên các đối tượng. - Phát triển khả năng quan sát, so sánh, tư duy cho trẻ. - Giáo dục trẻ tập trung vào học. II.CHUẨN BỊ: - Mỗi trẻ 10 hình chữ nhật bằng nhau, 3 băng giấy khác màu có kích thước khác nhau (gấp 4,5,6 lần kích thước hình chữ nhật). - Chữ số 1- 10, băng giấy dài ngắn dán dây xúc xích, các hộp bánh mứt có kích thước khác nhau. III.TIẾN HÀNH: *HĐ1: Nhận biết phép đo. - Cả lớp hát: “Sắp đến tết rồi”. - Tết đến các con được làm gì?(Cùng ba mẹ trang trí nhà cửa) - Ở gia đình ba mẹ các con làm gì? (Trang trí nhà, mua hoa quả) - Cô có dây xúc xích cũng dùng để trang trí nhà cửa. Các con nhìn xem dây xúc xích này được làm bằng gì? (Bằng giấy) - Muốn có dây xúc xích đẹp ta phải lựa chọn các băng giấy dài ngắn khác nhau để dán, muốn vậy ta phải đo. - Cô có gì đây?( Băng giấy) - Cô gắn lần lượt 3 băng giấy dài ngắn khác nhau cho trẻ gọi tên.(Xanh, vàng, đỏ) - Bây giờ cô sẽ đo 3 băng giấy này, xem băng giấy nào dài nhất và ngắn nhất nhé! - Cô đặt trùng khít băng giấy vàng lên băng giấy đỏ sao cho một đầu băng giấy vàng cũng trùng khít với một đầu băng giấy đỏ. Chiều dài băng giấy vàng cũng trùng khít lên chiều dài băng giấy đỏ, lần lượt băng giấy xanh cũng tương tự. - Các con nhìn xem băng giấy nào dài nhất? Băng giấy nào ngắn hơn, băng giấy nào ngắn nhất. - Cho trẻ thực hiện đo trên băng giấy của mình.(Trẻ về bàn thực hiện) * Biểu diễn cách đo chiều dài băng giấy qua chiều dài hình chữ nhật. - Cô cho trẻ dùng hình chữ nhật đặt liên tiếp lên băng giấy đỏ, xem chiều dài băng giấy bằng mấy hình chữ nhật, chọn chữ số tương ứng với số lượng hình chữ nhật đó. - Tương tự với các băng giấy còn lại, xem băng giấy nào được xếp nhiều hình chữ nhật nhất ? Ít hình chữ nhật nhất. - Băng giấy nào dài nhất? Tại sao? - Băng giấy nào ngắn nhất? Tại sao? *HĐ 2: Trò chơi 1.TC: “Đặt chữ số tương ứng” - Cô cho trẻ dùng hình chữ nhật đo chiều dài, chiều ngang hộp bánh, mứt, đo xong nói kết quả và đặt số tương ứng. - Cả lớp đo chiều dài, chiều ngang bàn cô, bàn trẻ, cửa lớp, cửa sổ, kệ đồ chơi của lớp, cô hỏi kết quả và đặt số tương ứng. 2.TC: “Dán dây xúc xích”. - Các con đã biết được băng giấy nào dài nhất, ngắn nhất, vậy các con hãy dùng các băng giấy dài ngắn xen kẻ nhau để dán, tạo thành dây xúc xích trang trí lớp mình ngày tết nhé ! - Trẻ thực hiện. - Trẻ dùng băng giấy để dán. - Cô theo dõi quan sát trẻ. 3.TC: “Cắm hoa”. - Cháu chơi. - Cô theo dõi. - Kiểm tra kết quả 2 đội. *Kết thúc: Nhận xét – Tuyên dương. ********************
File đính kèm:
- LQVT.doc