Giáo án Mầm non Lớp Lá - Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ - Đề tài: Làm quen chữ cái b, d, đ
I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
1.Kiến thức:
- Trẻ biết tên nhóm chữ : b – d - đ.
- Trẻ biết về cấu tạo các chữ cái:
+ Chữ b: Gồm 1 nét sổ thẳng bên trái và một nét cong hở trái.
+ Chữ d: Gồm 1 nét cong hở phải và một nét sổ thẳng bên phải.
+ Chữ đ : Gồm 1 nét cong hở phải, một nét sổ thẳng bên phải và một nét nằm ngang.
- Biết cách tìm chữ cái b – d – đ trong từ, tiếng.
- Hiểu cách phát âm chữ b – d – đ .
- Trẻ biết cách chơi trò chơi.
GIÁO ÁN LĨNH VỰC GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ *********** Hoạt động: Làm quen chữ viết Tên bài dạy: Làm quen chữ cái b - d - đ. Đối tượng : Trẻ 5 - 6 tuổi Số lượng trẻ: Cả lớp Thời gian: 30 - 35 phút. Người thực hiện: Đỗ Thị Thanh Ngày thực hiện: Ngày 4 tháng 01 năm 2019. I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU: 1.Kiến thức: - Trẻ biết tên nhóm chữ : b – d - đ. - Trẻ biết về cấu tạo các chữ cái: + Chữ b: Gồm 1 nét sổ thẳng bên trái và một nét cong hở trái. + Chữ d: Gồm 1 nét cong hở phải và một nét sổ thẳng bên phải. + Chữ đ : Gồm 1 nét cong hở phải, một nét sổ thẳng bên phải và một nét nằm ngang. - Biết cách tìm chữ cái b – d – đ trong từ, tiếng. - Hiểu cách phát âm chữ b – d – đ . - Trẻ biết cách chơi trò chơi. 2 .Kỹ năng: - Trẻ phát âm chính xác các chữ cái b – d – đ . - Trẻ phân biệt, so sánh sự giống và khác nhau giữa chữ cái b với d & d với đ. - Trẻ trả lời các câu hỏi của cô một cách rõ ràng, mạch lạc. - Trẻ chơi được các trò chơi với chữ cái. - Củng cố một số kĩ năng tạo hình: vẽ, tô, gắn dính. - Trẻ có khả năng hoạt động theo nhóm, mạnh dạn tự tin. 3. Thái độ: - Trẻ có thái độ tích cực với việc làm quen chữ cái. - Trẻ tự tin, hứng thú, tích cực khi tham gia các hoạt động. - Tôn trọng luật chơi. Hợp tác, đoàn kết với bạn. II. CHUẨN BỊ: 1. Địa điểm: Lớp A2 - Phòng học sạch sẽ, các góc sắp xếp hợp lí để thuận tiện cho trẻ hoạt động. 2. Đồ dùng của cô: - Power point làm quen chữ cái: b – d – đ . Máy tính, xắc xô, nhạc, que chỉ. - Hộp xúc xắc, mũ thỏ, thẻ chữ b d đ to cho trẻ chơi trò chơi. - Nhạc bài hát : A B C vui từng giờ, nhạc beat đố bạn, chickendance, nhạc không lời - Video truyện: Dê con. 3. Đồ dùng của trẻ: - Mỗi trẻ một rổ đồ dùng có các nét chữ cắt rời, bảng, xúc xắc. - Chơi theo nhóm bài tập phát triển ngôn ngữ. + Nhóm 1: Kẹp chữ cái dưới tranh, gạch chân chữ cái đã học. + Nhóm 2: Gắp bông, gắn đính hột hạt trang trí chữ b – d – đ in rỗng từ các nguyên vật liệu. + Nhóm 3: Ghép các nét chữ dời để tạo thành chữ cái b d đ. + Nhóm 4: Điền chữ cái còn thiếu trong từ và gạch chân chữ cái b d đ trong bài thơ. - Giá treo bài tập. - Trang phục trẻ gọn gàng. III. CÁCH TIẾN HÀNH: Thời gian Nội dung và tiến hành hoạt động Phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động tương ứng Hoạt động của cô HĐ của trẻ 2-> 3 phút 1. Ổn định tổ chức, giới thiệu bài. - Cô giới thiệu chương trình “Chữ cái đáng yêu”. - Giới thiệu khách về dự, thành phần tham gia. - Cô giới thiệu dẫn dắt và cho trẻ xem câu chuyện “Dê con”. - Cô dẫn dắt trẻ vào bài. -Trẻ chào khách. - Trẻ xem video cùng cô và trả lời câu hỏi. 29-> 30 phút 2. Phương pháp, hình thức tổ chức: 2.1:. Làm quen chữ cái : b – d – đ. - Cô cho trẻ xem hình ảnh “bò vàng”. - Cô giới thiệu dưới hình ảnh có từ “bò vàng”. - Cô đọc từ “bò vàng” - Cô chỉ vào từ “bò vàng” (cho cả lớp đọc 1-2 lần) - Hỏi trẻ trong từ “ Bò vàng” được ghép bằng bao nhiêu chữ cái? - Cô cho trẻ xem hình ảnh “dê đen”. - Cô đọc từ “dê đen” ( Cho cả lớp đọc cùng cô). - Hỏi trẻ trong từ “dê đen” được ghép bằng bao nhiêu tiếng? - Cô sẽ tặng cho mỗi đội một bức tranh và rất nhiều thẻ chữ cái, nhiệm vụ của các con là ghép các thẻ chữ này thành các từ giống với từ dưới tranh. - Cho trẻ lên tìm chữ cái đã học ? (Cô nhắc trẻ bên dưới phát âm cùng bạn) * Cô giới thiệu nhóm chữ sẽ b d đ làm quen trong chương trình. * Làm quen chữ b: - Cô chỉ chữ b in thường và giới thiệu: Đây là chữ b (bờ) in thường, được phát âm là b (bờ). Các con chú ý khi phát âm chữ b ấn nhẹ lưỡi xuống nhé. - Cô phát âm: b (3 lần) - Lớp phát âm 2-3 lần - Tổ, nhóm, cô chuyển thẻ chữ b cho trẻ nhìn phát âm sau đó chuyển cho bạn tiếp theo. - Ai có nhận xét về cấu tạo âm “b”? - Để biết xem bạn trả lời chính xác chưa các con hãy lấy các nét rời trong rổ ra và ghép chữ b. - Cô hỏi trẻ về cấu tạo của chữ b: Các con vừa ghép được chữ b bởi những nét gì? => Cô nhấn mạnh cấu tạo chữ b cho trẻ nắm được chính xác: Chữ b được tạo nên bởi một một nét sổ thẳng ở bên trái và một nét cong hở trái. - Cô cho trẻ miết tay vào chữ b tri giác và phát âm lại chữ b vừa xếp. - Cô giới thiệu: Chữ b in hoa, viết hoa, in thường, viết thường. - Các chữ có cách viết khác nhau nhưng đều được phát âm là bờ (b). *Làm quen chữ d: - Cô giới thiệu chữ d, được phát âm là dờ “d” - Cô phát âm: d (3 lần) - Lớp phát âm 2-3 lần - Tổ, nhóm, cô chuyển thẻ chữ d cho trẻ nhìn phát âm sau đó chuyển cho bạn tiếp theo. - Cô cho trẻ: Tạo chữ d bằng các nét. - Hỏi trẻ tạo chữ d bằng cách nào? => Cô nhấn mạnh cấu tạo chữ d cho trẻ nắm được chính xác: Chữ d được tạo nên bởi một một nét sổ thẳng ở bên phải và một nét cong hở phải. - Cô giới thiệu: Chữ d in hoa, in thường, viết hoa, viết thường. - Cho trẻ biết 4 chữ có cách viết khác nhau nhưng đều được phát âm là d. *Làm quen chữ đ: - Cô tặng cho mỗi trẻ một nét màu đỏ và yêu cầu xếp thành nét gạch ngang qua nét sổ thẳng của chữ d. - Cô chỉ vào chữ đ và giới thiệu: Cách đặt nét gạch ngang qua nét sổ thẳng của chữ d như vậy sẽ tạo được một chữ mới. - Hỏi trẻ nào biết đây là chữ gì nhỉ? - Tại sao con biết? - Cô giới thiệu chữ đ, cách phát âm chữ đ, khi phát âm chữ đ các con ấn lưỡi xuống nhé. - Cô phát âm 3 lần. - Cô chỉ vào chữ đ trên màn hình và cho trẻ phát âm. - Cô giơ thẻ chữ cho nhóm, tổ, cá nhân phát âm. => Cô chốt: Chữ đ gồm một nét cong hở phải, một nét sổ thẳng ở bên phải, một nét gạch ngang qua nét sổ thẳng . - Cô giới thiệu: Chữ đ in hoa, in thường, viết hoa, viết thường. - Cho trẻ biết 4 chữ có cách viết khác nhau nhưng đều được phát âm là đ. - Cô hỏi trẻ vừa làm quen chữ cái gì? 2.2: So sánh chữ cái b – d – đ. * So sánh 2 chữ cái b-d: - Chữ b và chữ d có đặc điểm gì giống nhau? (Nếu trẻ không trả lời được cô gợi ý: Chữ b và chữ d đều được ghép bằng những nét gì?...) - Chữ b khác chữ d ở điểm nào? (Cô chú ý khen ngợi động viên khuyến khích trẻ) - Cô khái quát lại điểm giống và khác nhau giữa 2 chữ b, d và cho trẻ phát âm * So sánh 2 chữ cái d- đ: - Chữ đ và chữ d có điểm gì giống nhau? (Nếu trẻ không trả lời được cô gợi ý: Chữ đ và chữ d đều được ghép bằng những nét gì?...) - Chữ đ khác chữ d ở điểm nào? - Cô khái quát lại điểm giống và khác nhau giữa 2 chữ đ, d và cho trẻ phát âm. 2. 3: Củng cố ôn luyện. * Trò chơi 1: Xúc xắc vui nhộn. (Chào đón sự xuất hiện của cô thỏ hồng xúc xắc) + Cách chơi: Các con sẽ cầm quân xúc xắc trên tay và di chuyển theo nhạc. Khi nhạc nhanh sẽ di chuyển nhanh, khi nhạc chậm sẽ di chuyển chậm, và khi nhạc dừng sẽ ngồi xuống xốp và làm theo yêu cầu của cô thỏ hồng xúc xắc. + Luật chơi: Bạn nào giơ chữ sai cuối giờ sẽ nhận được khuôn mặt mếu. * Trò chơi 2: Đôi bàn tay khéo. - Cách chơi: + Nhóm 1: Điền chữ cái còn thiếu trong từ và gạch chân chữ cái b d đ trong bài thơ. + Nhóm 2: Gắp bông, gắn đính hột hạt trang trí chữ b – d – đ in rỗng từ các nguyên vật liệu. + Nhóm 3: Ghép các nét chữ dời để tạo thành chữ cái b d đ. + Nhóm 4: Kẹp chữ cái dưới tranh và gạch chân chữ cái đã học. - Trẻ mang phiếu bài tập lên trưng bày góc chữ cái. - Cô hỏi lại trẻ các chữ cái đã làm quen trong chương trình? -Trẻ quan sát -Trẻ lắng nghe - Trẻ trả lời - Trẻ quan sát - Trẻ quan sát và đọc từ - Trẻ lắng nghe - Trẻ tham gia trò chơi - Trẻ tìm chữ -Trẻ nghe - Trẻ nghe - Trẻ phát âm - Trẻ phát âm lớp, tổ, nhóm, cá nhân. - Trẻ quan sát -Trẻ phát âm và chuyển thẻ chữ -Trẻ ghép nét chữ - Trẻ trả lời - Trẻ thực hiện - Trẻ quan sát -Trẻ nghe - Trẻ nghe. - Trẻ phát âm. - Trẻ phát âm và chuyển thẻ chữ. - Trẻ lắng nghe -Trẻ nghe - Trẻ nghe - Trẻ lấy nét chữ và xếp -Trẻ nghe - Trẻ trả lời -Trẻ nghe -Trẻ nghe - Trẻ phát âm -Trẻ phát âm - Trẻ nghe - Trẻ quan sát -Trẻ nghe -Trẻ trả lời -Trẻ trả lời -Trẻ nghe - Trẻ so sánh - Trẻ nghe - Trẻ so sánh - Trẻ trả lời - Trẻ nghe -Trẻ cất đồ dùng chọn xúc xắc và chơi cùng cô. -Trẻ về nhóm và tham gia các trò chơi. - Trẻ mang bài tập lên giá. -Trẻ trả lời 1->2 phút 3. Kết thúc. - Cô và trẻ hát vận động bài hát “ ABC vui từng giờ”. - Cô nhận xét tuyên dương chuyển hoạt động. - Trẻ hát cùng cô. - Trẻ chào khách, cất dọn đồ dùng.
File đính kèm:
- phat trien ngon ngu 5 tuoi_13018150.doc