Giáo án mầm non lớp Lá - Lĩnh vực: Phát triển ngôn ngữ - Đề tài: Làm quen với chữ cái l, n, m

I. Mục đích- yêu cầu:

1.Kiến thức:

- Trẻ nhận biết và phát âm đúng âm của chữ cái l, m, n.

- Nhận ra được chữ cái l, m, n trong tiếng từ trọn vẹn

- Trẻ biết đặc điểm cấu tạo của chữ l, m, n

2. Kỹ năng:

- Trẻ phát âm đúng, rõ ràng âm của chữ cái l, m, n

- Rèn trẻ có kỹ năng quan sát so sánh, phân biệt sự giống nhau, khác nhau giữa chữ l, m, n qua đặc điểm cấu tạo của nét chữ, cách phát âm.

- Phát triển khả năng nhanh nhẹn và khéo léo khi tham gia trò chơi

- Trẻ nói rõ ràng mạch lạc, trả lời đủ câu.

3. Thái độ :

- Trẻ hứng thú tham gia tiết học.

- Biết tuân thủ luật chơi, chơi đoàn kết

- Biết yêu quý các loài hoa.

II. Chuẩn bị :

1. Đồ dùng của cô:

- Máy chiếu

- Que chỉ

- Bài giảng điện tử l, m, n

- Đạo cụ ảo thuật.

- Bài hát: “ Hoa lá mùa xuân, ”; Vè “Vè loài hoa”

 

doc9 trang | Chia sẻ: thienanh95 | Lượt xem: 654 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án mầm non lớp Lá - Lĩnh vực: Phát triển ngôn ngữ - Đề tài: Làm quen với chữ cái l, n, m, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO QUẬN LONG BIÊN 
TRƯỜNG MẦM NON SƠN CA
GIÁO ÁN DỰ THI GIÁO VIÊN DẠY GIỎI CẤP QUẬN
LĨNH VỰC: PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
 Đề tài: Làm quen với chữ cái l, n, m.
 Lứa tuổi: 5 – 6 tuổi 
 Lớp : Mẫu giáo lớn A1
 Giáo viên: Nguyễn Thiên Trang
NĂM HỌC : 2018 – 2019
I. Mục đích- yêu cầu:
1.Kiến thức: 
Trẻ nhận biết và phát âm đúng âm của chữ cái l, m, n. 
Nhận ra được chữ cái l, m, n trong tiếng từ trọn vẹn 
Trẻ biết đặc điểm cấu tạo của chữ l, m, n
2. Kỹ năng:
Trẻ phát âm đúng, rõ ràng âm của chữ cái l, m, n
Rèn trẻ có kỹ năng quan sát so sánh, phân biệt sự giống nhau, khác nhau giữa chữ l, m, n qua đặc điểm cấu tạo của nét chữ, cách phát âm.
 Phát triển khả năng nhanh nhẹn và khéo léo khi tham gia trò chơi
Trẻ nói rõ ràng mạch lạc, trả lời đủ câu.
3. Thái độ :
Trẻ hứng thú tham gia tiết học.
 Biết tuân thủ luật chơi, chơi đoàn kết
 Biết yêu quý các loài hoa.
II. Chuẩn bị :
1. Đồ dùng của cô:
Máy chiếu
Que chỉ
Bài giảng điện tử l, m, n
Đạo cụ ảo thuật. 
Bài hát: “ Hoa lá mùa xuân, ”; Vè “Vè loài hoa”
2 . Đồ dùng của trẻ:
Mỗi trẻ 1 rổ các thẻ chữ l, m, n, h, k
Mỗi đội một bộ đáp án h, k, l, n, m.
9 vòng thể dục, tranh chứa thẻ từ còn thiếu chữ cái h, k, l, n, m để trẻ gắn, 3 bảng dấp dính.
Cách tiến hành:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1.Ổn định tổ chức:
Chào mừng các bé yêu về tham dự chương trình “Ô cửa bí mật” cô xin trân trọng giới thiệu các vị khách quí  các con cùng nổ một tràng pháo tay thật to để chào đón các cô nào.
Và không thể thiếu được các nhân vật chính của chương trình ngày hôm nay đó chính là các đội có những tên gọi về các loài hoa khác nhau. Xin giới thiệu :3 Đội chơi của ngày hôm nay: Đội Hoa Hồng, Hoa Mai, Hoa Ly.Và cô Trang sẽ trong vai trò người dẫn chương trình ngày hôm nay!
Chúc các Đội có một chương trình đầy lý thú và bổ ích nhé . Chương trình gồm 3 phần:
* Phần 1: Vui cùng xúc xắc
* Phần 2: Bé vui học chữ
* Phần 3: Bé trổ tài:
Sau đây chương trình sẽ bắt đầu với:
* Phần 1: Vui cùng xúc xắc
+ Cách chơi: Cô Trà sẽ tung quân xúc xắc lên. Trên mặt xúc xắc có các chữ cái, khi mặt xúc xắc ngửa lên chữ cái gì thì 3 đội xếp hình thật nhanh chữ đó. 
+ Luật chơi: Thời gian là một hồi trống. Khi tiếng trống dừng lại các đội phải xếp xong chữ cái đó. 
Cô cho trẻ chơi xếp chữ h, k, l.
Vừa rồi các con chơi trò chơi gì. Các con đã xếp những chữ gì? 
Các con đã xếp những chữ h, k, l rất giỏi khen các con một tràng pháo tay
Mùa xuân đến trăm hoa khoe sắc. Mỗi loài hoa có màu sắc, ý nghĩa riêng khác nhau nhưng tất cả đều tô điểm cho cuộc sống thêm đẹp. Mời các đội cùng hát vang bài hát “Hoa lá mùa xuân” lấy đồ dùng về chỗ ngồi.
2. Phương pháp, hình thức tổ chức:
* Phần 2: “Bé vui học chữ”
Các con cùng hướng lên màn xem cô có chữ gì đây? Bạn nào biết chữ này?Vì sao con biết?
Cô giới thiệu chữ l. Cô phát âm mẫu chữ l
Cô phát âm mẫu 3 lần: Khi phát âm chữ l miệng hơi hé, lưỡi cong, hơi bật nhẹ phát âm “lờ”
- Cho cả lớp, tổ, nhóm bạn trai, nhóm bạn gái phát âm. Các con hãy tìm chữ l trong rổ của mình giơ lên đọc to.
+ Bạn nào có nhận xét gì về chữ l?
+ Cô phân tích: Chữ l gồm 1 nét xổ thẳng.
+ Các con có thể tạo hình chữ l bằng các bộ phận trên cơ thể như thế nào ?(để thẳng cánh tay, đứng thẳng người, giơ 1 ngón tay)
Chữ l có các kiểu viết khác nhau, thấy ở đâu.
(Cô giới thiệu chữ l in hoa, viết hoa, viết thường, in thường và khẳng định tuy cách viết khác nhau nhưng đều đọc là lờ) 
À, cô có một câu đố dành cho lớp mình. Chúng mình cùng nghe câu đố nhé:
“Hoa gì tên một dòng sông, Màu trắng, vàng, đỏ, màu nhung thẹn thùng - Là hoa gì”
- Hoa hồng.
Và đây là đáp án (Cô dùng ảo thuật biến ra bông hoa hồng thật trên tay và dơ lên cho các đội cùng quan sát )
Trên màn hình cô có từ “Hoa hồng”
Bây giờ cô xin mời một bạn lên tìm cho cô hai chữ cái giống nhau trong từ “Hoa hồng”. (Cô dùng ảo thuật biến mất bông hoa hồng trên tay, làm động tác biến hoa vào màn hình, và cùng lúc cho bông hoa xuất hiện trên màn hình máy chiếu kèm dòng chữ Hoa hồng ở dưới, trẻ sẽ lên cầm que chỉ, chỉ vào chữ cái).
Trong từ “Hoa hồng”  có 2 chữ cái giống nhau là chữ h. Cô giới thiệu chữ cái mới n . Ai biết đây là chữ cái gì? Đây là chữ n.
Cô phát âm mẫu 3 lần. Các con quay vào nhau và phát âm chữ “nờ”. Ai có nhận xét gì về cách phát âm chữ n? Khi phát âm chữ “n” chú ý để đầu lưỡi chạm lên hàm răng trên miệng hơi bật nhẹ phát âm “nờ”. Khi phát âm các con chú ý phát âm to, rõ ràng.
- Cô cho trẻ phát âm: Cả lớp 2 - 3 lần, tổ, bạn trai, bạn gái, cá nhân 4 - 5 trẻ.
- Các con hãy tìm chữ n trong bông hoa của mình giơ lên đọc to.
- Ai có nhận xét gì về chữ n?
+ Cô phân tích: Chữ n gồm một nét xổ thẳng và một nét móc xuôi bên phải nét xổ thẳng.(cô nói đến nét nào thì nét đó hiện ra và cho chạy sang bên trái hoặc phải màn hình và cô sẽ lấy nét ra, cho trẻ nhắc lại tên nét và ghép 2 nét tạo thành chữ n cho trẻ nhìn, sau đó trả nét về màn hình từ bên phải đi vào)
Chữ n có các kiểu viết khác nhau, thấy ở đâu.
(Cô giới thiệu chữ n in hoa, viết hoa, viết thường, in thường và khẳng định tuy cách viết khác nhau nhưng đều đọc là nờ).
- Cho trẻ tìm chữ n ở các xung quanh lớp.
Chữ m
- Từ chữ n, cô thêm một nét móc xuôi bên phải chữ n. Đố các con được chữ gì?
Cô giới thiệu chữ m.
Cô phát âm mẫu 3 lần: Khi phát âm chữ m các con khép hai môi lại và mở miệng, hơi bật nhẹ phát âm “mờ”.
- Cho cả lớp, tổ, nhóm bạn trai, nhóm bạn gái phát âm. - Các con hãy tìm chữ m trong bông hoa của mình giơ lên đọc to.
+ Chữ m có đặc điểm gì?
+ Cô phân tích: Chữ m gồm 1 nét xổ thẳng, và 2 nét móc xuôi ở bên phải nét xổ thẳng
Chữ m có các kiểu viết khác nhau, thấy ở đâu.
(Cô giới thiệu chữ m in hoa, viết hoa, viết thường, in thường và khẳng định tuy cách viết khác nhau nhưng đều đọc là mờ) 
- Các con lấy hai chữ l, n và so sánh chữ l, n. 
+ Giống nhau đều có nét xổ thẳng.
+ Khác nhau: Chữ n có nét móc xuôi, chữ l không có nét móc xuôi. Và 2 chữ có cách phát âm khác nhau. Khi phát âm chữ l miệng hơi hé, lưỡi cong, hơi bật nhẹ phát âm “lờ”. Còn khi phát âm chữ “n” chú ý để đầu lưỡi chạm lên hàm răng trên miệng hơi bật nhẹ phát âm “nờ”.
- Lấy hai chữ n, m và so sánh. 2 chữ có điểm gì khác nhau, điểm gì giống nhau ?
+ Khác nhau : Chữ n có 1 nét móc xuôi, chữ m có 2 nét móc xuôi. Chữ n phát âm “nờ”. Chữ m phát âm “mờ ”.
+ Giống nhau : Cả hai chữ đều có nét sổ thẳng, và nét móc xuôi.
*Luyện tập : 
- Khi cô nói tên chữ cái nào thì trẻ chọn, giơ lên và nói tên nhanh chữ cái đó.Ngược lại cô nói đặc điểm chữ trẻ tìm, giơ và gọi tên chữ cái theo yêu cầu. 
Mỗi đội tham gia ngày hôm nay đều mang tên 1 loài hoa và cô thấy tên của các loài hoa đó có chứa các chữ cái hôm nay cô dạy các con đấy. Hoa mai ,Hoa hồng, Hoa ly có chứa chữ cái gì các con vừa học?
- Cô cho trẻ đọc bài “ Vè loài hoa” và cất hoa đồ dùng về đúng cây hoa có chứa chữ cái đó. 
* Phần 3: Bé trổ tài:
Ở phần “Bé trổ tài” các bạn sẽ được thể hiện tài năng của mình qua những trò chơi với chữ cái.
Trò chơi 1: “Chung Sức” 
- Cách chơi: Ở trò chơi này cô sẽ cho trẻ về 3 đội các đội đứng thành hàng dọc, đội trưởng sẽ lên bốc quy luật sắp xếp chữ cái của đội mình. Và nhiệm vụ của các thành viên trong đội sẽ bật qua 3 vòng lên lấy chữ và lần lượt sắp xếp theo đúng quy tắc của đội mình. 
- Luật chơi: Chơi theo luật tiếp sức. Ai nhảy chạm vào vòng thì sẽ mất một lượt lấy chữ cái, thành viên tiếp theo sẽ phải lên tìm đúng chữ cái để tiếp tục quy tắc. Thời gian chơi là 1 bản nhạc. Khi bản nhạc kết thúc đội nào sắp xếp được nhiều chữ cái đúng theo quy tắc yêu cầu là đội dành chiến thắng.
- Cô tổ chức cho trẻ chơi.
Trò chơi 2 : “Đội nào giỏi hơn”
+ Cách chơi: Cô chia cả lớp thành 3 đội mỗi đội có 8 bạn
- Trên màn hình là các ô số từ 1-> 6. Tương ứng với mỗi ô số là 1 câu hỏi. Mỗi đội sẽ chọn 1 ô số bất kỳ, ứng với mỗi ô số là hình ảnh về 1 loại hoa, phía dưới sẽ có từ gắn với hình ảnh và khi đồng hồ đếm ngược có tiếng chuông reo các đội phải nhanh tay tìm và giơ đúng đáp án chữ còn thiếu trong từ đó. Đội nào trả lời đúng sẽ được tặng 1 ngôi sao may mắn. Đội nào giành được nhiều ngôi sao nhất đội đó thắng cuộc.
+ Luật chơi: Khi nghe tiếng chuông các đội phải giơ nhanh đáp án và chỉ được giơ 1 lần không được đổi đáp án, đồng hồ đếm ngược đến số 0 thì các đội mới được giơ đáp án.
Cô tổ chức cho trẻ chơi, bao quát, nhận xét kết quả chơi.
3. Kết thúc: Trò chơi “Đội nào giỏi hơn” đã khép lại chương trình “Ô của bí mật” tại đây. Chúc quý vị đại biểu luôn mạnh khoẻ, chúc các bé yêu luôn học giỏi, chăm ngoan. 
- Hoa làm đẹp cho đời, khiến mỗi chúng ta cảm thấy yêu đời hơn, cuộc sống tươi đẹp hơn chúng ta phải biết bảo vệ và chăm sóc loài hoa.
Chúng mình hãy cùng đọc hát bài hát “” .
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ vỗ tay.
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ tham gia chơi
- Trẻ hát, lấy đồ dùng và về chỗ ngồi hình chữ u.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ quan sát, trả lời
- Trẻ trả lời.
- Trẻ chú ý lắng nghe
- Trẻ thực hiện
- Trẻ chú ý lắng nghe.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ lắng nghe.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ chú ý
- Trẻ chú ý, lắng nghe
- Trẻ thực hiện
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ trả lời.
- Trẻ thực hiện
- Trẻ lắng nghe thực hiện.
- Trẻ nhận xét
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ đọc
- Trẻ chú ý quan sát, trả lời
- Trẻ chú ý, nhắc lại
- Trẻ quan sát, lắng nghe
- Trẻ trả lời
- Trẻ chú ý, phát âm
- Trẻ nêu nhận xét.
- Trẻ nhận xét
- Trẻ lắng nghe, thực hiện
- Trẻ trả lời
- Trẻ lắng nghe, thực hiện
- Trẻ lắng nghe thực hiện.
- Trẻ đọc vè.
Bài vè: Vè loài hoa
Ve vẻ vè ve...
Nghe vè tôi kể
Hoa hồng màu đỏ
Cánh tròn thắm tươi
Nụ hoa hé cười
Tỏa hương thơm ngát
Còn tôi hoa cúc
Cánh nhỏ màu vàng
Gọi nắng xuân sang
Chan hòa, ấm áp
Hương thơm ngào ngạt
Là hoa ngọc lan
Màu trắng dịu dàng
Cánh dài nho nhỏ
Đồng tiền tôi đó
Đủ sắc màu hoa
Thêm đẹp mọi nhà
Tím, xanh, vàng, đỏ...
Này các bạn nhỏ
Cùng nhau tưới ươm
Cho hoa trong vườn
Ngày thêm tươi đẹp
Ve vẻ vè ve...
Nghe vè tôi kể...!
(Sưu tầm)

File đính kèm:

  • docGiao An GVDG trang học.doc
Giáo Án Liên Quan