Giáo án mầm non lớp lá - Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ: Làm quen chữ cái p, q - Chủ đề: Một số phương tiện giao thông

I. Mục đích - yêu cầu

1. Kiến thức:

- Trẻ nhận biết và phát âm chính xác chữ cái: p, q.

- Trẻ nhận biết được chữ cái: p,q qua tiếng và từ chọn vẹn, qua một số trò chơi luyện tập, củng cố.

-Trẻ biết về cấu tạo của chữ p, q.

2. Kỹ năng:

- Rèn cho trẻ cách phát âm, nói rõ ràng mạch lạc đủ câu khi trả lời các câu hỏi cô đặt ra.

- Phát triển tư duy, khả năng quan sát, so sánh, sự hợp tác theo nhóm cho trẻ.

3. Thái độ:

- Giáo dục trẻ có ý thức chấp hành một số luật lệ giao thông.

 - Trẻ tích cực tham gia các hoạt động một cách hứng thú có hiệu quả

 

doc5 trang | Chia sẻ: haiyen55 | Lượt xem: 880 | Lượt tải: 0Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án mầm non lớp lá - Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ: Làm quen chữ cái p, q - Chủ đề: Một số phương tiện giao thông, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Gi¸o ¸n dù thi
Gi¸o viªn giái cÊp huyÖn
N¨m häc 2014-2015
LÜnh vùc ph¸t triÓn ng«n ng÷: Lµm quen ch÷ c¸i p,q
Chñ ®Ò : Một số phương tiện giao thông
Løa tuæi : MÉu gi¸o 5-6 tu«i
Thêi gian: 30-35 phót
Ngµy so¹n : 
Ng­êi d¹y : Hoàng Thị Oanh
Ngµy d¹y:
§¬n vÞ : Tr­êng mÇm non Hïng An - HuyÖn Kim §éng - tØnh H­ng Yªn
I. Mục đích - yêu cầu
1. Kiến thức:
- Trẻ nhận biết và phát âm chính xác chữ cái: p, q.
- Trẻ nhận biết được chữ cái: p,q qua tiếng và từ chọn vẹn, qua một số trò chơi luyện tập, củng cố.
-Trẻ biết về cấu tạo của chữ p, q.
2. Kỹ năng:
- Rèn cho trẻ cách phát âm, nói rõ ràng mạch lạc đủ câu khi trả lời các câu hỏi cô đặt ra.
- Phát triển tư duy, khả năng quan sát, so sánh, sự hợp tác theo nhóm cho trẻ.
3. Thái độ:
- Giáo dục trẻ có ý thức chấp hành một số luật lệ giao thông.
 - Trẻ tích cực tham gia các hoạt động một cách hứng thú có hiệu quả.
II. Chuẩn bị.
1. Đồ dùng của cô:
- Máy tính, máy chiếu .
- Que chỉ.
- Một số bài thơ, bài hát có nội dung của chủ đề.
2. Đồ dùng của trẻ:
- Mỗi trẻ một rổ đựng chữ cái: p, q.
- Mỗi trẻ một nét cong tròn,một nét sổ thẳng ,chữ p- chữ q và một số chữ cái đã học, bảng con.
III. Tiến trình hoạt động. 
Thứ tự hoạt động
Hoạt động của cô
Dự kiến hoạt động của trẻ
1.Hoạt động 1: “Gây hứng thú cho trẻ”
2. Hoạt động 2: “Cung cấp kiến thức mới”
a. Làm quen với chữ p
b. Làm quen với chữ q
* So sánh: chữ p với chữ q
3. Hoạt động 3: Luyện tập, củng cố
4.Hoạt động 4: Kết thúc
- Cô giới thiệu các cô giáo đến dự.
- Cho trẻ hát bài hát: “Bạn ơi ,có biết”
- Trò chuyện với trẻ về một số phương tiện giao thông
- Giáo dục trẻ có ý thức chấp hành một số luật lệ giao thông đường bộ.
- Cho trẻ ngồi hình chữ U.
-Cô cho trẻ tham gia trò chơi :Trời tối -trời sáng !
- Cô nhấn chuột vi tính, màn hình xuất hiện bức tranh có hình ảnh của một số người và một số phương tiện giao thông qua phà, bên dưới có từ: “qua phà”.
- Cô đàm thoại cùng trẻ về nội dung của bức tranh:-Trên màn hình có bức tranh gì?
- Cho trẻ đọc từ: “qua phà”.
-Từ thẻ chữ cái rời cô ghép được từ :qua phà.cô mời cả lớp đọc lại từ cô vừa ghép.
- Cô nói: Trong từ “qua phà” có chứa những chữ cái mà các con đã được học rồi đấy, bạn nào lên tìm giúp cô những chữ cái đã học nào!
(u, a, h, a)
- Chúng mình hãy cùng xem bạn đã tìm được những chữ cái nào đã học rồi nhé!
- Cho cả lớp phát âm các chữ cái (u, a, h, a).
- Trong từ “ Qua phà con chữ cái gi nào?
* Màn hình xuất hiện chữ p.
-Chữ gì đây?
-Đúng rồi đấy đúng là chữ cái p.Các con nghe cô phát âm nhé.
+ Cô phát âm mẫu chữ p 3 lần. Cô nói cách phát âm chữ cái p
+ Cho trẻ phát âm: 
 - Cả lớp phát âm
 - Tổ phát âm
 - Cá nhân trẻ phát âm.
(Cô bao quát và sửa sai cho trẻ nếu có)
- Cô hỏi : Trong rổ của các con có những nét gì?
- Cô nói : Từ nét cong tròn và nét thẳng các con hãy ghép cho cô chữ cái p.( Cô bao quát trẻ)
- Bạn nào có nhận xét gì về đặc điểm của chữ p?(gọi 2-3 trẻ)
- Cô khái quát cấu tạo của chữ p cùng trẻ: “ chữ p gồm có 2 nét: một nét sổ thẳng và một nét cong tròn ở bên phải,phía trên đặt sát với nét sổ thẳng.”.
- Cô giới thiệu các kiểu chữ: p (in thường, in hoa, viết thường)
- Cô nói: các chữ p này tuy có cách viết khác nhau nhưng chúng đều có cách phát âm giống nhau là p.
- Cho cả lớp phát âm.
+ Con hãy tìm trong rổ những chữ cái p và giơ lên(Cô bao quát và sửa sai cho trẻ nếu có.)
* Màn hình xuất hiện chữ q.
+ Cô giới thiệu chữ q: Đây là chữ q được phát âm là q đấy các con ạ!
- Các con nghe cô phát âm nhé!
- Cô phát âm mẫu chữ cái q 3 lần.Cô nói cách phát âm chữ q
- Cô cho trẻ phát âm theo hình thức:
 - Cả lớp phát âm.
 - Từng tổ phát âm.
 - Cá nhân trẻ phát âm.
(Cô chú ý sửa sai cho trẻ).
- Cô nói : Từ nét cong tròn và nét thẳng các con hãy ghép cho cô chữ cái q.( Cô bao quát trẻ)
- Bạn nào có nhận xét gì về đặc điểm của chữ q nào?(gọi 2-3 trẻ trả lời)
- Cô khái quát cấu tạo của chữ q: “Chữ q gồm có 1nét cong tròn ở bên trái và bên trên đặt sát nét sổ thẳng. 
- Giới thiệu các dạng chữ q (in thường, in hoa, viết thường).
- Cho trẻ phát âm.
 + Cho trẻ tìm trong rổ chữ cái p và chữ cái q giơ lên (Cô bao quát,sửa sai cho trẻ nếu có)
* Màn hình xuất hiện 2 chữ p, q.
- Cô nói các con vừa được làm quen với 2 chữ gì?
- Cho cả lớp phát âm chữ p, q (1- 2 lần).
+ Các con quan sát xem chữ p và chữ q có điểm gì giống nhau? Cô mời bạn nào giỏi trả lời giúp cô nào?
- Cô khái quát lại điểm giống: - Giống nhau: cả 2 chữ p,q đều có 2 nét là: 1 nét sổ thẳng và 1 nét cong tròn. 
+ Chữ p và chữ q có điểm gì khác nhau? 
- Cô khái quát lại điểm khác nhau của 2 chữ p và q:
- Khác nhau: chữ p có nét cong tròn ở bên phải nét sổ thẳng còn chữ q có nét cong tròn ở bên trái nét sổ thẳng.
*Trò chơi 1: “Bánh xe quay.”
_Cách chơi: màn hình xuất hiện bánh xe có dạng hình tròn, bên trong bánh xe được chia làm nhiều ô ,mỗi ô chứa một chữ cái,khi bánh xe quay và dừng lại ,khi ấy mũi tên chỉ vào chữ cái nào,thì trẻ quan sát xem đó là cữ cái gì thì phát âm chữ cái đó.
* Trò chơi 2: “Về đúng ghế trên toa tàu”:
- Cách chơi: Mỗi trẻ cầm một thẻ chữ cái p hoặc q vừa đi vừa đọc bài thơ:
“Con tàu”. Khi có tín hiệu “về đúng ghế” Trẻ cầm chữ cái p hoặc q thì về đúng ghế mang chữ cái đó.
 (Cho trẻ chơi 2 -3 lần).
* Cô củng cố, nhận xét, khen ngợi trẻ. 
- Trẻ hát
- Trẻ trả lời theo ý hiểu.
-Trẻ chơi
-Trẻ quan sát.
- Trẻ trả lời theo ý hiểu.
- Cả lớp đọc.
-Cả lớp đọc
- Trẻ lên tìm (u, a, h, a).
- Trẻ quan sát.
- Cả lớp phát âm
-Trẻ trả lời.
- Trẻ quan sát và trả lời.
- Trẻ lắng nghe.
-Trẻ lắng nghe
- Cả lớp phát âm.
- Từng tổ phát âm.
- Cá nhân trẻ phát âm.
- Trẻ trả lời
- Trẻ làm
- Trẻ trả lời.
- Trẻ chú ý lắng nghe.
- Trẻ quan sát.
- Trẻ chú ý lắng nghe.
- Cả lớp phát âm.
- Trẻ tìm ,phát âm.
- Trẻ quan sát.
- Trẻ chú ý lắng nghe.
- Cả lớp phát âm.
- Từng tổ phát âm.
- Cá nhân trẻ phát âm
- Trẻ làm
- Trẻ trả lời theo ý hiểu của trẻ.
- Trẻ chú ý lắng nghe.
- Trẻ quan sát.
- Trẻ phát âm.
- Trẻ tìm và phát âm
- Trẻ quan sát.
- Trẻ trả lời.
- Cả lớp phát âm.
- 1- 3 trẻ trả lời.
-Trẻ lắng nghe.
- 2-3trẻ trả lời.
-Trẻ lắng nghe.
- Trẻ lắng nghe và tham gia chơi.
.
- Trẻ tham gia chơi

File đính kèm:

  • docMot so phuong tien giao thong_12180575.doc
Giáo Án Liên Quan