Giáo án Mầm non Lớp Lá - Lĩnh vực: Phát triển ngôn ngữ - Năm học 2020-2021

I. MỤC TIÊU

 1. Kiến thức

 - Trẻ biết tên cô giáo, tên lớp mình học.

 - Biết tên một số góc chơi trong lớp và vị trí các góc chơi.

 - Biết cách tự vệ sinh như: rửa mặt, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.

 - Biết thể hiện một số bài hát bài thơ mà trẻ thích.

 2. Kĩ năng:

 - Giúp trẻ có kĩ năng giao tiếp, mạnh dạn, tự tin.

 - Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ.

- Rèn cho trẻ 1 số thói quen sinh hoạt ở lớp: ăn, ngủ.đúng giờ.

 - Rèn kĩ năng ghi nhớ có chủ định

 3. Thái độ:

 - Trẻ vui vẻ, thích thú khi tới lớp.

 - Trẻ lễ phép với cha mẹ và cô giáo.

- Trẻ nhanh nhẹn mạnh dạn tham gia hoạt động cùng cô.

 - Chơi đoàn kết với bạn bè.

 - Có ý thức giữ gìn đồ dùng đồ chơi.

II. CHUẨN BỊ HỌC LIỆU

- Lớp học ngăn nắp, gọn gàng, có đủ đồ dùng đồ chơi.

- Có các góc chơi chơi ở trong lớp, các góc được bố trí khoa học cho trẻ dễ quan sát, dễ tìm đồ chơi để hoạt động.

- Vệ sinh sạch sẽ đồ dùng đồ chơi, vệ sinh trong ngoài lớp học.

- Bài thơ câu đố về trường lớp, gia đình.

- Đĩa nhạc các bài hát thân quen với trẻ.

- Chuẩn bị đồ dùng, đồ tại các góc khối gỗ, cây xanh.

 

doc18 trang | Chia sẻ: thuylinhpt28 | Ngày: 08/06/2022 | Lượt xem: 769 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mầm non Lớp Lá - Lĩnh vực: Phát triển ngôn ngữ - Năm học 2020-2021, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH TUẦN ÔN
 (Thực hiện 1 tuần từ ngày 07/9 đến ngày 11/9/2020) 
I. MỤC TIÊU 
	1. Kiến thức
	- Trẻ biết tên cô giáo, tên lớp mình học.
	- Biết tên một số góc chơi trong lớp và vị trí các góc chơi.
	- Biết cách tự vệ sinh như: rửa mặt, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
	- Biết thể hiện một số bài hát bài thơ mà trẻ thích.
	2. Kĩ năng:
	- Giúp trẻ có kĩ năng giao tiếp, mạnh dạn, tự tin.
	- Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ.
- Rèn cho trẻ 1 số thói quen sinh hoạt ở lớp: ăn, ngủ...đúng giờ.
	- Rèn kĩ năng ghi nhớ có chủ định
	3. Thái độ:
	- Trẻ vui vẻ, thích thú khi tới lớp.
	- Trẻ lễ phép với cha mẹ và cô giáo.
- Trẻ nhanh nhẹn mạnh dạn tham gia hoạt động cùng cô.
	- Chơi đoàn kết với bạn bè.
	- Có ý thức giữ gìn đồ dùng đồ chơi.
II. CHUẨN BỊ HỌC LIỆU
- Lớp học ngăn nắp, gọn gàng, có đủ đồ dùng đồ chơi.
- Có các góc chơi chơi ở trong lớp, các góc được bố trí khoa học cho trẻ dễ quan sát, dễ tìm đồ chơi để hoạt động.
- Vệ sinh sạch sẽ đồ dùng đồ chơi, vệ sinh trong ngoài lớp học.
- Bài thơ câu đố về trường lớp, gia đình.
- Đĩa nhạc các bài hát thân quen với trẻ.
- Chuẩn bị đồ dùng, đồ tại các góc khối gỗ, cây xanh....
III. KẾ HOẠCH TUẦN
 Ngày 
HĐ
Thứ 2
Thứ 3
Thứ 4
Thứ 5
Thứ 6
ĐÓN 
TRẺ
* Trước khi đón trẻ: 
- Cô thông thoáng phòng học;
- Vệ sinh trong và ngoài lớp học;
- Sắp xếp đồ dùng đồ chơi.
* Trong khi đón trẻ:
- Đón trẻ vào lớp, nhắc trẻ cất đồ dùng cá nhân đúng nơi quy định;
- Trò chuyện với trẻ về gia đình trẻ, trong dịp hè bé được đi chơi ở đâu, được làm gì...
- Trao đổi với phụ huynh về tình hình tâm sinh lý của trẻ, sở thích của trẻ;
- Trẻ chơi cùng bạn ở các góc;
- Động viên các cháu đi học đều. 
THỂ
 DỤC 
SÁNG
1. Yêu cầu
- Cháu tập đúng các động tác theo nhịp bài hát: “Mẹ yêu không nào”;
- Cháu hứng thú tham gia hoạt động;
- Rèn cho trẻ thói quen thể dục buổi sáng.
2. Chuẩn bị
- Sân bãi sạch sẽ, dâm mát, đảm bảo an toàn cho trẻ.
3. Tiến hành
* Hoạt động 1: Khởi động: Trẻ đi thành vòng tròn phối hợp các kiểu chân theo cô, theo nhạc.
* Hoạt động 2: Trọng động: Trẻ tập các động tác theo cô và theo nhạc bài hát “Mẹ yêu không nào”;
- Hô hấp: Gà gáy
- ĐT tay: Tay gập trước ngực, đưa hai tay sang ngang;
 - ĐT bụng: Đứng nghiêng người sang hai bên; 
- ĐT chân: Ngồi xổm đứng lên liên tục;
 - ĐT bật: Bật tiến về phía trước.  Thực hiện mỗi động tác 2x 8 nhịp 
* Hoạt động 3: Hồi tĩnh: Trẻ đi lại nhẹ nhàng 2- 3 vòng.
HOẠT ĐỘNG 
HỌC
HOẠT 
ĐỘNG 
NGOÀI 
TRỜI
 Giới thiệu với trẻ các góc chơi trong lớp, tên một số đồ dùng đồ chơi trẻ chưa biết. 
Rèn kỹ năng vệ sinh cá nhân (đi vệ sinh đúng nơi quy định, vệ sinh mặt)
Rèn kỹ năng giao tiếp, chào hỏi, lễ phép với người lớn tuổi và bạn bè
Rèn kỹ năng vệ sinh cá nhân: Rửa tay đúng cách.
 Chọn và dán các ký hiệu riêng của trẻ vào đồ dùng cá nhân của trẻ. 
- Quan sát: Sân trường
TCVĐ: Chin sẻ và ô tô.
 - Chơi tự do: Vẽ phấn, nhẩy vòng
- Quan sát: Cây chuối
 - TCVĐ: Ai nhanh hơn.
 - Chơi tự do: Vẽ phấn, nhẩy vòng
- Quan sát: Xích đu 
TCVĐ: Mèo đuổi chuột. 
Chơi tự do: Nhặt lá cây
Quan sát: Cây nhãn
 - TCVĐ: Tìm bạn.
 - Chơi tự do: Nhặt lá cây
- Quan sát Thời tiết trong ngày:
- TCVĐ: "Lộn cầu vồng"
- Chơi tự do: Chơi với cát, nước, lá cây...
HOẠT
ĐỘNG
GÓC.
 Góc xây dựng: Xây dựng ngôi nhà..., lắp ghép đồ chơi, xếp đường đi...
1. Yêu cầu
- Trẻ biết sử dụng các vật liệu để xây dựng, chơi lắp ghép đồ chơi tạo thành sản phẩm trẻ yêu thích, xếp đường đi theo ý tưởng của trẻ...
 2. Chuẩn bị
- Đồ chơi lắp ráp bằng nhựa
- Gạch xây dựng, cây cỏ, đồ chơi tự tạo...
3. Nội dung chơi: Trẻ dùng gạch để xếp nhà, xếp đường đi..
4.Cách chơi:
- Lấy các khối vuông, khối chữ nhật đặt sát cạnh nhau tạo thành ngôi nhà và đường đi.
- Dùng các cây xanh, cây hoa, cây cỏ để làm cây cảnh trong vườn
* Góc phân vai: Cô giáo, học sinh, gia đình, 
1. Yêu cầu
- Bước đầu, trẻ biết tìm bạn chơi, đồ chơi theo nhóm, biết chơi cùng nhau trong nhóm.
- Trẻ biết nhận vai chơi và thể hiện vai chơi của mình, biết ướm mình vào cô giáo và nhiệm vụ của học sinh
2. Chuẩn bị
- Các loại đồ chơi, đồ dùng cho các góc: Quả nhựa, sổ, bàn ghế, sách, vở, bút, phấn, bảng, bát, thìa, nồi 
- Bộ đồ dùng nấu ăn, bộ đồ chơi dùng để bán hàng.
3. Nội dung chơi: Chơi cô giáo dạy học, bố mẹ cho con đi học, bán hàng các loại
4. Cách chơi
- Mẹ nấu cơm, đi chợ 
- Bán hàng nhẹ nhàng cởi mở với khách, mua hàng thì phải trả tiền cảm ơn.....
- Cô giáo dạy trẻ học bài, điểm danh trẻ đến lớp, học sinh phải ngoan vâng lời cô giáo, học bài chăm chỉ.... 
* Góc nghệ thuật: Vẽ, nặn, cắt, xé dán tô màu hình ảnh trong dịp nghỉ hè của trẻ, nặn đồ chơi mà trẻ thích..
1. Yêu cầu
Trẻ biết tô màu, vẽ, nặn, một số hình ảnh trong dịp hè mà trẻ được tham gia, hình ảnh gia đình trẻ một cách sáng tạo.
2. Chuẩn bị
- Bút sáp, giấy vẽ, đất nặn
3. Nội dung chơi: Trẻ dùng bút chì vẽ hình ảnh và tô màu.
4.Cách chơi:
- Biết cách tô màu, vẽ một số hình ảnh trẻ yêu thích
- Làm mềm đất, chia đất sau đó dùng các kĩ năng xoay tròn lăn dọc để tạo thành sản phẩm yêu thích...
* Góc thư viện: Đọc sách báo, xem truyện tranh.
1. Yêu cầu
- Trẻ biết xem tranh nhẹ nhàng không làm rách.
2. Chuẩn bị
- Các loại tranh ảnh, truyện, ảnh chụp về trẻ, cô giáo, gia đình, nhà trường.
3. Nội dung chơi: Trẻ xem tranh ảnh các chủ đề
4. Cách chơi
- Ngồi đúng tư thế, giở sách từng trang.
- Quan sát bức tranh và nhận xét về bức tranh.
* Góc thiên nhiên: Chăm sóc cây cảnh, chơi với cát
1. Yêu cầu
- Trẻ làm động tác tưới nước cho cây, hoa. 
- Biết sử dụng các dụng cụ để tưới nước.
- Biết in hình trên cát
2. Chuẩn bị
- Xô đựng nước sạch, đồ dùng để tưới nước, cát sạch, các con vật, hoa để in.
3. Nội dung chơi: Chăm sóc cây, tưới nước, nhặt cỏ
4.Cách chơi
- Dùng 2 tay để nhổ cỏ cho cây, nhặt những lá rụng. Đong nước vào bình sau đó nhẹ nhàng tưới nước cho cây.
- Biết cầm bông hoa, con vật in lên cát sao cho nhấc con vật bông hoa lên có hình ở trên cát
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
1. Chơi trò chơi boing.
2. Chơi tự do
3. Nêu gương cuối ngày
1. Chơi ghép hoa và lắp ghép khối chữ x
2.Chơi tự do ở các góc
3. Nêu gương cuối ngày 
1. Chơi trò chơi theo ý thích.
2. Chơi tự do ở các góc
3. Nêu gương cuối ngày
1. Chơi lắp ráp kĩ thuật
2. Chơi tự do ở các góc
3. Nêu gương cuối ngày
1. Sinh hoạt văn nghệ
2. Nêu gương cuối tuần
VỆ SINH 
- 
TRẢ
TRẺ
- Cô hướng dẫn trẻ vệ sinh mặt, tay, chân, đầu tóc gọn gàng.
- Cô dọn vệ sinh lớp học như: Lau chùi sắp xếp đồ dùng đồ chơi, lau lớp, rửa nhà vệ sinh, 
- Bơm nước và khóa van nước, sử lý nước thải
- Sử lý rác thải theo quy định của nhà trường
- Cô nhắc nhở trẻ cất đồ dùng đúng nơi quy định.
- Nhắc trẻ lấy đồ, chào cô, chào bạn, chào bố mẹ
- Trao đổi với phụ huynh về tình hình của trẻ khi ở lớp
Thứ 2 ngày 07 tháng 9 năm 2020
I. HOẠT ĐỘNG HỌC
- Giới thiệu với trẻ các góc chơi trong lớp, tên một số đồ dùng đồ chơi 
1. Mục đích:
- Kiến thức: Trẻ biết các góc chơi trong lớp, biết tên một số đồ dùng, đồ chơi ở các góc.
- Kỹ năng: Rèn kỹ năng giao tiếp cho trẻ, ghi nhớ có chủ định, phát triển ngôn ngữ
 	- Thái độ: Giáo dục biết giữ gìn đồ dùng đồ chơi, khi chơi xong cất đúng nơi quy định. 
 	2. Chuẩn bị: 
	+ Chuẩn bị của cô
- Góc chơi trong lớp trẻ dễ nhận biết. 
 	- Một số đồ chơi mới có trong lớp.
	+ Chuẩn bị của trẻ
	Trang phục gọn gàng
3. Tiến hành.
Hoạt động của cô
DK Hoạt động của trẻ
DKHĐ của trẻ khuyết tật
 1. Ổn định tổ chức: Gây hứng thú.
- Cô và trẻ hát bài “Lớp chúng mình”
 2. Nội dung: Trò chuyện về các góc chơi trong lớp, tên một số đồ dùng đồ chơi.
* Hoạt động 1 :Giói thiệu không gian các góc.
- Các con có nhận xét gì về không gian trong lớp mình? Cách sắp xếp các đồ dùng đồ chơi?
- Cách sắp xếp ấy có khác với lớp trước các con không?
* Hoạt động 2: Trò chuyện về các góc chơi:
- Các con có nhận ra các góc chơi cô sắp xếp ở những vị trí như thế nào không?
- Cô cho trẻ chỉ từng góc, nêu tên những đồ dùng, đồ chơi ở từng góc.
- Hỏi trẻ về chất liệu, công dụng của một số đồ dùng, đồ chơi.
- Cô cho trẻ chơi một số trò chơi có sử dụng đồ dùng đồ chơi ở các góc chơi.
- Giáo dục trẻ có ý thức giữ gìn đồ dùng, đồ chơi, khi chơi xong phải biết cất đúng nơi quy định. Trong khi chơi phải đoàn kết, không chanh dành đồ chơi của bạn
* Kết thúc: Cô và trẻ hát bài “ Lớp chúng mình”
- Trẻ hát cùng cô
- Trẻ nêu ý kiến của trẻ
- Trò chuyện cùng cô
- Trẻ trả lời
- Trẻ chơi với các đồ dùng đồ chơi
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ hát và ra ngoài
- Trẻ hát cùng cô và các bạn
- Trẻ nêu ý kiến của trẻ
- Trẻ trả lời theo các bạn
- Trẻ chơi với các đồ dùng đồ chơi
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ hát và ra ngoài
II. HOẠT ĐỘNG GÓC
III. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI.
 Hoạt động có mục đích: Quan sát sân trường
 	 TCVĐ: Rông rắn lên mây.
 	 Chơi tự do: Vẽ phấn, nhẩy vòng...
1. Mục đích:
- Tạo điều kiện cho trẻ tận hưởng những điều kiện tự nhiên như tắm nắng, hít thở không khí trong lành, được vận động tự do thoải mái, đáp ứng nhu cầu vận động tìm hiểu thế giới xung quanh.
- Trẻ chơi hứng thú, chơi đúng luật.
- Trẻ được vui chơi thoải mái, cô cần đảm bảo an toàn cho trẻ khi chơi.
* Đối với trẻ khuyết tật
- Tạo điều kiện cho trẻ tận hưởng những điều kiện tự nhiên như tắm nắng, hít thở không khí trong lành, được vận động tự do thoải mái, đáp ứng nhu cầu vận động tìm hiểu thế giới xung quanh.
- Trẻ chơi hứng thú, chơi đúng luật.
2. Chuẩn bị: Sân bằng phẳng, rộng rãi, sạch sẽ, an toàn.
 3. Tiến hành:
a. Quan sát sân trường:
- Hôm nay các con thấy sức khỏe thế nào? Có bạn nào đau chân, hay bị ốm không? Vậy chúng mình cùng cô ra chơi quan sát sân trường nào!
- Chúng mình thấy sân trường có những gì?
- Ngoài đồ chơi ra còn có những gì?
- Trên sân trường có những cây gì?
- Sân trường là nơi để chúng mình làm gì?
- Chúng mình thấy sân trường có mát không?
- Vậy để sân trường luôn thoáng mát và sạch sẽ chúng mình phải làm gì?
- Cô khái quát lại và giáo dục trẻ.
b. Trò chơi vận động
- Tiến hành cho cháu chơi trò chơi vận động “ô tô và chim sẻ”
- Cô giới thiệu trò chơi, luật chơi, cô hướng dẫn trẻ chơi 3-4 lần
- Cô quan sát bảo đảm an toàn cho trẻ
- Nhận xét tuyên dương trẻ
c. Chơi tự do
- Cho cháu chơi với các đồ chơi có sẵn ngoài trời, với nước và cát
* Nhận xét: gần hết giờ học cô tập trung trẻ lại và nhận xét về giờ hoạt động ngoài trời. 
- Hỏi ý thích của trẻ: con thích hoạt động nào trong giờ hoạt động ngoài trời ngày hôm nay? vì sao? vậy giờ sau các con thích làm gì?
- Cho trẻ rửa tay, vào lớp.
IV. HOẠT ĐỘNG CHIỀU
1. Chơi trò chơi boing.
- Cô giới thiệu trò chơi, đồ chơi.
- Hướng dẫn trẻ chơi, chơi theo nhóm;
- Trẻ tự nhận nhóm chơi và chơi
- Trẻ chơi cô quan sát trẻ chơi, giúp trẻ khi cần thiết.
2. Chơi tự do
3. Nêu gương cuối ngày:
- Cô cho trẻ nhận xét về mình, về bạn xem trong ngày đã ngoan chưa.
- Cô khuyến khích trẻ ngày hôm sau ngoan hơn.
V. VỆ SINH – TRẢ TRẺ
Thứ 3 ngày 08 tháng 09 năm 2020
I. HOẠT ĐỘNG HỌC
Rèn kỹ năng vệ sinh cá nhân (vệ sinh rửa mặt, đi vệ sinh 
đúng nơi quy định)
1. Yêu cầu
- Kiến thức: Trẻ biết cách tự vệ sinh cá nhân như: biết rửa mặt đúng cách đi vệ sinh đúng nơi quy định.
- Kỹ năng: Rèn cho trẻ kĩ năng tự phục vụ và ghi nhớ có chủ định.
- Thái độ: Giáo dục trẻ có ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường.. 
 * Đối với trẻ khuyết tật
- Trẻ biết cách tự vệ sinh cá nhân như: biết rửa mặt đúng cách đi vệ sinh đúng nơi quy định
- Rèn cho trẻ kĩ năng tự phục vụ và ghi nhớ có chủ định.
2. Chuẩn bị
+ Chuẩn bị của cô: Nước, khăn mặt, chậu, khăn khô để lau. Giá phơi khăn
+ Chuẩn bị của trẻ: Trang phục gọn gàng
 3. Tiến hành
Hoạt động của cô
DK Hoạt động của trẻ
DKHĐ của trẻ khuyết tật
1. Ổn định tổ chức: Gây hứng thú:
Cô và trẻ hát bài “Vì sao con mèo rửa mặt”
Vì sao con mèo rửa mặt?
2. Nội dung:
* Hoạt động 1: Hướng dẫn trẻ cách rửa mặt
- Cô giới thiệu với trẻ những đồ dùng để rửa mặt: Khăn, chậu, giá phơi khăn
- Cô làm mẫu cho trẻ quan sát: muốn rửa mặt thì các con phải có khăn sạch và rửa tay trước. Cô nhúng khăn sạch vào chậu nước sạch (hoặc để dưới vòi nước) cô vò khăn cho khăn ngấm đều nước sau đó cô gấp khăn và vắt khô. Cô dùng hai tay đỡ khăn và dùng hai ngón tay ở hai bên rửa hai mắt trước, cô dịch khăn lên và rửa miệng, cô dich tiếp khăn để rửa mũi, khi rửa song mũi cô rửa trán và má bên phải trước, cô dịch khăn rửa trán và má bên trái, cuối cùng cô rửa đến cằm và cổ.
- Con có nhận xét gì về cách rửa mặt của cô giáo? Có khác với các con rửa mặt ở nhà không?
- Các con nên rửa mặt theo cách mà cô hướng dẫn để đảm bảo vệ sinh, để cho mặt chúng thật sạch sẽ.
* Hoạt động 2: Trẻ thực hành tự rửa mặt.
- Trẻ thực hiện cô chú ý giúp đỡ trẻ thực hiện đứng theo cách cô hướng dẫn.
- Chú ý đến cháu chậm hơn.
- Khi rửa song chúng mình phải giặt khăn và phơi lên giá.
* Hướng dẫn trẻ đi vệ sinh đúng nơi quy định:
- Trẻ đi vệ sinh trong nhà vệ sinh của lớp, bạn nam di riêng, bạn nữ đi riêng.
- Trẻ nhớ sau khi vệ sinh phải rửa tay bằng xa phòng.
* Giáo dục trẻ biết giữ gìn vệ sinh cá nhân, và vệ sinh môi trường để có môi trường xanh, sạch.
3. Kết thúc: cô và trẻ hát bài “Vì sao con mèo rửa mặt”
- Trẻ hát cùng cô
- Chú ý quan sát cô làm mẫu
- Nêu ý kiến của mình
- Trẻ thực hiện rửa mặt
- Chú ý lắng nghe và quan sát sự chỉ dẫn của cô giáo.
Trẻ hát cùng cô và các bạn
- Chú ý quan sát cô làm mẫu
- Trẻ thực hiện rửa mặt
- Chú ý lắng nghe và quan sát sự chỉ dẫn của cô giáo.
II. HOẠT ĐỘNG GÓC
III. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
Hoạt động có mục đích: Quan sát: cây chuối
Trò chơi vận động: Trời mưa 
Chơi tự do: Chơi theo ý thích
1. Yêu cầu
- Trẻ biết tên gọi và một số đặc đểm của cây chuối.
- Ích lợi của cây chuối đối với con người.
- Luyện kĩ năng chơi trò chơi. Trẻ được vận động khi tham gia chơi.
- Giáo dục trẻ có ý thức trong khi chơi, chơi đoàn kết với bạn.
* Đối với trẻ khuyết tật
- Trẻ biết tên gọi và một số đặc đểm của cây chuối.
Luyện kĩ năng chơi trò chơi. Trẻ được vận động khi tham gia chơi.
- Giáo dục trẻ có ý thức trong khi chơi, chơi đoàn kết với bạn.
2. Chuẩn bị
- Kiểm tra sức khỏe, trang phục trẻ.
- Đối tượng để quan sát.
- Nhắc nhở trẻ khi ra ngoài quan sát
3. Tiến hành
a. Quan sát cây chuối
- Chúng mình có biết đây là cây gì không?
- Đây là cây chuối, hôm nay chúng mình cùng nhau quan sát cây chuối nhé!
Bạn nào có thể cho cô và các bạn biết cây chuối có đặc điểm gì nào?
- À cây chuối có thân cây, lá cây này và cả rễ cây nữa đấy.
- Các con quan sát cây chuối như thế nào?
- Thân cây như thế nào? Các con thử sờ vào thân cây xem nó như thế nào nhé?
- À thân cây chuối như thế nào? (nhẵn và mềm)
- Thế lá chuối như thế nào?
- Vì sao lại có cả lá màu vàng?
- Các con thấy cây chuối có nhiều rễ không?
- Rễ cây chuối như thế nào?
- Mọi người trồng cây chuối để làm gì?
* Giáo dục trẻ: muốn cho môi trường xanh, sạch đẹp, có nhiều quả để ăn chúng mình phải làm gì?
 b. Trò chơi vận động
- Trò chơi vận động: Trời mưa. Cô giới thiệu luật chơi và cách chơi cho trẻ chơi
c. Chơi tự do: Trẻ chơi theo ý thích. cô bao quát trẻ.
* Nhận xét: gần hết giờ học cô tập trung trẻ lại và nhận xét về giờ hoạt động ngoài trời. 
IV. HOẠT ĐỘNG CHIỀU
1. Chơi ghép hoa và lắp ghép khối chữ x
2. Chơi tự do
3. Nêu gương cuối ngày:
- Cô cho trẻ nhận xét về mình, về bạn xem trong ngày đã ngoan chưa.
-	- Cô khuyến khích trẻ ngày hôm sau ngoan hơn.
V. VỆ SINH – TRẢ TRẺ
Thứ 4 ngày 09 tháng 09 năm 2020
 I. HOẠT ĐỘNG HỌC
RÈN KỸ NĂNG GIAO TIẾP, CHÀO HỎI, LỄ PHÉP VỚI NGƯỜI
 LỚN TUỔI VÀ BẠN BÈ
1. Mục đích yêu cầu:
 Kiến thức:
Biết chào hỏi lễ phép khi ở nhà, khi ở trường, biết nói lời cảm ơn, xin lỗi
 Kỹ năng:
Rèn khả năng diễn đạt mạch lạc, trả lời tròn câu;. Sử dụng một số từ chào hỏi, lễ phép với người lớn.
 Thái độ:
- Trẻ biết kính trọng ông, bà, cha, mẹ, cô, biết yêu quý bạn 
- Trẻ thể hiện được tình yêu thương qua lời nói, nhận biết được tình yêu thương qua hành động, cử chỉ.
* Đối với trẻ khuyết tật
- Biết chào hỏi lễ phép khi ở nhà, khi ở trường, biết nói lời cảm ơn, xin lỗi
- Rèn khả năng diễn đạt mạch lạc, trả lời tròn câu;. Sử dụng một số từ chào hỏi, lễ phép với người lớn.
2. Chuẩn bị: 
	+ Chuẩn bị của cô
- Cô chuẩn bị phim hoạt hình về lễ phép ở nhà và ở trường
- Tranh anh bé ở lớp, bé ăn ở lớp, bé chơi với bạn, bé ra về...
+ Chuẩn bị của trẻ: Trang phục gọn gàng
3. Tiến hành
Hoạt động của cô
DK Hoạt động của trẻ
DKHĐ của trẻ khuyết tật
1. Ổn định tổ chức
- Cô cho trẻ nghe và hát theo nhạc bài: bài học lễ phép
Cô trò chuyện với trẻ:
 - Trong bài hát em bé đã chào ai khi đến trường?
 - Các con đi học con chào ai?
Chào hỏi người lớn, mời người lớn trước khi ăn, đó là các hành động thể hiện sự lễ phép của mình đối với người lớn. Ngoài ra  còn có rất nhiều các hành động khác cũng thể hiện sự lễ phép.
2. Nội dung
2.1. Rèn kỹ năng 
+ Bé lễ phép khi ở nhà
- Cô sẽ cho các con xem hoạt hình truyện “Lễ phép khi ở nhà”, các con chú ý xem những hành động nào là thể hiện sự lễ phép.
- Thức dậy gặp mọi người trong con phải làm gì?
- Khi có người lớn cùng đi con phải thế nào?
- Đây là bức tranh gì?
- Khi ăn cơm phải làm gì?
- Khi người lớn gắp cho món ăn gì, con như thế nào?
- Khi ăn xong con phải nói gì?
- Có bạn rủ đi chơi, con phải làm gì?
=> Các bé ngoan, lễ phép là phải biết vâng lời người lớn, nhường người lướn đi trước, mời người lớn trước khi ăn, không kén chọn thức ăn, không dành hết thức ăn mà mình thích, khi người lớn đưa cho mình món gì thì phải cầm bằng hai tay và nói cám ơn, phải biết chào người lớn trước khi đi ra ngoài và khi về đến nhà.
+ Bé lễ phép khi ở trường
- Cô sẽ cho các con xem hoạt hình truyện “Lễ phép khi ở trường”, các con chú ý xem những hành động nào là thể hiện sự lễ phép.
- Vậy khi ở trường gặp thầy cô ta làm gì?
- Khi chào ta chào như thế nào?
- Khi cô giáo vào lớp ta làm gì?
- Khi ngồi trong lớp ta ngồi như thế nào?
- Bạn trong phim ngồi nói chuyện như vây có đúng không?
=> Khi gặp thầy cô giáo phải đứng nghiêm chào cô, khi thầy cô vào lớp hay ra về ta phải chào thầy cô, khi trong lớp ngồi ngay ngắn, giữ trật tự, không nói chuyện, lắng nghe bài
2.2. HĐ2:  Trò chơi
* Trò chơi: Bé thông minh
- Cô giới thiệu tên  trò chơi, cách chơi, luật chơi:
+ Cách chơi: Cô chia lớp thành hai đội, mỗi đội có một bảng bảng cài và các hình vẽ các hành động thể hiện sự lễ phép hoặc không lễ phép. Khi có hiệu lệnh thì tất cả các bạn trong đội sẽ cùng chọn hình gắn lên bảng cài.
- Hình vẽ hành động lễ phép sẽ gắn lên bảng cài phía có hình tròn màu xanh.
 - Hình vẽ hành động không lễ phép sẽ gắn lên bảng cài phía có hình tròn màu đỏ.
Hết thời gian đội nào chọn được nhiều hình đúng theo yêu cầu của cô sẽ chiến thắng.
+ Luật chơi: Khi hết thời gian thì hai đội phải dừng tay, nếu còn thực hiện thì những hình đó sẽ không được tính.
- Cô tổ chức cho trẻ chơi
 Kết thúc cô nhận xét, động viên khuyến khích trẻ
3. Kết thúc
- Cho trẻ ra chơi 
- Trẻ nghe và hát theo
- Chào cha, mẹ
- Trẻ nêu
- Con chào mọi người
- Nhường người lớn đi trước
- Bạn đang ăn cơm
- Phải mời ông, bà, cha mẹ..
- Con không được kén chon thức ăn, phải sin bằng hai tay, nói “Cảm ơn”
- Con mời mọi người ăn, con ăn xong rồi
- Con phải xin phép người lớn trong gia đình
- Trẻ lắng nghe
- Ta đứng lại chào
- Đứng nghiêm, và chào
- Chào cô giáo
- Ngồi ngay ngắn, giữ trật tự
- Không đúng, trong lớp không nói chuyện, lắng nghe bài
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ chơi trò chơi
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ ra chơi
- Trẻ nghe và hát theo
- Chào cha, mẹ
- Trẻ nêu
- trẻ trả lời theo các bạn
- Con mời mọi người ăn, con ăn xong rồi
- Con phải xin phép người lớn trong gia đình
- Trẻ lắng nghe
- Ta đứng lại chào
- Đứng nghiêm, và chào
- Chào cô giáo
- Ngồi ngay ngắn, giữ trật tự
- Không đúng, trong lớp không nói chuyện, lắng nghe bài
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ chơi trò chơi
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ ra chơi
II. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
 - Hoạt động có chủ đích: Quan sát: Xích đu
 - TCVĐ: Tìm bạn.
 - Chơi tự do: Nhặt lá cây
1. Yêu cầu
	 - Trẻ nêu tên gọi, đặc điểm, ích lợi của xích đu. Biết chơi trò chơi.
- Phát triển ngôn

File đính kèm:

  • docgiao_an_mam_non_lop_la_linh_vuc_phat_trien_ngon_ngu_nam_hoc.doc