Giáo án Mầm non Lớp Lá - Lĩnh vực phát triển nhận thức - Đề tài: Đo độ dài 1 đối tượng bằng các thước đo khác nhau

I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU

1. Kiến thức

- Trẻ biết sử dụng các thước đo có chiều dài khác nhau để đo 1 đối tượng;

- Trẻ biết so sánh kết quả đo và mối quan hệ giữa các đơn vị đo;

- Trẻ biết đặt thẻ số tương ứng sau mỗi lần đo. Nhận biết kết quả đo.

2. Kỹ năng

- Rèn cho trẻ thao tác sử dụng các đơn vị đo;

- Kỹ năng so sánh kết quả đo của các đơn vị đo khác nhau;

- Phát triển khả năng chú ý, lắng nghe ghi nhớ có chủ đích;

- Phát triển ngôn ngữ mạch lạc.

 

doc6 trang | Chia sẻ: tranhang91 | Ngày: 24/01/2022 | Lượt xem: 5030 | Lượt tải: 2Download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Mầm non Lớp Lá - Lĩnh vực phát triển nhận thức - Đề tài: Đo độ dài 1 đối tượng bằng các thước đo khác nhau, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD&ĐT HUYỆN YÊN DŨNG
TRƯỜNG MẦM NON YÊN LƯ 1
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Đôc lập - Tự do - Hạnh phúc
GIÁO ÁN DỰ THI
GIÁO VIÊN MẦM NON DẠY GIỎI CẤP TỈNH 
VÒNG 3 CHU KỲ 2016-2019
Lĩnh vực
Hoạt động
Đề tài 
Chủ đề 
Loại tiết 
Đối tượng 
Thời gian 
Ngày soạn 
Ngày dạy 
Người soạn và dạy
: Phát triển nhận thức
: Làm quen với toán
: Đo độ dài 1 đối tượng bằng các thước đo khác nhau
: Thế giới động vật.
: Cung cấp kiến thức mới
: Trẻ 5 – 6 tuổi 
: 30 -35 phút 
: 20/12/2017
: 26/12/2017
: Nguyễn Thị Chinh
I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU
1. Kiến thức
- Trẻ biết sử dụng các thước đo có chiều dài khác nhau để đo 1 đối tượng;
- Trẻ biết so sánh kết quả đo và mối quan hệ giữa các đơn vị đo;
- Trẻ biết đặt thẻ số tương ứng sau mỗi lần đo. Nhận biết kết quả đo.
2. Kỹ năng
- Rèn cho trẻ thao tác sử dụng các đơn vị đo;
- Kỹ năng so sánh kết quả đo của các đơn vị đo khác nhau;
- Phát triển khả năng chú ý, lắng nghe ghi nhớ có chủ đích;
- Phát triển ngôn ngữ mạch lạc.
3. Thái độ
- Trẻ yêu thích môn học, hứng thú, tích cực tham gia các hoạt động
- Giáo dục trẻ biết chăm sóc, bảo vệ các con vật có ích; 
II. CHUẨN BỊ
1. Địa điểm 
 - Phòng học sắp xếp gọn gàng, đồ dùng sắp xếp hợp lý, thuận tiện khi sử dụng.
2. Đồ dùng của cô
- Một rổ đồ dùng gồm một thanh gỗ, thước đo 2 màu (Xanh và đỏ), thẻ số
- Mô hình đường đi, que chỉ.
- Nhạc bài hát “Đố bạn” 
- 3 bức tranh vẽ đoạn đường từ ngôi nhà của bác gấu đến thỏ nâu;
3. Đồ dùng của trẻ
- Mỗi tre một rổ đồ dùng gồm một thanh gỗ, thước đo 2 màu (Xanh và đỏ), thẻ số từ 1-7, que tính.
- Một số đối tượng như các khối, tấm xốp; que tính; 3 tấm khăn để trẻ đo.
- Trẻ vui vẻ, tâm sinh lý thoải mái, trang phục gọn gàng.
 III. CÁCH TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Hoạt động của cô.
Hoạt động của trẻ.
 HĐ1: Ổn định, gây hứng thú (3-4 phút)
- Cô giới thiệu các cô giáo đến dự.
- Cô giới thiệu nhân vật bác Gấu đen đến thăm lớp.
- Bác gấu xuất hiện, chào cả lớp và đố: “Các con có biết bác là ai và bác có ở trong câu chuyện nào không? ”
->Dẫn dắt vào hoạt động.
HĐ 2: Nội dung bài dạy (16-18 phút)
* Ôn cách đo và cách xác định kết quả đo.
- Bác gấu vừa nhờ các con điều gì?
- Đây là đoạn đường bác Gấu nhờ đo đấy. Ai có thể lên đo giúp bác nào?
- Cô mời 2 trẻ: Con đo đoạn đường bằng gì?
- Cô quan sát trẻ đo và hướng dẫn trẻ đọc kết quả đo: Chiều dài đoạn đường dài bằng mấy lần chiều dài gang tay của con? Tương ứng với số mấy?
- Các con có nhận xét gì về kết quả đo của bạn?
- Cô mời bạn khác lên đo giúp bác nào? Con đo đoạn đường bằng gì? 
- Chiều dài đoạn đường dài bằng mấy lần chiều dài bước chân của con? Tương ứng với số mấy?
- Các con có nhận xét gì về kết quả đo của 2 bạn?
=>Cô khái quát: Chiều dài của bàn chân và gang tay khác nhau nên cho kết quả đo khác nhau đấy các con ạ.
* Dạy đo độ dài 1 đối tượng bằng các thước đo khác nhau. 
- Để giúp bác Gấu đo chiều dài của những thanh gỗ thật chính xác, hôm nay cô sẽ hướng dẫn các con đo độ dài của một đối tượng bằng các thước đo khác nhau nhé!
- Cô mời trẻ “Giấu tay” lấy rổ đồ dùng.
- Các con kiểm tra xem trong rổ đồ dùng cô đã chuẩn bị gì cho các con?
- Bây giờ cô sẽ gọi 2 HCN này là 2 thước đo nhé.
- Các con có nhận xét gì về 2 thước đo xanh và đỏ?
- Vậy cô cháu mình sẽ dùng thước màu gì để đo trước nhỉ?
- Để đo được chính xác, các con cùng quan sát cô đo trước nhé!
- Cô đo mẫu lần 1.
- Cô đo mẫu lần 2 phân tích:
+Cô để thanh gỗ ngay ngắn, tay trái cô cầm thước đo, tay phải cô cầm bút, cô đo từ trái sang phải, cô đặt 1 đầu của thước đo trùng khít với mép bên trái của thanh gỗ, cô dùng bút đặt sát đầu bên phải của thước đo, sau đó kẻ 1 vạch từ trên xuống dưới trên thanh gỗ, rồi cô nhấc thước đo lên, tiếp tục đặt đầu bên trái của thước đo trùng khít với vạch cô vừa đánh dấu, cô lại vạch từ trên xuống dưới trên thanh gỗ ở phía bên phải của thước đo, cứ như vậy cô nhấc thước đo và tiếp tục đo hết chiều dài của thanh gỗ.
Cô đã thực hiện đo xong rồi, bây giờ cô mời tất cả các con cùng thực hiện.
- Cô quan sát, giúp đỡ trẻ yếu thực hiện thao tác đo.
- Các con đo xong chưa?
Các con cùng đếm số lần đo được trên thanh gỗ cùng cô nào!
- Cô hỏi: 6 lần đo tương ứng với số mấy?
- Cô mời các con đặt thước đo xuống và lấy thẻ số tương ứng gắn cạnh thước đo nào (Cô vừa nói vừa lấy thẻ số gắn tương ứng)
Vậy chiều dài của thanh gỗ dài bằng mấy lần chiều dài của thước đo màu đỏ?
- Ai có thể nhắc lại cho cô cách đo ?
+ Các con đã vừa đo thanh gỗ bằng thước đo màu đỏ rất chính xác rồi, bây giờ cô cháu mình cùng lấy thước đo màu xanh và đo nào.
- Cô cùng trẻ đo thước đo màu xanh và đọc kết quả đo, gắn thẻ (Tương tự như với thước đo màu đỏ)
Cô hỏi: Vừa rồi các con đã giúp bác gấu đo thanh gỗ bằng mấy thước đo?
- Khi đo thước đo màu đỏ thì chiều dài thanh gỗ dài bằng mấy lần chiều dài thước đo màu đỏ?
- Khi đo thước đo màu xanh thì chiều dài thanh gỗ dài bằng mấy lần chiều dài thước đo màu đỏ?
Kết quả đo 2 thước đo như thế nào? Vì sao?
như vậy thước đo dài hơn cho ta số lần đo như thế nào?
=> Cô khái quát: Thước đo màu đỏ dài hơn thước đo màu xanh nên số lần đo ít hơn; Thước đo màu xanh ngắn hơn thước đo màu đỏ nên số lần đo nhiều hơn.
Cô kết luận: Khi đo một đối tượng bằng các thước đo khác nhau thì sẽ được kết quả đo khác nhau, với thước đo dài hơn thì số lần đo ít hơn, với thước đo ngắn hơn thì số lần đo nhiều hơn.
Hoạt động 3: Củng cố (8-10 phút)
Trò chơi 1: Ai nhanh hơn
- Cách chơi: Cô chia trẻ thành 3 đội chơi; khi có hiệu lệnh chơi, lần lượt từng trẻ của mỗi đội lên bật qua vòng, đến lấy bút và đo 1 lần chiều dài của đoạn đường trong tranh, trẻ cuối cùng sẽ lên đọc kết quả đo và gắn thẻ số tương ứng. 
Luật chơi: Thời gian chơi được tính bằng 1 bản nhạc, đội nào đo chính xác và nhanh nhất sẽ chiến thắng.
- Cô tổ chức cho trẻ chơi, bao quát, động viên trẻ; nhận xét kết quả chơi sau mỗi lần chơi.
Trò chơi 2: Cùng đua tài
- Cách chơi: Chia trẻ thành 3 nhóm cùng đo những chiếc khăn bác gấu tặng, mỗi nhóm đo bằng một thước đo khác nhau.
Luật chơi: Thời gian chơi được tính bằng 1 bản nhạc, đội nào đo chính xác và nhanh nhất sẽ chiến thắng.
- Kiểm tra kết quả:
Nhóm 1 các con đo như thế nào ? kết quả đo
- Cô kiểm tra từng nhóm?
Hoạt động 4: Kết thúc (1phút)
- Các con ơi, vừa rồi chúng mình được học gì nhỉ?
- Kết quả như thế nào ?
- Cô khen ngợi động viên trẻ
 - Cô và trẻ cùng hát và chuyển hoạt động
- Trẻ vỗ tay.
- Cả hưởng ứng cùng cô
- Cả lớp chào bác Gấu.
- Trẻ trò chuyện cùng bác Gấu.
- Bác nhờ đo giúp đoạn đường từ nhà bác tới nhà của bạn thỏ trắng ạ.
- 1 trẻ đo bằng gang tay (Trẻ vừa đo vừa đếm to cho các bạn cùng nghe)
- Chiều dài đoạn đường bằng 6 lần gang tay của con tương ứng với số 6 ạ
- Bạn đo chính xác ạ
- Bạn đọc kết quả đúng rồi ạ
- 1 trẻ đo bằng bàn chân (Trẻ vừa đo vừa đếm to cho các bạn cùng nghe)
- Chiều dài đoạn đường bằng 7 lần bước chân của con tương ứng với số 7 ạ
- Có kết quả khác nhau ạ (2 trẻ trả lời).
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ lấy rổ đồ dùng ra trước mặt.
- 2 trẻ trả lời: Hình chữ nhật xanh đỏ ạ
- Trẻ lấy 2 thước đo ra so sánh và đưa ra nhận xét: Thước đo màu đỏ dài hơn thước đo màu xanh.
- Trẻ chọn thước màu đỏ
- Trẻ quan sát cô thực hiện thao tác đo.
- Trẻ lấy đồ dùng và thực hiện đo thanh gỗ bằng thước đo màu đỏ.
- Cả lớp đếm số lần đo trên thanh gỗ của mình : 1, 2, 3, 4, 5, 6 – tất cả là 6 lần ạ.
- Tương ứng với số 6 ạ
- Trẻ lấy thẻ số 6 đặt cạnh thước đo màu đỏ.
- 2 trẻ trả lời : chiều dài thanh gỗ dài bằng 6 lần thước đo màu đỏ ạ
- 2 trẻ nói lại cách đo
- Trẻ đọc kết quả đo (4-5 trẻ)
- Trẻ lấy thước đo màu xanh
- Trẻ thực hiện thao tác đo với thước đo màu xanh
- Bằng 2 thước đo ạ (2 trẻ trả lời)
- Chiều dài thanh gỗ dài bằng 6 lần chiều dài thước đo màu đỏ (2 trẻ)
- Chiều dài thanh gỗ dài bằng 7 lần chiều dài thước đo màu đỏ (2 trẻ)
- 3-4 trẻ trả lời: Vì thước đo màu xanh ngắn hơn ; Vì thước đo màu đỏ dài hơn.
- 2-3 trẻ nhắc lại kết quả đo: Thước đo màu đỏ dài hơn thước đo màu xanh nên số lần đo ít hơn; Thước đo màu xanh ngắn hơn thước đo màu đỏ nên số lần đo nhiều hơn.
- Trẻ nghe cô phổ biến cách chơi và chơi trò chơi. 
- 3 đội chơi
- Trẻ nhận xét kết quả đo sau 1 lần chơi( 3-4 trẻ)
- Lần chơi thứ 2 đổi thước đo.
- Trẻ nghe cô phổ biến cách chơi và chơi trò chơi. 
- Nhóm 1: Đo bằng thước đo là các khối vuông, khối chữ nhật
- Nhóm 2 : Đo bằng que tính
- Nhóm 3 : Đo bằng nắm tay, gang tay.
- 4-5 trẻ trả lời : Cách đo- kết quả đo 
- Các nhóm trẻ lời.( 3-4 trẻ)
- Đo độ dài một đối tượng bằng các thước đo khác nhau ạ.
- Trẻ vỗ tay
- Kết quả khác nhau và thước dài sẽ đo ít lần hơn
 Yên Lư, ngày 20 tháng 12 năm 2017
Xác nhận nhà trường Người soạn
HIỆU TRƯỞNG
Nguyễn Thị Yến Nguyễn Thị Chinh

File đính kèm:

  • doclam quen voi toan 5 tuoi_12932562.doc
Giáo Án Liên Quan